Đại Chúng số 124 - ngày 16 tháng 7năm 2003

 

Bạn biết gỉ về Hackers ?

Nữ-Sinh Hoài Vọng Bích Thuận


CÁC GIẢI VĂN CHƯƠNG Ở MIỀN

 NAM VIỆT NAM TRƯỚC 1945
CỘNG SẢN VIỆT NAM
SẼ SỐNG DAI NHƯ GIẺ RÁCH


Cửa chùa khóa kín

Trang
ĐỐ ĐỂ HỌC

Đọc báo bạn

ĐÔNG Y

Gần 38 Năm Mất Tích

LỄ ĐỘC LẬP 2003

Nấu ăn ngon cho chàng
Nhìn Ngô Viết Trọng Dưới "Ngõ Tím"


SAU KHI CHẾT TA SẼ RA SAO ?

Thế giới và Bình luận

CÂU CHUYỆN MẤT CÒN

Trong Bàn Viết,
Ngoài Cuộc Đời


Y KHOA VÀ KHOA HOC

Yếm Vải Xứ Thanh

YÊU EM TỪ THUỞ .. .
Y KHOA VÀ KHOA HOC

 

 

 

CÁC GIẢI VĂN CHƯƠNG Ở MIỀN NAM VIỆT NAM TRƯỚC 1945

Tác giả : KIM LAM

Trong các thập niên của đầu thế kỷ 20, một số các tư nhân và các Hội học ở miền Nam Việt-nam đã có sáng kiến tổ chức các giải thưởng sau :

1. GIẢI NGÔ TÂM THÔNG

Năm 1924, ông Ngô Tâm Thông, một điền chủ ở làng Tân-giai, tổng Bình-an, tỉnh Vĩnh-long, đề xướng cuộc thi thơ văn quốc âm qua sự tổ chức của quan đốc phủ sứ tỉnh Bà-rịa Lê Quang Liêm, tức Bảy. Hội đồng giám khảo gồm các quan lại của Nam-kỳ.

Qua giải thưởng này, ông Ngô Tam Thông muốn khích lệ các nhà thơ văn trong cả 3 kỳ. Điều lệ, giải thưởng bằng tiền, hạn nộp của giải này được công bố trên tạp chí Nam Phong, số 87, tháng IX 1924 như sau :

Hạng 1 : 300 đồng- Hạng nhì : 200 đồng- Hạng ba : 100 đồng

Hình thức dự thi là một bộ tiểu thuyết bằng văn xuôi hoặc bằng văn vần theo 3 thể :

a- Tiểu thuyết về sự tích nước nhà

b- Tiểu thuyết về truyện phiêu lưu

c- Tiểu thuyết về thế tục.

Nếu làm bằng văn xuôi, quyển viết phải có ít nhất 300 trang giấy học trò. Nếu bằng văn vần, quyển viết phải có ít nhất 200 trang. Hạn nộp bài là 01-6-1925. Ngày chấm xong sẽ là 10-11-1925 và tháng 12-1925 giải thưởng sẽ được phát.

Cuộc thi này có lẽ không có người dự vì sau đó không một báo chí nào nhắc đến nó, ngay cả tờ Nam Phong, nhưng nó đánh dấu sự suy tàn của nền Hán học và bước đầu trong việc chú trọng đến việc phát triển nền văn học chữ quốc ngữ.

2. GIẢI PHỤ-NỮ TÂN-VĂN

Tuần báo « Phụ-Nữ Tân-Văn » xuất bản ở Nam-kỳ tổ chức cuộc thi với đề tài dưới hình thức một câu hỏi « Nàng Thúy Kiều nên khen hay nên chê ? ». Bài dự thi không dài quá 20 trang giấy lớn. Giám khảo sẽ là độc giả của tờ tuần báo. Những bài trả lời sẽ lần lượt đăng báo. Nếu bài nào được phần nhiều độc giả chấm thì sẽ chiếm giải thưởng.

- Giải nhất : một cái máy hát lớn hiệu Pathé, và một năm báo Phụ Nữ Tân Văn.

- Giải nhì : một cái áo mưa Ăng-lê hiệu The Dragon, và một năm báo Phụ Nữ Tân Văn.

Có 18 bài được tuyển lên báo. Tuy nhiên theo Phụ Nữ Tân Văn số 19 (05/9/1929), kết quả cuộc thi không được mỹ mãn vì số người chấm thi ít hơn số người dự thi. Trong các bài dự thi, không có bài nào có số thăm thật cao. Do đó giải không được phát.

3. GIẢI KHUYẾN HỌC NAM KỲ

Hội Khuyến học Nam kỳ (Société d’Enseignement mutuel de la Cochinchine) được thành lập năm 1907. Hoạt động của Hội không gây được nhiều tiếng vang trong giới trí thức. Nhưng từ năm 1941, dưới sự điều khiển của Hội trưởng Đoàn Quang Tấn, ban Trị sự của Hội quy tụ những nhân vật nổi tiếng như Cung Giũ Nguyên (viết tiểu thuyết Việt và Pháp), họa sĩ kiêm văn sĩ Nguyễn Phi Hoanh, nhà văn Chim Hải Yến, học giả Nguyễn Xuân Quang, nhà ngôn ngữ học Lê Ngọc Trụ v.v. Họ tích cực hoạt động về văn học khiến Hội có uy tín từ Nam, rồi lần ra Trung và ra Bắc. Do đó giải Văn chương của Hội được giới trí thức thời đó trên toàn quốc chú ý đến.

Giải Văn chương năm 1941 của Hội dành cho một tác phẩm xuất bản từ 01-01-1941. Tác giả quyển sách được trúng giải sẽ không phải là một nhà văn thuộc nhóm « Tự Lực Văn Đoàn » (vì họ đã nổi tiếng rồi) mà cũng không phải là một nhà văn đã được giải văn chương nào rồi.

Cuốn tiểu thuyết « Chồng con » của Trần Tiêu đoạt giải thưởng Văn chương của hội Khuyến-học Nam kỳ năm 1941 với số tiền là 250 đồng.

Năm 1942, Hội đồng Giám khảo tặng giải cho 3 tác phẩm :

- « Tôn Thọ Tường » của Khuông Việt Lý Vĩnh Khôn

- « Triết học Bergson » của Lê Chí Thiệp

- « Sông Bạch Đằng », nhạc của Lưu Hữu Phước, lời của Mai Văn Bộ và Nguyễn Thành Nguyên.

Năm 1943, giải được trao cho Hoàng Xuân Hãn (ở Bắc) với cuốn « Danh từ khoa-học » và Lê Văn Ngôn (ở Nam) với cuốn « Bịnh ho lao ». Đây là hai cuốn biên khảo rất công phu.

Năm 1944, giải thưởng được trao cho Phan Văn Hùm với cuốn « Vương Dương Minh »

Từ năm 1945, không khí chính trị bùng nổ và sau đó hội Khuyến-học, tuy có hoạt động trở lại nhưng không còn đầy đủ phương tiện để hoạt động như trước nữa.

4. GIẢI ĐỒ CHIỂU

Năm 1943, nhân dịp lễ truy điệu nhà thơ ái quốc Nguyễn Đình Chiểu, dược sư Trần Kim Quan đặt ra giải văn chương hàng năm với tên là « Giải Đồ Chiểu ». Tiền giải thưởng là 500 đồng. Hội Khuyến-học Nam-kỳ được giao quyền khảo sát và ra đầu đề.

Đề thi : « Khảo cứu và luận về Đồ Chiểu với Lục Vân Tiên »

Hạn nộp bản thảo : trước ngày 01-02-1944 (sau ngày ra thông báo (22-7-1943) là 6 tháng 9 ngày)

Hạn trang : ít nhất 100 trang, nhiều nhất 300 trang

Giải chỉ dành riêng cho người Việt sinh trưởng ở Nam-kỳ và sẽ được phát vào ngày giỗ Đồ Chiểu.

Ban Giám khảo chỉ nhận được 2 tác phẩm dự thi của 2 nhà giáo là ông Lục Y Lang (ở Gia-định) và ông Từ Quang (tức Lư Khê ở Sài-gòn). Vì số người tham dự quá ít, ban Giám khảo quyết định không phát giải thưởng và họ (với sự có mặt của ông Trần Kim Quan) thảo luận là truất phân nửa tiền giải thưởng để tặng khuyến khích hai người dự thi : ông Lục Y Lang được 150 đồng, ông Từ Quang được 100 đồng.

Năm 1944, đề thi giải Đồ Chiểu là cuốn tiểu thuyết có ý nghĩa vịnh theo hai câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu trong « Lục Vân Tiên » là : « Trai thời trung hiếu làm đầu« Gái thời tiết hạnh là câu trau mình »

Kỳ này cũng chỉ có hai người dự giải. Không có ai đoạt giải mà cũng chẳng có ai được giải khuyến khích.

Năm 1945, đề thi là « Một gương nghĩa sĩ ». Không có một ai dự thí mặc dù tiền giải lên đến 1.250 đồng, giải lớn nhất thời tiền chiến, có lẽ là do tình hình xã hội với cuộc giải phóng đất nước (1945).

5. GIẢI « THỦ KHOA NGHĨA » CỦA HỘI KHUYẾN-HỌC CẦN-THƠ

Mới đầu Hội chỉ là một hội học. Từ khi bác sĩ Lê Văn Ngôn làm hội trưởng, số hội viên từ 20 tăng đến 123. Hội quy tụ được một số tài năng như Tố Phang, Trực Thần, Tây Đô Cát Sĩ, Lê Đằng Côn, họa sĩ Nguyễn Văn Mười v.v. Năm 1943, Hội cho ra tập Kỷ yếu với tên gọi « Xuân Tây đô », nhân dịp Tết Giáp Thân. Cũng cùng năm này, Hội đặt ra giải thưởng « Thủ Khoa Nghĩa ». Giải sẽ phát vào năm 1944. Mục đích của Giải là khuyến khích các tài năng mới và góp phần vào việc phát triển nền văn nghệ miền Nam trong thời kỳ còn phôi thai. Hội chỉ chấm các tác phẩm nào chưa in của các nhà văn miền Nam. Kết quả Hội nhận được 1 tập vận văn, 2 quyển tiểu thuyết, 5 tập truyện ngắn, 1 quyển ký sự, 3 quyển nghị luận và 2 quyển khảo cứu. Hai cuốn tiểu thuyết được giải là :

- « Đồng quê » (giải nhất) của Phi Vân. Tác phẩm được in lại bốn lần và được dịch ra Hoa văn với tựa đề « Nguyên dã ».

- « Truyện năm người thanh niên » (giải nhì) của Nguyễn Ngọc Tân. Sau này tác giả có sửa chữa lại tác phẩm, lấy bút hiệu là Phạm Thái và giao lại cho nhà Tự Quyết xuất bản năm 1955.

Giải « Thủ Khoa Nghĩa » chỉ ra được một lần. Vì tình hình thời cuộc nên Hội tạm ngưng việc tổ chức giải.

6. GIẢI NAM XUYÊN

Năm 1944, ông Lê Tràng Kiều, chủ nhà xuất bản Nam Xuyên ở Sài-gòn, tổ chức giải văn chương hàng năm dưới sự bảo trợ về tài chính của nhà kinh doanh Võ Tuấn Khanh.

Mục đích của giải Nam Xuyên là khuyến khích các nhà văn toàn quốc và giúp các nhà văn trúng giải xuất bản tác phẩm của họ (tác giả giữ bản quyền).

Kết quả của giải được công bố vào tháng 8 năm 1944 như sau :

1. Giải nhất (500 đồng) : « Mùa hoa mới » của Minh Dân, một giáo học ở Vụ-bản, Nam-định.

2. Giải nhì (350 đồng) : « Cây đàn Chiêu Quân » của Th. Q. Hoàng Đức Tấn ở Hà-nội.

3. Giải ba (200 đồng) : chia làm hai cho

* « Cơn ác mộng » của Nguyễn Văn Xuân ở Sài-gòn

* « Thạch sương bồ » của Nam Phố ở Sài-gòn

4. Giải tư (50 đồng), có bốn giải cho :

* « Tuổi trẻ » của Pucho Nguyễn Hữu Phước ở Thủ-dầu-Một

* « Bịnh học » của Dương Tử Giang ở Hà-tiên

* « Gánh giang san » của Mễ Nhân ở Hà-nội

* « Bộ bài nhân sự » của Vũ Duy Hanh ở Sài-gòn

Cũng như các giải khác, giải Nam Xuyên chỉ phát được một lần. Tình hình chiến tranh làm cho việc tổ chức giải phải ngưng lại.

Các giải văn chương trên, mặc dù không sống lâu, cho phép ta rút ra một số nhận xét sau :

- Làm sống lại các nhân vật lịch sử của miền Nam qua giải Đồ Chiểu và giải Thủ Khoa Nghĩa và từ đó nung nấu tinh thần ái quốc của dân chúng.

- Khuyến khích các tài năng mới ở miền Nam nói riêng và cả nước nói chung tham gia vào việc xây dựng và phát triển nền văn học chữ quốc ngữ.

- Làm nổi bật nét độc đáo của văn nghệ miền Nam trong thời kỳ phôi thai.

- Đề cao tâm huyết của các văn gia, học giả, thi sĩ, giáo giới v.v. đối với nền quốc học.

- Cập nhật hóa các giá trị truyền thống đồng thời tiếp thu có chọn lọc các kiến thức và các giá trị mới được du nhập từ các nền văn hóa và văn minh khác.

Các tài liệu tham khảo :

1. Nguyễn Ngu Í, « Các giải văn chương trên đất Việt thời tiền chiến », revue Bách Khoa No.137 (15/9/1962), 139 (15/10/1962) và 140 (01/11/1962)

2- Nguyễn Ngu Í, « Các giải văn chương ở miền Nam nước Việt », revue Bách Khoa No. 152 (01/5/1963)

Vài nét về KIM LAM

Kim Lam tên thật là Phạm Thị Kim Dung, một nữ biên khảo gia thuộc thế hệ thứ 2 mà chúng tôi tình cờ gặp trong buổi sinh hoạt văn hoá nghệ thuật chiều ngày Chủ Nhật 8 tháng 6 năm 2003. Hoạ sĩ Nguyễn Đức Tăng và đạo diễn Trần Song Thu thuộc thế hệ thứ 1 hợp tác với thế hệ thứ 2 do Đan Thúy Vy đại diện một số văn thi ca nhạc sĩ trẻ thuộc nhóm văn nghệ tập san Ngày Mới tại Paris, tổ chức buổi sinh hoạt nói trên..

Kim Lam được phu quân tháp tùng. Đó là một nhà trí thức tây phương mang cái tên thật lãng mạn "Yves LAMOUREUX" mà tiếng Việt dịch nôm na là "kẻ tình si". Với sự say mê nền văn hóa cổ truyền Việt-nam, nam tử này dự tính đến xứ sở ấy để thực hiện các giấc mơ của mình. Hai tháng trước khi phi cơ cất cánh, chàng đã không hẹn mà gặp Phạm Thị Kim Dung ở viện bảo tàng Orsay (musée d'Orsay) trước một bức danh họa của Renoir. Từ đó mối tình Pháp-Việt được nuôi dưỡng càng ngày càng mãnh liệt trong vòng tay của văn học và nghệ thuật. Kim Dung vô cùng kinh ngạc khi thấy người yêu mình ngưỡng mộ với tất cả tâm hồn và trái tim hai danh nhân Việt Nam : Nguyễn Trãi, vị tướng tài ba và cũng là nhà thơ lỗi lạc ; Nguyễn Du, đại thi hào qua danh tác "Kim Vân Kiều". Thế rồi Kim Dung và Yves xây dựng gia đình với nhau. Dòng sông Cửu Long và dòng sông Loire đã hòa hợp và quyện lấy nhau, đưa hai người đến bến bờ hạnh phúc. Đó cũng là ý nghĩa bút hiệu KIM LAM lấy từ một phần tên của cả hai vợ chồng.Ngày xưa Kim Lam xuất thân từ trường "Áo tím" Gia Long. Trường đã đào tạo cho bao thế hệ nữ sinh nền văn hóa truyền thống hòa nhịp với văn chương thế giới phong phú bởi các luồng tư tuởng khác nhau. Thêm vào đó Kim Lam say mê văn học Pháp qua Stendhal, Flaubert và Proust. Sau khi hoàn thành bậc đại học, Kim Lam trở thành giáo sư giảng dạy tiếng Pháp ở Trường Cao Đẳng Sư Phạm và Viện Trao đổi Văn-hóa với Pháp tại Việt Nam. Năm 1991, Kim Lam sang Pháp để thực hiện các kế hoạch nghiên cứu của minh vì ở Pháp có nguồn tài liệu phong phú và vô tận. Năm 2002 Kim Lam đã trình bày thành công ở Viện Quốc-gia Ngôn-ngữ và Văn-minh Đông-phương tại Paris luận án Tiến sĩ với tựa đề : « Les mutations de la République du Vietnam : l’apport de la revue Bách-Khoa (Sài-gòn, 1957-1975) » nhằm giới thiệu các hoạt động văn-hóa và trí thức của miền Nam Việt-nam trước tháng 4 năm 1975 qua việc phân tích tạp chí Bách-Khoa xuất bản ở Sài-gòn. Đồng thời tác giả làm nổi bật các lo âu cùng mâu thuẫn của miền Nam trên con đường canh tân xứ sở và trong cuộc xây dựng nền văn hóa dân tộc. Chính tinh thần tự do sáng tạo đã giúp cho miền Nam duy trì được bản sắc đân tộc của mình và đánh dấu một giai đoạn trong lịch sử tiến hóa của nước Việt-nam.

Hiện nay Kim Lam vẫn tiếp tục các kế hoạch nói trên, với một công trình nghiên cứu rất ích lợi cho các nhà biên khảo sau này về các hoạt động văn hóa và trí thức của miền Nam trước 1975. Công việc này vừa mới hoàn thành xong và đang chờ xuất bản. Tác phẩm nghiên cứu dày hơn 220 trang trong đó tác giả giới thiệu tạp chí Bách-Khoa, đường lối hoạt động cùng sự đóng góp của tạp chí này vào việc xây dựng con người Việt-nam mới ở thế kỷ 20 bước qua thế kỷ 21, con người tiến bộ nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc (phần giới thiệu viết bằng Pháp ngữ dài bốn trang). Tác phẩm có kèm theo đầy đủ tài liệu tham khảo : Các bài báo mà tạp chí đã đăng tải trong suốt 18 năm 4 tháng ở Sài-gòn (viết bằng Việt ngữ), danh mục các tác giả bài báo và các cộng tác viên của tạp chí, cùng ngày tháng của các số báo để tiện cho mọi nghiên cứu sau này.

Ngoài ra, Kim Lam còn hoàn thành bốn bài biên khảo viết bằng Pháp ngữ chưa kịp cho phổ biến, mang tựa đề « Le conte, lieu de rencontre de l’Orient et l’Occident », « La poétique des vers de 6-8 pieds face à la traduction en français à partir d’un extrait de Kim Vân Kiều », « Les femmes sud-vietnamiennes et leur représentation dans la littérature de 1955 à 1975 » et « Bách Khoa et la culture nationale de l'an 2000 (Người giới thiệu :

Bình Huyên)

 

 

 

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002