Đại Chúng số 116 - ngày 15 tháng 3 năm 2003

Thư tòa soạn

Thế giới & bình luận

Neu Cao Chinh Nghia

K

Hoa Ky Nhung Net Dac Trung

Chong Chu Nghia Cong San

Tu Lang Van Ho Den UNESCO

Dau Trang Giot Nang

Phan Thanh Gian

Van Hoa Va Van Minh

Ta Ao Tim

Tuc Goi Thiep To Tinh Yeu

Tet Nguyen Dan Viet Nam

Khoa học & Y khoa

Chuyen Huyen Bi

Chi Con Me Voi Anh

Vũ trụ & Con người

Ra Mat Sach CD Vu Hoi

Ngay Tet Va Con Ca Ro

Mon An Dac San Mien Nam

Trang thơ

Vai Net Ve Tho

Nhung Mua Xuan Qua

Lich Su Hon Non Bo

 

Biên Khảo

Từ làng Vân Hồ đến UNESCO, hồi ký của Bích Thuận hay là lịch sử sân khấu cải lương thi ca vũ nhạc kịch Việt Nam qua cuộc đời tài hoa của một nữ nghệ sĩ quốc tế lừng danh

Lê Mộng Nguyên (Paris)

Từ làng Vân Hồ đến UNESCO làm sống lại một cuộc đời thấm nhuần hạnh phúc mà nữ nghệ sĩ quốc tế lừng danh Bích Thuận đã dẫn đến thành công trong nhiều lãnh vực : tình yêu gia đình, phụng thờ Chúa và Đức Mẹ Maria, ngưỡng mộ Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ II ...

Tôi quỳ xuống đưa hai tay nâng đón tay của Đức Thánh Cha khả kính kia. Ngài làm dấu Thánh giá cho tôi và nói bằng tiếng Việt : Cha cầu Chúa cho con. Tôi hạnh phúc vô biên, tôi cảm động vô ngần đến nỗi không cầm được đôi dòng lệ) và trong bầu trời nghệ thuật Sân Khấu Cải Lương - Thi Ca Vũ Nhạc Kịch mà nàng là một ngôi sao sáng chói suốt hơn nửa thế kỷ vừa qua (cũng như tiếp tục đến bây giờ) tại quốc nội và hải ngoại (từ ngày lưu lạc nơi đất khách). Được báo chí miền Nam bầu năm 1953 là nghệ sĩ hoa khôi và được nhiều cảm tình của đồng bào, nàng hiện nay vẫn còn giữ vẻ đẹp sắc sảo như xưa, mặc dầu ... đã vào tuổi thất thập cổ lai hi rồi. Bí quyết ? Từ mấy chục năm nay, sáng nào tôi cũng tập thể thao một giờ rưỡi. Tôi tập từng động tác dành cho người đàn bà cần tới như tập ngực, tập eo, tập đùi. Máu nó lưu thông, mình khỏe mạnh trong người là mình trẻ. Điều thứ hai là đừng có oán hận, buồn phiền, đừng có giận trách ai. Trong tâm hồn mình cứ hớn hở là mình trẻ thế thôi (PV Bích Thuận trong tập san Thời Sự năm 1993, số Xuân Quý Dậu). Khác hẳn với Thúy Kiều (Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen hoặc : Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau), lịch sử cuộc đời nói chung và đời nghệ sĩ nói riêng của Bích Thuận có thể xem - một cách tổng quát - như là một truyện thần tiên; ngay trong việc lựa chọn Emile Charles Hiếu (Giám đốc chi nhánh Pháp Quốc Thương Mại Ngân Hàng) làm vị hôn phu cũng là nhờ một bàn tay tốt đẹp của định mệnh : ... ở anh, tôi trực cảm đây là mẫu người thành thực, khiêm tốn, rộng lượng. Con người anh toát ra vẻ sáng mát, thư thái, nhàn tĩnh; vả lại về dung mạo, anh cũng khá đẹp trai... anh hiền lành và chân thật lại nữa anh chỉ hơn tôi vài tuổi, rất xứng đôi vừa lứa với tôi. Lấy chồng lúc 20 tuổi, được ba con ba năm liền (một mất sau ba ngày) : ái nữ đầu tên Bích Duyên, con trai tên Hiếu Nghĩa, đó là không kể 5 đứa con nuôi (đảm nhận trước ngày hôn phối) : hai gái Bích Sơn và Bích Thủy nối bước theo tôi để đi vào giới kịch ảnh (Bích Sơn giữ vai THU trong phim Bụi Đời do Lê Mộng Hoàng đạo diễn năm 1957, vai gái điếm trong phim Thế Hệ 20 do Nguyễn Thành Châu thực hiện, bên cạnh cô em gái bụi đời là Bích Thủy, cả hai chị em trong phim Nghìn Năm Mây Bay của Hoàng Anh Tuấn, Bích Sơn đặc biệt giữ vai Điêu Thuyền trong Lữ Bố Hí Điêu Thuyền trên đài vô tuyến truyền hình Sài Gòn năm 1972, vân vân), hai trai (Vũ văn Thỏa, Vũ văn Hải) và gái út tên Hạnh Hiếu (tất cả đều thành đạt, thành danh). Hạnh phúc trong gia đình, thắng lợi trên đường sự nghiệp, Bích Thuận là ai ?

Là một nhà phê bình văn thi nhạc... , tôi yêu chuộng Bích Thuận qua tác giả những bài thơ nhẹ nhàng, đượm màu sắc thời gian, xúc cảm mà nàng cho đăng trong Cụm Hoa Tình Yêu IV-1998 (Chung Ô, Mừng Sinh Nhật Bạn 74 tuổi, Bỡ Ngỡ), CHTY V-1999 (Nhớ, Tri Kỷ, Đời Nghệ Sĩ), CHTY VI-2000 (Tôi Ca Ngâm, Hoa Cuối Mùa, Say Tình) và CHTY VII-2001 (Hoa Đào, Mừng Xuân Nhâm Ngọ, Say Tình)... và sau đó tôi thấu hiểu biệt tài của nàng qua sách nghệ thuật sân khấu - thi ca Vũ nhạc kịch (Khóa 1 : Dân Ca Quan Họ Bắc Ninh - Chương Trình Giảng Dạy) của BT gửi đến tôi : Thân mến tặng Giáo sư Lê Mộng Nguyên. Xuân Nhâm Ngọ, Mars 2002, kèm theo bức thư viết ngày 08-03-2002 : Nhân dịp coi lại hai bài thơ Thôn Vỹ Dạ và Sonnet dõArvers, 1833 (Bản dịch của Lê Mộng Nguyên), để chuẩn bị trình bày trong một buổi họp bạn sắp tới, đọc lại những lời anh đề tặng BT; thật là thân mến, dễ thương , làm cho tôi cảm động vô cùng ! Bây giờ đến lượt tôi gửi lại tặng anh Lê Mộng Nguyên chứ ! Thương mến và quý trọng tặng anh bốn bài thơ đã được phổ nhạc bên Mỹ, và một bài thơ Tình Vô Vọng với hy vọng sẽ được nhạc sĩ kiêm thi sĩ Lê Mộng Nguyên phổ nhạc !... Tôi sốt sắng trả lời : Đi công việc ở xa mới về thì nhận được sách Nghệ Thuất Sân Khấu... của Nghệ sĩ Bích Thuận do tác giả đề tặng, cùng với 4 bài thơ của chị đã được phổ nhạc : Sầu Tình (Lê Quốc Tuấn), Bỡ Ngỡ (Phạm Đức Huyến), Chung Ô (Lê Quốc Tuấn), Say Tình (Lê Quốc Tuấn) và bài Tình Vô Vọng rất đẹp và dễ thương, thật là quí hóa, xin chị nhận nơi đây lời cảm ơn nồng hậu của tôi. Sách chị giảng dạy về dân ca Quan Họ Bắc Ninh thật là minh bạch, thông thái, thật xứng đáng là tác phẩm của một nữ nghệ sĩ lừng danh trên diễn đàn quốc tế... vân vân. Bài Tình Vô Vọng (Thơ Bích Thuận, Nhạc Lê Mộng Nguyên) được nữ nghệ sĩ trình bày lần đầu tiên tại nhà hàng Chiều Tím trong Buổi Văn Nghệ do Câu Lạc Bộ Văn Hóa Paris của nhà thơ Đỗ Bình tổ chức ngày 13-09-2002, có 8 câu đầu, rất lãng mạn, tình tứ :

Em đã yêu ai tự buổi đầu

Khi hai luồng mắt mới giao nhau

Và từ khi ấy, chiều hôm ấy

Như nguyện cùng nhau giữ với nhau

Em đã yêu rồi, em đã yêu

Từ muôn gió sớm vạn mây chiều

Phải chăng ! chuyển kiếp luân hồi lại

Mỗi nhịp nguồn tim mỗi nhớ nhiều...

Bích Thuận là ai ? Sinh tại Bắc Ninh (Kinh Bắc) ... được (như nhạc sĩ Trịnh Hưng đã viết) nổi tiếng là nơi gạo trắng nước trong và cũng là nơi quê hương của nhiều nhân tài về văn thơ từ ngàn xưa, như cụ Hàn Thuyên, Cao Bá Quát, Đoàn Thị Điểm và là quê mẹ của nhà đại thi hào Nguyễn Du... và chính nơi đó là cái nôi của nền Dân Ca Quan Họ đã sống trong lòng người dân Việt mãi đến tận ngày nay mọi người còn mến mộ... nhưng từ thuở nhỏ Bích Thuận : chỉ nhớ mình sống ở làng Vân Hồ, gần trường thể dục và gần phố Huế ở Hà Nội. Thuở còn bé, tôi tự xem mình là dân đất Thăng Long nghìn năm vạn vật. Nhưng chính Thủ Đô Sài Gòn mới là nơi tôi lập nghiệp lâu dài và nơi mà tôi leo lên tuyệt đỉnh danh vọng của nghiệp cầm ca trong 2 thập niên 50 và 60. Cũng chính tại Sài Gòn mà tôi gặp người chồng tâm đầu ý hợp và cũng chính nơi đó, các con tôi mở mắt chào đời (Chương Mở Đầu). Mồ côi cha (mất lúc 40 tuổi) khi BT mới lên 7, trong một gia đình 5 con : Vũ Thị Chung là chị trưởng (mẹ của Bích Sơn và Bích Thủy), Vũ Ngọc Hồ (anh thứ hai), Vũ Thị Bích Thuận là con thứ ba, Vũ Thị Tường Vi là em gái) và Vũ Thế Dân (em trai út)... Sau khi được ông ngoại là cụ đồ Văn Mậu cho hai cháu BT và Tường Vi theo học hát và tự đích thân ghi danh tại Lớp Học Hát (phải khai thêm 5 tuổi cho đúng 15 mới được phép hành nghề), nhân dịp đoàn Nhật Tân Ban có ý định tuyển lựa nam nữ ca sĩ đồng ấu. Lớp Học gồm cả thảy 18 trai, 20 gái : ...

Chúng tôi học cả văn lẫn võ. Học múa côn, đánh kiếm, hươi quyền, và những điệu bộ võ. Thầy võ Trần Quang Cầu dạy chúng tôi từ 18 đến 12 giờ. Học tuồng, học ca, học hát. Thầy Đoàn Bá Chính giỏi chữ Nho lắm. Thầy đã làm ông Đề trên huyện, ngày xưa. Thầy khó tính kinh hồn. Học tuồng, học ca phải nhớ in từng chữ. Cấm không được hát sai hay hát cương (Chương 11) : Sau 3 tháng BT được lên sân khấu trình diễn bên cạnh những kẻ đã đi hát trước ba bốn năm như Khánh Hợi, Kim Chung, Lữ Nhàn, Ngọc Lựu, Ánh Nguyệt... Với một căn bản vững chắc như thế từ thuở ấu thơ, theo tôi là một người đồng hương chỉ biết nàng qua những màn vũ kịch trình bày tại Pháp trong những buổi gặp gỡ giữa cộng đồng Việt Nam, Bích Thuận là một nghệ sĩ vẹn toàn, trên mặt nghệ thuật múa cũng như về phần ca hát rất điêu luyện trên sân khấu hải ngoại... Chẳng hạn : tại Chinagora nhiều lần nhân dịp Tết do những Hội Ái Hữu VN tổ chức mỗi năm; chiều ngày chủ nhật 12-10-1997 (tôi còn nhớ rõ) nhân dịp ra mắt tác phẩm Giáo Phận Bắc Ninh, gia đình bắc ninh paris tổ chức tại Paris, 23 avenue Friedland, một buổi văn nghệ thi ca, nhạc kịch cải lương hồ quảng với thành phần các nghệ sĩ : Cô Bích Thuận, Nữ Hoàng Sân Khấu; Kiều Lệ Mai, Cải Lương Chi Bảo; Thu Hương, Một Giọng VàngTân Nhạc; Minh Đức, Nghệ Sĩ Ưu tú; BS Phạm Phúc Lai, Cây Cười Số Một; Quý Toàn, Nghệ Sĩ Duyên Dáng Và Dí Dõm; Minh Hùng, Một Tài Năng Trẻ Đang Lên và Thúy Vạn, Nam Ca Sĩ Với Giọng Ca Trầm Ấm... với hai câu Hỡi anh đi đường cái quan, Dừng chân đứng lại em than đôi lời đăng trên đầu Chương Trình, buổi vinh danh Nghệ sĩ Bích Thuận, Nửa Thế Kỷ Nghệ Thuật Thi Ca tại UNESCO ngày 13-06-1999; Ngày Văn Hóa Việt Nam (27-01-2001) tại Đại Học Bách Khoa (École Polytechnique, Palaiseau) và gần đây trên sân khấu Công trường FIAP Jean Monnet - Phòng Bruxelles, trong Chiều Chủ Nhật 08-09-2002 của Đại Hội Thơ TTVNHN với bản Kịch Tình Ca Quan Họ do BT-Quý Toàn trình diễn, vân vân). Trở lại Lớp Học Hát đã nói trên, Bích Thuận và Tường Vi cùng 6 em khác được trúng tuyển (trên 20 đứa), nhưng trong đoàn Nhật Tân Ban, hai chị em vẫn chưa được trả tiền. Đi vào Nam (quê hương của Vọng Cổ) rồi trở lại Bắc, hai chị em (BT đến tuổi dậy thì) rủ nhau qua đoàn Tố Như (được trả lương) trong 3 tháng trời tại trại tập tuồng ở Phúc Yên và Vĩnh Yên : Huyền Trân Công Chúa, Ngọc Lưu Ly, Tây Thi Phạm Lãi, Trương Chi Mỵ Nương... Đoàn Tố Như vào Sài Gòn, được báo chí khen ngợi, hoan nghênh : Đoàn tập thêm tuồng mới : Mộng Hoa Vương, Kim Vân Kiều, Chiêu Quân Cống Hồ... nhưng BT chưa được thủ vai chính, phải đợi vở Kim Vân Kiều mới được giao đóng vai gái giả trai Thúc Sinh và trong Lữ Bố Hí Điêu Thuyền Bích Thuận giữ vai nam Lữ Bố (được thành công mỹ mãn), đêm nào cũng bán hết vé, cạnh tranh với hai gánh Phụng Hảo, Nam Phi (hai nữ thần Phùng Há, Năm Phỉ), kế đó BT được tăng lương từ 50 đến 500 đồng. Sau khi Tố Như tan rã, Bích Thuận qua Paris rồi năm 1948 trở lại Sài Gòn sáng lập Đoàn Ca Kịch Bích Thuận , trình diễn tại Nam Vang được khán thính giả hoan nghênh, trở lại Sài Gòn thì lần này được thành công không thể tả : Thấy chưa ! Tài năng của Bích Thuận khiến ông bầu danh tiếng Trần Viết Long của miền Bắc phải mời ra cứu vãn một thời khó lòng nhất của đoàn Kim Chung, Tiếng Chuông Vàng Thủ Đô. Tài năng của Bích Thuận khiến nam thần Năm Châu phải mời hợp tác. Tài năng của Bích Thuận khiến 2 nữ thần Phùng Há và Năm Phỉ phải tranh nhau. Bích Thuận diễn tả tuồng như diễn tả nhân vật kịch, như diễn tả nhân vật chớp bóng, như diễn tả nhân vật đang sống ngoài đời, như chúng ta... (Duyên Anh, Paris 26-04-1995). Sau khi nhắc nhở Vọng Cổ là trái tim của miền Nam..., nhà ký giả tài tình đề cao : Bích Thuận yêu sân khấu miền Nam - một khoảng đời thu hẹp vùng đất mới, yêu âm nhạc miền Nam, vinh danh thêm cho Xàng Xê, Thủ Phong Nguyệt, Vọng Cổ. Khán giả suy tôn nàng. Đúng... Bích Thuận đã nói : Thập niên 50-60 là thập niên huy hoàng nhất của tôi... , để kết luận v? dân ca mà Bích Thuận đã làm sâu đậm qua ba miền Bắc Trung Nam : ... Người hát dân ca là ca sĩ của dân tộc. Bích Thuận là danh ca của dân tộc. Nàng lớn hẳn, cao vút. Nàng trẻ mãi vì dân tộc có già đâu. Nàng mới mãi vì dân tộc có cũ đâu. Bây giờ, Bích Thuận đã bước xa, còn bước xa nữa. Nàng bỏ rơi Phùng Há, Năm Phỉ những quãng đường dài. Bích Thuận một mình đi hãnh diện, nàng ở trước hết. Nàng ở trên hết. Phải nói rằng, nàng đã tới hư vô của nghệ thuật dân ca (Duyên Anh).

Độc giả thân mến ! Xem đến đây chắc các bạn cũng như tôi phải bàng hoàng kính phục một cuộc đời hoàn toàn cúng hiến (ngoài gia đình và Thánh đạo) cho nghệ thuật nước nhà như cuộc đời của nữ nghệ sĩ Bích Thuận. Cũng vì thế cho nên khi nhận được lai cảo Hồi Ký của nàng (gồm : Chương Mở Đầu, 11 Chương chính, và Chương Kết : cả thảy 13 Chương) dày ít nhất 225 trang in chữ nhỏ, tôi không ngần ngại nhận lời viết ngay bài giới thiệu, mặc dầu công việc miên man. Vì đó là một hãnh diện, và nhân dịp để tỏ lòng biết ơn chị Bích Thuận với Từ Làng Vân Hồ đến UNESCO đã đưa tôi về dĩ vãng của người đương kỳ thanh niên VN ở kinh thành Huế trong những năm 1940-1950, hâm mộ Phùng Há, Năm Châu nhưng đã bắt đầu nghe tiếng một ngôi sao đang lên là nữ nghệ sĩ Bích Thuận trong ngành thi ca vũ nhạc kịch Việt nam. Như Antonin ARTAUD đã viết : Chúng ta phải thấu hiểu kịch trường như là một tác dụng chân chính của ảo thuật (Nous concevons le théâtre comme une véritable opération de magie), cuộc đời nghệ sĩ vẹn toàn và trung thành với cố quận của BT trong hơn nửa thế kỷ 20 đã xúc động biết bao con tim của đồng bào lưu vong cũng như hầu hết linh hồn của đồng bào đau khổ hiện giờ ở quốc nội. Lối hành văn lưu loát của nhà thi văn sĩ đã làm cho người đọc theo dõi cuộc hành trình trong quá khứ của nhà nghệ sĩ một cách dễ dàng từ ngày nàng ra đời cho đến ngày cựu sinh viên tổ chức mừng kỷ niệm 50 năm phục vụ văn hóa & nghệ thuật tại UNESCO (1999) để vinh danh cựu Giáo sư Bích Thuận tại Viện Quốc Gia Âm Nhạc & Kịch Nghệ Sài Gòn (1965-1975) mà cũng là một nữ diễn viên tài tình của thế giới điện ảnh (nàng đóng vai chính trong phim Mãnh Lực Đồng Tiền do Lê Mộng Hoàng đạo diễn, với nhiều vai phụ chung quanh như Tám Vân, Hùng Cường, Thanh Nga và Mai Lệ Huyền). Vinh danh Bích Thuận năm 1993 trong Dictionary of International Biography (Cambridge, Anh Quốc); năm 1996 trong Vẻ Vang Dân Việt (The Pride of The Vietnamese) của Trọng Minh, Tuyển tập 3, Westminster, CA, USA; năm 1998 trong 5000 Personalities of The World... , ABI, Raleigh, North Carolina, USA; năm 1998 trong Danh Nhân Giáo Phận Bắc Ninh, LM Trần Phúc Long, Costa Mesa, CA, USA; năm 1996 trong Công Giáo Việt Nam trong truyền thống văn hóa dân tộc của LM Vũ Đình Trác ở Orange County, California, USA. Về phần huy chương, nàng được VNCH trao tặng Đệ Nhất Đẳng Bội Tinh Tâm Lý Chiến năm 1969 & Đệ Nhất Đẳng Văn Hóa Giáo Dục Bội Tinh năm 1971. Nhưng kỷ niệm đẹp nhất và cảm động nhất của đời nghệ sĩ Bích Thuận là khi nàng được vinh dự tiếp kiến (tôi đã nhắc nhở trên, ngay những hàng đầu) Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ II sau cuộc tham dự trình diễn nhân dịp lễ phong Thánh cho 117 vị anh hùng tử đạo Việt Nam được cử hành tại Quảng trường Thánh Phêrô (Roma). Dominus vobiscum (Le Seigneur soit avec vous).

Lê Mộng Nguyên (Paris)

THƠ Miên Du-Dalat-Lê Mộng Nguyên

Buồn ơi...

Nỗi buồn như lá rơi

Nỗi buồn như hoa tàn

Buồn như tiếng lá rên

Dưới chân khách bộ hành

Buồn như tiếng gió than

Làm vỡ hoa trên cành

Buồn như ngày mưa cũ

Hồn ướt suốt đường về

Buồn như tình ra đi

Tim còn lại tái tê !

Buồn như người hấp hối

Trăn trối lời hẹn thề

Buồn ơi ta muốn chào mi

Mà sao buồn chẳng chịu đi... !

Miên Du-Dalat

Bản dịch Pháp ngữ của Lê Mộng Nguyên

Bonjour tristesse

Ma tristesse est semblable aux feuilles tombantes

Ma tristesse est analogue aux fleurs fanées

Je suis triste comme les feuilles mortes gémissant

Au moindre bruit de pas du promeneur éthéré

Je suis triste comme les soupirs du vent

qui détachent les fleurs de leurs branches

Je suis triste comme les jours de pluie dõantan

ruisselant sur mon âme douloureuse

tout au long de la route du retour

Je suis triste comme un amour fini

laissant mon coeur bien endolori !

Je suis triste comme une femme à lõagonie

Murmurant les mots dõun serment de bonheur

Ô tristesse, je voudrais tant te faire mes adieux

Mais à quoi bon ?

Puisque tu ne veux plus libérer mon coeur ... !

Miên Du-Dalat

(Traduit en franậais par Lê Mộng Nguyên)

 

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002