Đại Chúng số 136 - ngày 15 tháng 3 năm 2004

Từ cuộc tranh luận về "con mèo của Schrodinger" đến những phản ứng của một số người VN đối với ông Ng. Cao Kỳ
Thế giới và bình luận
Chuyện đặc biệt
Nỗi lòng người đi
Câu chuyện ViệtNam
Bạch Vân Am
Phê Bình Văn Học
Phóng Sự
Về Lá Tâm Thư Của Nguyễn Cao Kỳ Duyên
Điện Ảnh
Thơ Ngỏ của Hạnh Nguyện
Lễ kỷ niệm 25 năm ngày thành lập liên đoàn Chi Lăng hướng đạo VN
Về Một Quãng Đời của Trịnh Công Sơn
Vườn Thơ

LTS: Đọc khảo luận của tác giả Đặng Văn Nhâm qua tập sách “Giặc Thầy Chùa II” vừa mới xuấ bản. Một lối viết thật táo bạo, đơn giản, ngỗ nghĩnh, hấp dẫn với những dẫn chứng thú vị qua những bức thư của các chư vị Thượng Tọa thuộc GHPG Việt Nam Thấng Nhất Hải Ngoại quyết liệt lên án tác giả bằng những bức tâm thư đầy lệ rơi với uẩn khúc khó thở mà giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại phải chắp tay niệm cầu. Tòa soạn trich đăng một trong những bức thư trong tập sách“Giặc Thầy Chùa II” và lần lượt trích đăng nội dung của quyển sách nầy để cống hiến quí độc giả bốn phương về những sự thật của các tôn giáo lớn trên thế giới bất ngờ được lột trần thật hết sức hãi hùng, thú vị và hấp dẫn.

THƠ NGỎ CỦA HẠNH NGUYỆN

Kính gởi:
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HẢI NGOẠI Văn Phòng II Viện Hóa Đạo - Hoa Kỳ
Trich yếu: v/v 2 tập sách “Giặc Thầy Chùa và bí mật hậu trường”, có tính cách bôi nhọ và hủy báng Phật Giáo Việt Nam, chư Tôn đức Tăng Già và hàng Phật Tử.
Ngưỡng bạch chư tôn Hòa Thượng Tọa Đại Đức Tăng Ni.
Trong thời gian gần đây, hai tập sách nêu trên được tung ra tại Hoa Kỳ và đả phổ biến rộng rãi đến khắp mọi giới. Đọc lướt qua tập sách trên chúng con không khỏi ái ngại, lo âu cho sự phát triển Phật Giáo tại hải ngoại, với niềm tin mong manh của hàng sơ cỡ mới nhập đạo, dù rằng vốn biết đó chỉ là những loại sách lá cải được tạo ra bởi một người có ác tâm muốn phá hoại Phật Giáo.
Tác giả Đặng Văn Nhâm vốn xuất xứ từ Đan Mạch và khi viết trong tập sách có đề cập đến chúng con với một số điểm bôi nhọ, nên chúng con xet rằng việt truy tố ông Đặng Văn Nhâm trước pháp luật Đan Mạch là điều cần thiết và chính đáng; để rằng:
• Làm sáng tỏ lên những sự hiểu lầm và hoang mang không cần thiết của người đọc trong mọi giới.Những tập sách mang tính bôi nhọ, hủy báng Phật Giáo chư Tôn đức Tăng Già sẽ bị thâu hồi.
• Kẻ tạo ác bị nghiêm trị trước pháp luật cũng sẽ là tiếng chuông cảnh tỉnh đối với những kẻ đang và sắp sửa làm ác thêm nữa.
Ngưỡng mong chu Tôn đức Tăng Già hỗ trợ đến với chúng con bằng cách:
• Giáo Hội chính thức lên tiếng và có tiếng nói chung đến với chính quyền Đan Mạch.
• Đối với Chư Tôn đức liên hệ, tự mình hoặc ủy nhiệm một số các Phật tử vạch rõ những sai trái trong tập sách và gởi thư tố ông Đặng Văn Nhâm tại Đan Mạch qua một Ủy Ban Phật Tử mà chúng con sẽ thành lập tại Đan Mạch.
• Thảo ra những bức thư khiếu kiện (trên internet) với tiếng nói chung và chữ ký của hàng Phật tử năm châu gởi đến chính quyền Đan Mạch qua một Ủy Ban Phật Tử mà chúng con sẽ thành lập tại Đan Mạch.
Chúng con thiết nghĩ, một khi Giáo Hội và chư Phật tử đồng thuận lên tiếng cùng với sự quyết tâm làm sáng tỏ sự việc của chúng con thì tiếng nói từ sự ác tâm kia sẽ bị dập tắt trong thời gian ngắn; còn không thì những tiếng vang bôi nhọ ấy sẽ được truyền đi mãi mãi không dứt vì đây chính là loại sách thị hiếu của những con người phàm mê muội, và chính tác giả sẽ tiếp tục viết tiếp những tập sách khác tàn độc hơn nũa.
Thành tâm nguyện thỉnh lên chư Tôn đức Tăng Già trong Giáo Hội chứng minh và điều nghiên thực hiện.
Chúng con kính bái
Thích Hạnh Nguyện (pháp danh Lệ Tấn)
Đệ tử TT. Thích Như Điển, Trù trì chùa Viên Giác, Đức Quốc, thành viên Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu.
BÀI CỦA HẠNH NGUYỆN
ÔNG ĐẶNG VĂN NHÂM VỚI ÁC TÂM BÔI NHỌ PHẬT GIÁO (qua 2 tập sách : “GIẶC thầy chùa” vá “Bí mật hậu trường chính trị 3”)
Trong lần tạt sang Hoa Kỳ gần đây, tôi được một Phật Tử đưa cho xem 2 cuốn sách “Giặc Thầy Chùa và Bí Mật hậu trường chính trị 3” với lời than phiền về lời văn phong và những sự chửi bới của tác giả đối với các bậc tôn đức trong Phật Giáo. Lật vào bên trong một số đoạn tôi mới hay rằng mình đã may mắn nằm trong số chư vị tôn đức bị ông mạt sát. Đúng ra thì tôi không cần viết bài này vì cuốn sách và tự bản thân ông Nhâm không có một chút giá trị để tôi phải lên tiếng đáp lại, như một số các bậc Thầy đã giữ thái độ im lặng đối với những gì ông Nhâm viết. Đó là thái độ cao thượng của những bậc Thầy hay còn được hiểu là chế ngự tế nhị và cần thiết. Ví như có một người thân thể vẩn đầy bùn nhơ tanh hôi đến gây sự với ta thì điều tốt nhất và trước nhất lúc bấy giờ là nên tránh. Sự chế ngự cần thiết và tế nhị chính là ở nơi đó.
Đối với tôi, một kẻ hậu sinh mới tu (hay còn được ông Nhâm cho là: lêu bêu thất học) thì thấy rằng mình cần phải lên tiếng với dư luận trong một thái độ nhã nhặn, lịch sự với những ngôn từ đàng hoàng nhất nơi bài viết này để đáp lại tập sách của một người tự xưng là giáo sư, trí thức, nhà báo, nhà văn. Là một người được trưởng thành lên từ con đường đạo, dĩ nhiên cái nhìn và cái thấy của tôi không cho phép tôi đặt trọng tâm vào những điều sai quấy, những sự vô minh cùng cực của con người để rồi lên án, phân tích hoặc đáp trả qua lại. Ở đây tôi chỉ viết và đưa ra một vài nét trong một phần những điều được gọi là cần thiết đưa ra để ông Nhâm thức tỉnh mà dừng lại những điều đã viết; và hàng độc giảchú ý đến sự dụng ý ác độc của tác giả Đặng Văn Nhâm. Đưa ra một vài net rất rõ ràng trong bài viết này cũng đủ chứng minh cho chúng ta thấy được bề sâu toàn bộ bên trong các tập sách của ông Nhâm với dụng ý ác là bôi nhọ hình ảnh các tăng sĩ Phật Giáo nổi danh đương thời; nơi đó ông chỉ cóp nhặt được một vài thông tin mơ hồ của những kẻ chống phá Phật Giáo để rồi tự suy diễn, ức đoán và tưởng tượng ra thêm để viết thành sách. Ông lại còn đặc biệt dùng những ngôn từ hạ cấp tục tĩu (xin lỗi phải dùng chữ “tục tĩu” vì không còn từ nào khác nhẹ hơn) để kích thích, lôi cuốn ngươi đọc, vì hạng người này thường không có hiểu biết và nhận thức phân tích, họ lại có nhiều thời gian, và phổ cập trong xã hội.
Cho đến bây giờ tôi vẫn thấy con đường đạo mà tôi đi theo là quádỗi tuyệt vời bởi vì trong con đường đó đã học được những đức tính cao đẹp của lòng thương. Mọi vấn đề dù có lỗi lầm của người cũng đều có thể giải quyết trong tinh thần đóng góp, bàn thảo và xây dựng trong sự cao thượng. Tôi nghĩ là ở ngoài đờichung ta cũng có đủ những hình ảnh và đức tính xây dựng cao đẹp như vậy chứ; đâu phải chỉ có nhữngsự xây dựng bằng cách bêu nhọ, tưởng tượng, chà đạp lên danh dự và nhân phẩm của người khác như ông Nhâm đã viết trong các cuốn: “Bí mật hậu trường chính trị 1, 2, và 3” nếu thật là có cũng còn không nên viết với những ngôn từ như vậy, nay hà huống lại viết đến những hàng chức sắc trong các tôn giáo với sự bịa đặt trong một trí óc tưởng tượng phong phú bệnh hoạn và lối viết vô cùng đạt biệt của ông. Tôi nghĩ trong hàng trí giả và độc giả ở hải ngoại, chắc không ai lạ gì tên ông Đặng Văn Nhâm mỗi khi đọc lướt qua một cuốn sách hay bài viết nào đó với ngôn từ đặc biệt chửi rủa và cách hành văn lắp ghép, cóp nhặt, thêm thắt, trước sau bất đồng, cụt cờn và kích thích những tâm tưởng tiêu cực như thù hận, sân si, ác độc đến với hàng độc giả của ông.
Con người là một loài rất đặt biệt và khác xa những loài khác vì bởi con người được sở hữu những đức tính cao đẹp của tinh thần đạo đức, biết kính trên nhường dưới, biết trọng người và tự trọng, hổ thẹn điều ác và tôn vinh điều thiện, biết nhân, lễ, nghĩa, trí, tín và được có giáo dục. Phủ nhận những điều naỳ và sống với một đời sống bất cần; trên không có Phật, Chúa gì hết, không có các điều thiện phải làm, không cần biết những điều ác phải tránh, không có tội lỗi, chết là hết! Tất cả moị người đều ngu dốt, dơ bẩn và xấu xa mà chỉ có mình ta là trong sạch v.v.. Đời sống của một người mà khi sống chỉ có biết là phải nổi danh dù là nổi lên danh gì đi nữa, biết có tiền dù là loại đồng tiền nào đi nữa, thì những người ấy đã là vượt ra khỏi phạm trù của những con người rồi đó.
Con đường đạo là con đường chỉ dạy cho tôi khai phá tiềm năng của những đức tính rất người, rất thánh thiện. Học được những đức tính ấy là tôi học được những đức tính của một con người hiền, ở nơi đó tôi được dạy là mình phải có ý thức và chánh niệm mỗi khi buông ra những lời nói thường trong cuộc sống đối đãi hằng ngày, huống chi là khi nói những lời ác và hại người. Đạo Phật còn dạy cho tôi tội lỗi của những tâm ác vi tế nằm sâu trong tâm tưởng để thấy, biết và kềm chế không cho phát khởi. Như vậy theo đạo Phật chỉ mang trong đầu những tư tưởng, ý đồ dộc hại người cũng đã là có tội rồi huống hồ là nói ra, viết ra và phổ biến khắp thế giới để có danh và có lợi. Dĩ nhiên danh sau của danh và lợi ấy còn có những mục đích nào khác khó mà biết được. Như vậy thấy rằng sựthất học trong đời và đạo của tôi cũng là điều may bởi vì tôi đã không đi theo con đường đời có học thức và bằng cấp như ông Nhâm nhưng lại chỉ đóng góp được cho xã hội qua những tác phẩm mang tính đả phá, chia rẽ và tục tằn mạt sát người. Cái dở và cần phải bị lên án của chư tôn đức trong Phật Giáo là đã chỉ dạy đời sống hướng thượng tâm linh và phát triển nền luân lý đạo đức của con người trong cuộc sống, và cái dở ấy cũng chính là đã có quá nhiều nguồn tin theo và đi theo con đường từ bi không hận thù của các vị ấy.
Cũng may trong đạo Phật cũng chỉ dạy cho tôi biết về cách phán đoán và tư duy khi một vấn đề xảy ra. Ví dụ khi cầm một cuốn sách trên tay và đọc, chúng ta phải đọc với thái độ như thế nào ? Đọc dể tin hết những điều mà tác giả viết trên cuốn sách ? hay là đọc rồi để suy xét, phán đoán. Chúng ta phải đọc như thế nào đây ? Nhất là đọc những loại sách có lời văn “kích thích tố trong tưởng tượng” của ông Nhâm.
Là những người đọc sách, chúng ta phải biết cách đọc vì đọc là để hiểu và biết những gì đã xảy ra trong cuộc đời. Đọc là để có thêm trí tuệ và sự hiểu biết sáng suốt, chứ không phải đọc là để uống độc tố vào mình, để rồi hòa nhập với tác giả trong những hình ảnh tưởng tượng đồi trụy, những ngôn từ tục tằn làm khêu gợi và kích thích trong ta. Những hình ảnh và từ ngữ thường dùng trong sách của ông Nhâm không có một chút giá trị nào về đạo đức và tinh thần để làm cho người đọc được vươn lên, sống tốt đẹp và đàng hòang hơn với nhân cách của con người trong đời sống, chứ chưa nói đến làm tăng trưởng cái nhìn hiểu biết và trí tuệ của người Phật Tử. Như vậy, khi đọc sách mà đọc chỉ để có biết mà không có hiểu thì sự đọc sách đó quả đúng là đang mang trong đầu một thứ thuốc độc, khó mà tìm được một thứ thuốc giải nào có thể chữa được. Ở đây vấn đề “có hiểu” theo tôi chính là một nhận thức sáng suốt về vấn đề và về người đưa ra vấn đề đơn giản có thể được hiểu đơn giản nếu người hiểu có trí sáng suốt và biết phân tích, nhưng một vấn đề đơn giản có thể được hiểu và làm ra phức tạp nếu người ta chỉ có tin và làm theo người khác xúi bày, hoặc một vấn đề phức tạp và nghiêm trọng có thể biến thành khủng hoảng, không có lối thoát nếu người ấy không hiểu, không biết, làm theo sự hướng dẫn của lòng tham, sự tức giận, ganh tị và sự xui khiến của người. Đó là đối với vấn đề, còn đối với người đứng đàng sau vấn đề và động lực chính thức đẩy bên trong tâm người ấy nữa mà chúng ta nên tìm hiểu để có một sự phán định chính xác hơn, công minh hơn.
Ngay đề tựa cuốn sách “Giặc Thầy Chùa” đã cho người đọc đoán biết về tâm ác của người viết như thế nào rồi. Qua hai cụm từ “Giặc” và “Thầy Chùa” cho thấy sự thù hận (Giặc là kẻ thù, là đối thủ cần phải tiêu diệt) và lòng khinh khi (thầy chùa, chữ thường dùng để chỉ thái độ coi thường, khinh khi đối với hàng tăng sĩ PG) tăng sĩ Phật Giáo của tác giả. Ở đây khi một người viết văn đàng hoàng và có tư cách thì một cụm từ làm tựa đề cho cuốn sách phaĩ được lựa chọn thanh nhã, chứ không phải thô lỗ và đầy ác ý thành kiến như trên. Nhưng rồi phải chăng cũng chẳng lạ gì là nótuong hợp với tất cả những ngôn từ thô bạo, thấp kém hạ liệt và xấu xa nhất mà tác giả có thể viết ra đối với hàng tăng sĩ PG bên trong tập sách. Đối với tác giả dĩ nhiên đây là sự thành công lớn bởi vì những gì xấu xa, hạ tiện và dơ bẩn nhất của người khác (mà tác giả có thể xuyên tạc, thêm mắm muối và tưởng tượng ra) tồn đọng, chất chứa bên trong tâm trí của tác giả hàng mấy năm trời nay được dịp bung ra thành lời và thành sách. Sau cùng phần cuối quyển sách trang 647, ông Nhâm kết luận một cách hết sức ngây thơ rằng chết là hết, hết tiệt qua những dẫn chứng sơ đẳng rằng “khoa học không gian đã chứng minh rằng trên bầu trời cao thăm thẳm vô biên kia, trải qua hằng triệu năm chưa có một nơi nào gọi là thiên đàng hay Niết bàn; còn địa ngục thì dưới sâu mặt đất của trái địa cầu dày dặc này (sâu 6.400 km và sức nóng lên đến 5.000 độ nóng) thì làm gì có được địa ngục v..v.. Như vậy chết là hết của con người cũng như chó, mèo, gà vịt v.v...
Dĩ nhiên để mà bàn luận sâu về cuốn sách của ông Nhâm thì chẳng đáng chút nào vì nó chẳng có giá trị gí với những luận cứ trích dẫn vu vơ và bịa đặt. Tập sách 662 trang nói về các tăng sĩ trong Phật Giáo mà chỉ toàn là những lời lẽ tục tằn, thô bỉ thì có đáng cho chúng ta nhìn vào để xem hết và trích dẫn chỗ đúng sai. Ở đây tôi chỉ đề cập đến một đoạn ông Nhâm viết về tôi và một đoạn cuối sách mà thôi cũng như dể nêu ra 2 nét tiêu biểu là ông Nhâm nói chuyện Phật giáo, trích dẫn giới luật, kinh điển của Phật giáo nhưng lại không tin và không có một sự hiểu biết căn bản, tối thiểu nào của đạo Phật, ví như một người chưa học xong lớp ba mà đòi bàn chuyện về vũ trụ với các khoa học gia và đem những dẫn chứng cóp nhặt từ sách vở ra chứng minh. Tôi nghĩ thái độ đúng đắn nhất của các nhà khoa học ấy là cưới xòa và bỏ qua cho đứa bé ấy. Đó chính là thái độ của chư tôn đức trong Phật giáo hiện nay.
Riêng tôi một người còn non trẻ trong kinh nghiệm tu học lại nghĩ rằng, thấy người làm ác (việc này là tạo nghiệp cực ác cho chính bản thân họ và cho nhiều người khác thiếu trí tín theo) mà không chận đứng là cảm thấy , trước đắc tội với Tam Bảo, sau thiếu lòng từ bi để họ gây nghiệp cực ác phải mang tội hình nhiều đời, nên đem trường hợp của mình mà ông Nhâm viết sai, viết bôi nhọ và quàng xiên ra minh chứng và soi sáng sự việc. Nhận biết được điều này rồi thì những phần khác còn lại trong tập sách của ông cũng đều là những điều tưởng tượng từ một tâm hồn đầy ác tâm và thành kiến.
Tại đây tôi xin bắt đầu đề cập chỉ về phần tôi, chương : “Hạnh Tấn là ai ?”, mà ông Nhâm đã viết trong cuốn “Giặc Thầy Chùa” trang 458.
Ngay từ tựa đề : Hạnh Tấn là ai ? dường như cho thấy tác giả hiểu rất rõ về Hạnh Tấn nhưng thật ra lại chẳng hiểu gì hết qua việc lầm lẫn giữa tôi và Hạnh Nguyện và thầy Hạnh Tấn bên Đức. Sự lầm lẫn này cho thấy dường như tác giả không biết mình đang viết những gì, hoặc là đụng đâu viết đó mà không cần kiểm chứng, đúng hay sai, nên viết hay không viết. Một nhà báo hay nhà văn như vậy thì chắc chắn là đang có vấn đề.
Sự lầm lẫn tên của một người mà mình muốn viết chỉ trích không phải chỉ ở một nơi, một đoạn mà thường thấy trong rất nhiều đoạn để rồi cuối cùng lại nói : “Như Điển đã chơi trò tráo bài ba lá, cải pháp danh cho Lệ Tấn thành HANH TẤN hay HẠNH NGUYỆN gì đó. Tại sao lại có chuyện lắt léo này
Một số Phật Tử ở Đức cho tôi biết: về sau Như Điển đã cải Pháp danh cho Lệ Tấn là: HẠNH TẤN. Còn một chú tiểu khác, ở Đức, thì có pháp danh HẠNH NGUYỆN. Nhưng, một số PT khác lại nhất định cãi ngược, cho rằng: Lệ Tấn, tục danh Nguyễn Văn Tuấn, ở Đan Mạch, đã đổi tên thành HẠNH NGUYỆN. Còn HẠNH TẤN chính là một chú tiểu khác, gốc ở Đức, tục danh là Lữ Thành Nghĩa. Ối sao mà rối tinh rối mù, nhìn vào hoa cả mắt, nghe rối cả tai, chẳng khác nào trò tráo bài ba lá, và trò são thuật của bọn bán thuốc dán Sơn Đông trên bùng binh chợ Saigòn năm xưa”, (trang 362).
Sau khi đưa ra tựa đề : Hạnh Tấn là ai? Ông Nhâm bắt đầu viết về tôi với năm sinh, nơi sinh và thời gian đến Đan Mạch ở 3 điểm quan trọng này ông Nhâm cũng không nắm rõ và viết sai hết, ngay cả nguyên tên họ cũng sai. Thời gian tôi ở VN và trại tị nạn thì ông Nhâm ghi rằng tôi đến Đan Mạch, rồi suy diễn không có căn cứ đó ông đặt để tôi đi hết nơi này đến nơi kia theo sự tưởng tượng của ông và câu chuyện linh động đó được dựng thành. Tất cả những đoạn ông kể về tôi đầu sai và mang tâm sấu bôi nhọ. Với những hình ảnh mơ mơ màng màng về tôi, ông ta đã viết và viết. Ở đây tôi không cần phải trích dẫn từng đoạn ông Nhâm viết để cho thấy sự sai lầm vì mất nhiều thời gian và không đáng. Tôi chỉ ghi lại vài nét về tôi để cho ông Nhâm hoặc người nào nếu đã tình cờ đọc qua cuốn sách thì biết và rõ hơn, đó là tôi đến Đan Mạch là vào giữa năm 85, đến giữa năm 87 xuất gia, năm 88 đến ở NPĐ Esberg vả sau đó lên Aarhus rồi hoàn tất 3 năm HF ở đó trước khi qua Cô Ben Hao và có qua lại đôi lần với ông Nhâm vào những năm 90, 91. Như vậy nguyên cả một tấn tuồng, câu chuyện của ông Nhâm dựng ra về tôi, trong đó có những sự đề cạo về tên họ, nơi sinh, thất học, thời gian đến Đan Mạch, ở đâu? vào thời gian nào? xuất gia năm nào? có tên gì? tu ở đậu?, vào thời gian nào? bị chùa đuổi, bác chuông mõ v..v.. đều được ông Nhâm viết quàng xiên, sai trật, phỏng đoán, suy diễn và tưởng tượng. Đó là viết về tôi, một người ở cùng xứ mà ông Nhâm có quen biết và tôi có qua lại vài lần mà ông ấy còn viết sai, quàng xiên và suy diễn đến như vậy, hà huống là viết về những vị Thầy cách xa ông ta nửa vòng trái đất!
Tiếp đến ông Nhâm cũng không biết và không phân biệt được căn bản trong hàng ngàn người xuất gia là, người tăng sĩ nào ai cũng có 3 tên: pháp danh, pháp tự và pháp hiệu. Pháp danh Lệ Tấn là do tôi quy y từ hồi còn nhỏ ở VN chứ không phải do TT. Thích Như Điển của tôi ban cho khi xuất gia, và pháp tự là Hạnh Nguyện được TT. Như Điển ban khi tôi thọ giới Sa di. Sự lầm lẫn như vậy cho nên trong đoạn cuối của chương “Hạnh Tấn là ai?” ông Nhâm lại một lần nữa lầm lẫn với âm thanh Hạnh Tấn và Lệ Tấn và ông viết : Thầy tôi tuyên bố: Chú tiểu Lê Tấn sẽ sắp được đâu bằng “ Tiến Sĩ Phật Học” ở Ấn Độ. mà không phân biệt được người mà thầy tôi nói đó là thầy Hạnh Tấn, Đây là sự thực vì thầy Hạnh tấn đã sắp được đậu bằng tiến sĩ Phật học ở Ấn Độ. mà không phân biệt được người mà thầy tôi nói đó là thầy hạnh Tấn. Đây là sự thực vì thầy Hạnh tấn đã sắp được đậu bằng tiến sĩ Phật học ở Ấn Độ.
Như vậy bằng sự lầm lẫn tên người này, người kia một cách nông cạn đó, ông đưa tên tôi ra và chửi rủa một cách thô bạo “nhưng nay, nhờ được biết rõ ràng tung tích, nhân cách, và đạo hạnh của chú tiểu Lệ Tấn, rồi cải danh thành Hạnh Tấn (nên biết: Ngoại trừ những kẻ bất lương, có tiền án, kỳ dư những người lương thiện có một gốc gia tộc đàng hoàng và một dĩ vãng không bẩn thỉu, chẳng ai phải thay tên đổi họ như thế làm gì”.
Tóm lại tôi có thể nói bài viết về tôi gồm khoảng 10 trang (458-), ông Nhâm đã viết trật hết đến 98%. Vậy mà với những dữ kiện không nắm rõ về người khác như thế, ông Nhâm lại viết với một thái độ bôi nhọ phi thường. Ngoài ra trong phần cuối cuốn sách, ông còn đặc biệt chửi rủa và mạt sát Phật Giáo, một tôn giáo có trên 2500 lịch sử qua những câu: “Khi rao giảng giáo lý, các nhà tu hành đều đem Thiên Đàng hay Niết Bàn và Địa Ngục, là những sản phẩm bịa sạo của những bộ óc bịp bợm, bịnh hoạn - (646)” Chính đến “đức Phật và giáo pháp của Ngài mà ông Nhâm còn cho rằng là từ sự bịp bợm và bịnh hoạn; chư tăng tu học theo giáo pháp ấy thì ông lại dùng tất cả những ngôn từ nào xấu xa và dơ bẩn nhất trong tự điển để viết. Còn đối người Phật Tử thì ông cho là đám tín đồ ngu muội: “Như thế, xem ra loại tín đồ này, tuy thân xác đã trưởng thành, nhưng trí óc vẫn còn u mê, đần độn hơn cả bọn con nít thời nay. (646). Như vậy toàn bộ cuốn sách ông Nhâm (không có trang nào là không có chửi rủa chư tăng với những ngôn từ xấu xa nhất) khi tung ra, bên trong không có một chút hàm ý khách quan nào cả hơn là sự bôi nhọ và mạt sát Phật Giáo qua hình ảnh méo mó của ông về những vị tôn đức trong Phật Giáo. Vậy thì đối trước sự kiện trên, chúng ta có thể làm được những gì. Trong khả năng của tôi là một công dân xứ Đan Mạch và bị bôi nhọ, tôi chỉ biết nói lên vụ việc này với hàng Phật tử tại Đan Mạch cùng trình bày vấn đề đến các Luật Sư người Đan để đồng nhau soạn thảo những thủ tục pháp lý cần thiết hầu đưa vấn đề này ra ánh sáng. Sống trong một thế giới văn minh và tự do không có nghỉa là chúng ta mặc tình có quyền chửi rủa và bôi nhọ người khác khi muốn có danh và có lợi qua việc bán sách.
Việc làm này của ông Nhâm rõ rằng không phải là một việc làm vô ý và thiếu suy nghĩ mà rõ rằng là rất có tính toán và thâm độc. Tất cả sự ác độc ấy đã được ông Nhâm thể hiện qua thủ đoạn lấy khoảng gần 200 trang về sự chửi rủa chư tôn đức giáo phẩm Phật Giáo trong tập sách : Giặc Thầy Chùa” và đưa vào cuốn “Bí mật hậu trường chính trị tập 3”, để những người tò mò, hạng người thiếu hiểu biết hoặc hàng Phật Tử nông cạn muốn biết và thích các chuyện lạ có tính thế tục trong tôn giáo đều sẽ mua về đọc, và ông Nhâm lồng những phần này trong những tập sách chính trị ba xu để những ai đam mê các chuyện thời sự, chính trị bịa đặt ấy cũng bị độc thêm, bị ảnh hưởng và một phần ngộ độc qua ác ý của tác giả. Như vậy, thủ đoạn thâm độc ấy của ông Nhâm chắc chắn sẽ có kết quả đối với những ai vô tri, chỉ biết đọc sách và cứ tin những điều trong sách mà không có một chút nhận thức suy xét hợp lý nào cả về phía mình.
Phần tôi với sự hiểu biết ít ỏi của một kẻ nông cạn tu hành thì chỉ tin rằng, kẻ làm ác thì sẽ gặp quả báo ác, người làm thiện thì sẽ được phước thiện. Cũng không phải là bị người sĩ nhục, bôi nhọ và vu khống mà mình sẽ bị nhục nhã và xấu xa, và không phải khi mình xấu xa và ác độc mà được kẻ khác khen ngợi, tôn vinh mà mình sẽ trở thành người tốt và cao thượng. Người tốt, hiền lương và cao thượng chính là ở nơi nhân cách của người ấy, mà nhân cách của người ấy theo đạo Phật chính là sự thể hiện qua ý tưởng tốt lành đối với mọi người bên ngoài, lời nói hòa nhã, khiêm cung, tôn trọng kẻ trên người dưới và nhất là qua việc làm, hành động có lợi ích cho mọi người và mọi loài. Tất cả những điều ấy chính là sự kết tinh của một con người có đạo đức, có nhân cách và làm những điều tốt cho xã hội, cho loài người. Còn nói rất nhiều, viết rất nhiều, rất hay nhưng toàn là những lời nói, bút viết có tính cách hủy nhục, lăng mạ, bêu xấu, chà đạp người khác để mình được nổi tiếng hơn, được chú trọng hơn và thành toại ác ý của mình thì thật là đáng hổ thẹn thay!
Tôi tin những người Phật tử có hiểu biết và tu tập theo giáo pháp đức Phật thì nên lấy đây làm gương, và cẩn thận hơn trong các vấn đề đọc sách báo mang tính bôi nhọ và chửi rủa người hiện đang rất thịnh hành trong cộng đồng người Việt. Kinh Tứ Pháp Nhị Chương có ghi rằng “kẻ ác hại người hiền như người tung bụi ngược gió, bụi chưa đến người đã vội phủ lấy mình; như người phun nước miếng lên trời, nước miếng chưa tới trời đã vội xuống mặt mình”. Cũng vậy những người làm ác thì sẽ có những quả báo tương xứng với họ; Phật tử chúng ta không nên mang và đem những tư tưởng xấu, ác và dơ bẩn từ bên ngoài vào trong tâm để rồi phải chịu những sự suy tưởng, lời nói vô ích, lầm lạc và không đáng có thể tạo ra cho người một sự hiểu xấu, nghĩ sai lạc và khởi lên tâm ác về người khác dù họ có lỗi hay không vẫn là những nghiệp ác, những mầm chủng tử bất thiện tạo ra trong tâm thức. Loại trừ tất cả những ý niệm ác trong tâm thức, trong ý tưởng, lời nói và hành động là điều mà tất cà mọi con người củachúng ta trong cuộc đời này cần phải làm.

 

 

 

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002