Đại Chúng số 120 - ngày 16 tháng 5 năm 2003

Lá Thư Tòa Soạn
Vườn Thơ
Thế Giới Và Bình Luận
Dấu Mốc Quan Trọng
Tin Nhỏ Cần Biết
Đại Lễ Phật Đản
Nhân Ngày Quốc Hận
Tiếng Quốc Đêm Trăng
Bệnh Sars
Thơ và Nhạc Bảo Oanh
The Mother of Mothers Day
Lịch Sử Ngày Cho Mẹ
Duyên Em
Đừng Hỏi Tại Sao
Ngày Nhân Quyền Cho VN
Đọc Báo Dùm Bạn
Y Khoa Và Khoa Học
Cơ Sở Văn Học Cỏ Thơm
Nấu Ăn Ngon Cho Người Yêu
Cô Kiều Với Phạm Quỳnh
Phan Thanh Giản
Kiếp Hoa Chìm Nổi
Mưa Bên Này Nắng Bên Kia
Giáo Sư Vũ Ký
Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo

GIÁO SƯ VŨ KÝ ĐƯỢC ĐỀ CỬ LÀM ỨNG VIÊN NHẬN GIẢI NOBEL VĂN CHƯƠNG 2003
-
Phong Thu -

 

Giáo Sư Vũ Ký sinh năm 1922 tại xã Dương Đàn, quận Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Xuất thân từ một gia đình nho phong. Ông là sinh viên từ năm 1939 tại Qui Nhơn, Huế. Đồng thời ông cũng học Đại Học Luật Khoa Hà Nội từ năm 1942. Ông là anh ruột của nhà thơ, danh hoạ Vũ Hối. Cả hai đều là những nhà cách mạng chống cộng, là nạn nhân của cộng sản và đều danh tiếng, tài năng được nhiều người mến mộ.

Giáo sư Vũ Ký tham gia Việt Nam Quốc Dân Đảng từ năm 1946, bị Việt Minh kết án 20 năm tù khổ sai tại trại giam Kiên Khu V Tiên Lập. Sau năm 1975, cộng sản chiếm miền Nam, Giáo Sư đã bị nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội bắt cải tạo 3 lần. Lần cuối cùng, ông bị giam tại một trại tù cải tạo ở vùng biên giới Việt Trung Lào. Nhờ tiếng tăm của ông lững lẫy, nên Nữ Hoàng Fabiola -Vương Quốc Bỉ với tư cách Chủ Tịch danh dự Hội Hồng Thập Tự Vương Quốc Bỉ và Hội Viên Danh Dự Hội SABAM, đã cùng Bộ Trưởng Hợp Tác Lucien Onters vận động với nhà cầm quyền Hà Nội đòi trả tự do cho Học Giả Vũ Ký. Ông được trả tự do năm 1979 và được sang định cư tại Bỉ quốc từ năm 1980. Hiện nay, GS Vũ Ký là giám khảo Viện Tú Tài Quốc Tế ở Londres và Genève, Hội Viên Hiệp Hội Các Nhà Văn Vương Quốc Bỉ (SABAM) ở Bruxelles, Hội Viên Học Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á (Yale Univesity, USA). Ông đang giảng dạy tại Trung Tâm Văn Hoá và Xã Hội Việt Nam tại Bruxelles. Ông được vương quốc Bỉ ưu ái và trân trọng như một nhà cách mạng đấu tranh cho lý tưởng tự do. Một người suốt đời phụng sự cho sự nghiệp giáo dục và duy trì tinh thần yêu nước, thương nòi dù xa quê hương đã hơn 20 năm.

Ngoài cuộc đời hoạt động chính trị, GS Vũ Ký còn có cả một bề dày sự nghiệp giáo dục với những công trình nghiên cứu đồ sộ, sáng tác, dịch thuật văn chương và luôn cả lãnh vực phê bình văn học. Ông viết bài thường xuyên cho các báo Việt và Aạu Châu để truyền bá, giữ gìn văn hoá tiếng Việt. Ông dành nhiều thời gian nghiên cứu giáo trình giảng dạy văn hoá Việt Nam. Đặc biệt ông vận động đưa chương trình Việt Ngữ vào các trường đại học quốc tế.

Trước năm 1975, Học Giả Vũ Ký đã từng dạy học ở Lycéum Paster, Hà Nội (1946); trường Quốc Học (Huế); trường Petrus Ký (Sài Gòn), và một số trường trung học khác. Ông đã có trên 26 tác phẩm có giá trị.

Chính những đóng góp to lớn của Giáo Sư Vũ Ký, nên ngày 20 tháng 1 năm 2003, Trung Tâm Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại (TTVBVNHN) đã gửi một lá thư đến Uỷ Ban Tuyển Chọn Giải Nobel thuộc Viện Hàn Lâm Thụy Điển đề cử Giáo Sư, Học Giả Vũ Ký như một ứng viên cho giải văn chương cao quý năm nay. Nội dung lá thư đã trình bày

những công trình sáng tác, nghiên cứu của ông có ích lợi cho sự nghiệp văn học chung của nhân loại. Kèm theo lá thư là phần phụ lục gồm 4 trang tường trình vắn tắt quá trình hoạt động chính trị và sự nghiệp của ông.

Nhà văn Minh Đức Hoài Trinh út Việt Nam Hải Ngoaị đã kết luận: "...Sự đóng góp rộng lớn của ông đối với nền văn hoá Việt Nam và sự khai mở tiên phong của ông đối với văn hoá thế giới rất xứng đáng để hưởng một sự xem xét đặc biệt". Ông Nguyễn Quang, Uỷ Viên Thường Trực văn phòng TTVBVNHN tại quận Cam cho biết, ngoài Giáo Sư Vũ

Ký, TTVBVNHN còn đề nghị một số những văn nghệ sĩ khác như: nhà văn Doãn Quốc Sỹ, nhà văn Võ Phiến và nhà thơ Nguyễn Chí Thiện làm ứng viên cho giải Nobel Văn Chương.

Đây là một cơ hội, tốt để văn nghệ sĩ Việt Nam hải ngoại có cơ hội tranh giải với các nhà văn trên thế giới.

 

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002