Đại Chúng số 117 - ngày 1 tháng 4 năm 2003

Thư Tòa Soạn
Vườn Thơ
Người Thương Phế Binh
Thế Giới và Bình Luận
Tin nhỏ Cần Biết
Hội Sinh Viên Đại Học MD
Liên Đoàn Võ Thuật VN
Lớp Nhiếp Ảnh Nghệ Thuật
Đọc Báo Dùm Bạn
Đừng Hỏi Tại Sao
Vũ Trụ và Con Người
Khoa Học và Y Khoa
Vạt Nắng Bên Trời
1001 Chuyện Nhớ Quên
Vài Nét Về Thơ
Phan Thanh Giản
Nước Thiêng
Sự Thật Pháp Giúp Nguyễn Ánh Khôi Phục Miền Nam
Thử Viết Về Sông
Nhạc Sĩ Phạm Mạnh Đạt
Thông Báo Tuyển Lựa Ca Sĩ

ĐỌC BÁO DÙM BẠN

do Ký Điệu phu trách.

Mặc dầu chúng ta là công dân Hoakỳ luôn luôn tuân thũ những đường lối cũa chánh phũ Hoakỳ đưa ra . Nhưng với tình hình đặc biệt hiện nay , như tại Liên hiệp Quốc và Hội Đồng Bảo An LHQ chúng ta thấy có những thành viên quan trọng trong Ngũ Cường , nghĩa là 5 nước có quyền phũ quyết : " Veto " tại đây . Pháp là một nước thường nổi danh là ít thân thiện với Hoakỳ trên bàn cờ quốc tế . Ngày xưa tại Miền Nam ViệtNam cũng vậy , Pháp luôn luôn tìm cách làm khó dễ Hoakỳ ...và rồi chúng ta mất nước luôn. Hôm nay Ký Điệu xin mạn phép trích y nguyên bài viết từ nhật báo Người Việt OnLine tại Westminster, Ca nói về Tổng thống Pháp Jacques Chirac tuyên bố tại Paris ngày 10 tháng 3 năm 2003 .

LỜI TUYÊN BỐ CỦA TỔNG THỐNG PHÁP TỐI 10.3 TẠI PARIS VỀ VẤN ĐỀ IRAG:

Vì thấy lập trường của Pháp đã ảnh hưởng quan trọng đến vụ Iraq, xin phỏng dịch kèm theo đây bài nói chuyện của tổng thống Pháp được các báo đăng tải và tóm lược ý chính như sau : Về vấn đề giải giáp Iraq. Cần phải giải giáp chế độ này, nước này và loại bỏ vũ khí tàn sát tập thể...Cộng đồng quốc tế khi chấp thuận nghị quyết 1441 muốn nói rằng : Chúng ta giải giáp Iraq bằng những phương thức hòa bình, nghĩa là bằng công tác kiểm tra. Chúng ta cử những thanh tra và những người này sẽ cho chúng ta biết có làm việc được hay không... Những ông thanh tra nói rằng sự hợp tác đã khá hơn và họ có thể tiếp tục công việc. Đó là điều căn bản...Hay là họ nói với Hội đồng Bảo An Rất tiếc, Iraq không chịu hợp tác, không có tiến bộ, chúng tôi không đạt được mục tiêu, chúng tôi không thể bảo đảm được chuyện giải giáp Iraq, trường hợp đó HĐBA và chỉ có hội đồng này mới có quyền quyết định phải làm gì tiếp theo. Trường hợp này, than ôi, chiến tranh trở thành chuyện không thể tránh khỏi. Ngày nay chưa đến nổi như thế. Quyền phủ quyết. Hôm nay, chúng ta vẫn đang ở trong khuôn khổ của quyết nghị 1441. Nhiều nước bạn của chúng ta, với lý lẽ của họ, muốn sớm chấm dứt vụ này bằng một cách khác, bằng chiến tranh. Chúng ta đi từ khuôn khổ thanh tra để giải giáp Iraq qua tới một khuôn khổ khác, nói rằng : trong bao nhiêu ngày nữa chúng ta sẽ khai chiến. Nước Pháp không đồng ý như vậy nên không theo giải pháp đó. Lập trường của tôi là bất kỳ hoàn cảnh nào, nước Pháp cũng biểu quyết "chống" vì thấy rằng, cho tới đêm nay, chúng ta không cần phải đánh nhau để đạt mục tiêu đã đề ra, nghĩa là để giải giáp Iraq. Pháp vốn không phải là nước chủ hòa, không phải là nước trên nguyên tắc từ bỏ chiến tranh. Chuyện đó thấy rõ trong việc Pháp là nước đầu tiên góp quân cho Tổ chức Bắc Đại Tây Dương (NATO) hiện nay, nhất là trong vùng Ba nhỉ cán. Quyền phủ quyết đã từng được dùng đến rất nhiều. Từ ngày khởi đầu, Pháp đã dùng đến 18 lần, lần cuối vào năm 1989. Đó là lúc có vụ khủng hoảng cả kênh đào Panama. Nước Anh cũng đã dùng đến 32 lần và Hoa kỳ 77 lần. Vậy thì điều mà các ông gọi là quyền phủ quyết nghĩa là biểu quyết " không ", chống lại đa số, không phải là một hiện tượng đặc biệt. Đó là chuyện đương nhiên trong quy luật quốc tế và nằm trong khuôn khổ của luật quốc tế. Khủng hoảng với Hoa kỳ. Pháp không phải là nước chống Mỹ. Quan niệm điều đó là chuyện vô nghĩa. Chúng tôi có hai thế kỷ lịch sử chung với nhau, đồng chia sẻ những giá trị thiêng liêng và chúng tôi luôn luôn - trong những lúc nguy nan - có nhau tay trong tay, mối tương giao, tình thân hữu có gốc rễ sâu xa trong dân chúng vượt lên tất cả những tình huống giai đoạn. Như vậy sẽ không có chuyện nói rằng hai dân tộc Mỹ và Pháp sẽ tranh chấp hay là ghét bỏ nhau. Chúng ta đang ở trong thế giới toàn cầu hóa với sự phối hợp của các tổ chức quốc tế. Thương mãi ngày nay thuộc lãnh vực của tổ chức Mậu dịch thế giới. Cũng thuộc lãnh vực của Liên Hiệp Âu Châu. Muốn có những biện pháp đối với nước Pháp, Hoa kỳ cũng phải áp dụng những biện pháp đó đối với tất cả các nước ở Âu Châu trong đó có nước Anh. Làm vậy là không hay. Hậu chiến. Không ai có thể tiên liệu thành quả của một cuộc chiến. Thành quả tích cực là điều hiếm thấy...Chuyện chắc chắn là sau chiến tranh, phải trùng tu. Phải xây dựng không những vật chất mà còn về phương diện chính trị nữa, và chuyện sau này chỉ do LHQ thực hiện. Người ta không thể tưởng tượng được rằng có ai đó có thể lãnh chuyện đó một mình, ngay cả nước Mỹ, gầy dựng lại sinh khí trong nước này và trong vùng này. Khủng hoảng ở Âu Châu. Tôi không tin (có khủng hoảng ở Âu Châu). Trước hết vì tôi không bao giờ nghĩ rằng Âu Châu là một con đường đầy hoa hồng. Âu Châu là con đường chông gai hiểm trở đầy chông gai nhưng các anh thấy rằng từ ngày chúng ta đi trên con đường đó chúng ta vẫn tiến bước dù khó khăn hay chông gai đến mức nào. Và mỗi lần có khủng hoảng, chúng ta lại thoát ra lần này mạnh mẽ hơn. Nạn khủng bố. Cuộc chiến tại Iraq lần này có thể phá vỡ thế liên kết quốc tế chống khủng bố vì không nên quên rằng một số rất đông dân và nước không đồng ý với cuộc chiến này. Một đa số rất là đông. Vậy thì nạn khủng bố sẽ nhận được một sự tiếp sức do từ vụ này. (TN)

2.- Silicon Valley: Tịch Thu Nhà Tăng 70% Trong Năm 2002

Trích từ báo Việt Báo On Line ngày 16 tháng 5 năm 2003 :
Vì Dân Mất Việc Hàng Loạt, Do Ngành Điện Tử Suy Sụp SAN JOSE - Ngành kỹ thuật cao suy sụp đã làm tăng số cư dân Silicon Valley không trả nổi tiền nhà.
Số lượng nhà tại Quận Santa Clara, Quận đông người Việt thứ nhì ngoài Việt Nam chỉ thua Quận Cam, cũng là trung tâm của Thung Lũng Điện Tử Silicon Valley, đã bị đưa vào tiến trình tịch thu nhà trong năm 2002 đã tăng 70% từ một năm trước đó, để tới 2,729 căn nhà - nhiều nhất kể từ năm 1997, năm ghi nhận dấu mốc kết thúc màn suy sụp kỹ nghệ nhà cửa gần nhất của California. Còn số nhà bị tịch thu thực sự đã tăng gấp 3 lần trong năm 2002 để tới 217 căn so với năm trước.
Tình hình nhà bị tịch thu tăng vọt này đã tới mức trong các nơi tăng cao nhất Hoa Kỳ. Tính trên toàn quốc, có khoảng 666,000 căn nhà, tức là 0.37% số nợ vay mua nhà, đã bị đưa vào tiến trình tịch thu nhà trong năm 2002, theo lời Mortgage Bankers Assosiation of America (MBA).

Các kinh tế gia nói là mức tăng vọt tịch thu nhà ở Silicon Valley đã phản ánh tình hình kinh tế địa phương đang bị thê thảm vì suy sụp ngành kỹ thuật điện tử và làm sa thải hàng ngàn việc làm. Đối với những người chủ nhà bị đưa vào thủ tục tịch thu nhà, thì họ đã nợ nhiều tháng tiền nhà. Điều này dẫn tới một lá thư cảnh cáo về việc nợ nhiều tháng chưa trả, bước đầu tiên để làm thủ tục tịch thu nhà.

Các chuyên gia địa ốc còn cảnh cáo, tốc độ tịch thu nhà có thể tăng tốc nhiêù tháng sắp tới. Nạn thất nghiệp ở Silicon Valley, trong trọn tháng 1 đã là 8.6%, trong khi tỉ lệ thất nghiệp cả nước là 5.7%.

Nhiều chủ gia cư đã phải xài cạn tiền tiết kiệm và thẻ tín dụng, theo lời Alexis McGee, chủ tịch công ty nghiên cứu Foreclosures.com. Cùng lúc đó, ngành kỹ thuật vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục. Nhiều công ty ở Thung Lũng Điện Tử vẫn tiếp tục sa thải nhân viên.
Dù vậy, kỹ nghệ địa ốc Silicon Valley vẫn không ảnh hưởng nặng, vì mức cầu vẫn còn vượt xa mức cung, và vì lãi suất thấp đã giúp thị trường chạy đều. Tại Quận Santa Clara, giá trung bình loại nhà biệt lập bán cho tới hết ngày 24-1 có giá là 448,000$, tức là tăng 5% so với năm 2001, theo lời công ty nghiên cứu DataQuick Information Systems.

3.- Hoa Kiều Học Ở Mỹ Đổ Xô Về Tìm Mỏ Vàng Trung Quốc

Cũng từ tờ báo VietBáo OnLine nói trên , Ký Điêu xin trích nguyên bài viết cũa báo nầy nói về tình hình kinh tế tại Hoalục , hơn mọi người suy tưỡng từ bấy lâu nay .

SAN FRANCISCO -- Nhiều người Hoa Kiều thuộc thế hệ thứ hai của những gia đình di cư sang Mỹ, hấp thụ nền giáo dục của Mỹ đang kéo về quê nhà Trung Quốc làm ăn sau khi thấy chế độ TC ngày càng đổi mới. Báo Wall Stret Jouranal vừa mới đi một phóng sự dài về đề tài này, lấy Ông . Ying Luo làm trường hợp nghiên cứu điển hình.
Ra phi trường tiễn Ông . Tiến sĩ Luo gồm nhiều người bạn từng học chung với Ông hồi thời trung học Mỹ năm 1985, thời Ông. Luo được sang Mỹ du học. Ông. Luo học lấy bằng Ph. D. Mỹ, vào quốc tịch Mỹ, đi làm lương 100 ngàn đô la/ năm, mua nhà ở Vùng Thung Lũng Silicon, có vợ và 2 con đang theo học ĐH Standford, bão lãnh cha mẹ qua ở vùng Berkeley cho gần 2 cháu nội.

Ông Luo về quê nhà làm ăn không do nhớ nước nhớ quê hay không vì lập trường chánh trị, chánh em gì cả. Động lực thúc đẩy Ông về TC làm ăn là do số vốn tài trợ của TC, là 3 triệu đô la. " Tôi theo đuổi giấc mộng của tôi," người tiến sĩ 37 tuổi nói, "mỗi người ai cũng có tình cảm về quê hương xứ sở, muốn quay về cội nguồn của mình. Nhưng công việc làm ăn là công việc làm ăn."
Mấy thập niên trở lại đây có hiện tượng người Hoa kiều ăn học ở Mỹ đổ xô về TC "tìm vàng." Như trước đây dân Cali tìm vàng và đến Thung Lũng Silicon tìm đô la từ ngành điện toán. Vì rằng công cuộc đổi mới kinh tế của TC bị trì trệ do thiếu những nhà kinh doanh và quản trị có khả năng. Nhu cầu những nhà quản trị và kinh doanh là một nhu cầu sanh tử cho sự thành công hay thất bại của công cuộc đổi mới kinh tế của Đảng CS Trung quốc. TC đang cần những nhà quản trị giỏi. Trung quốc trở thành mỏ vàng đối với những Tổng Giám đốc kinh doanh có khả năng như những người Hoa kiều ăn học ở Mỹ và đang làm việc ở Thung Lũng Silicon, nơi trong những ngày đầu phát triễn của điện toán cần những kỹ sư, tiến sĩ về Điện Toán.
TC có nhiều cách thu hút những nhà quản trị kinh doanh ăn học tại Mỹ. Bên cạnh việc thay đổi cái nhìn và thái độ đối với lớp Hoa kiều này, TC còn có những biện pháp đãi ngộ cụ thể về vật chất. Theo TS Luo, đài thọ tiền vé máy bay, ăn ở khách sạn loại sang, và tài trợ tài chánh cho các dự án kinh doanh. 5 năm trước việc tài trợ naỳ còn dè dặt, bây giờ TC tài trợ một cách hào phóng. Hiện tại có 200 dự án TC tài trợ 100% và rất nhiều dự án TC tài trợ từng phần nhưng không dưới phân nửa., TC hiện đang tổ chức 60 vùng kinh tế dành cho người Hoa kiều trở về làm ăn giúp quê hương và cho biết hiện có 6000 công ty do Hoa kiều làm chủ tại TC. Mùa Thu rồi TC định chế hoá qui chế cho số Hoa kiều này bằng cách công khai chấp nhân chủ thuyết "Ba thành phần đại diện" trong chế độ CS.

Bài phóng sự điều tra của Wall Street Journal cũng ghi nhận hiện tượng Hoa kiều đổ xô về tìm vàng ở TC tình hình ra sao. TC ban đầu tài trợ 420 tỷ đô la cho Hoa kiều kinh doanh trong ngành điện toán. Nhưng năm sau đó tăng dần đã lên đến 41 tỷ 3 vào giữa năm 2001. Có cơ sở tài trợ 100%, có cơ sở ít hơn, do vậy tổng số vốn của Hoa kiều về làm ăn nhành phải lớn hơn số 41 tỷ đó nhiều. Chủ tịch Giang Trạch Dân là nguời chủ trương và làm mạnh nhứt trong chương trình tài trợ này với sự trợ giúp đắc lực của người con trai của Ông quen biết nhiều và tương quan tốt với lớp người Hoa kiều có ăn học ở Mỹ. Tại Thượng Hải hiện có 30 ngàn người Hoa Kiều trở về làm ăn.

Nói chung từ năm 1979 TC mở cửa đổi mới có cho 580 ngàn người đi du học ngoại quốc. Chỉ có 150 ngàn trở lại quê hương sau khi tốt nghiệp. Nhưng số người trở về tăng dần theo tiến bộä đổi mới. Năm rồi có 18 ngàn người trở lại. Đa số người ăn học ở Mỹ về môn kinh tế, ở lại Mỹ thường xin làm việc trong ngành dạy học hay thị trường chứng khoán. Riêng những người học ngành khoa học kỹ thuật, tìm cách này hay cách khác ở lại Mỹ, như lập gia đình với người có quốc tịch Mỹ, đã làm việc tại Mỹ. những người này rất được trọng dụng khi trở về TC vì có kinh nghiệm quản trị và làm việc tại Mỹ. Cứ 6 tổng giám đốc ở TC là có 5 người Hoa kiều loại này-những người Trung quốc đã ra khỏi nước một hai thập niên trước đây. Ông. Luo thường nói với những phụ tá trong công ty của Ông ở TC rằng, Ông muốn ngay cả nhà vệ sinh của công ty do Ông. Luo quản trị phải khác với công ty đia phương, để quan khách và khách hàng phân biệt được cái khác nhau của cung cách làm ăn hiếu khách theo kiểu quản trị Mỹ. Ông dám bỏ ra 60 ngàn đô la cho một dự án sưu tầm trong khi các công ty địa phương chỉ dám chi tối đa là 8 ngàn đô la thôi. Tuy công ty của Ông chỉ có 60 nhân viên nhưng lợi nhuận rất cao, hợp dồng rất nhiều và nhờ thế thù lao của nhân viên cũng rất cao dù cường độ lao động rất căng như ở Mỹ. Ông không tiếc tiền lo cho sự sống cho công nhân như tổ chức giữ trẻ, nhà ăn tại chỗ, thưởng cuối năm.

Thân phụ của TS Luo là một sĩ quan được Đài loan gởi đi học ngành Công Binh và trở về Đài Loan phục vụ cho Quân đội sau khi giật được mảnh bằng Ph. D. Ông có đi Bắc Kinh để thăm người mẹ đau năm 1960 dù chuyến đi đó Ông dấu kín, nói là di du lịch Hawaii. Ông thường nói không có lý do gì để trở lại sống ở lục điạ. Và người con khi được đi học Mỹ, được cấp học bổng và làm việc thêm để kiếm tiền đeo đuổi sự học, ra trường có việc làm và có một đời sống trên trung lưu ở Mỹ, cũng thường nói không có lý do gì để trở lại lục đia. Tuy nhiên tiếng gọi của của nền kinh tế đổi mới TC như tiếng gọi của Silicon Valley khi Ông mới rời ghế đại học Mỹ. Nhưng khi Ông thấy Silicon Valley chỉ có thể đãi ngộ tối đa cho Ông là 200 ngàn dô la/ năm trong khi TC có thể giúp Ông kiếm nhiều hơn, thế là Ông quyết định đổi đường đi sang Trung quốc. Sang Trung Quốc , Ông có một đầu cầu là một bạn học cũ của Ông ở Mỹ năm 1987, đang làm ăn ở Thượng Hải, Ông Jun Wu. Trong cuộc nói chuyện với người bạn cũ về lam ăn, một nhà kinh doanh đia phương đề nghị trả cho Ông Luo 1 triệu đô la/ năm nếu đứng mở ra một công ty về kỹ thuật sinh học theo hiểu biết kinh nghiệm của Ô Luo. Mấy ngày sau đó một bữa tiệc được tổ chức để nhân vật của chánh quyền có dịp tiếp xúc và thảo luận việc kinh doanh với Ông. Luo. Trên 20 nhân vật của nhà nước ủng hộ tài trợ dự án của Ông. Luo. Mấy ngày sau đó, hai người bạn học Luo và Wu nhận được số tiền tài trợ 3 triệu 4 đô la của nhà nước TC. Và từ đó công việc làm ăn của Ông khuyếch trương ở Trung Quốc cho đến bây giờ.

Tuy nhiên gia đình Ông không bỏ gốc Mỹ. Vợ Ông muốn có một môi trường ổn định cho việc học hành và giáo dục con cái tại Mỹ. Hai con trai Ông ở Mỹ theo học ĐH Standford và Ông bão lãnh thân phụ Ông từ Đài Loan qua để được ở gần 2 cháu nội khi Ông vì chuyện làm ăn phải ở Trung Quốc. Mỗi tháng Ông về Mỹ một lần vưà thăm nhà vừa lo việc giao thương với Mỹ cho công ty. Tại Cali thân phụ Ông tin người con của mình rồi ra cũng trở lại Mỹ để đoàn tụ với gia đình. TS Luo đang tuyển dụng nhiều người ăn học ở Mỹ để đi làm việc ở TC.

Thập niên 1990 Silicon Valley là điểm hướng về của những người Hoa Kiều sang Mỹ ăn học và tìm đường lập nghiệp tiến thân. Thập niên 2000 là thời diểm Hoa kiều ăn học đổ xô đi tìm vàng ở TC.

4.- HỌA SĨ CHÓE ĐÃ QUA ĐỜI TẠI BỆNH VIỆN FAIRFAX, VIRGINIA

Quý bạn lúc còn ở ViệtNam chắc ai cũng không quên hình hí họa cũa họa sĩ Chóe , nhất là Ông hí họa tứong Kỳ râu kẽm ...và chọc cù-lét nhà cầm quyền nam ViệtNam rất nhiều , người mà bị Hoàng đức Nhã ( Coi Ban Kiểm Duyệt tại Saigon ghét nhất ) Nay Ký Điệu nghe tin trễ nhà hí họa nầy vừa qua đời tại tiễu bang Virginia , cũng gần Tòa soạn Tuần Báo Đại Chúng cũa chúng ta ...Sau đây là bài viết cũa báo ViệtNews vừa qua .

Vào lúc 3 giờ 30 phút sáng ngày 12 tháng 3 năm 2003, Họa-sĩ Chóe đã vĩnh-biệt thế-gian về với Chúa, để lại thương xót nơi rất nhiều người, hàng triệu độc-giả báo Việt-ngữ trong gần 40 năm qua, những người đã từng có dịp mỉm cười hay chua xót về những tranh hí- họa của ông. Chóe, tên thật Nguyễn Hải Chí, sinh năm 1944 ở Long-xuyên.

Gia nhập làng báo qua nhật báo Sóng Thần từ tháng 9/1971, ở tuổi 27, Chóe mau chóng trở thành hiện tượng lạ của thế giới báo chí biếm họa [thời đó]. Dù không theo học bất kỳ trường vẽ nào và chỉ có trình độ học vấn vừa dứt bậc tiểu học, Chóe đã biểu hiện một cảm quan chính trị nhạy bén và một nhận thức khá sâu sắc trước mọi vấn đề thời cuộc.

Lớn lên trong thời chiến, Nguyễn Hải Chí đã nhập ngũ và phục vụ trong Quân-lực Việt Nam Cộng-hòa. Nhưng sinh sống trong một chế-độ tương-đối cởi mở của miền Nam trước năm 1975, anh cũng đã mang được tài-năng ra thi thố với đời. Dù như anh chơi nhạc, làm thơ rất sành điệu, song tài vẽ, nhất là vẽ hí-họa của anh, sớm được công-nhận sau khi anh đã nổi lên nhờ những bức tranh khá độc-đáo in trên báo Sóng Thần của Chu Tử vào khoảng đầu thập niên 70 dưới các tên Kít, Cap, Hí. Ít lâu sau, anh cũng nhận cộng-tác với báo Tiền Tuyến của Quân-đội và chính nhà thơ Viên Linh đã đề nghị với anh cái tên Chóe dựa lên trên tên thật của anh, do thành-ngữ :" Chí Chóe. "

Sau tháng 4-1975, Chóe phải trải hơn 9 năm tù qua nhiều trại giam từ tháng 4 năm 1976 đến tháng 4 năm 1985. Trong thời-gian ở tù, Chóe vẫn rất can-đảm vẽ lên chân-dung của một số văn-nghệ-sĩ bị cầm tù, người nào cũng với một cái khóa ở miệng.

Sau khi ra tù, Chóe ở lại Việt Nam cùng với gia-đình vợ con ở căn nhà cũ gần Trung-tâm Quang Trung, Sài-gòn, và quay ra vẽ tranh màu bằng sơn dầu hay tranh màu nước để tìm kế sinh nhai. Nhưng tiếc thay, là một họa-sĩ mà mắt lại bị hỏng sau những năm tháng tù đầy, cuối cùng anh phải bỏ vẽ vì chỉ còn thị-lực 10%.

Cách đây hai năm, gia-đình một người em gái ở Pháp đã vận-động được cho anh đi Paris chữa bệnh tiểu-đường. Nhưng thời-gian ở Pháp không đủ lâu để cho anh được chữa đến tận căn-nguyên.

Mới đây, với sự tiếp tay tận tình của Ủy-ban Cứu người vượt biển và gia-đình cô Kim Việt, anh Chóe và chị Loan đã sang được tới Mỹ ngày 19 tháng 12 năm 2002 trong sự vui mừng của rất nhiều bạn bè được gặp lại anh chị, đã có một lúc tưởng y-khoa cao-cấp ngày nay có thể cứu được con mắt trái của anh. Ca giải- phẫu đã được tính vào ngày 27-2 sau một thời-gian bồi bổ sức khỏe cho anh. Nhưng không may trước đó 5 ngày, anh Chóe bỗng đột ngột ngã vì ngất xỉu và phải đưa đi cấp-cứu ở bệnh-viện Fairfax, một bệnh-viện lớn vào hàng nhất nhì ở Virginia. Hai ngày sau, tuy có tỉnh lại đôi chút nhưng một tuần sau, lại mất hết ý-thức. Bệnh-viện cho chụp lại bộ não và phát hiện mạch máu não đã vỡ và không còn cách nào cứu chữa.
Theo yêu-cầu của gia-đình, thi-hài anh Chóe sẽ được đưa về Việt Nam để chôn cất sau một buổi lễ cầu nguyện cho anh tại Thánh-đường các Thánh Tử ĐạoViệt Nam ở Virginia để các bạn bè tại Mỹ có thể tiễn đưa anh lần cuối.

 

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002