Đại Chúng số 113 - ngày 1 tháng 1 năm 2003

Thư tòa soạn

Thế giới & bình luận

Tâm Thư của Tuần Báo Đại

1001 chuyện nhớ quên

Đọc báo dùm các bạn

Bác sĩ Alexandre YERSIN

Câu chuyện tại Việt Nam

Khuôn mặt thời đại

Điều cần biết hiện nayi

Lịch Sử Diễn Hành Hoa Hồng

Nhu Anh May Troi

Tin nhõ cần biết

Tim Trong Ky Niem

Khoa học & Y khoa

Chuyện huyền bí

Vinh Danh Người Nằm

Vũ trụ & Con người

Giấc Mơ Gợi Nhớ

Mưa bên này, nắng bên kia

Nấu ăn ngon cho chàng

Trang thơ

Nguoi va ngom & Thu Khong Niem Goi Tran Nghi Hoang

QUa Khu Mot Doi Nguoi

 

Giấc Mơ Gợi Nhớ

của Bình ân Huyên

Ngọc Cầm đang loay hoay phổ thơ bài hát "Dreams And Memories" của Toselli, theo lời yêu cầu của vợ chồng một người bạn. Bà nhìn xuống trang giấy đầy chữ viết viết xoá xoá. Bài thơ sắp thành hình. Bà lẩm nhẩm đọc, rồi hát lên thành tiếng theo âm điệu bài Serenade của Toselli. Ngọc Cầm nói nho nhỏ một mình :

- Đặt nhan đề là gì đây nhỉ ? Thôi, để gọi cho Hoàng-Yến, bàn với chị ấy xem sao.

Ngọc Cầm với tay nhấc máy điện thoại, bấm số, để lên tai. Tiếng người bên kia trả lời. Nàng nói trong tiếng cười :

- Chị Hoàng-Yến đấy hả ? Ngọc Cầm đây. Chị có bận gì không ? ... Dạ. Cám ơn chị. Em mới dịch xong bài hát mà anh chị song ca trong cassette tặng em đó. Em dịch từ nguyên bản của Toselli thành một bài thơ mới. Bài anh chị hát là của nhạc sĩ P.D. chuyển sang tiếng Việt, cũng hay lắm, nhưng anh chị và em đã đồng ý với nhau là mình tự chuyển lấy, rồi đưa cho anh chị hát lại. Em sẽ thưởng thức tiếng nhạc Toselli và lời ca của anh chị mỗi khi đi ngủ. Em chưa biết đặt nhan đề cho bản dịch thành bài thơ này là gì. Chị có ý kiến nào không ?

Ngọc Cầm vừa nói vừa bấm một nút trên hộp máy điện thoại. Tiếng Hoàng-Yến nhỏ nhẹ như của một thiếu nữ rất trẻ :

- Nguyên bản tiếng Anh là "Dreams And Memories". Chị thích nghe bài này mỗi khi đi ngủ, phải không ? Tôi đề nghị đặt tên cho bài thơ của chị mới dịch ra từ nguyên bản tiếng Anh sang tiếng Việt, là "Giấc Mơ Gợi Nhớ". Chị thấy thế nào ?

Ngọc Cầm cười vui :

- Ban ngày em cũng hay mơ mộng lắm. Nhưng là để sáng tác thơ. Riêng có ban đêm là em vừa nghe tiếng anh chị hát trong giàn máy bên cạnh giường, vừa mơ chuyện khác. Chị hiểu tâm sự của em quá rồi còn gì ! Em đồng ý mình đặt bài thơ phổ nhạc Toselli là "Giấc Mơ Gợi Nhớ". Lát nữa em sẽ sang nhà gửi anh chị bài thơ. Lần này Ngọc Cầm xin anh chị chịu khó thu bài anh chị hát nhiều lần trên cả hai mặt băng cho em được nghe hoài mà không phải cho băng quay lại từ đầu. Ngọc Cầm xin cám ơn anh chị trước.

Hai ngày sau, Ngọc Cầm nhận được băng nhạc của vợ chồng Hoàng-Yến Lê-Bằng trao tặng. Cả hai mặt băng đều ghi hàng chữ "Giấc Mơ Gợi Nhớ" - Hoàng-Yến Lê-Bằng mến tặng Ngọc Cầm. Buổi tối, trong khi Lionel người bạn già trong cuộc tình cuối đời của bà đang say giấc điệp, bà nhẹ nhàng ra phòng khách, đóng chặt cửa, để băng nhạc vào máy, rồi nằm dài trên ghế nệm da. Tiếng Tây-ban-cầm quyến rũ của Lê-Bằng mở đầu bản nhạc theo điệu ad libitum, tiếp theo là giọng hát tươi mát của Hoàng-Yến :

Mơ ... đem nhớ vào tim...Cuộc tình đầu em hiến ai

Dù khi đơn chiếc tơ lòng

Em vẫn tôn thờ yêu dấu theo ngày tháng dài á!

Lê-Bằng hát tiếp :

Mơ ... đong tiếc đầy tay...Chuyện tình xưa vắng xa

Buồn thương tiếc nuối chan hoà

Những phút huy hoàng ân ái đâu còn chói loà !

Tiếng đàn lãng đãng ngừng lại, chuyển dồn dập ngay sang điệu slow nhịp nhàng. Hoàng-Yến hát giọng chính. Lê-Bằng hát giọng phụ :

Vòng tay mê xiết mãi một mình,

Cặp môi ngây tím nét hận tình...

Tiếng đàn trở lại lãng đãng xuyên qua tiếng đơn ca cao vút trong vắt của Hoàng-Yến :

Lời hứa ... yêu lâu bền

Sao tàn phai chôn xoá nhanh, ... tình hỡi !

Giọng thổ ấm áp của Lê-Bằng cất lên như quện lấy tiếng ngân giọng kim tha thiết của Hoàng-Yếná:

Mơ ... đưa tim về nhớ...

Trăng soi tóc em...Bài ca...cùng nhau hoà ca

Chia nhau mối ân tình...Nhịp theo tiếng chuông reo đền thờ...

Tiếng Hoàng-Yến như đuổi bắt ú-tim với tiếng của chồng nàng :

Ôi ! Khao khát bao đêm mơ dựng nên tình này...

Ngọc Cầm chập chờn trong cảm giác đê mê với những tiếng đàn dạo thật tài hoa của Lê-Bằng dẫn tới điệp khúc của bài hát. Hoàng-Yến cất giọng tha thiết :

Bạn lòng tay nắm tay...

Cầu xin mãi mãi chung mộng

Ta dẫn nhau về

Trên lối nước Nhược non Bồng...

Tiếng đàn tiếng hát ngừng lại, để rồi trong khi cả hai giọng kim và thổ chuyển sang âm bậc cao, tiếng đàn bật lên giòn giã như những giọt mưa đá đổ xuống nẩy tung phát âm thanh tròn vo vang dội trên chiếc mâm đồng quí, cuốn lấy hai giọng hát vô cùng tha thiết, đưa người nghe lên đỉnh cao của cảm giácá:

"Về ... cùng ... nhau... nhé !..."

Năm móng tay gảy vào sáu dây đàn kim khí rào rào như hạt trai rơi xuống chậu pha-lê. Bài ca vừa chấm dứt thì tiếng nhạc mở đầu đã nổi lên trình bày bản "Giấc Mơ Gợi Nhớ" lần thứ nhì, đưa Ngọc Cầm đi sâu vào cõi thần tiên nửa tỉnh nửa mơ. Dòng nhạc như làn sóng biển ào ạt len lấn vào trong bờ tiềm thức của người đàn bà đã hơn sáu chục tuổi, lôi cuốn ra "đại dương hiện tại" cả một quãng đời thanh xuân xưa kia của bà. Ngọc Cầm thấy mình đang đứng trên thềm cao trước cửa nhà đối diện với vườn hoa "Bờ-Rô" trên đường Hồng-Thập-Tự. Minh-Trần, người thanh niên có gương mặt vô cùng đẹp trai trên thân hình cao ráo như một tài tử điện ảnh, đứng dưới thềm ngước mặt chiêm ngưỡng nét cười của thiếu nữ, tức là Ngọc Cầm thuở xưa, miệng cất tiếng trong trẻo ấm áp :

- Nhìn ngược từ dưới lên, em cười giống Marilyn Monroe không thể nói được ! Hãy cười nữa đi, để anh chụp một "pô" làm kỷ niệm.

Nét cười lịch sử đó đã được ghi vào ống kính, rửa ra thành bức ảnh trao tặng cho Ngọc Cầm, sau này được in trong một cuốn thơ của bà xuất bản vào cuối năm 2000. Kỷ niệm trữ tình thuở ban đầu ấy đã mờ đi với cuộc sống chồng v? ngập tràn hương lửa ái ân, rồi chôn vùi theo đời sống thực tế phũ phàng của thiếu phụ thấy nhan sắc mình phai tàn mau chóng giữa đàn con nheo nhóc, qua bao đêm thao thức chờ chồng đi vắng nơi nao lâu về. Người chồng có bộ mặt cùng thân hình tài tử điện ảnh - mà quả thật chàng ta là tài tử điện ảnh nổi danh thập niên 60, 70á- sau cùng đã đi vắng nơi nào, không về nữa. Chàng ta còn mải chụp ảnh một vài kiều nữ nào đó, cũng có nét cười giống Marilyn Monroe nhưng hãy còn xuân sắc, non tươi. Chắc hẳn làn da bụng của những người đẹp ấy chưa nhăn nhúm xụng xịu vì chưa rơi vào cảnh bụng mang dạ chửa. Phải, Minh-Trần đã bỏ rơi Ngọc Cầm không thương tiếc, để lại cho người vợ vô phúc mối hận cay đắng và gánh nặng nhọc nhằn. Đời sống nheo nhóc gà mái nuôi con đã tới mức cùng cực sau khi Sài-Gòn thất thủ.

Vẫn lênh đênh trong tiếng đàn hát của bản nhạc bất hủ Toselli, Ngọc Cầm đi vào giấc mơ khác. Bà thấy Minh-Trần trước khu Bolsa bên Mỹ. Vẻ đẹp trai như tài tử đã hằn nhiều nét già nua phong trần. Ông ta đang đứng tán dóc với mấy bạn trai thì tiếng điện thoại cầm tay rung lên. Bấm máy đưa lên tai, ông nói bằng giọng từ vui tươi sang sửng sốt :

- Allo ! Minh-Trần đây. Sao ? Nhà tôi làm sao ? Được rồi, tôi về ngay.

Ngửng lên, Minh-Trần hốt hoảng nói với bạn :

- Tôi phải về ngay. Nhà tôi đứt gân máu đầu tại nhà.

Ngọc Cầm thấy chồng cũ dừng xe trước căn nhà một tầng có vườn hoa đàng trước. Ông chạy nhanh vào nhà, rồi vài phút sau, chạy ra, lên xe phóng đi. Tới một bệnh viện, ông dừng xe, vội vã đi vào trong hành lang. Trao đổi với người ngồi trực một câu ngắn ngủi, ông chạy vụt tới khu hồi sinh. Ở đó, một thiếu phụ nằm trên giường sắt, mắt mở trưng trưng. Y tá nam nữ chạy qua chạy lại. Minh-Trần nhào tới, nắm tay bệnh nhân, và thấy đó chỉ còn là cái xác không hồn. Minh-Trần ôm đầu nói trong nước mắt :

- Trời ơi ! Đất ơi ! Lần nào tôi cũng không được nói với người tôi yêu lời cuối cùng !

... Ngọc Cầm tỉnh dậy, giụi mắt, hé miệng cười chua chát. Bà lẩm bẩm :

- Hình phạt đích đáng cho kẻ phản vợ bỏ con !

Tiếng đàn hát trong giàn máy đã chấm dứt từ lúc nào. Ngọc Cầm đứng lên, tắt máy tắt đèn, đi vào phòng ngủ. Tiếng Lionel khàn khàn :

- Lên nằm cạnh cho anh bớt lạnh đi em.

Ngọc Cầm yên lặng, lên giường mở chăn nằm sát người Lionel, lòng tràn ngập thương yêu. Cặp mắt Ngọc Cầm long lanh trong ánh đèn đêm mờ ảo. Bóng tối trên trần nhà giãn dần ra tứ phiá nhường chỗ cho những hình ảnh xa xưa từ từ rời tâm trí người đàn bà luống tuổi hiện lên "màn ảnh" của cơn mơ, ở đó cảnh năm mẹ con bà sống nheo nhóc sau năm 1975 trải ra thành cuốn phim sống động...

... Cách quán phở cư xá Công-Lý khoảng mươi thước, sát bức tường đã tróc hết nước vôi để lộ lớp xi-măng xám đen, ngăn cư xá công chức với xóm nhà lá Monceau, một trái nhà lụp xụp được dựng lên từ hồi nào. Mái nhà làm bằng những tấm tôn cũ đóng đinh vào mấy gióng gỗ một đầu gác lên chóp tường, một đầu hạ xuống đóng đinh vào hai khung tủ gỗ cũ kỹ mất cả cánh cửa. Giữa hai khung tủ là khe hở đủ cho một người len vào dùng làm cửa được che hờ hững bằng một tấm vải cũ kỹ. Hai bên "nhà" được đậy kín bởi vô số mảnh thùng các-tông buộc vụng về vào nhau bằng những sợi dây thép rỉ sét. Đàng trước mặt "nhà", cạnh lối đi nhỏ hẹp, xếp ngổn ngang nào là lò bếp bằng đất dưới mấy cái xoong chảo cáu đen, nào là thùng gỗ đựng la-de cũ trong để lỏng chỏng ít bát đĩa sứt mẻ gần hết cùng mớ đũa thìa cong queo.

Đó là "nhà" của mẹ con Ngọc Cầm. Sau cuộc chia tay phũ phàng với Minh-Trần, nàng được chồng cũ thảy cho ít tiền. Năm mẹ con bỏ căn nhà đang thuê, dắt díu nhau đến ở nhờ bố mẹ nàng trong cư xá Công-Lý. Sau ngày Sài-Gòn bị cưỡng chiếm, đời sống cùng cực đã gây lủng củng cho việc sống chung của mẹ con Ngọc Cầm với gia đình ông bà Thìn là bố mẹ của nàng. Những vụ cãi cọ giữa chị em xảy ra liên tiếp. Cuối cùng, Ngọc Cầm và bốn con bắt buộc rời nhà bố mẹ vào một buổi chiều mưa. May mắn, ông bà chủ quán phở Công-Lý trong cùng cư xá cho năm mẹ con nàng trú ngụ tạm qua đêm một góc quán phở. Ngày hôm sau, cũng trong cái may mắn ấy, Ngọc Cầm dắt các con rời quán phở đúng lúc ông khóm trưởng quen mặt đang chỉ huy lao công khênh xác hai vợ chồng người ăn mày ra khỏi trái nhà gần quán phở. Nàng vội lại gần khóm trưởng, nài xin bằng giọng tha thiết đượm nước mắt :

- Ông cho phép tôi và bốn đứa con nhỏ tạm trú trong trái nhà này. Mùa mưa bắt đầu. Tôi cùng các cháu bé không thể nằm ngoài trời được.

Ông khóm trưởng biết rõ hoàn cảnh mẹ con nàng, nên chấp thuận ngay. Từ đó, trái nhà của hai vợ chồng người ăn mày già qua đời trở thành "nhà" của mẹ con Ngọc Cầm. Ban ngày, để đàn con trông lẫn nhau, nàng ra Chợ Trời làm đủ nghề, từ chạy hàng xách tới gánh nước thuê. Số tiền kiếm được không đều đặn giúp nuôi sống năm miệng ăn một cách vô cùng cực nhọc. Bố mẹ Ngọc Cầm dàn xếp cho nàng và các em hoà thuận với nhau. Tuy nhiên, nàng nhất định không trở về ở chung trong căn nhà của cư xá công chức, chỉ cách trái nhà lụp xụp của mẹ con nàng có vài dãy nhà. Những lúc không có việc gì làm, trong khi các con chơi với nhau bên ngoài trái nhà, Ngọc Cầm cặm cụi ghi những dòng thơ thoát ra từ tâm tư đau khổ của nàng. Một số bài thơ được gửi kèm với những lá thư sang Pháp cho mấy người bạn gái cũ may mắn di tản thành công. Thư hồi âm được gửi tới địa chỉ quán phở Công-Lý. Một hôm, vào thập niên 80, Ngọc Cầm nhận được lá thư của Marianne Như, bạn học cũ. Trong thư có đoạná:

" Gần nhà chúng tao có anh Lionel. Anh ấy hơn chồng tao, Jean Pierre, mười lăm tuổi. Vợ của anh Lionel cũng là người Việt, nhưng bà ta hoang đàng hỗn xược quá, nên hai bên bỏ nhau. Bà ấy mang hai đứa con theo. Anh Lionel là kỹ sư điện sắp về hưu. Tao có dịch mấy bài thơ của mày cho anh ấy nghe, kể hoàn cảnh của mày, cho xem hình ảnh xưa và nay của mày. Anh ấy thích lắm. Hôm qua, anh Lionel đến chơi, trịnh trọng nhờ tao đề nghị với mày như sau : Nếu mày chịu làm vợ anh Lionel, anh ấy sẽ sang Sài-Gòn cưới mày rồi bảo lãnh tất cả mẹ con mày sang Pháp. Có thế nào, cho chúng tao biết càng sớm càng hay nhé..."

Ba tấm ảnh gửi kèm theo lá thư : Ảnh chân dung của Lionel, ảnh Lionel đánh tennis với chồng của Marianne Như, và ảnh Lionel chụp chung với bố mẹ và các em trai em gái của anh. Lionel có vẻ đẹp trai của một nhà thơ nhà văn Alfred De Musset thuộc thời kỳ Lãng Mạn Pháp với hai chân tóc mai cùng hàng ria mép điểm bạc lơ thơ và cặp kính trắng trên sóng mũi thanh thanh. Ông vốn là thần tượng của Ngọc Cầm từ khi nàng còn học trường Marie Curie. Nàng tự nhiên cũng có cảm tình với Lionel. Song vì đã một lần thất bại tình yêu nặng nề nên nàng ngần ngại. Marianne Như phải gửi thư lần thứ hai hối thúc dữ dội, Ngọc Cầm mới chịu viết thư phúc đáp, kể rõ hoàn cảnh của nàng và không quên thú thật tình cảm của mình đối với người bạn trai Tây phương chưa từng gặp mặt. Lionel thu xếp sang Sài-Gòn ngay. Gặp mẹ con Ngọc Cầm tại phi trường Tân Sơn Nhất, Lionel thuê taxi chở cả nhà đến khách sạn sang trọng đặt sẵn ba phòng lớn, cho các con nàng, cho riêng nàng, và cho riêng chàng. Lionel cố gắng làm theo lời dặn của vợ chồng Marianne Như trong cách đối xử với phụ nữ Việt.

Những ngày sau đó, Lionel thuê taxi chở cả nhà đi chơi, mua sắm y phục, đồ dùng cần thiết cho mẹ con Ngọc Cầm. Đồng thời, anh tớI Toà Lãnh Sự Pháp xin làm thủ tục cưới Ngọc Cầm và bảo lãnh mẹ con nàng sang Pháp. Trong suốt thời gian đó, Ngọc Cầm và Lionel dần dần quen hơi bén tiếng nhau. Lễ cưới được tổ chức đơn giản với sự chứng kiến của đại diện Toà Lãnh Sự và bố mẹ Ngọc Cầm. Theo lời yêu cầu của Ngọc Cầm, tiệc cưới diễn ra trong quán phở Công-Lý trong khuôn khổ tiệc trà. Ông bà chủ quán không bán phở một buổi, để phụ trách bữa tiệc trà do Lionel đài thọ, với sự tham dự của đại gia đình Ngọc Cầm, ông bà chủ quán, khóm trưởng, đại diện mấy chục gia đình ngụ trong cư xá. Hoàn cảnh kinh tế khó khăn chỉ cho phép những người tham dự chung nhau mua bó hoa và cặp rượu tây tặng cô dâu chú rể. Sau tiệc cưới, hai chiếc taxis chở cô dâu chú rể và bốn đứa con về khách sạn của họ. Cho các con về phòng nghỉ ngơi, Lionel và Ngọc Cầm đứng ngoài hành lang trước cửa hai căn phòng của họ. Lionel nắm tay Ngọc Cầm, nói ngọt ngào :

- Mời em sang phòng anh dùng chén rượu kỷ niệm ngày hai ta kết hợp với nhau.

Ngọc Cầm sung sướng gật đầu. Cặp mắt nàng long lanh tia nhìn trìu mến đầu tiên sau bao năm u sầu bẽ bàng. Nàng lặng lẽ để cho chồng dắt vào phòng, đóng cửa lại. Chai sâm-banh đắt tiền mang từ Pháp qua, ướp trong chậu đá, được mở ra với tiếng nổ vui tai. Cặp vợ chồng mới cưới cụng ly nhiều lần. Hơi rượu đượm men tình đưa hai thân xác trở về bộ áo nguyên thủy của loài người. Nàng với nước da nâu hồng, mái tóc dài đen xõa ngang lưng, thân hình vẫn còn hấp dẫn, đã lâu vắng hơi tình nồng giờ đây ngùn ngụt bốc lửa nhục dục. Chàng với bộ ngực và hai bắp tay cặp chân nở nang của cầu thủ quần vợt phủ lớp lông nâu vàng, chiếu ánh nhìn trong xanh tràn đầy khao khát dồn ép bấy nay xuống cặp môi mòng mọng ướt át của mỹ nhân người Việt mà anh từng ái mộ. Hai cặp tay giơ ra, ôm lấy lưng nhau. Hai cặp môi tìm nhau. Hai thể xác hoà hơi nóng vào nhau. Hai tiếng kêu run rẩy chới với đan vào nhau :

- Ma chérie !

- Mon chéri !

Căn phòng khách sạn như bùng cháy trong muôn vàn tác động ái ân dồn dập, điên cuồng, mê đắm tột độ !...

... Hình ảnh yêu đương nồng cháy đêm tân hôn mở đầu cho biết bao hình ảnh yêu đương bền chặt rải rắc từ đất Việt sang tới đất Pháp, từ đó cho đến nay không hề phai nhạt, mặc cho những tiếng chì tiếng bấc của một số phụ nữ đồng hương cay nghiệt :

- Con đĩ về chiều lấy thằng Tây già cốc đế mà không biết nhục !

Ngọc Cầm cần cù làm việc trong cửa hàng hạng sang, tạo nên do tiền bạc của Lionel và kiến thức cùng tài khéo của Ngọc Cầm. Các con bà được nuôi dưỡng ăn học thành tài. Giờ đây, dưới mái nhà chỉ còn lại hai vợ chồng trong buổi xế chiều, với những dè bỉu của cuộc đời xung quanh không buông tha. Lionel không để ý vì ông không rành tiếng Việt. Ngọc Cầm luôn luôn bực bội. Cho đến ngày bà gặp được cặp uyên ương Lê-Bằng Hoàng-Yến. Hai người bạn đến với bà vì tình yêu văn chương thi phú. Bằng một bài thơ ngắn ngủi, họ chia sẻ với bà một lập trường vô cùng trong sáng tươi mát trước tất cả những phù phiếm, bỉ ổi, ganh ghét, nhỏ nhen của cuộc đời xung quanh. Những dòng thơ của hai người bạn đó cứ vang vọng bên tai Ngọc Cầm :

Năm xưa,

Ta nắm níu đời này,

Lao đao

Trong buồn tủi đắng cay,

Ra đi

Bỏ quê hương kỷ niệm,

Chỉ còn

Chữ Tự Do trong tay.

Tung bayá !

Giải thoát cho chính mình,

Tung bayá!

Xa khỏi chốn điêu linh,

Tung bayá !

Theo tình yêu Thượng Đế,

Tung bayá !

Vào được chốn an bình.

Gặp nhau

Nơi xứ người đất lạ,

Quen nhau

Vì nghệ thuật văn hoá,

Cho nhau

Tình Đồng Hương mặn mà,

Chia nhau

Trời Tự Do bao la ,...

Bài thơ mang nhan đề "Tự Do Để Sống !!"

Hoàng-Yến và Lê-Bằng có lẽ là hai người bạn đầu tiên mang ánh sáng và hương thơm cho quãng đời còn lại của Ngọc Cầm. Họ đã tặng vợ chồng bà cuốn băng chứa đựng tiếng hát thần thoại qua bản nhạc bất hủ Serenade của Toselli. Ban đêm, bản nhạc giúp Ngọc Cầm mở cánh cửa tiềm thức của chính bà để tháo cũi xổ lồng những hình ảnh chất chứa ứ đọng trong tâm tư nàng bao năm nay. Ban ngày, ý nghĩ tươi sáng của hai người bạn đó giúp bà duy trì bền bỉ mối tình giữa nàng và người chồng già dị chủng.

Ngày 11 tháng 08 là sinh nhật của Ngọc Cầm. Buổi chiều, bà nhận được một niềm vui và một tin buồn gần như cùng một lúc. Lionel vắng nhà cả buổi sáng. Buổi trưa, ông trở về, một tay ôm bó hoa rực rỡ, tay kia xách cái hộp khá to bọc giấy gói tặng phẩm mầu đỏ thắt nơ xanh lá cây. Đứng giữa cửa ra vào, Lionel nở nụ cười rộng rãi, nhìn Ngọc Cầm bằng ánh mắt vô cùng âu yếm. Ông nói như hát :

- Bon Anniversaire à ma femme bien-aimée !

Ngọc Cầm cảm động tiến sát Lionel, cám ơn chồng bằng nụ hôn nồng nàn lên môi người tình, trước khi đỡ lấy bó hoa. Lùi lại ngắm vợ bên những bông hoa vàng hồng tươi vui, những ngọn lá xanh mướt, Lionel gật gù không nói, lẳng lặng mang hộp quà đặt lên chiếc bàn thấp, tháo dây gỡ giấy, cho thấy một máy quay băng mới tinh. Ông mỉm cười nói :

- Tặng em máy này, có hệ thống tự động thay mặt băng, để em khỏi phải mất công làm lấy.

Ngọc Cầm mừng rỡ, nhờ Lionel gỡ máy cũ, xếp máy mới vào giàn nhạc stéréo. Bà lấy cuốn băng có bản nhạc "Giấc Mơ Gợi Nhớ" cho sẵn vào máy. Vừa lúc ấy, người đàn bà được thưê đến dọn dẹp lau chùi nhà cửa bước vào. Ngọc Cầm chỉ chiếc máy cũ, bảo bà ta :

- Cho bà cái máy quay băng còn chạy tốt.

Hương, bà dọn nhà, cám ơn, nhận chiếc máy. Dọn dẹp lau chùi xong, bà ta chào hai vợ chồng Lionel, ra về. Bà Hương-Thiều ở cạnh nhà của Lê-Bằng Hoàng-Yến, tức là cách nhà Ngọc Cầm hai dãy phố. Chính Hoàng-Yến đã giới thiệu bà cho vợ chồng Lionel. Ngọc Cầm mắc bịnh tiểu đường nặng, hay bị mệt. Còn Lionel bị đau tim và áp huyết cao. Bác sĩ không cho cả hai vợ chồng làm việc nhiều bằng tay chân. Mỗi tuần, bà Hương-Thiều đến dọn hai lần. Nếu cả hai người đi vắng, bà sang nhà gardien lấy chià khoá mở cửa, rồi trả lại cho họ sau khi làm việc xong. Hoàng-Yến, Ngọc Cầm và bà dọn nhà đều có số điện thoại của nhau, để tiện liên lạc khi cần.

Ngọc Cầm đang cắt bánh sinh nhật và Lionel đang rót rượu vào chén, tiếng điện thoại reo vang. Ngọc Cầm bấm nút trên hộp máy để có thể v?a nghe vừa nói mà không phải cầm ống nghe. Tiếng Hoàng-Yến nhẹ nhàng phát ra từ hộp máyá:

- Cho bọn này cáo lỗi, không sang ăn sinh nhật với anh chị được, vì phải đi thăm bà mợ ở tỉnh bên cạnh. Cậu ruột của mình mới mất vì bịnh tim. Chị đã gặp cậu mợ mình vài lần ở nhà bọn này rồi. Có nhớ không ?

- Ông bà Cần phải không. Bà mợ có tên tục giống tên mẹ mình chứ gì ?

- Đúng. Mợ Tú. Tội nghiệp mợ. Hai vợ chồng cậu mợ Cần có cuộc tình rất đẹp, từ lúc gặp nhau tới lúc xa nhau vĩnh viễn, tất cả đều là một khúc nhạc du dương. Theo lời mợ mình kể, trong suốt năm mươi năm chung sống, từ Thanh-Hoá vào Sài-Gòn, rồi từ Việt-Nam qua đây, cậu mình chưa bao giờ nặng lời với mợ mình một lần. Lúc nào cậu cũng vui vẻ nhẹ nhàng. Những đêm cuối cùng nằm trên giường trong bệnh viện, cậu mình đòi mợ mình kê một giường nhỏ ngay sát giường bệnh. Suốt đêm, cậu mình nằm nghiêng, một tay nắm tay mợ mình, một chân gác lên người mợ mình. Cứ như thế cho đến khi cậu tắt thở...

... Câu chuyện của cậu mợ Cần ám ảnh Ngọc Cầm từ hôm đó. Đêm đêm, trước khi vào giường với chồng, bà nằm một mình ngoài phòng khách, nhắm mắt thả hồn vào lời ca tiếng nhạc quyến rũ của bản "Giấc Mơ Gợi Nhớ". Những hình ảnh xưa cũ của Minh-Trần, cậu Cần mợ Tú, lần lượt hiện ra, rồi mờ đi. Sau một thời gian, những hình ảnh đó dần dần phai lạt mất khỏi những cơn mơ của Ngọc-Cầm. Thay vào đó, nàng thấy mình với người chồng dị chủng dắt tay nhau đi vào những khu vườn đầy hoa thơm cỏ lạ, chim muông bay lượn, ca hót véo von. Khi tỉnh dậy, bà cứ để máy chạy, đi sang phòng ngủ, đứng bên giường ngắm người bạn tình mà cũng là ân nhân của mẹ con nàng. Khi Lionel cất tiếng khàn khàn : "Lên nằm cạnh cho anh bớt lạnh đi emá", bà nhẹ nhàng ngồi xuống, ngả mình, nằm sát vào người Lionel, trong lòng hân hoan nghĩ rằng vợ chồng bà đang bắt chước cử chỉ của cậu Cần mợ Tú, tượng trưng cho sự gần gũi tuyệt hảo của cặp uyên ương yêu thương nhau chân thành. Gần thân xác nhau. Gần tâm hồn nhau. Cho đến tận cùng cuộc đời,...

Hoàng-Yến được bà dọn nhà gọi điện thoại khẩn cấp :

- Mời ông bà sang ngay nhà ông bà Lionel !

Khi hai vợ chồng Hoàng-Yến tới nơi, ông gardien từ trong đi ra nói :

- Tôi phải gọi cảnh sát tới. Xin ông bà có vào trong thì đừng sờ mó xê dịch gì hết.

Cửa căn nhà của Ngọc-Cầm và Lionel mở toang. Trong các phòng đèn bật sáng choang. Ngọc Cầm và Lionel nhắm mắt nằm song song bất động trong lớp chăn hoa bồng bềnh trên giường ngủ. Bà Hương-Thiều ngậm ngùi kể lể :

- Tôi đến dọn dẹp nhà như mọi khi. Gọi cửa không ai trả lời, tôi sang nhà gardien lấy chìa khoá mở cửa vào. Trong phòng khách ca nhạc vang lên êm ái. Vào phòng ngủ, thấy hai ông bà còn nằm trên giường, tôi gọi hai ba lần không trả lời, nên biết có chuyện chẳng lành. Tôi điện thoại cho ông bà ngay, rồi chạy sang báo gardien. Tội nghiệp ! Thấy hai ông bà Lionel lúc nào cũng quấn quít, âu yếm, giúp đỡ nhau. Trời cho đi một lượt. Chả ai phải ở lại thế gian một mình để mà chịu đau khổ nhớ thương !

Từ phòng khách, tiếng đàn tiếng hát vang lên tiết tấu cao vút thiết tha :

... Về ... cùng ... nhau ...nhé ......

?Bình Huyên.

 

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002