Đại Chúng số 118 - ngày 15 tháng 4 năm 2003

Thư tòa soạn
Vườn thơ
Những người ra đi
Thế giới và bình luận 1
Thế giới và bình luận 2
Tìm hiểu sức mạnh quân đội đôi bên
Đọc báo dùm bạn
30 tháng 4 năm 75
Nối giáo cho giặc
Tin nhỏ cần biết
Noi gương "áo vải cờ đào"
Bạn biết gì về quế?
Nhà báo lão thành Hồ Văn Đồng
Mục suy tư trong số báo nầy
Tâm xả
Khoa học và y khoa
Ngàn năm mây trắng
Đất bằng dậy sóng
Đổi đời
Những ngày gai lửa
Tật của các tỷ phú
Nấu ăn ngon cho chàng
Những bài thơ tuyet tác
Phan thanh Giản
Thử viết về sông

Lấy vũ lực ra cứu quốc nghĩa là đem sắt, lửa với máu ra tranh đòi lấy chủ quyền, cái chủ quyền của tự mình được tự do; dùng ý chí của mình đối với đất đai, dân chúng, việc làm, đường đi, và vận mệnh của tự mình. Không đổ máu tuyệt không xoay chuyển được thời đại.

Huyết Hoa, tr. 125; Thái Dịch Lý Đông A,

30 THÁNG TƯ 75

GIÁ TRỊ CÁC THỎA HIỆP PARIS 54 VÀ THỎA HIỆP PARIS 73
-Hoàng Long.HDB

*

Trong lịch sử chiến tranh, Paris là nơi diễn ra nhiều hiệp định chiến tranh nhất: Thỏa Hiệp 1763 chấm dứt Bẩy Năm Chiến Tranh gồm những Cuộc Chiến của Pháp và Thổ Dân Mỹ Châu; Thỏa Hiệp 1783 chấm dứt Cuộc Chiến Cách Mạng cho nền độc lập của Hoa Kỳ; Thỏa Hiệp 1814 cố gắng chấm dứt các cuộc chiến sau khi Napoleon Đệ I thoái vị; Thỏa Hiệp 1815 được ký kết khi Napoleon bị thất trận tại Waterloo; Thỏa Ước 1856 chấm dứt Cuộc Chiến trên bán đảo Crimea; Thỏa Hiệp 1898 chấm dứt Cuộc Chiến giữa Tây Ban Nha và Hoa Kỳ.

Hội Nghị Geneva, 1954, kết thúc Cuộc Chiến Đông Dương của Pháp, tạm thời chia đôi Việt Nam thành Miền Bắc Cộng Sản và Miền Nam Không Cộng sản. Thỏa Hiệp 54 chỉ là giấy tờ chứng minh sự thất bại của Pháp.

Hội Nghị Paris, 1973, chấm dứt sự dính líu của Hoa Kỳ vào Cuộc Chiến Việt Nam dẫn tới sự sụp đổ toàn bộ chế độ cộng hòa Nam Việt Nam. Thỏa Hiệp Paris, 1973 cũng chỉ là giấy tờ chứng minh sự thất bại của Hoa Kỳ.

Cuộc Chiến VN là một cuộc chiến cho chính nghĩa tự do, chống sự bành trướng của khối Cộng, nhưng Hoa Kỳ đã vấp phải nhiều lầm lẫn tai hại trong chính sách giúp NVN nên chịu thất bại, phải rút quân, và bỏ rơi Nam VN.

Các nhà phân tích hàng đầu đã cùng đồng ý với nhau về nguyên nhân cơ bản của sự thất bại là HK đã không giúp Nam VN những phương tiện để có thể tự đảm đương cuộc chiến đấu chống Cộng. Nói cách khác, HK đã chỉ tạo ra tại NVN một chính quyền không có thực lực. Ngược lại về phía NVN thì nguyên nhân cơ bản mất nước là đã cả tin vào sức mạnh và những lời hứa của HK. Chính Thủ Tướng Sirak Matak (Miên) đã nói lên tình cảm này trong lá thư ông gửi cho Đại Sứ Dean (HK) vào ngày 12/4/75:

Thưa Đại Nhân và Các Thân Hữu:

Tôi cám ơn về bức thư và việc ngài dành cho tôi đến nơi tự do. Tôi rất tiếc không thể đi được trong điều kiện hèn nhát như vậy. Con ngài và đại quý quốc, tôi không bao giờ có ý nghĩ là các ngài lại có ý định bỏ lại những người đã chạy đi tìm tự do. Các ngài đã từ chối không bảo vệ chúng tôi nữa. Chúng tôi không có thể làm gì được. Các ngài hãy lên đường. Tôi chúc các ngài tìm thấy hạnh phúc dưới bầu trời ... Tôi đã mắc một lỗi sai lầm duy nhất là đã tin vào người Mỹ. [Sau đó, T.T. Matak đã ở lại và bị Khmer Đỏ sát hại.]

Sau khi Thỏa Hiệp Paris được ký kết vào ngày 27/1/1973, rất ít người nghĩ rằng đó là giấy khai tử chế độ cộng hòa Nam Việt Nam. Nhiều người vẫn cố bám vào niềm tin rằng Hoa Kỳ không bỏ rơi NVN và giải pháp hòa hợp hòa giải dân tộc sẽ được Cộng Sản Hà Nội và Mặt Trận Giải Phóng MN tôn trọng. Nhưng tất cả chỉ là ảo mộng: Hoa Kỳ đã bí mật thương lượng với Liên Xô và Trung Cộng và đã mua hòa bình bằng giá trao trọn vẹn NVM cho CSHN. Do đó, sau năm 1973 CSHN đã gấp rút thảo kế hoạch tấn chiếm NVN với sự ngầm ủng hộ của HK trong kế hoạch làm tan rã mọi tiềm lực chiến đấu của quân dân NVN với mục đích là cho "chuyện NVMù chấm dứt càng sớm càng tốt." Sau nhiều cuộc đụng độ không thể tránh được tại vài nơi miền Trung và miền Nam gây thiệt hại lớn cho CSHN vì các lực lượng của NVN vẫn còn kiên cường và vì chánh phủ thân Cộng của Dương Văn Minh còn chưa nắm được toàn quyền hành, cho mãi đến ngày 30 tháng Tư, 1975, toàn bộ lực lượng chính của CSHN mới tiến vào thủ đô Saigòn và các tỉnh khác lúc đó đã hầu như bỏ trống và một số tướng lãnh hay viên chức các cấp đã tự vẫn như Tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Trần Chánh Thành.

Cuộc đại thắng mà các Tướng Văn Tiến Dũng và Trần Văn Trà huênh hoang ca ngợi chỉ là cuộc đại thắng cuội vì thực sự CS đã chẳng gặp cuộc kháng cự đúng với ý nghĩa của nó: hầu hết quân sĩ NVN đã buông súng theo lời kêu gọi của T.T. họ Dương.

Cuộc tắm máu đã không xẩy ra và chương trình ra đi có trật tự kể cảø H.O. dành cho quân dân học tập cải tạo đã được thực hiện rất có thể đã là những thương lượng ngầm giữa HK và CSHN trong Hòa Đàm Paris.

Sau 30/4/75, những người có phương tiện đã vội vã chua xót bỏ ra đi trước. Hàng trăm ngàn người sau đó bất chấp tù đầy, hải tặc, hoặc bão tố đã vượt biển, băng rừng ra đi tìm tự do. Nay đã hơn hai thập niên trôi qua, người Việt tỵ nạn đa số đã thành công trong cuộc sống, nhưng vẫn tự coi như là lưu vong, vẫn nỗ lực tìm đủ mọi cách để loại bỏ chế độ cộng sản. Mặc dù đã gặp phải nhiều đối lực từ các tổ chức phản chiến của HK và của ngụy quyền Cộng Sản Hà Nội, các hội đoàn và chính đảng quốc gia ở hải ngoại cũng như ở trong nước đã đạt được thành quả sau đây:

(1) Phá vỡ âm mưu hòa hợp hòa giải cuội của CSHN nhằm đánh lừa người quốc gia thêm một lần nữa. Hòa hợp hòa giải gì trong khi các tài liệu giáo khoa, các báo chí, và các huấn thị vẫn tiếp tục giữ nguyên những luận điệu bôi nhọ gây căm thù đối với các thành phần quốc gia?

(2) Lột trần bộ mặt đạo đức giả của Hồ Chí Minh. Mọi người ngày này đã rõ họ Hồ tuy cũng là người yêu nước nhưng đã tôn thờ chủ nghĩa cộng sản, che dấu lý lịch gia cảnh vợ con, lừa dối đồng bào với chiêu bài giải phóng đất nước, tàn sát các lãnh tụ, đảng viên các chính đảng quốc gia, và đưa đất nước vào hai trận chiến đẫm máu vô ích. Hậu quả là đất nước hiện tại lâm vào hoàn cảnh nội bộ chia rẽ; dân chúng mất niềm tin; đồng bào hải ngoại chống đối; thế giới năm châu coi rẻ. Những sự kiện đó đã khiến cho Tổ Chức UNESCO của Liên Hiệp Quốc trong kỳ đại hội vào tháng 11/1989 tại Paris bãi bỏ nghị quyết được đưa ra vào năm 1987 nhằm tôn vinh họ Hồ như là một danh nhân thế giới.

(3) Phá tan âm mưu bỏ lá cờ quốc gia. Đồng bào mọi giới già trẻ ở hải ngoại đã dựa vào tính cách tỵ nạn cộng sản để yêu cầu dẹp bỏ lá cờ cộng sản được vô tình treo tại vài nơi như trường học, hay tiệm buôn. Hiểu được lý do chính đáng này, tất cả các cờ VN cộng sản đã vĩnh viễn bị xóa bỏ hay thu hồi. Như mới đây, đầu tháng Ba 2003, tại Arizona University (Tucson) có treo cờ Việt Cộng tại khuông viên; sinh viên Trần Duy Hiếu đã gửi emails cho khắp nơi và đồng thời gởi kiến nghị cho Dr. Peter Linkins, Chủ Tịch Đại Học Arizona ở Tucson để phản đối; một email hưởng ứng cũng được gửi đến cho Dr. Peter Likins để bầy tỏ lý do phản đối trong đó có bài thơ :

WE DON’T WANT to SEE IT

We don’t want to see it
The flag has falsely led
To the dead paradise
Of the utopian Marxist.

We don’t want to see it
The flag tells only the lies
For its party to rise
But for most people to die.

We don’t want to see it
The flag of dictatorship
Which never lets the world
Live in peace and in love.

Kết quả là nhà trường đã cho dẹp lá cờ đó. Có vài nơi như Thành Phố Wesminster, California, các nghị viên đã thông qua nghị quyết số 3750 với số phiếu 5/0 cho phép cờ quốc gia, cờ vàng ba sọc đỏ, được là lá cờ chính thức treo tại các cơ sở và các nơi công cộng.

(4) Tố cáo trước thế giới những hành động liên tục vi phạm nhân quyền của CSVN. Những vị lãnh đạo tôn giáo, những nhà tranh cho tự do dân chủ, những nhà bất đồng chính kiến đều đã bị chính quyền CS bỏ tù, đánh đập hoặc thanh toán. Đây chính là hậu quả của chính sách độc quyền chính trị xuất phát từ chủ nghĩa cộng sản.

Đồng bào hải ngoại phần đông cho ngày 30/4 là Ngày Quốc Hận: hận vì bị mất nước và bị phản bội. Người Mỹ cũng có nhiều người coi đó là ngày nhục nhã cho Hoa Kỳ vì đã nhịn thua trong Cuộc Chiến VN mà thực ra địch không thể nào thắng nổi nếu HK sử dụng đến sức mạnh sẵn có. Nhưng có lẽ trách người không bằng trách ta như người xưa từng nói "tiên trách kỷ, hậu trách nhân". Và, thực tế hơn nữa là nên đoàn kết nhìn thẳng về phía trước để chiến đấu hơn là chỉ quay lưng lại để mà trách móc lẫn nhau. Nhiều người hẳn đã từng đọc câu thơ đáng nhớ của một thi sĩ Pháp: "Gémir, pleurer, tout est lâche! Seul le silence est grand." [Rên rỉ, than khóc, toàn là hèn nhát! Chỉ có sự im lặng là cao cả]. Thực tế quả có nhiều vị tỵ nạn đã giữ sự nín lặng trong hơn hai chục năm qua, bởi vì đối với những quý vị này thì mọi giải thích đều không đủ để nói lên sự thật. Vậy nên nín lặng chờ thời cơ mở ra.

Thời cơ là thế nào? Trong lịch sử có những biến cố thật quan trọng làm thay đổi toàn diện khung cảnh xã hội mà hiếm người lường trước được. Chẳng hạn những di dân Anh sang lập nghiệp ở Mỹ Châu chống lại mẫu quốc (1789) và khai sinh ra Hiệp Chủng Quốc tức Hoa Kỳ ngày nay; cuộc Cách Mạng Pháp (1789) tạo ra Cộng Hòa Pháp Quốc; Nhật đảo chánh Pháp tại Đông Dương (1942); Cộng Sản VN cướp chính quyền (1945); Hoa Kỳ tham chiến tại Nam Việt Nam (1965); Cộng Sản tràn chiếm NVM bỏ ngõ (1975); người Việt ra đi trật tự (1985), v.v. Những biến cố đó đều hiếm người lường trước và đã tạo ra nhiều thay đổi lớn. Có người cho đó là cơ trời. Trước đây những biến cố đó ít người lường trước được vì không có khả năng phân tích hết những dữ kiện căn bản và phần đông người ta chỉ đoán mò. Ngày nay nhờ có máy điện toán tối tân hỗ trợ và làm việc có phương pháp, những biến cố quan trọng thường có thể lường trước được bởi các nhà soạn thảo kế hoạch.

Không ít người cho rằng Cuộc Chiến Hoa Kỳ thanh toán Sadam Hussein là không xẩy ra. Có lẽ họ cho rằng có nhiều nước chống lại cuộc chiến đó nhất là có cả Nga và Pháp. Thực tế cuộc chiến đã diễn ra với một mức độ có thể kiểm soát được để tránh tối đa sự thiệt hại cho những người dân vô tội và quân sĩ chinh phạt không bị hy sinh quá mức. Đó là một phần trong ý nghĩa mà TT Bush đã nói: "Đây là một cuộc chiến không giống bất cứ một cuộc chiến nào trước đây". Biến cố quan trọng này sẽ mở ra những thay đổi nào lớn lao? Trước mắt cho thấy là những chính quyền nào thủ hữu những võ khí tàn phá hàng loạt, nhất là những võ khí vi trùng hay hơi độc, mà không chịu giải giáp, lại đe dọa hòa bình của Mỹ Châu và thế giới sẽ phải bị thanh toán. Có lẽ cũng nên biết rằng Sadam Hussein chỉ là cái bóng (giả) phải giải quyết, còn cái hình (thật) cần phải tận diệt mới là đáng kể. Kế đó là những chính quyền tiếp tay cho các tổ chức khủng bố toàn cầu. Sau cùng là những chính thể độc tài không tôn trọng nhựng quyền cơ bản của con người. Như T.T. Bush đã hé mở rằng cuộc chiến thanh toán Sadam tại Iraq mới là bước khởi đầu trong tiến trình của Cuộc Chiến Mới của Hoa Kỳ nhằm tạo an ninh, hòa bình, và thịnh vượng trên toàn cầu. Tất nhiên muốn đạt mục tiêu đó, cuộc chiến đó sẽ phải là lâu dài (để bớt tổn thất nhân mạng) và dùng tới đủ mọi biện pháp (để đạt hiệu quả tốt).

Trận chiến tại Iraq tất nhiên ảnh hưởng cân não đến nhiều nước trên trục ác quỷ hay có liên hệ đến trục đó mà Hoa Kỳ đã vạch ra Đồ Tuyến (Road Map) trên sách lược toàn cầu của Hoa Kỳ.

 

 

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002