Đại Chúng số 123 - ngày 1 tháng 7 năm 2003

Thư Tòa Soạn
Vinh Danh Quân Lực VNCH
Thế Giới và Bình Luận
Nhận Diện TP Quảng Châu
Ngày Quân Lực tại Philadelphia
Sau Khi Chết Ta Sẽ Ra Sao
Y Khoa và Khoa Học
Tranh Luận về Internet
Đọc Báo Dùm Bạn
Truyện dài - Yêu Em Từ Thuở
Cô Kiều với Phạm Quỳnh
Vũ Điệu Con Hổ
Yếm Vải Xứ Thanh
Nấu Ăn Ngon Cho Chàng
Vườn Thơ

Thay lời giới thiệu
Vận động tiếng Việt vào giáo dục,
Xây gia đình, phong tục bảo tồn,
Văn minh "tăng bổ" tâm hồn,
Tài bồi cốt cách như cồn cát cao,
Dùng biên dịch đưa vào quốc học
Ý tây tàu tinh lọc cho thông,
Quật cường nòi giống Tiên Rồng,
Cùng nhau chuốt lục tô hồng sử xanh.

- Bình Huyên -

Cô Kiều với Phạm Quỳnh
GS PHẠM THỊ NHUNG
- Kỳ 5 -

 

2.3.2.2 Vấn đề dân tộc giáo dục
Tất cả những hoạt động hướng về việc đắp xây cơ sở, và vun trồng cho văn quốc ngữ cũng chính là công việc cấp thời để gây lấy khí cụ tuyên truyền giáo dục trong quốc dân như Phạm Quỳnh đã xác định trong phần trả lời bài "Cảnh Cáo Học-Phiệt" của Phan Khôi, đăng trên Phụ Nữ Tân Văn, số 67, năm 1930. "Tôi vốn là nhà văn, nhà học vấn, cái chủ nghĩa tôi phụng sự bấy lâu nay - kể trên dưới mười lăm năm trời, thật là dốc một lòng chuyên một dạ - chính là chủ nghiã quốc gia, nhưng chỉ phụng sự về văn hoá, chưa hề chuyển di sang vấn đề chính trị. "Tôi thiết nghĩ rằng muốn cho nước nhà được tiến bộ thì phải gây lấy khí cụ để tuyên truyền giáo dục. Cái khí cụ để tuyên truyền giáo dục là ngôn ngữ văn tự trong nước..."

Và trong lời nói đầu của tờ Nam-Phong số ra mắt, Phạm Quỳnh đã nêu ngay vấn đề quốc dân giáo dục như sau: "Bản báo muốn à giúp cho sự học trong nước à Nước lấy dân làm gốc, trong dân nếu được nhiều người có cái thông thường học thức thì cái gốc trong nước tất được bền chặt, cái nền trong nước tất được vững vàng thêm lên ". Muốn thực hiện điều này thì phải cố vận động cho "tiếng Việt có địa vị hẳn hoi trong quốc dân giáo dục", đồng thời xúc tiến việc "mở mang dân trí."
Ngày 22-12-1917, nghị định của Toàn quyền Albert Sarraut ấn định thể lệ mới cho việc học, việc thi trên toàn quốc: chữ Pháp được dùng thay thế cho chữ Nho, và tiếng Pháp được dạy ngay từ lớp khai tâm cho trẻ em được tiếp xúc thẳng với Pháp học.

Phạm Quỳnh thấy rõ đường hướng giáo dục có tính cách "đồng hoá" này của thực dân Pháp rất nguy hại cho tiền đồ của dân tộc, nó làm cho dân ta dần dần sẽ bị "tây hoá", "mất gốc". Vả muốn dạy khắp quốc dân không có chữ quốc ngữ không xong, mà không có khoa thi quốc ngữ thì lấy chi mà thưởng lệ cho người ta. Do đó ông đã "vận động ở báo tây, vì báo ta vô hiệu, để xin lấy chữ quốc ngữ dạy các trường tiểu học và cho thi tốt nghiệp tiểu học bằng quốc ngữ. Người ta lấy cái tội nghèo của tiếng An-nam mà phản đối". Phạm Quỳnh nêu vấn đề: "Tiếng An-nam có quả nghèo không? Anh em ta phải phá cho ra cái nghi án thiên cổ đó "(Làm văn, 1923, Thượng Chi Văn Tập III).

Và để đạt được mục đích mở mang dân trí, đưa dân tộc lên đường tiến bộ:
- Phạm Quỳnh quyết đem những tư tưởng, học thuyết, khoa học văn minh của thái tây truyền bá ra, vì "Người ta ai cũng phải thay đổi, dân tộc nào cũng phải tiến hóa, phép sinh hoạt như thế à Lại sự tiến hoá ấy càng ngày càng khuynh hướng về Âu châu "(Bảo Thủ và Tiến Hoá, N.P. số 156).
- Nhưng truyền bá bằng phương pháp biên dịch, tại sao vậy? Vì theo họ Phạm
"Phàm những tư tưởng gì mà không nói được ra tiếng ta thì chưa phải là tư tưởng của mình, còn là tư tưởng mượn à Những tư tưởng trong sách tây, sách tàu phải diễn ra bằng tiếng ta cả, khác nào như qua cái óc ta lọc đi một lần, dễ cho sự tiêu hoá biết là nhường nào."
- "Học văn minh học thuật của người chỉ là để "tăng bổ" cho mình chứ không phải để "tiêu nhập" vào người ", do đấy Phạm Quỳnh chủ trương "Sự tiến hoá muốn cho thực có ích lợi tất phải giữ lấy các nề nếp cũ của quốc gia, giữ lấy cái tinh thần cũ của dân tộc, không nên làm cho dân này, nước này đến mất cả cốt cách tinh thần đi, mà phải giúp cho biết tự nhận chân mình, giúp cho tài bồi cái cốt cách của mình, để cho vừa sống được trọn cái đời riêng của mình, vừa tiếp đón được cả các phong trào lớn đời nay." (Giảng nghĩa việc đồng hóa. N.P. số 163)

Chính vì chủ đích muốn duy trì những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc để ngăn chặn chính sách "giáo dục đồng hoá" của bảo hộ, Phạm Quỳnh đã làm công việc giữ gìn đạo đức trong quốc dân, và bảo tồn những gì mà ông gọi là quốc hồn quốc túy của dân tộc: "Chẳng phải là Nho học đã gây dựng gia đình, xã hội, quốc gia của ta ru? Chắc ngày nay Nho học đã nhiều phần cũ rồi, không hợp thời nữa, nhưng cũ là về phần hình thức mà thôi, còn phần cốt cách tinh thần, còn cái gốc đạo đức của Nho học thì cùng với núi sông mà sống mãi muôn đời "(Bàn Về Sự Dùng Chữ Nho Trong Văn Quốc Ngữ, N.P. số 20, 1919).
- Gây dựng gia đình cho bền chặt: "Ngày nay tôn giáo mỗi ngày một suy, triết lý không còn gì bằng cứ, nhân tâm không biết lấy đâu làm bờ bến. Nếu không có gì làm quy tắc thì lòng người phất phơ, xã hội nguy hiểm. Đoái đi xét lại duy có gia đình là còn có thể giúp cho xã hội duy trì được. Nếu biết gây dựng cho bền chặt à lấy tình sâu nghĩa nặng mà ràng buộc nhau à thì thời thế nào suy di được, phong trào nào lay chuyển được? "(Bình Luận Tiểu Thuyết Les Roquevillards của Henry Bordeaux, N.P. số 2, 1917).
- Bảo vệ phong tục tập quán cổ truyền: "Khoảng 1929-30, trong xã hội Việt Nam ta đang muốn Âu hoá triệt để, đã nẩy sinh ra một phong trào từ Nam đến Bắc hô hào dùng dương lịch, bỏ hẳn âm lịch và ngày Tết Nguyên Đán. Chống lại phong trào này, Phạm Quỳnh đã viết một bài thật dài, ca tụng Tết có nhiều ý nghĩa thâm thúy, thiêng liêng, Tết là gốc luân lý của gia đình." (Đặt Vấn Đề Với Ông Nguyễn văn Trung... Ái Linh trong Vụ AÔn Truyện Kiều)
"à Tết còn là sự thánh hoá, sự ca tụng, tán dương chủ nghĩa gia tộc và sự thờ phượng tổ tiên à Mấy ngày Tết chính là những ngày mà cả đại gia đình đông đủ quây quần tụ họp à những hôm đó trên bàn thờ trang hoàng rực rỡ, những bài vị ghi tên tuổi các vị tổ tiên đã mất đều được mở ra trưng bày, những đèn hương sắp lên nghi ngút à các vị tổ tiên ông bà đều về sống chung với gia đình con cháu à" (Psychologie du Têt, N.P. số 149, 1930, Phạm Thị Ngoạn dịch)
- Bắt chước đạo tu thân xử thế của các bậc hiền nhân quân tử nước nhà, "quốc túy chính là cái cách riêng căng-trì, cẩn-thủ, sửa mình ở đời à làm sao cho thực hành được cái lý tưởng đạo đức của các bậc thánh hiền trong nước vậy."(Cụ Nguyễn Bá Học, T.C.V.T. V)
- Noi theo tinh thần lý tưởng về sự học của người xưa: "à Học như thế trước là để sửa mình, sau là tề gia, sau nữa là trị nước, may mà nên à thì đem cái học ra mà phò vua giúp nước, chẳng may không làm nên thì thiết trường dạy học trò cũng đem được cái học bình sinh vun trồng cho hậu tiến, duy trì được xã hội, gia đình à Ấy cái chí khí của kẻ sĩ nước ta ngày xưa như thế, ai bảo rằng không chính đại quang minh? " (Thơ Cho Bạn, 1919).

Lại nữa, Phạm Quỳnh tuy đã nhiều lần tuyên bố trên báo chí là ông chỉ làm văn hoá, không làm chính trị, thật ra đấy chỉ là một cách nói cho đúng với chính sách và làm yên lòng bảo hộ, vì ngoài vấn đề nâng cao dân trí và bảo tồn những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, Phạm Quỳnh còn luôn luôn hướng ngòi bút của mình vào sự giáo dục quốc dân về tinh thần tự phấn, tự cường, về ý thức trách nhiệm đối với hiện tình đất nước để mưu đường giải phóng cho dân tộc sau này:
"Nước mình kém hèn đủ mọi đường, làm người có chí hãy nên nghĩ cách giúp nước trước đã, đó là sự cần cấp à phải gia công gắng sức làm sao để tự phấn, tự cường lên." (Thanh niên có nên buồn không?, N.P. số 68)

Nhất là thanh niên lại phải biết coi thường danh lợi mà đặt sự học cho một lý tưởng "cứu quốc" cao đẹp: "tiếp tục cái học thống cũ, và mở đường cho người mình tiến lên cõi văn minh tư tưởng mới, phải chấn loát tinh thần, đề khởi sự nghiệp, phá những thói mê hủ tục, sửa những nết tốt, tính hay, nói tóm lại là phải làm thuốc "bổ não" cho khỏi cái cố tật ủy mị suy đồi, đổi thành tính cương cường mãnh tiến chuộc lại được sự chậm trễ bấy lâu nay mà phấn phát bước lên cho theo kịp người. Bởi thế nên gọi là học cứu quốc, nghĩa là học để cứu nước khỏi yếu hèn mà nên mạnh mẽ " (Độc Thư Cứu Quốc, 1920, T.C.V.T. IV)

Ngay cả những bài biên dịch giới thiệu văn học, tư tưởng của nước ngoài, Phạm Quỳnh cũng lợi dụng lời bình luận để lái về quốc sự mà chiêu hồn nước. Như khi giới thiệu về tư tưởng lập quốc của Renan, một văn hào Pháp, Phạm Quỳnh viết: "à Cái lịch sử của ta à xưa kia quật cường bao nhiêu, bây giờ xem ra ủy mị bấy nhiêu, xưa kia vẻ vang bao nhiêu, bây giờ xem ra suy đồi bấy nhiêu à Tâm lý duy có một phương: là bồi bổ cái sức mạnh tinh thần, là nuôi nấng lấy cái quốc hồn kia cho mỗi ngày một mạnh mẽ, mỗi ngày một tỉnh tao lên. Đó là cái nghĩa vụ chung của cả quốc dân à Quốc hồn đã khôi phục thời mọi vấn đề chính trị sớm trưa ắt sẽ giải quyết xong. Cốt nhất là quốc dân phải tỉnh ngộ à dẫu gặp cảnh yếu hèn cũng chớ nên cam tâm yên phận, biết tin ở nước, tin ở mình, phấn phát tự cường, thời trở lực nào mà ngăn được cái sức mạnh tinh thần đó? Lại cốt nhất là phải đồng tâm hiệp lực với nhau cố kết cùng nhau, thời yếu mà cũng trở nên mạnh được à" (Bàn Về Cái Tinh Thần Lập Quốc, N.P. số 164, 1931)

(Còn tiếp)
GS PHẠM THỊ NHUNG

Xin đón đọc kỳ tới:
- Phạm Quỳnh giúp bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc;
- Ca ngợi tiếng Việt và Văn Chương truyền khẩu;
- Phát hiện nghệ thuật Truyện Kiều;
- Khai Trí Tiến ĐứÔc Học Xá.

 

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002