Đại Chúng số 116 - ngày 15 tháng 3 năm 2003

Thư tòa soạn

Thế giới & bình luận

Neu Cao Chinh Nghia

K

Hoa Ky Nhung Net Dac Trung

Chong Chu Nghia Cong San

Tu Lang Van Ho Den UNESCO

Dau Trang Giot Nang

Phan Thanh Gian

Van Hoa Va Van Minh

Ta Ao Tim

Tuc Goi Thiep To Tinh Yeu

Tet Nguyen Dan Viet Nam

Khoa học & Y khoa

Chuyen Huyen Bi

Chi Con Me Voi Anh

Vũ trụ & Con người

Ra Mat Sach CD Vu Hoi

Ngay Tet Va Con Ca Ro

Mon An Dac San Mien Nam

Trang thơ

Vai Net Ve Tho

Nhung Mua Xuan Qua

Lich Su Hon Non Bo

KHOA HỌC VÀ Y KHOA

Hữu học sinh họ Vương ghi lại

1.-Chuối Có Nguy Cơ Tuyệt Giống. Loại trái cây ưa thích của cả thế giới có thể sẽ biến mất trong 10 năm tới nếu không được cứu vớt bằng công nghệ sinh học. Do chuối không thụ phấn theo cách thông thường, mà chỉ sinh sản vô tính (bằng thân ngầm), nên rất khó tạo ra những giống mới có khả năng chống bệnh tật và sâu bọ.

Khoảng 10.000 năm trước đây ở châu Á, vào thời kỳ đồ đá, con người đã tìm thấy một giống cây đột biến có thể ăn được mà không có hạt. Họ nhân giống chuối bằng cách gọt bớt đoạn cuối thân ngầm của cây con, để héo rồi đem trồng. Phương pháp này vẫn được duy trì đến ngày nay. Điều này có nghĩa là các cây chuối đều giống nhau về mặt di truyền (không có sự kết hợp gene giữa các cây khác nhau), do vậy qua thời gian, chúng sẽ mất đi đặc tính chống chịu sâu bệnh. Một khi dịch bệnh xuất hiện thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.

Vào những năm 50, giống chuối Gros Michel đã bị quét sạch khỏi trái đất bởi căn bệnh Panama bắt nguồn từ nấm đất. Theo chân chuối Gros Michel là Cavendish, hiện bị đe dọa bởi một đại dịch toàn cầu khác do nấm đen Sigatoka gây ra. Loài nấm này xuất hiện đầu tiên ở Phú Sĩ (Nhật Bản) từ năm 1963, sau đó đã nhanh chóng phát tán và phá hủy hầu hết các cánh đồng chuối ở Amazon (nơi trồng chuối lớn thứ 2 thế giới, sau Trung Quốc), làm giảm tới 70% sản lượng chuối ở đây.

Do chưa có một giống mới sẵn sàng để thay thế Cavendish, ngành công nghiệp chuối đang tiến tới cơn khủng hoảng. Người ta cho rằng chúng sẽ biến mất trong 10 năm tới. Trong tự nhiên, các loại chuối rừng ăn được thì rất hiếm và chỉ có thể sinh sản vô tính (bằng thân ngầm).
"Theo một cách nào đó thì cuộc khủng hoảng chất lượng chuối ngày nay giống như đã xảy ra với một loài khoai Tây trước kia, từng gây ra n
ạn đói ở Ái Nhĩ Lan cách đây một thế kỷ rưỡi", các nhà khoa học cho biết.

Các nhà khoa học vẫn chưa thống nhất giải pháp ngăn chặn nguy cơ tuyệt giống bằng cách tạo ra chuối biến đổi gene hay phát triển thuốc diệt nấm.

2.- Trứng Gà Giải Độc Nọc Rắn

Thông tấn xã Reuters đưa tin cho hay theo kết quả một nghiên cứu kéo dài 7 năm do Viện Nghiên cứu khoa học Vittal Mallya ở Bangalore (miền Nam Ấn Độ) thực hiện, các kháng thể chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà có thể giải được độc tố trong nọc rắn mà không gây phản ứng phụ nào.
Ông Subba Rao, Giám đốc Viện Vittal Mallya, cho biết, huyết thanh kháng nọc được sản xuất từ trứng gà sẽ rẻ hơn nhiều so với các sản phẩm đang được sử dụng. Lượng kháng thể trong mỗi quả trứng đủ để bào chế một liều thuốc giải độc. Mỗi con gà mái lại có thể đẻ trung bình 250 trứng / năm. Nhóm nghiên cứu cho biết, sau khi hoàn tất những thử nghiệm về độc tính của huyết thanh kháng nọc từ trứng gà, họ sẽ là những người đầu tiên tiêm loại thuốc giải này vào cơ thể.

3.- Phát hiện mới về nông nghiệp: Trồng lúa trên nước mặn

Trong một phòng thí nghiệm ở Bangkok, những cây lúa giống đang lớn lên trên nước mặn. Bước tiếp theo là đưa nó ra trồng trên cánh đồng.

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người dân ở vùng Đông Bắc Thái Lan bỏ quê hương lên Bangkok làm thuê. Đất nơi đây quá nhiều natri và các muối khoáng khác, nên các vụ lúa và hoa màu phần lớn cho thu hoạch thấp, chỉ bằng 1/10 sản lượng ở những vùng khác trên đất nước.

Nhưng ở trung tâm Bangkok, một vài cây lúa đang lớn lên trong các bình thí nghiệm có thể sẽ làm thay đổi cuộc sống của vùng Đông Bắc này. Đây là những cây lúa giống, được lựa chọn bởi chúng có thể chịu nước chứa hàm lượng 2%-3% clorua natri hoặc muối. Nồng độ mặn của nước này gần giống với nước biển.

Ông Chalermpol Kirdmanee, Giám đốc Phòng Thí nghiệm Công nghệ Tế bào Thực vật thuộc Trung tâm Công nghệ Gien Quốc gia ở Bangkok, đã phát hiện ra sức chịu mặn không bình thường này của lúa sau khi nghiên cứu "Ngân hàng gien lúa" của Thái Lan - một bộ sưu tập 7.000 giống lúa ở các địa phương.

Trong số 230 giống lúa mà ông Chalermpol trồng trong phòng thí nghiệm của mình với nước và nước mặn, 4 loại đã tồn tại được. Bước tiếp theo của ông là phải xem liệu chúng có cho thu hoạch lúa chất lượng tốt hoặc thậm chí có sống sót được trên cánh đồng hay không? Ông Chalermpol cho biết: "Tất cả cây lúa giống tôi trồng trong phòng thí nghiệm đều sống và chúng sống trong nước có 3% clorua natri".

Dù mới chỉ là thành công trong phòng thí nghiệm, song khám phá trên vẫn là một phát hiện đầy ý nghĩa. Các loại giống cây chịu nước mặn là cái đích mơ ước của các nhà nghiên cứu từ Trung Quốc, Australia cho tới California. Tiến sĩ Yan Guo, một nhà nghiên cứu thuộc phòng thí nghiệm Trường Đại học Arizona (Mỹ), cho biết ông thấy phát hiện này rất thú vị: "Tôi đã nghiên cứu lúa chịu mặn này trong 7 năm và chưa bao giờ thấy bất cứ cây nào có thể sống trong môi trường có nồng độ muối cao như vậy".

Nghiên cứu các giống cây chịu mặn là đề tài rộng lớn bởi vì có rất nhiều vùng đất có nồng độ muối cao và đang gia tăng về phạm vi. Ở châu Á, các loại đất có muối là một vấn đề lớn ở Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Australia và trải trên một vùng rộng lớn từ miền Tây Trung Quốc, xuyên qua Trung Á tới Trung Đông.

Các loại đất mặn đôi khi là vấn đề tự nhiên, chẳng hạn như ở các vùng bờ biển mà Việt Nam chúng ta là nước có bờ biển dài. Tuy nhiên, đất mặn cũng được tạo ra ở các vùng ẩm ướt nơi mà nước bay hơi để lại muối. Tổ chức Nông lương của LHQ (FAO) ước tính có tới 20% vùng đất ẩm ướt trên toàn thế giới đã trở thành đất mặn.

Năm ngoái, trên thế giới đã có một số nghiên cứu cây trồng chịu mặn đáng khích lệ như cây cà chua chịu mặn của Trường Đại học California; Viện Hàn lâm Khoa học Gien Trung Quốc đã tách được các gien từ một cây trồng trên sa mạc (loại cây chịu mặn) đang được sử dụng để phát triển giống lúa chịu mặn. Ở Ấn Độ, tại Trung tâm Nghiên cứu M.S. Swamination, các gien từ một loài cây họ đước đã được đưa vào một số cây trồng như cà và đu đủ để tăng cường sức chịu mặn cho các cây này.

Tất cả các nghiên cứu và phát hiện trên đều dựa trên ngành sinh học phân tử để tìm ra các gien chịu mặn và ghép chúng vào các loài cây khác. Công việc của ông Chalermpol ở Thái Lan khác với những phát hiện khác ở chỗ nó không dựa vào các cây chuyển gien (cây chứa các gien lấy từ các loài cây khác). Ông Chalermpol giải thích: "Chúng tôi không thể trồng các cây biến đổi gien ở Thái Lan, vì vậy tôi muốn tìm một cây gì đó mà người nông dân có thể sử dụng".

Ông tin rằng sự đa dạng sinh học của đất nước này có liên quan tới phát hiện của ông. Ông nói: "Những kết quả này sẽ không thể thành công ở các nước không có loại gien tương tự mà chúng tôi đã làm".

Các giống lúa mới được lựa chọn là một phần của dự án lớn hơn để tìm ra những cây chịu mặn cho vùng Đông Bắc. Những cây chịu mặn này không chỉ tồn tại được ở vùng Đông Bắc mà thực tế chúng còn giảm được lượng muối trong đất.

Trong thí nghiệm trên cánh đồng 4 năm do phòng thí nghiệm của ông Chalermpol tiến hành, các cây cỏ và cây chịu mặn khác đã giảm được nồng độ muối trong đất từ 10% xuống còn chưa tới 0,5%. Các Sở Lâm nghiệp và Phát triển Đất Thái Lan hiện đang thúc đẩy quá trình thí nghiệm của ông Chalermpol. Nếu thành công, kết quả có thể sẽ hiện rõ ngay trên vùng đất Đông Bắc này bởi vì các nông dân chuyên trồng lúa sẽ không phải gửi con của họ lên Bangkok như hiện nay.

4.- Lý thuyết hấp dẫn lượng tử dải sẽ hợp nhất các định luật vũ trụ?

Nhà vật lý người Pháp Carlo Rovelli mới tuyên bố, lý thuyết hấp dẫn lượng tử dải (LQG: loop quantum gravity) sẽ thống nhất được thuyết tương đối và thuyết cơ học lượng tử. Đây là bước tiến lớn trên đường tìm ra một lý thuyết tổng quát, miêu tả được mọi hiện tượng vũ trụ.

Trong một bài khoa học đăng trên Physical Review Letters, Rovelli đã chứng minh rằng, LQG có thể tránh được những ranh giới toán học không xác định, thường xuất hiện ở thuyết tương đối và thuyết cơ học lượng tử. (Trước nay, thuyết tương đối giải thích vũ trụ trên phạm vi vĩ mô, thuyết lượng tử đề cập tới các hiện tượng vi mô. Hai thuyết này không đồng nhất. Nghĩa là khi hiện tượng xảy ra tại một điểm, chỉ có một lý thuyết đúng. Ranh giới toán học giữa hai thuyết này đến nay vẫn chưa xác định được).

Đồng thời, những tiên đoán dựa trên LQG về hiện tượng tốc độ ánh sáng phụ thuộc vào màu sắc cũng đã được kiểm chứng bằng thực nghiệm. Rovelli đã xác định được sự khác biệt vô cùng nhỏ về tốc độ giữa ánh sáng có màu khác nhau. Điều này trái với quan điểm cho rằng tốc độ ánh sáng là cố định (c = 299.792 km/s).

Lý thuyết hấp dẫn lượng tử dải cho rằng vật chất trong : " Không thời gian " (hệ toạ độ bốn chiều, trong đó thời gian là chiều thứ 4) tương tự như các đám bọt. Những bọt này có thể thổi lên thành bóng, tạo ra sự uốn cong trong vũ trụ. Điều đó phù hợp với những giải thích về không gian cong trong thuyết tương đối rộng của Einstein.

LQG cũng có tham vọng như thuyết String: Tìm ra một "công thức vũ trụ", có thể xác định được tất cả các hiện tượng ở mọi điểm trên tọa độ không-thời gian. Tuy nhiên, khác với thuyết String (cho rằng vũ trụ hình thành từ các chuỗi - string, và có vô số chiều), LQG có thể giải thích vũ trụ mà không cần thông qua chiều không gian phụ.

5.- Con chó đầu tiên lên vũ trụ đã chết sau vài giờ

Đó là sự thật vừa được tiết lộ về số phận của con chó Laika - động vật đầu tiên được gửi lên vũ trụ, năm 1957. Laika đã chết vài giờ sau khi vệ tinh Sputnik 2 được phóng đi, vì sức nóng và sợ hãi, chứ không phải nó "đã sống được một tuần và chết nhẹ nhàng trong vũ trụ" như thông báo lần đó của Liên Xô.

Thông tin trên được Tiến sĩ Dimitri Malashenkov, Viện nghiên cứu các vấn đề sinh học ở Matxcơva, tiết lộ trong Hội nghị quốc tế về Không gian, đang diễn ra ở Houston (Mỹ).

Những bằng chứng mà ông Malaschenkov đưa ra đã giải tỏa mối nghi vấn về con chó Laika từ hơn 40 năm qua, trả lại sự thật cho khoa học.

Để hiểu rõ hơn ý nghĩa của "sự kiện Laika", chúng ta hãy trở lại thời điểm cách đây trên 40 năm.

Tháng 10/1957, Liên Xô phóng thành công vệ tinh Sputnik - vệ tinh đầu tiên của loài người. Thành tựu này làm chấn động thế giới, về khoa học cũng như chính trị. Về khoa học, việc phóng được vệ tinh là một thành tựu vượt bậc, hứa hẹn những khám phá to lớn về vật lý không gian. Về chính trị, phóng vệ tinh cũng đồng nghĩa với việc kiểm soát bầu trời, thiết lập hệ thống truyền thông tin, do thám, tiến tới làm chủ không gian. Vì thế, sự kiện Sputnik 1 của Nga đã làm Mỹ sửng sốt. Nó là phát súng đầu tiên, đẩy hai siêu cường vào cơn lốc chạy đua trên đường chinh phục không gian sau này.

Trong bối cảnh ấy, việc đưa chó Laika lên không gian tháng 11/1957 là kế hoạch tiếp theo nhằm biểu dương sức mạnh của Liên Xô. Vì thế, nó được chuẩn bị rất kỹ.

Sau khi vệ tinh Spunik 2 được phóng đi, phía Liên Xô thông báo rằng, chó Laika sẽ "không sống để quay trở về trái đất nữa", vì sứ mệnh sẽ kéo dài đến tận tháng 4/1958. Tuy nhiên, sự hy sinh của Laika sẽ không uổng phí, vì nó sẽ kiểm nghiệm khả năng sống của sinh vật trong môi trường không trọng lượng.

Người ta đã gắn vào cơ thể Laika những thiết bị đo huyết áp và nhịp tim. Các tín hiệu này sẽ được một thiết bị gắn trên vệ tinh phát về trái đất. Dựa vào đó, người ta biết Laika sống được bao lâu.

Khi Sputnik 2 trở về trái đất ngày 4/4/1958, Liên Xô thông báo rằng, Laika đã sống được ít nhất một tuần trên không gian. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy.

Ông Malashenkov cho hay, Laika đã chết vì stress và nhiệt độ quá cao trong vệ tinh, chỉ vài giờ sau khi Sputnik được phóng đi. "Sau 5 đến 7 giờ bay, người ta không còn nhận được một tín hiệu nào về sự sống của Laika nữa", Malashenkov nói.

Dù sao, cái chết của Laika sau vài giờ trong vũ trụ cũng là một "thành công". Nó cho cho thấy, sinh vật có thể sống ở môi trường không trọng lượng, miễn là nó được đảm bảo về các điều kiện khác như nhiệt độ, thức ăn, khí ôxy... Kết luận này là tiền đề quan trọng cho sứ mệnh đưa người lên không gian sau này.

 

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002