Đại Chúng số 118 - ngày 15 tháng 4 năm 2003

Thư tòa soạn
Vườn thơ
Những người ra đi
Thế giới và bình luận 1
Thế giới và bình luận 2
Tìm hiểu sức mạnh quân đội đôi bên
Đọc báo dùm bạn
30 tháng 4 năm 75
Nối giáo cho giặc
Tin nhỏ cần biết
Noi gương "áo vải cờ đào"
Bạn biết gì về quế?
Nhà báo lão thành Hồ Văn Đồng
Mục suy tư trong số báo nầy
Tâm xả
Khoa học và y khoa
Ngàn năm mây trắng
Đất bằng dậy sóng
Đổi đời
Những ngày gai lửa
Tật của các tỷ phú
Nấu ăn ngon cho chàng
Những bài thơ tuyet tác
Phan thanh Giản
Thử viết về sông

Đất bằng dậy Sóng

Vi Anh Nguyển Tấn Phước

Như mọi năm, hè về hoa phượng vĩ rực đỏ sân trường Cầu Kho. Aùnh nắng Sài Thành làm nao nức tâm tình thơ ấu. Vài cơn mưa lác đác đó đây tắm mát lòng phụ huynh. Mọi người còn bận bịu công ăn việc làm tại thủ đô hoa lệ miền Nam đất Việât. Cây trái đầy ăm ắp, cá thịt ê hề, hàng vải muôn màu hấp dẫn được bày bán tràn ngập trên các gian hàng chợ Sài Gòn sầm uất. Bên ngoài, muôn hoa đua nở, hoa bụp, hoa giấy, diểm trang bao mái hiên hiu hiu gió mát. Đêm về, làn hương dạ lý lẫn mùi hoa sứ nực nồng bốc lên không gian, gây ngào ngạt cả hang cùng ngõ hẹp thành đô. Về khuya, xe cộ bắt đầu thưa vắng, nhưng đường phố vẫn còn dập dìu khách nhàn du, người đi hóng gió chuyện trò cười cợt, người ngồi thưởng thức chén chè khoai của cô bán hàng gánh thật duyên dáng. Tiếng gõ lắc cắc của chú Tiều bán mì dạo hoà nhịp với tiếng mõ đục của chú Ba đấm bóp thuê văng vẳng đâu đây. Các tiệm nước ba Tàu bắt đầu thu xếp đóng cửa. Kẻ chậm bước vội vã quay về tổ ấm gia đình để tìm một giấc ngủ bồi hoàn sau một ngày hè nóng bức. Bầu không khí im lặng về lại với đêm khuya. Đèn đường lập loè chiếu dọi mặt nhựa trơ vơ, lác đác vài xác hoa phượng rơi cuốn theo chiều gió.

Sáng nay, Huy theo mẹ về quê ngoại nghỉ hè. Xe đò đầy ắp khách vừa lăn bánh khởi hành, chạy qua phố phường Chợ Lớn, Long An, Mỹ Tho đang tỉnh giấc rạng bình minh. Nhưng Huy đã gục đầu vào lòng mẹ ngủ từ lúc nào theo nhịp xe lắc lư nhồi sóng, trong tiếng máy hổn hển nổ rền từng chập. Tới bến đò Mỹ Thuận, Huy chợt tỉnh vì tiếng rao hàng lanh lảnh của các cô gái quê ưa nhìn. Cậu ăn ngấu nghiến khúc bánh mì lạp xưởng và uống một ly nước dừa cơm ngọt mát hương quê. Theo Mẹ xuống đò cùng với hành khách tấp nập ồn ào, Huy nhìn nước sông đục ngầu màu phù sa cuồn cuộn sóng, đẩy đưa chiếc đò máy bập bềnh.

Sang sông rồi, ai về chỗ nấy, xe lại lên đường trực chỉ thị trấn Sa Đéc. Đến nơi, trời đã xế chiều, Mẹ con Huy phải mướn xuồng chèo về làng Mỹ-Hội, nơi có ruộng vườn của Thầy thông Ngạn, ông ngoại Huy, nơi "cò bay thẳng cánh, chó chạy cong đuôi" theo như lời đồn thổi dân gian đương thời. Thuyền vừa cập bến thì trời chập tối, đèn manchon nhà ngoại sáng choang, dọi tràn ra sân vườn mờ ảo. Vài tiếng chim lạc đàn hớt hải gọi nhau tìm về tổ ấm. Các Cậu, các Dì kéo ra đón rước mẹ con Huy, vài người nhà trợ giúp cất hành lý. Bữa cơm thịnh soạn đang chờ mẹ con Huy. Ôi ! Món ăn đồng quê thanh khiết ngọt bùi làm sao ! Nước mắm ớt tỏi chanh là cả một hương vị quốc hồn quốc túy ! Món cá rô nướng cuốn rau diếp, rau răm, món chim xào sả ớt, bánh canh giò heo, cháo gà rắc tiêu hành đã làm Huy no kềnh bụng háu ăn. Thế là suốt đêm sẽ trằn trọc vì tức bụng. Ô hô ! Ông bà Ngoại âm thầm cười nhìn cháu trưởng nam ăn ngon lành, các Cậu vây quanh khuấy chọc thằng cháu nhanh nhẩu, các Dì săn đón hỏi chuyện tỉnh thành. Ba con chó vện, mực, cò, chực mỏ chờ mảnh xương rơi. Gió mát thổi vào nhà làm lung linh ánh đèn khuya. Ngoài trời, trăng tròn sáng vằng vặc ngự giữa toà mây bạc cười dí dỏm trước cảnh sum họp thân tình. Xa xa, tiếng ai ru hát nỉ non như rót vào tai khách thị thành. Huy lim dim mắt, được Mẹ đưa về phòng ngủ. Nằm nhìn trần nhà cao vòi vọi, Huy thấy mình thu nhỏ lại, dán sát vào mặt ván gõ. Cậu cố dỗ giấc ngủ, trong tiếng ếch nhái nhặt khoan gọi nhau rền vang như cung điệu hồn cố quốc. Huy mơ mộng mung lung rồi ngủ lịm lúc nào không hay.

Sáng hôm sau, tiếng gà gáy văng vẳng đâu đây, chim hót vang lừng một cõi, ánh sáng thái dương đã bò vào giường Huy lúc nào, chiếu thẳng vào mặt cậu bé khôi ngô tuấn tú đang say nồng giấc điệp. Mẹ Huy đã xuống bếp nấu cơm, hâm lại đồ ăn và pha cà-phê sữa cho cả nhà. Quờ tay kiếm mẹ không thấy, Huy hé mắt tìm, lại bị ánh nắng ấm đập vào làm cậu tỉnh giấc. Huy gọi to :"Má ơi ", và nằm nướng thêm chút nữa, chờ mẹ đến cạnh giường để nhõng nhẽo. Thật Huy đang sống cái tuổi lên mười vô tư lự trong một đại gia đình phong lưu sung túc.

Dùng bữa cơm sáng xong, các Cậu Huy rủ đi săn chim đồng và xúc cá trong rạch nhỏ cạnh nhà. Sau khi bắn được vài con chim cút và vịt nước, cả bọn đi xúc cá. Cá rô, cá trên cá lóc, cá sặt dẫy đầy một rọ. Các CậuHuy bảo cháu :"Nhặt bỏ cá nhỏ ra. Chỉ giữ cá to." Vì thiếu thận trọng, Huy bị cá trê và cá rô đâm sưng tay tù vù. Huy khóc ré lên, làm cuộc "tham quan" đồng ruộng đành dang dở. Huy về nhà khóc tỉ tê làm náo động cung đình ông Ngoại. Khi đã vơi bớt nỗi đau nhức tay, Huy ba hoa kể lại cuộc phiêu lưu thích thú của mình. Các Cậu im lặng ngồi nghe, cười mím chi.

Hôm sau, các cậu cháu đi kinh lý ruộng và viếng thăm tá điền bằng thuyền máy. Họ lần lượt ghé qua nhàmỗi người để thu góp luá gạo phần nạp cho chủ điền. Nhìn mái nhà tranh trống trước trống sau của họ, Huy thấy họ nghèo nhưng đủ sống, dù tháng năm đầu tắt mặt tối để nuôi gia đình đông con. Gặp Huy từ thành thị về thăm quê ngoại, họ hỏi chuyện không ngớt lời và giúi vào tay cậu, kẻ chiếc bánh ít, người cái trứng vịt lộn hay trái ổi, cục kẹo dừa. Huy vui thích đuà giỡn với đám trẻ quê cùng tuổi, không mảy may nghĩ đến thân thế cách biệt của mình. Có nơi, Huy ở lại chơi cả buổi. Đám trẻ liền rủ Huy đi bắt cua. Cậu lại hấp tấp vô ý đút tay vào hang cua nên bị cua kẹp đau điếng. Huy ré lên khóc trước bao tiếng cười nắc nẻ của đồng bọn trẻ nít. Một bé chăn trâu cho Huy lên ngồi lưng trâu thủng tha thủng thỉnh về nhà. Mẹ cậu bé lấy lá cây thoa dấp vết bầm, Huy thấy mát dịu làm sao

Huy lấy can đảm, chùi nước mắt, lại theo đám trẻ bắt còng và ba-khiá để làm mắm, còn tép thì mang về rang sả ớt ăn với cơm gạo lứt ngon đáo để. Xế chiều, các Cậu xong công tác, ghé qua rước Huy về trang trại. Quanh bàn ăn tối nay, Huy kể lại câu chuyện sống động của một ngày lội nước bắt cua, còng, tôm, tép, ba-khiá một cách tự mãn. Cậu còn móc túi ra cho ông bà Ngoại và Mẹ xem cái hộp quẹt đựng con dế kêu ríu rít. Cậu còn hứa :"Ngày mai, cháu sẽ bắt con dế khác để chúng đá nhau cho cả nhà xem cơ !" Mọi người đều cười như nắc nẻ, yêu bé ngoan.

Hoàng hôn đồng bái đẹp làm sao ! Huy theo mẹ và các Dì ra ngoài đi dạo cảnh trên bờ đê hẹp, ngắm chân trời cây lá lồng ánh tà dương thẹn thùng thắm đỏ. Năm ba ngọn cau lác đác, chỉ điểm trời cao như mời gọi những tâm hồn sùng tín nhớ ơn Đấng Tạo Hoá tốt lành. Mẹ Huy cất giọng hát :

Trên con đường về quê mà nhớ đến Mẹ
Con biết cậy vào ai…biết trông vào ai

Mọi người bùi ngùi xúc động ! Mặt nước ruộng lấp xấp bờ, lăn tăn sóng, làm lung linh nền trời xanh tím, rải rác mấy cụm mây trôi về phương trời xa. Vài cánh chim thoải mái bay về tổ ấm. Tiếng chim chích choè líu lo vọng ra từ một lùm cây làm Huy liên tưởng đến cảnh tranh giành giữa đám trẻ bữa chiều về. Hoa lài, hoa lý toả hương thơm nức cả vườn. Đoá hồng thắm lắc lư trong gió dịu. Những cành dừa nước la đà trên bờ rạch. Thân cây lả lơi nghiêng ngả trên dòng nước nửa muốn sà xuống ôm ấp mặt nước, nửa lại e dè. Thật tình tứ làm sao !

Huy vui thích, kích động tâm tình, vừa đi vừa chạy vừa nhảy cà tửng trên bờ ruộng hẹp, nên trượt chân té xuống ruộng nước. Quần áo cậu lấm lem, lại bị một con điả nhỏ bám vào chân hút máu ! Huy kinh hãi vừa chạy vừa la bải hải :

- Má ơi ! Chết con rồi nè ! Má !...

Cuộc dạo chơi buổi xế chiều bị gián đoạn. Về đến nhà, mặt Huy tái mét không còn hạt máu. Các Cậu liền gắp đỉa ra, mang đốt cháy thành than, cho nó khỏi phân hoá thành nhiều đỉa khác.

Buổi cơm chiều, Huy ngồi ăn mà không thốt một lời, làm bầu không khí gia đình thành buồn hiu vì vắng tiếng con trẻ.

Rồi ngày lại ngày trôi qua rất nhanh. Tựu trường sắp đến. Huy buồn bã trở về đô thành sau ba tháng hè êm ả thú vị dường bao !

Ra giêng năm 1947, gia đình Ông Bà Ngoại có dịp lên thăm Ông Bà Nội Huy ở đường Trần Hưng Đạo - Cống Quỳnh, Sài Gòn. Ông Ngoại có mang tặng đứa cháu yêu món đồ chơi môtô có dây thiều. Bà vú xẩm sơ ý để Huy vừa tắm vừa chơi trong thau nước. Không hiểu làm sao dây thiều cuộn vào chim Huy. Cậu bé bị đưa vào bệnh viện Sài Gòn tháo gỡ ra. Huy đau điếng, nhưng không khóc, thầm nghĩ :"Ý Trời muốn mình lớn khôn hơn, thận trọng hơn." Nhìn con chim nhỏ bị băng bó, Huy cười tự trách mình và chợt hẹn với lòng sẽ dâng tuổi xanh theo Chúa. Thế là Ơn Thiên Triệu tu trì trong Huy đã manh nha từ tuổi thơ.

Hè năm ấy về quê ngoại, Huy thay đổi rất nhiều, ít ăn ít nói, trầm ngâm suy tư. Cậu tò mò tìm hiểu thân thế bên ngoại.

Ông ngoại Huy làm thông dịch viên Toà Aùn Vĩnh Long và là đại điền chủ đã từng đích thân điều khiển khai thác gần hai ngàn mẫu ruộng ở Đồng Tháp Mười, thu nạp hàng chục tá điền phục vụ, mở một giáo đường trên lãnh thổ và mời một thầy giảng về chăm sóc con chiên bổn đạo, nuôi tự vệ để giữ gìn cương thổ. Nhà ở là một trang trại rộng mênh mông, cất trên sàn gỗ để tránh lụt trong muà nước lũ.

Con cái đông, sống dưới tình phụ tử uy quyền tháo vát. Ba cô con gái đẹp được mệnh là "tam cô hoa hậu" miền này. Sáu người con trai tuấn tú đã làm bao thôn nữ thương thầm nhớ trộm. Người thương kẻ quí khắp miền thôn dã. Trên tỉnh thành, ông ngoại Huy là người trưởng thượng, có học thức, giàu lòng đạo đức từ bi. Ngày đêm ông đọc kinh lần chuỗi, cầu Chúa cho mọi người được luôn sống hoà thuận, thân thương, làm lành tránh dữ.

Nhưng vào năm 1947, đồng quê nổi lửa. Việt Minh về gieo bao tang tóc cho gia đình và bản thân ông trong một đêm trăng tròn tháng Tám.

Đêm khuya hôm ấy, mọi người đang an giấc điệp. Đột nhiên có tiếng đập cửa rầm rầm, tiếng quát tháo vang động :

- Mở cửa ! Mau !

Người cậu lớn nhất của Huy ra mở cửa. Một đám bóng đen võ trang ập vào nhà, trói ké tất cả bốn người con trai rồi cột chùm lại với nhau. Họ lẳng lặng dẫn cả nhà ra rừng sậy cách trang trại lối một cây số. Đến điạ điểm dự định làm nơi hành quyết, họ bắt tất cả đứng quay lưng lại. Tiếng súng lên đạn xoành xoạch ! Mọi người tưởng đến giờ tận số, thầm nguyện xin Chúa Trời che chở.

Bất ngờ, Dì Bảy Chiêu, người con gái trẻ đẹp ngây thơ nhất, đã khóc oà lên và níu tay anh cán bộ trưởng :

- Anh lớn ơi ! Tụi nó giết chúng em kià ! Xin anh lớn thương tụi em với !...!...!

Xúc động trước giọt lệ mỹ nhân vô tội, anh cán bộ trưởng toán giả đò quát tháo

- Im đi ! Tất cả ngồi yên đó ! Chúng tao sẽ quay lại ! Đứa nào bất tuân sẽ bị bắn bỏ !...

Ai nấy đều run cầm cập, im thin thít, ngồi chụm đầu lại với nhau chờ lịnh. Chờ mãi cả tiếng đồng hồ, không thấy động tĩnh, họ ngẩng đầu nhìn về phiá trang trại và thấy khói lửa đang nghi ngút. Ông Ngoại bảo Huy ra mở trói cho mọi người, vì cậu bé không bị trói. Từ xa vọng lại tiếng chèo xuồng của một tá điền đến đón cả nhà về xem thảm trạng. Đến nơi, ông Ngoại đốc thúc gia đình và các tá điền dập tắt lửa kịp thời nên nhà cửa không bị thiêu hủy hết.

Cả nhà hân hoan thấy nhau còn đầy đủ. Dù sao họ vẫn tạ Ơn Trên đã cứu họ được thoát chết. Nhưng từ đó họ bị cô lập. Dân làng đều xa lánh ho,ï vì sợ vạ lây. Đại gia đình đành đáp ghe hầu ra thành Sa Đéc tị nạn, tá túc và lập lại cơ nghiệp. Nơi quê nhà, ruộng vườn bỏ hoang, Việt Minh chiếm đóng, các tá điền giành đất cắm sào làm của riêng.

Đến thời cải cách điền địa của Đệ Nhất Cộng Hoà, chính phủ truất hữu cả phần lớn ruộng đất bỏ hoang, chỉ để lại một trăm mẫu. Năm 1975, Việt cộng sau khi thôn tính trọn miền Trung và miền Nam, đã tịch thâu phần đất còn lại. Thế là "tay trắng vẫn hoàn trắng tay" ! Ông bà Ngoại Huy về chầu Chúa trong nghèo khó như lúc vào đời. Điều Huy thán phục ông bà Ngoại hiền đức là lúc nào ông bà cũng chúc tụng tạ ân Chúa Trời như Thánh Gióp trong Kinh Cựu Ước :"Vâng. Chúa cho, Chúa cất. Xin luôn luôn tạ ân Chúa." (Job 1/21)

Định mệnh trớ trêu, có vẻ bất công với gia đình bên ngoại Huy. Nhưng khách quan mà nghĩ :"Lên voi, xuống chó, là chuyện thường tình, nhứt là vào thời buổi nhiễu nhương. Đất đai của nước non trả lại cho nòi giống để đồng bào ai cũng được no ấm hoan lạc. Tuy nhiên, Việt Minh, Việt cộng không nghĩ như Huy : Chúng xâm chiếm tài sản dân lành giữ làm của riêng chỉ để "vinh thân phì gia", và cứ như thế từ trước tới nay chúng tiếp tục bần cùng hoá nhân dân

Từ Muà Hè đỏ lửa 1946
Vi Anh Nguyễn Tấn Phước

 

 

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002