Đại Chúng số 118 - ngày 15 tháng 4 năm 2003

Thư tòa soạn
Vườn thơ
Những người ra đi
Thế giới và bình luận 1
Thế giới và bình luận 2
Tìm hiểu sức mạnh quân đội đôi bên
Đọc báo dùm bạn
30 tháng 4 năm 75
Nối giáo cho giặc
Tin nhỏ cần biết
Noi gương "áo vải cờ đào"
Bạn biết gì về quế?
Nhà báo lão thành Hồ Văn Đồng
Mục suy tư trong số báo nầy
Tâm xả
Khoa học và y khoa
Ngàn năm mây trắng
Đất bằng dậy sóng
Đổi đời
Những ngày gai lửa
Tật của các tỷ phú
Nấu ăn ngon cho chàng
Những bài thơ tuyet tác
Phan thanh Giản
Thử viết về sông

Tìm hiểu sức mạnh quân đội đôi bên Iraq và

Hoa Kỳ trong cuộc chiến tại Iraq.

Người thứ Tư ghi lại

Các loại vũ khí của Hoa Kỳvà Anh quốc sẽ được sử dụng trong chiến tranh vùng Vịnh
Đài ABC của Australia sáng 20/3 lần đầu tiên liệt kê danh sách các loại vũ khí "thông minh" sẽ được quân đội đồng minh sử dụng trong cuộc chiến nhằm vào Iraq. Bên cạnh các công cụ chiến tranh đã từng được sử dụng như B52, Tomahawk... Mỹ cũng đã vận chuyển số lượng lớn "bom mẹ" MOAB (nặng 9450kg) tới các căn cứ xung quanh Iraq.

Hõa tiển và "bom thông minh"

Tomahawk - Hỏa tiển cruiser ( hành trình ) được điều khiển để nhắm bắn chính xác mục tiêu. Tomahawk từng được sử dụng trong chiến tranh vùng Vịnh (1991), Bosnia (1995) và Afghanistan (2001). Tomahawk dài gần 6m; khi bắn ra bay ở độ cao 30- 90m với tốc độ tối thiểu 880km/h. Giá một hỏa tiển Tomahawk là $ 1.3 triệu USD.

Jassm - Biệt danh "Jazz'em". Jassm là loại hỏa tiển không đối đất ( air-to-surface) có sử dụng tín hiệu vệ tinh để tìm tới mục tiêu. Giá $ 700.000 USD/ hỏa tiển

Bom thông minh- Bom JDAM (Joint Direct Attack Munitions) được vệ tinh dẫn đường, có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Bom Paveway: tích hợp hệ thống điều khiển tự động tìm tới mục tiêu được tia laser phát sáng. Giá $ 1.9 triệu USD

Bom đánh "bong-ke"-( Bunker ) Chủng loại bom điều khiển bằng tia laser, dài 2m, nặng 269kg. Loại bom này được sử dụng để tấn công các căn cứ của các tướng lĩnh Iraq trong cuộc chiến năm 1991.

Bom chùm- Từng được sử dụng ở vùng Vịnh, Kosovo và Afghanistan. Khi chạm đất, bom "tách" thành khoảng 200 quả bom con có tính sát thương cao. Nhiều nhà vận động hoà bình đã lên tiếng phản đối Mỹ sử dụng loại bom này.Vì giết luôn những thú vật quanh đó trong vòng 5 km .Chết rất đau đớn vì hết không khí đễ thỡ như bị bót ngạt yếu hầu vậy , con mắt lộ tròng kinh hoàng , vô cùng đau đớn hơn bị các bom khác đánh trúng. Giá $ 1.8 triệu USD

Daisy Cutter - Bom thông thường nặng 6.750kg phạm vi sát thương lớn và gây shock như động đất cực lớn vậy . Mỹ đã sử dụng loại bom này ở Việt Nam và Afghanistan. Giá $ 1.6 triệu USD

MOAB - Biệt danh "bom mẹ", nặng 9.450kg, vừa được Ngũ giác Đài thử nghiệm thành công các đây vài tuần lễ. Khi tiếp đất, bom tạo cột khói có thể nhìn thấy từ cách xa hàng chục km. MOAB thay thế Daisy Cutter- trở thành bom thông thường có sức công phá lớn nhất trong kho vũ khí của Mỹ. Chỉ thua bom nguyên tữ mà thôi . MỚi cho nổ thữ nghiệm các đây 3 tuần vào tháng 2 vừa qua.

E-Bomb- Các nhà khoa học cho rằng loại bom E bomb có khả năng tìm và phá hỏng hệ thống thông tin, máy tính của đối phương. Hiện, Ngũ giác Đài còn giữ kín thông tin về loại bom này.

Máy bay

Máy bay tàng hình B2- Phạm vi hoạt động rộng, có khả năng tấn công bằng cả vũ khí thông thường và vũ khí hạt nhân. Sử dụng high-tech tối tân nhất hiện nay để làm nhiễu tín hiệu radar của đối phương.

B52 - Máy bay có khả năng chuyên trở số lượng lớn vũ khí. Bình nhiên liệu lớn cho phép hoạt động nhiều giờ liên tục. Có thể nhận nhiên liệu trên không trung và bay vòng quanh trái đất không ngừng nghĩ đựoc cã 24 giờ liên tiếp .

F14 - Loại máy bay rất linh hoạt khi tấn công các mục tiêu trên mặt đất. F14 có hai động cơ, cho phép tìm diệt 24 mục tiêu cùng lúc.

Blackhaw . Loại máy bay trực tthăng chính của Mỹ. Blackhawk có thể bay liên tục hơn 1.600km.

Xe tăng

M1-A2 Abrams - Đây là loại xe tăng tiên tiến nhất của quân đội Mỹ. M1- A2 đạt tốc độ tối đa 60km/h. Vỏ xe được thiết kế bằng một chất liệu đặc biệt, cho phép "miễn dịch" đối với nhiều loạt đạn. Nhưng ngốn rất nhiều nhiên liệu , như 1 giờ tiêu thụ hết 800 gallon xăng . Phãi nhận tiếp tế nhiên liêự cứ 3 giờ liên tục vậy

Challenger - Xe tăng chủ lực của Anh. Phiên bản mới nhất có khả năng phòng chống vũ khí hạt nhân, sinh học và hoá học.

Sơ lược về quân đội Iraq ( tài liệu cũ )

So với thời điểm trước chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, thực lực quân đội Iraq hiện đã suy giảm khá nhiều- xét tới cả quân số và các chủng loại quân trang, quân bị. Hiện có khoảng 350.000 quân, nhiệm vụ của quân đội Iraq là bảo vệ Tổng thống Saddam Hussein và Đảng quân sự Baath cầm quyền (BPMB); duy trì an ninh quốc gia; chống lại các cuộc tấn công, thâm nhập của kẻ thù đến từ bên ngoài. Hầu hết các binh sĩ cấp thấp của Iraq phục vụ theo chế độ luân phiên, nhiệm kỳ kéo dài từ 18- 24 tháng. Quân số thường trực tập trung ở 7 sư đoàn thiết giáp, 20 sư đoàn bộ binh

năm 1998, Tổng thống Saddam Hussein chia lực lượng quân đội trên toàn quốc thành 4 khu vực với nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể; đó là miền Nam, miền Bắc, miền Trung Euphrates và khu vực Trung tâm. Tháng 6/2000, mô hình trên bị bãi bỏ. Tuy nhiên, theo nhận định của một số nhà phân tích, nhiều khả năng mô hình lại được tái thiết trong trường hợp Iraq phải đối mặt với một cuộc chiến tranh.

Lực lượng Cảnh vệ Cộng hoà đặc biệt (SRG)
SRG là lực lượng tinh nhuệ nhất nằm dưới quyền kiểm soát của Tổng thống Hussein. Nhiệm vụ chính của SRG là bảo vệ Chính phủ và an ninh ở Baghdad.

Tổng tư lệnh: Tướng Kheir-Allah Waheed Omar al-Nassiri (một số nguồn tin cho rằng SRG còn chịu sự giám sát của Qusay Saddam Hussein- con trai của Tổng thống Saddam Hussein).

Quân số: 26.000 người. Bao gồm 4 lữ đoàn lục quân (chia thành 14 tiểu đoàn). SRG được trang bị xe bọc thép, trọng pháo và nhiều quân trang hiện đại. Được biết, đây là lực lượng quân sự duy nhất được phép đóng đô ở Baghdad.

Không quân
Thống kê của Quốc hội Iraq (INC) khẳng định quốc gia này hiện đang vận hành khoảng 350 máy bay chiến đấu- giảm đáng kể so với con số 750 vào thời điểm trước chiến tranh vùng Vịnh. Số sân bay quân sự cũng giảm tương ứng từ 60 xuống còn khoảng 45. Do bị bao vây, cấm vận... Khả năng không chiến của không quân Iraq rất kém vì quốc gia này không có điều kiện duy trì và bảo quản trang thiết bị chiến tranh.

Nói ngay quân đội Iraq hiện nay bị bắt buộc đi lính nhằm bảo vệ ngai vàng cũa nhà độc tài Saddam Hussein mà thôi , dân chúng Iraq sống trong một chế độ đầy khủng bố và giết chóc bởi bàn tay đẩm máu cũa gia đình Hussein . Tiền lợi tức quốc gia thu đựơc thì cứ 10 đồng thì xài cho nhóm lính bảo vệ và sự xa hoa phung phí cũa nhóm nầy hết 7 / 10 rồi . Quân lính không có một lý tưỡng gì hết , nên không lấy làm lạ gì chiến trận vùng Vịnh năm 1991 thì đa số quân đội Iraq đều mong đầu hàng Hoakỳ còn hơn là giúp tên độc tài gia đình trị sắt máu nầy.

Dĩ nhiên Hoa Kỳ cũng ngai là Saddam Hussein se phá hũy hay cho nổ nhiều giếng dầu hõa , gây tai họa môi sinh cho con người và kéo tiềm năm thế giới về kinh tế đi theo luôn.

 

 

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002