Đại Chúng số 117 - ngày 1 tháng 4 năm 2003

Thư Tòa Soạn
Vườn Thơ
Người Thương Phế Binh
Thế Giới và Bình Luận
Tin nhỏ Cần Biết
Hội Sinh Viên Đại Học MD
Liên Đoàn Võ Thuật VN
Lớp Nhiếp Ảnh Nghệ Thuật
Đọc Báo Dùm Bạn
Đừng Hỏi Tại Sao
Vũ Trụ và Con Người
Khoa Học và Y Khoa
Vạt Nắng Bên Trời
1001 Chuyện Nhớ Quên
Vài Nét Về Thơ
Phan Thanh Giản
Nước Thiêng
Sự Thật Pháp Giúp Nguyễn Ánh Khôi Phục Miền Nam
Thử Viết Về Sông
Nhạc Sĩ Phạm Mạnh Đạt
Thông Báo Tuyển Lựa Ca Sĩ

MỘT NGÀN LẺ MỘT CHUYỆN NHỚ QUÊN

MỘNG TUYỀN Nữ Sĩ

Bà Hồ Yêm Virginia (qua ông Huỳnh Văn Cao) : Tôi nhớ lại,khi còn ở tại một tỉnh nhỏ ở Miền Trung (Việt Nam) nhà tôi chuyển đi đâu tôi theo đó. Nhờ vậy mà tôi biết được một số tập tục cũng như một số các giai thoại khá lý thú. Trong số tôi quên đi, như trường chuyện "Bà Cô" khi qua đời thường về bắt con cháu mang theo. Chẳng biết chuyện này có hay không? Xin bà cụ nhắc hộ.

Thực hư thì chẳng biết thế nào, song giai thoại về "Bà Cô" thì được truyền tụng từ ngàn xưa cho mãi đến ngày nay vẫn còn. Từ lâu nay nhiều người lầm tưởng "Bà Cô" là trong dòng họ máu mũ như chị hay em của người anh hay em trai qua đời,thường về bắt con cái của anh hay em trai mình mang theo về Cõi Aạm. Thật ra, Bà Cô này được trích ra từ trong câu thành ngữ "Bà Cô,Oạng Mãnh". Câu này có nghĩa là: Người con gái hay người con trai còn đồng trinh chết bất đắc kỳ tử đều liệt vào hàng "Bà Cô,Oạng Mãnh. Theo tín ngưỡng của ta hay của người Trung Hoa,Nhật Bản,Đại Hàn v.v...thì vong hồn người bị bất đắc kỳ tử này rất thiêng. Vì vậy mà gia đình nào có xảy ra trường hợp nêu trên, đều lập bàn thờ riêng (không được thờ chung cùng bàn thờ với ông bà,cha mẹ để cúng "Bà Cô" hay "Oạng Mãnh".Đặc biệt là thường cúng tế giải trừ gặp trường hợp trong nhà có trẻ con đau ốm. ( Thành Ngữ này trong Tự Điển Bách Khoa" có ghi chú. Bà chị có thể tìm đọc.)

Bà Nguyễn Hữu Trì Maryland (qua Chanh Tho ):1. Bài Nam Phong Ca của tác giả nào, bà cụ có nhớ không? Nếu có,xin nhắc nhở và giải lại hộ cho. 2. Tôi nhớ nhà thơ Tản Đà Nguyễn Khắc hiếu có dịch mấy bài trong Kinh Thi nói về con chim sẻ, con chuột...Bà cụ nhớ nhắc giúp cho. Thành kính cám ơn bà cụ rất nhiều.

1. Căn cứ theo Khổng Tử gia ngữ thì vua Thuấn đàn ngũ huyền cầm mà ca lên lời Nam Phong. Theo các sách tra cứu thì hình nhu bài Nam Phong Ca chẳng khác gì bài Khanh Vân Ca. Cả hai bài này đều dùng chữ Hề phía sau mỗi câu thơ này. Có thể vì vậy mà nhiều người biên khảo về văn học Trung Hoa cho rằng rất có thể là cả hai bài thơ ấy là giả tạo. Tôi xin ghi lại bài Nam Phong Ca hầu bà:

"Nam phong chi huân hề,
Khả dĩ giải ngô dân chi uẩn hề,
Nam phong chi thờ hề,
Khả dĩ phụ ngô dân chi tài hề."

Có nghĩa:"Mùi thơm gió Nam hề, có thể giải được lòng sầu hận của dân ta; gió Nam thích thời hề, có thể làm giàu cho tài sản dân ta."

2. Nguyên văn bài con chim sẻ trong Kinh Thi như sau:

"Thùy vị tước vô giốc.
Hà dĩ xuyên ngã ốc?
Thùy vị nhữ vô cốc. (thật ra đó là chữ (gia).
Hà dĩ tốc ngã ngục,
Thất gia bất túc." Cụ Tản Đà dịch:
Con sẻ kia,
Ai bảo sừng không có?
Mái nhà đó,
Lấy gì làm thủng ra?
Mình với ta,
Ai bảo không cheo cưới.
Gì làm cớ,
Đem ta đến ngục đình...
Cưới cheo chẳng đủ cho mình lấy ta.
Nguyên văn bài con chuột như sau:

"Thùy vị thử vô ngông (thật ra là nha)
Hà dĩ xiên ngã dung ?
Thùy vị nhữ vô công ? (Thật ra chữ vô đó là gia)
Hà dĩ tốc ngã tụng ?
Tuy tốc ngã tụng,
Diệc bất ngã tùng.

Tản Đà dịch:

Con chuột kia,
Ai bảo răng không có.
Bức tường đó,
Lấy gì làm thủng ra.
Mình với ta,
Ai bảo không cheo cưới.
Gì làm cớ?
Đem ta đến tụng đình,
Thời ta cũng chẳng theo mình lấy nhau.

Cụ Vũ Như Phong Flint Field (San Jose N. Cali): Tôi nghe nói người Chiêm Thành có văn tự, vậy văn tự của họ như thế nào, bà cụ bết không ?

Có. Họ có văn tự từ thế kỷ thứ 5. Chữ viết của họ cùng một hệ thống Nam Aãn Độ. Nhưng hệ thống chữ thời kỳ này đến thế kỷ thứ 10 thì đổi sang hệ thống văn tự mới được gọi là Rik-Chăm. Chữ Chăm khác với các loại tự của Đông Nam Á vốn cùng bắt nguồn từ chữ Aãn Độ.

Bà cụ Lỗ Anh Hoa San Jose: Tôi nghe nói tại Việt Nam có Đền Thơ Đức Quan Vân Trường mà dân chúng khắp nơi thường đến viếng để xin xăm quẻ lẫn thuốc men hay gia sự, có đúng vậy không ?

* Có, Đần thở này ở Thu Xà,tỉnh Quảng Ngãi,Miền Trung Việt Nam. Người địa phương thường ọi là CHÙA ÔNG tức chùa thờ Đức Quan Thánh Đế Quân. Hiện nay được Liên Hiệp Quốc xem là di tích lịch sử văn hóa và cho sửa sang lại.Người dân trong nước thường đến cúng viếng hoặc xin các xăm quẻ hoặc thuốc men.

Oạng Diệp Năng Hồng Rosemead: Bà cụ có thể giúp tôi viết về các câu liểng đối thờ, một cho cha (riêng cho tôi) và một cho mẹ (của bà bạn nhờ chuyển xin) không ? nếu được thì thật vô cùng cảm ơn bà cụ.

Theo Hoàng Hạc lão nhân thì:

Câu đối thờ cho cha như sau:

XUÂN THỤ SƯƠNG XÂM
Hoặc:
HỘ LĨNH VÂN PHI.

Còn thờ mẹ:

HUYÊN THẤT SƯƠNG XÂM
Hoặc:
KHỈ SƠN VÂN Ý.

MỘNG TUYỀN

 

 

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002