Đại Chúng số 123 - ngày 1 tháng 7 năm 2003

Thư Tòa Soạn
Vinh Danh Quân Lực VNCH
Thế Giới và Bình Luận
Nhận Diện TP Quảng Châu
Ngày Quân Lực tại Philadelphia
Sau Khi Chết Ta Sẽ Ra Sao
Y Khoa và Khoa Học
Tranh Luận về Internet
Đọc Báo Dùm Bạn
Truyện dài - Yêu Em Từ Thuở
Cô Kiều với Phạm Quỳnh
Vũ Điệu Con Hổ
Yếm Vải Xứ Thanh
Nấu Ăn Ngon Cho Chàng
Vườn Thơ

Những Tranh Luận Về Cuộc Cách mạng Internet
- Lâm Lễ Trinh -

" Cái này sẽ tiêu diệt cái nọ"
- Victor Hugo -

 

Internet hay Mạng lưới toàn cầu - thường được gọi tắt The Net - là một phát minh làm đảo lộn thế giới truyền thông cuối thế kỷ nầy và sẽ còn gây nhiều ngạc nhiên trong thiên niên kỷ sắp đến. Hoa kỳ, thoạt tiên, xử dụng Mạng Lưới, về mặt quân sự, như một phương tiện trong "trò chơi chiến tranh hay war games" để vô hiệu hóa cuộc tấn công nguyên tử của Đế quốc Sô viết sau Đệ nhị thế chiến. Trong thập niên 60, các giáo sư J.C.R Licklider, Lawrence Roberts (cả hai thuộc đại học MIT Massachussets), Leonard Kleinrock (UCLA), và Paul Baran (Rand Corporation) là những người đầu tiên nghĩ đến việc phổ cập internet vào lãnh vực truyền tin và thương mại. Năm 1967, The Net ra mắt quần chúng dưới tên Arpanet. Cuối 1969, bốn hệ thống được đặt tại UCLA, Stanford, UC Santa Barbara và Đại học Utah. Đầu thập niên 90, chánh quyền Mỹ đưa internet vào ngành giáo dục và phục vụ cộng đồng. Giữa thập niên 90, internet được tư hữu hóa và từ đó, phát triển vũ bảo trên thương trường.

_ Internet có đúng là một khám phá hệ trọng hơn máy truyền thanh radio trong thập niên 20 và máy truyền hình tivi vào những năm 60 hay không? Câu hỏi này nêu ra không ít nghi vấn. Thật vậy, nhiều bình luận gia đang đưa internet lên bàn mổ của công luận. Họ bàn thảo và phân tách các lợi ích cũng như một số rắc rối do sự phát minh này gây nên. Tại Âu châu, từ năm 1979, giới học giả dùng một danh từ mới - médiologie - rút từ tác phẩm " Le Pouvoir Intellectuel en France," để chỉ định một ngành chuyên nghiên cứu các mối liên hệ giữa một mặt, những chức năng xã hội ưu việt như tôn giáo, ý thức hệ, chánh trị, nghệ thuật... và mặt khác, các phương tiện và giới truyền thông / chuyển vận. Trong phạm vi xây dựng văn hóa, ảnh hưởng của những canh tân kỷ thuật như chử viết, ấn loát, toán số, điện báo, xe đạp, chụp ảnh.v.v.... cũng được đặc biệt lưu ý.

_ Các gourous của thời đại tin học không ngớt đề cao tác dụng của internet: làm vơi sự nghèo khó, tăng hiệu năng cá nhân, cách mạng hóa giao dịch và đưa ánh sáng dân chủ về tận hang cùng ngõ hẻm của địa cầu - ít nửa cho đến khi các chính quyền mó tay vào! Ngoài những lợi điểm vừa kể, còn có mặt trái của vấn đề: Internet gây ra một số lo ngại khá nghiêm trọng, chưa dể tìm ra cách giải quyết thỏa đáng.

Những đóng góp của Internet vào cuộc cách mạng tin học. Nhờ Internet, ngành tin học đã tiến tới với đôi hia ngàn dậm trong vòng không đầy mười năm. Các chánh trị gia và chuyên gia, thật vậy, nghĩ rằng Mạng Lưới là dụng cụ lý tưởng và vô địch để phổ biến những khái niệm Dân chủ bằng cách tạo ra một nghị trường cho đại chúng trên thế giới đối thoại công khai, trực tiếp và tự do cũng như trao đổi tin tức và mua bán hàng hóa khỏi đóng thuế. Internet truyền đi mọi loại tín hiệu, gồm có mã số, ký hiệu, âm thanh, màu sắc, hình tượng và chử viết. Nhờ thế, internet giúp các cá nhân tung ra trong khoảnh khắc, 24 trên 24 giờ, ý kiến của họ trên " xa lộ thông tin điện tử, Information superhighway", ngoài biên giới quốc gia nơi họ sanh sống. Quyền tự do ngôn luận được hành xử tối đa, không qua cổng kiểm duyệt. Vì Internet vượt ranh giới không gian và thời gian, mọi cố gắng của các chánh quyền đương nhiệm để kiểm soát thị trường ý kiến này thường không được dư luận tán thưởng. Trên Lưới, giới xử dụng (hay internautes) có thể giấu lý lịch của mình. Đó là thêm một lý do khiến cho việc chánh phủ quy định các hành vi nặc danh không được dân chúng hoan nghinh. Một tiện nghi đáng kể khác là sự trao đổi, chép lại, phân phát và tái nối các tin tức và tài liệu trên Mạng không gây tốn hao (ngoài chi phí hằng tháng rất nhẹ để móc vào internet). Luật bảo vệ tác quyền bị tê liệt vì internet không khác nào một cái máy in lại khổng lồ dùng để sao chụp (pirate) các dĩa mềm, vidéo, âm nhạc và bản văn, chỉ cần bấm một nút của máy vi tính là xong. Với internet, giới trung gian thương mại middlemen trở nên vô dụng để giới thiệu và cung cấp dịch vụ. Thí dụ, PriceScan giúp dọ giá mau lẹ tại các cửa tiệm web. Công ty như Amazon, Travelocity, Wit Capital và Chemdex... thay thế trên lưới các người mai mối cổ điển trong ngành xuất bản, du lịch, kỷ nghệ hóa học.v.v.. Năm 1999, Hội các Thống đốc Hoa kỳ, The National Governors Association, đã dự đoán rằng việc mua bán thẳng bằng điện toán gây 12 tỷ đô thất thu thuế tiêu thụ cho Mỹ vào năm 2001. Thực tế, cho đến nay năm 2003, số tiền này còn tăng thêm nữa. Trên mặt liên lạc quốc tế, internet có tác dụng tháo gỡ các hệ thống ngoại giao và xã hội bằng cách lần hồi chuyển quyền hạn từ các cơ chế cố hữu xuống cho các cấp bất vụ lợi, cộng đồng và ngay cả cho các cá nhân . Bang giao quốc tế nhờ thế trở nên bình đẳng hơn trong một số lãnh vực. Các tổ chức phi chánh phủ (NGO, Non Gouvernmental Organizations là một điển hình) có vị trí ngang hàng với quốc gia và những tổ chức đa xứ. Các Hội đấu tranh cho nhân quyền như Amnesty International, Asia Watch.v.v.. thường dùng Mạng Lưới để thu hút cấp thời sự chú ý của thế giới, gây bực bội cho các nhà độc tài hay chánh phủ chuyên chế và buộc họ chấm dứt hành vi thô bạo vi phạm nhân quyền. Trong phạm vi nhân đạo, những tổ chức cứu trợ có thể khai thác tốc độ và khối khách hàng to lớn của internet để gia tăng hiệu năng và mở rộng ảnh hưởng hoạt động của họ. Cách đây bốn thập niên, nhà xã hội học Daniel Lernes cho rằng ra - dô, tivi và báo chí giúp mở rộng sự cảm thông trong các quốc gia đang mở mang và đồng thời, giáo dục / khuyến khích quần chúng lưu tâm hơn đến phúc lợi của cộng đồng hầu tiến đến thống nhứt, bất chấp những khoảng cách phân chia. Cùng chung một đường hướng, Internet ngày nay cung cấp phương tiện để thu thập kinh nghiệm xã hội lẫn văn hóa mới trong tinh thần cọng tác và hiểu biết lẫn nhau ở cấp địa phương, quốc gia và quốc tế. Sau hết, kỷ thuật truyền thông tân kỳ đang đưa kinh tế thị trường của chủ thuyết tư bổn vào những phần đất địa cầu khép kín. Vài chánh phủ vẫn tìm cách giới hạn tự do về chánh trị nhưng họ khó ngăn tin tức liên hệ đến giá cả, phẩm chất và sự chọn lựa của giới tiêu thụ đột nhập vào trong xứ . Tình trạng này gieo rắc mầm móng bất mản trong quần chúng dịa phương và làm cho nhà cầm quyền chuyên chính mất ăn mất ngủ. Cánh Xã hội chủ nghĩa Á châu gọi hiện tượng dân chủ hóa bằng ngõ kinh tế này Diển Biến Hòa Bình, hay - theo ngôn từ của Chính trị bộ Hànội - " Cuộc Chiến Hòa bình."

Nhưng Internet cũng gây nhiều vấn đề nhức đầu cho Thế giới tự do. Mề đai nào cũng có mặt trái. Victor Hugo từng nói:" Ceci tuera celà". Mạng lưới toàn cầu đem nhiều lợi ích (được lược kê vắn tắc và không giới hạn trên đây) nhưng, trong vòng không đầy mười năm, đã gây ra không ít vấn đề phức tạp hiện được các giới khoa học, luật, tâm lý/xã hội và chánh trị, họ tranh luận sôi nổi và ráo riết tìm cách giải quyết.

_ Tòa án tại Hoa kỳ đã thụ lý một số vụ tranh tụng và Quốc hội Mỹ sắp phải ban hành những luật mới. Vì giới hạn của bài này,chúng tôi chỉ xin trình bày hai rắc rối chánh liên hệ đến Mạng Lưới. Internet đe dọa các tự do căn bản . Quả là một điều khá nghịch lý: Được tán dương là dụng cụ giúp dân chủ hóa, giờ đây Mạng Lưới lại bị gán cho nhãn hiệu chống tự do. Từ Tokyo, Paris đến Washington, nhiều phân tích gia tiếp tục mổ xẽ vấn đề và phần đông đồng ý rằng việc nhắm mắt cho xử dụng bừa bải internet có thể dắc dẫn đến hậu quả bất lợi. Học giả Pháp Ignacio Ramonet mở cuộc tranh luận tại Âu châu với khẩu hiệu biếm nhẽ " Internet ou mourir"

_ và Marc Laimé không ngại dùng cụm từ " les nouveaux barbares des télécommunications mondiales, những kẻ man rợ mới trong truyền thông thế giới" để gọi Mạn lưới toàn cầu mà cách dùng thiếu thận trọng (hay có ẩn ý) có thể lần hồi biến sự truyền tin chánh trị, xã hội và văn hóa thành một sản vật tuyên truyền phục vụ các tập đoàn nhiều thế lực, trong khi mọi biên giới bị xóa giữa thông tin, quảng cáo, giao thông, dịch vụ và thương mại quốc tế. Thông tin là yếu tố mới trong kinh tế toàn cầu đặt dưới luật của kẻ mạnh. Khuynh hướng dành độc quyền đa quốc sẽ giết chết độc quyền quốc gia riêng rẻ. Hoa kỳ hiện nắm bá quyền về truyền thông quốc tế, phần còn lại của địa cầu không đủ sức cạnh tranh .Tài phiệt Mỹ Rupert Murdoch và Bill Gates tiếp tục mở rộng sự thống trị của họ về kỷ thuật thông tin. Microsoft nắm chắc ngôi bá chủ toàn vũ trong thế kỷ 21. Hoa Thịnh Đốn chủ trương đẩy mạnh tự do thông tin giữa các xứ và phát triển tối đa thương mại điện toán . Chánh sách xâm nhập không gian riêng tư này - trong đó cơ quan NASA (National Security Agency) nắm vai trò chính yếu - là một hình thức gián điệp và đe dọa các tự do căn bản. Thống trị về truyền thông và thương mại dẫn đến việc thiết lập một nền văn hóa toàn cầu, world culture, nhờ những tân kỷ thuật về trí tuệ căn cứ không phải vào kinh nghiệm và sự thông thái mà vào khã năng lang bạt săn tin trên Mạng lưới toàn vũ. Hậu quả là con người cá nhân sẽ cô đơn. Bình luận gia Philippe Breton đã lên tiếng báo động: " Hãy coi chừng luật lệ thị trường làm bẩn luôn thế giới tư tưởng và các phương tiện thông đạt!" Quan niệm cho rằng nhờ Internet chuyển tin cấp kỳ, thế giới ngày nay thu hẹp như một "ngôi làng toàn cầu, global village" cũng bị phê bình là không xác thực. Đúng vậy, nếu điện toán đưa tin quanh thế giới trong một giây thì trái lại, chỉ cần đi không xa quá 100 cây số cũng đủ thấy thực tế đổi thay đến mức các con người không thể hiểu nhau được. Thành tích kỷ thuật vạch rỏ tính cách mỏng manh của các hệ thống xã hội. " Xã hội internet" chứa đựng một số ảo tưởng. Internet được xem như một không gian liên lạc (espace de communication) trong khi nó thường chỉ là một không gian diễn đạt (espace d' expression) và trên hết, một thị trường thông tin (marché de l'information).

Con người Tây phương tranh đấu nhiều thế kỷ để " tự giãi thoát" khỏi sự bảo hộ của tôn giáo, chánh trị, xã hội và quân sự . Nay được tự do suy nghĩ, di chuyển và phát biểu, người phương Tây lại quyết định tự trói bằng muôn ngàn giây quang tuyến tinh vi của mạng lưới thông tin, nơi mà mọi người có thể thường xuyên tiếp xúc bằng fax, điện thoại, e mail, máy điện toán mang theo...Nhân loại xông vào Mạng (en- mailer) nhân danh tự do và tiến bộ, nhưng sẽ đến lúc nhân loại phải học hỏi - cũng vì tiến bộ, tự do - cách trốn khỏi ao tù của Lưới (dé- mailer) . Bản nghiên cứu năm nay của American Psychological Association cho biết gần 6% trong tổng số 200 triệu internautes trên thế giới - tức lối 11.4 triệu người - đang nghiện nặng internet và một tỷ lệ khá lớn bị hỗn loạn tâm lý. Trên mười thập niên, mục tiêu của tiến bộ là bãi bỏ giới trung gian kềm hãm tự do. Ước mơ nay đã đạt. Nhờ kỷ thuật, mỗi người tại nhà, nơi sở làm, trong trường học, giữa lúc nghĩ hè..., có thể tiếp xúc thẳng với mọi nơi qua internet. Đây là thời buổi "Do It Yourself, Tự Mình Làm Lấy." Dùng lại trung gian là một nhu cầu vì khi một xã hội trở nên phức tạp và cởi mở thì trung gian lại càng cần thiết: nhà báo, giáo sư, bác sĩ, thương gia, những kẻ có trách nhiệm về chánh trị...

Internet sẽ giết báo chí? Trong buổi bế mạc Hội nghị Quốc tế Ký?#7843; ngày 19.11.1998 tại Stockholm, đại diện của Pháp Ryszard Kapuscinski có đọc một bài tham luận khá sâu sắc về những thay đổi lớn lao trong nghề làm báo thời cách mạng tin học.

_ Trước hết, Kapuscinski đánh tan khái niệm sai lầm rằng " tất cả nhân loại" theo dõi sít sao những gì giới truyền thông làm và nói. Tại Á châu, Phi châu, một phần lớn Nga sô và Nam Mỹ, ra dô, truyền hình và ngay cả báo chí vẫn còn khan hiếm. Tại các vùng nghèo khó, dân chúng xem ti vi (nếu có) thường để giải trí hơn để biết tin tức. Đối với những " tin chấn động, méga événements" chiếu trên màn ảnh, chỉ có lối 10% hay 20% khán giả ở đó chú ý. Nhiều trăm triệu người không liên lạc với tổ chức truyền thông. Cách mạng do tân kỷ thuật đem lại là một hiện tượng mới đây và đang biến đổi sâu rộng báo giới.Thời trước, làm báo là một sứ mạng hơn là nghề nghiệp. Nay có nhiều người làm báo nhưnghông xưng là ký giả và không có ý định trọn đời sống trong ngành này. Họ là loại ký giả tài tử và xem việc săn tin, viết lách như một hobby. Họ sẳn sàng đổi nghề bất cứ lúc nào. Kỷ thuật tiến lẹ thúc nhiều tổ chức truyền thông xuất hiện. Tin tức trở thành món hàng buôn bán và việc phổ biến tin đem lại lợi nhuận đáng kể. Khi xưa, giá trị của tin tức tùy thuộc những yếu tố khác nhau, trong số đó sự chính xác đứng đầu. Tin tức là một võ khí giúp dấu tranh chánh trị. Ngày nay,tin tức được đánh giá theo nhu cầu, thị hiếu và lợi ích đối với đại chúng. Dư luận càng thích, giá càng cao. Việc khám phá ra bộ mặt thương mại của tin tức là động cơ đưa tài phiệt và giới business vào thị trường báo chí. Trụ sở làm việc của những tờ báo ăn khách là những cao ốc lộng lẩy trang bị bằng máy móc tối tân. Từ lúc tin tức trở nên một sản phẩm thương mại, luật lệ thị trường chi phối tiêu chuẩn kiểm soát tính chất hư, thực của tin. Tại Hoa kỳ, trong nghề báo, thành phần công nhân truyền thông (media workers) thường thay thế ký giả (journalists). Thế giới truyền thông phát triển mạnh và mau đến mức trở thành một thực thể tự túc. Các tập đoàn truyền thông cạnh tranh quyết liệt với nhau và đổ xô săn tin giựt gân chung với chi tiết hấp dẫn tối đa. Khẩu hiệu trong nghề là "L 'exclusivité ou la mort! Độc nhứt hay là chết! ". Các kỷ thuật mới, - đặc biệt máy điện thoại di động, điện thơ email và internet - thay đổi tận gốc mối liên hệ giữa thông tín viên và chủ báo. Trước kia, thông tín viên có nhiều tự do và sáng kiến trong công tác chọn lựa, kiểm soát và viết tin. Nay y chỉ là con cờ trong tay chủ báo. Chủ báo luôn luôn có thể thu thập riêng tin tức từ nhiều nguồn: internet, các hảng thông tấn, ra dô, tivi..và tự mình thẫm lượng giá trị của những tin này.Vì thế lắm khi chủ báo chỉ cần thông tín viên xác nhận ý kiến của mình. Trong nhiều trường hợp, thông tín viên e ngại trước sự thật và họ là nạn nhân đầu tiên của các chủ báo hách dịch, nhóm truyền thông và hệ thống truyền hình. Trong thời đại truyền thông, ý niệm của dân chúng về văn minh tùy thuộc phần lớn giã thuyết của lịch sử do hệ thống truyền hình tưởng tượng. Giả thuyết này, tiếc thay, thường vô căn cứ và không trung hậu. Lịch sử được trình bày thuộc loại "télé- falsifiée". Chế độ chuyên chế xử dụng kiểm duyệt. Các thể chế dân chủ lại dùng phương cách vận động giựt dây (manipulations), trong đó cái bia vẫn là giai cấp thường dân. Đa số trong giới truyền thông ngày nay đem kỷ thuật thay thế tríết học, lưu ý dến hình thức hơn nội dung và người mang thông điệp được coi trọng hơn thông điệp. Tin thế giới nhường chổ chính cho tin địa phương trong một thế giới thường được đồng hóa trớ trêu với một "làng toàn cầu". Tại các xứ mở mang, truyền hình và computers thay báo để cung cấp tin nóng hổi, mau lẹ và không tốn kém cho dân chúng. Những hãõng thông tấn/ truyền hình và tờ báo lớn đều có trang nhà trên internet với đầy đủ hình ảnh và âm thanh sống động. Gần đây, điện thơ và internet có thể xử dụng dể dàng qua tivi và máy điện thoại di động. Công ty Phone Free và VocalTech mặt khác, công bố dùng máy PC nói điện thoại qua Internet viễn liên, giá rẻ mạt. Và Viện Điện Ảnh Hoa kỳ AFI?acute;c nhận sẽ cho phát hành phim Hollywood qua internet. Máy vi tính hiện đại được chế tạo đủ kiểu: desktop (để bàn), laptop/ notebook (loại xách tay), handheld (cầm gọn trên tay), palmtop (trong lòng bàn tay), và sắp tới, wearable PC (gắn trên trang phục của người xử dụng). Các phát minh dồn dập vừa kể khiến cho dư luận tiên đoán trong tương lai Mạng Lưới Toàn cầu sẽ giết chết báo chí.

_ Để tồn tại, báo giới cần có sáng kiến để thích nghi thời cuộc. Một số Đại học Mỹ tại Missouri, Columbia.. phải đổi chương trìnhõ để tránh đóng cửa khoa báo chí lối xưa. Từ tháng 8. 1999, trường Cypress College và CSU Fullerton ở California đã bắt đầu dạy sinh viên báo chí viết trên web site, khai trương kỷ nguyên online journalism. Tại Hoa kỳ, tờ US Today của Gannett Corporation có vẽ thành công trong một đường lối mới. US Today đăng bài vở xác thực, bình dân, không yếm thế, không bi quan, không dài dòng văn tự trình bày những khái niệm khó tiêu hóa. Báo chuyên phổ biến tin tức sốt dẽo thị trường, dựa vào các cuộc thăm dò dư luận và lắng nghe ý muốn của đọc giả thông thường. Dư luận nước ngoài cho rằng chủ trương " truyền thông dân túy, populisme médiatique" của US Today sẽ gặt hái được kết quả.

_ Xung quanh cuộc tranh luận: Có nên quy định Internet bằng luật lệ hay không?

Bản thống kê quốc tế NUA Internet Surveys đăng trong tạp chí Foreign Policy,Summer 1999,trang 21, cho biết số người xử dụng computers hiện nay trên thế giới, tính theo số triệu: Mỹ 129, Nhựt 32.8, Đức 21.1, Anh 18.3, Pháp 15.4, Canada 11.8, Ý 10.6, Tàu 8.3, Nam Hàn 6.7, Tây ban nha 5.7, Nga 5.6, Brazil 5.2, Hòa lan 5.1, và Mexico 4.6. Tại Vietnam, có... 50.000 máy điện toán. công lẫn tư! Trung bình, mổi 1. 500 người Việt mới có một máy vi tính. Các chánh phủ độc tài ở Á châu dùng luật lệ, thuế vụ và kỷ thuật cao để giới hạn và kiểm soát việc xử dụng internet mà họ tố cáo là nguồn gốc của tư tưởng phản động và gây rối loạn. Singapour giúp họ dựng ra những hàng rào gồm có nhiều cổng điện tử (electronic gateways) mang tên proxy servers, có tác dụng như những cái rây tinh vi để sàng sẩy tin tức phá hoại và quá khích. Mỗi trung tâm cung cấp dịch vụ internet bị bắt buộc phải trang bị thích nghi về kỷ thuật để ngăn chận các tài liệu dâm ô. Theo tổ chức " Ký giả không biên giới", Việt Nam có tên trong 20 quốc gia tử thù của Mạng Lưới gồm có Trung quốc, Bắc Hàn, Cuba, Iraq, Iran, Lybia, Saudia Arabia,Syria, Sierra Leone, Sudan, Tunisia và Myanmar (tên mới của Miến Điện). Các biện pháp chận đầu chận đuôi trên đây vẫn không cản được dân chúng giao tiếp với bên ngoài và lắm khi, dân còn dùng Mạng lưới để hành động xằng bậy. Tại các quốc gia tựo, nhiều chánh phủ đến nay đãõ ban hành luật để quy định internet vì nhiều lý do như bảo vệ tác quyền trí tuệ, thu thuế thương mại, đề phòng khủng bố, kiểm soát tài liệu khiêu dâm..v..v..Liên hiệp Âu châu đã làm luật về quyền thông tin riêng tư và giới hạn việc thu thập và xử dụng các dữ kiện cá nhân. Công tác lập pháp này bị phản đối ở vài nơi và gây tranh tụng trước Tòa. Thí dụ, vụ án Felix Somm năm 1997 tại Bavaria, Đức quốc. Ở Hoa kỳ, Chánh phủ Liên bang cứng rắn trong việc xuất cảng encryption, một loại microchip điện tử dùng để phá làn sóng phát tuyến. Mặt khác, Chánh phủ tìm cách - nhưng thất bại năm 1997 - phê chuẫn dự án luật Communications Decency Act để trừng phạt việc phổ biến tài liệu dâm ô trên Lưới. Tối cao pháp viện tuyên hủy dự án vì vi hiến. Không nản chí, Quốc hội thông qua dự luật Child Online Protection Act để bảo vệ thanh thiếu niên internautes. Ngày 5 tháng 8 vừa qua, Tổng thống Clinton ký Hành pháp Lệnh số 13133 đặt ra một ủy ban nghiên cứu biện pháp chấn chỉnh internet. Nhiều vấn đề phức tạp khác liên hệ đến tác quyền, mua bán bằng điện thơ, ảnh hưởng của Y2K..v..v....được đề cập. Khóa họp thứ 105 của Quốc hội Mỹ sẽ xét lối 200 dự án luật liên hệ đến máy vi tính. Dư luận tại Mỹ hiện chia đôi, một bên ủng hộ cố gắng của Chánh phủ Liên bang được cho là hợp lý và bên khác, lại chỉ trích gay gắt, viện lẽ cần tôn trọng quyền tự do ngôn luận và phát biểu trên Lưới . Theo khuynh hướng kể sau, trong những thể chế dân chủ hào phóng như Hoa kỳ, nhà làm luật nên cẩn trọng khi họ dựa quá trớn vào kinh tế để giải quyết vấn đề xã hội. Cần bảo vệ sự an toàn của người tiêu thụ trên lưới. Không thể để cho các người giữ cổng (gatekeepers), được chỉ định vì lý do chánh trị, phá hủy internet là một dụng cụ vô giá cho việc truyền thông cởi mở.

**** Thực thi nhân quyền là lý tưởng cao đẹp của nhân loại, còn Internet chỉ là sản phẩm của óc sáng tạo. Nhu cầu đẻ ra dụng cụ. Dụng cụ không tạo ra lý tưởng. Kỷ thuật internet phục vụ hữu hiệu hay tiêu diệt Tự do, và giúp đở gì được cho Dân chủ Nhân quyền, vấn đề này tùy thuộc hoàn toàn vào tinh thần trách nhiệm của giới xử dụng, mục tiêu.và hoàn cảnh cũng như điều kiện xử dụng.

Bởi thế, không thể quy trách cho internet mà cũng không nên trút hết kỳ vọng vào internet. Vấn đề không phải là thành công hay thất bại của internet mà là nhân loại đã phát minh ra internet có đủ khôn ngoan và sáng suốt hay không trong việc khai thác phát minh này.

LÂM LỄ TRINH Thủy Hoa Trang, Huntington Beach, California

 

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002