Đại Chúng số 121 - ngày 1 tháng 6 năm 2003

Lá Thư Tòa Soạn
Cuộc Chiến Chưa Tàn
Thế Giới Và Bình Luận
Mỗi Tuần Một Đề Tài
Việt Nam Trung Tâm Nông Nghiệp
Bạn Có Biết
Y Khoa Và Khoa Học
Mèo Hay Thỏ
Yếm Vải Xứ Thanh
Hội Thơ Xuân Quí Mùi
Cô Kiều Với Phạm Quỳnh
Những Bệnh Về Kinh Nguyệt
Vườn Thơ
Vũ Điệu Con Hổ
Vấn Đề Thờ Cúng Tổ Tiên
Đọc Báo Dùm Bạn
Thư Gởi Ông Mai Vàng
Thư Ngỏ của Nguyễn H Luyến
Thông Cáo Cộng Đồng Người Việt ở Pháp

Vấn đề thờ cúng tổ tiên với công cuộc truyền đạo Thiên Chúa ở Việt Nam

Võ Thu Tịnh

Gia Long đề nghị hòa hợp tục thờ cúng tổ tiên với đạo Thiên Chúa

Cuộc rao giảng đạo Thiên Chúa theo di huấn của Đức Chúa Jésus đã thực hiện từ hàng nghìn năm tại phưong Tây, nhưng ở phương Đông, phải đến thế kỷ XVII, các giáo sĩ dòng Tên (Jésuite) mới đến Trung quốc truyền giảng Thiên Chúa giáo cho các dân ngoại đạo. Các giáo sĩ nầy học nói tiếng Hoa, mặc y phục Hoa, lấy tên họ Hoa, nên được dân bản xứ tín nhiệm, Hoàng đế Hoa cho vời một số giáo sĩ ấy đến triều để giúp việc. Vì tôn trọng phong tục và cảm tính tế nhị của những người Hoa mới theo đạo, các giáo sĩ dòng Tên cho phép họ thờ cúng tổ tiên.

Việc này đã gây nên sự tranh luận sôi nỗi về vấn đề lễ tục trong Hội thánh Vatican. Vì cho việc thờ cúng tổ tiên có tính cách dị giáo nên, năm 1742, Giáo hoàng Benoit IV ra lệnh cấm các giáo dân Hoa không được thờ cúng tổ tiên. Nhưng tập quán thờ cúng tổ tiên vẫn là một nền tảng giáo dục, luân lý, chính trị quốc gia, nên chính quyền Hoa phản ứng quyết liệt, Thiên Chúa giáo bị cấm đoán, giáo sĩ, tín đồ bị khủng bố, tù đày, trục xuất hay chém giết.

Cũng vào thế kỷ XVII, tại Việt Nam, năm 1615, giáo sĩ đầu tiên đến truyền đạo ở đàng Trong (miền Nam) là Cha Buzomi (ý) thuộc dòng Tên (Jésuite). Giai đoạn đầu, tính đến năm 1642, tín đồ có được 20.000 người. Nhưng về sau, cũng xảy ra những trở ngại khó khăn như ở Trung Hoa, Thiên Chúa giáo bị cấm, tín đồ bị tù đày, giáo sĩ Tây phương bị trục xuất.

Năm 1789, sau vụ hoàng tử Cảnh bắt đầu tin Chúa không chịu ra lạy trước bàn thờ tổ tiên, vua Gia Long, trong một cuộc đàm luận, có phân trần với đức cha Bá-đa-lộc đại ý như sau:

ûNên ước mong rằng tập quán thờ cúng tổ tiên có thể hòa hợp với đạo Thiên Chúa, vì theo tôi nhận thấy, ngoài việc ấy ra, thì chẳng có chi ngăn cản vương quốc tôi biến thành một nước Thiên Chúa giáo. Chính tôi đã cấm đoán những tập tục đồng bóng, coi tử vi. Tôi coi sự thờ thần thánh là sai lầm, mê tín, dị đoan, vì nếu tôi có dung túng các nhà sư, thì chỉ là để cho dân tôi khỏi oán hờn. Tục độc thê cũng không phải là một nguyên tắc mà chúng tôi phải khó khăn chấp nhận. Nhưng tôi tha thiết với thờ cúng tổ tiên, vì như tôi đã nói với ông, tôi không thấy tục ấy có gì lố lăng đáng chê cười. Tập quán thờ cúng tổ tiên là căn bản nền giáo dục của chúng tôi. Tập quán ấy khiến cho những trẻ nít, ngay từ lúc còn thơ, phải kính trọng cha mẹ, và dành cho cha mẹ cái oai quyền cần thiết để ngăn chận bao hỗn loạn trong gia đình... Tôi sẵn sàng thay đổi những nghi lễ mà ông cho là dị đoan, nhưng nếu tôi bỏ hết những nghi lễ khác, tôi sẽ làm cho dân tôi tăng thêm lòng nghi ngờ về cách suy tư, và có thể tưởng rằng tôi đã thay đạo, chúng sẽ không còn tha thiết với tôi nữa. Tôi yêu cầu ông lưu ý đến điểm ấy, và cho phép giáo dân tiến gần hơn tí nữa vỡi những dân khác của tôi. Hành xử ấy, rất đáng mong mỏi cho những kẻ thường dân, lại rất cần thiết cho những người giữ địa vị cao quý trong quốc giaõ. (1)

Như vậy, có thể nói Gia Long là người đầu tiên đã khởi xướng chủ trương hội nhập văn hóa Việt Nam với Thiên Chúa giáo, hầu mở đường cho việc rao giảng Lời Chúa và xây dựng Hội thánh tại Việt Nam được thuận lợi hơn.

Chính Giám mục Ba- đa-lộc, cũng xác nhận rằng :õđại đa số đàn bà (ám chỉ chế độ đa thê) và nhất là việc thờ cúng tổ tiên, mà Triều đình ở La Mã đã cấm đoán quá mức, sẽ luôn luôn là những trở ngại rất khó vượt quaõ.

Tiếc rằng giới Thiên Chúa Vatican giáo lúc ấy không ai chú trọng đến ý kiến của Giám mục và lời thỉnh cầu của vua Gia Long. Sau khi vua Gia Long qua đời, các vua kế tiếp Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức để bảo vệ đạo đức luân lý Nho giáo, nền tảng của quốc gia, nên ra lệnh cấm đạo Thiên Chúa. Cấm không được thì tù đày, mà cuối cùng không được nữa thì giết. Nước Pháp can thiệp, chiến tranh Việt Pháp bùng nổ và cuối cùng đến năm 1884, Việt Nam bị thua và bị rơi vào vòng đô hộ của Pháp. Thiên Chúa giáo công khai du nhập vào Việt Nam.

Mãi đến năm 1939 (tức là 150 năm sau lời đề nghị của Gia Long), giáo hoàng Pie XII thấy sự cấm đoán ấy sai, nên mới ra lệnh cho giáo dân châu Á được phép thờ cúng tổ tiên

Thờ cúng tổ tiên là một nan đề làm khổ tâm các Nho gia

Tập quán thờ cúng ở Việt Nam vốn đã có từ cổ thời. Đến khi Nho giáo du nhập vào nưức ta, thì tập quán ấy mới theo học thuyết của Khổng tử mà biến thành một lễ tục nghiêm túc hơn.

Thật ra, Khổng-tử vốn chủ trương chống lại sự thờ cúng các thần linh: ỏKẻ mất tội với Trời, dầu cầu đảo với vị thần nào cũng không khỏiõ. Đối với quỷ thần, thì kính nhưng nên xa lánh : ỏKính nhi viễn chiõ (Luận Ngữ, III Bát Dật, t. 13). Khi mang bệnh nặng, Tử Lộ đề nghị làm lễ cầu cúng thần linh, Khổng-tử nhất định từ chối (LN, VII Thuật Nhi, t.34).

Nhưng trái lại Khổng-tử dạy ta phải thờ cúng tổ tiên, và khi hành lễ phải hết lòng cung kính xem như ông bà, tổ tiên có mặt tại đó : ỏTế như tạiõ (LN, III Bát Dật, t.12).

Như thế, là vì Khổng tử đã dựa vào phép ỏkinh quyềnõ, (kinh là hành sự khi thường, quyền là hành sự khi biến), mà cân nhắc xét bên nào nặng, bên nào nhẹ, để hành sự cho đúng. Ở đây, bên nhẹ là việc cúng tế thần linh, bên nặng là dùng thờ cúng tổ tiên xa xưa để dân gian cảm động mà giữ trọn đạo hiếu. Một khi giữ trọn được chữ hiếu với cha mẹ, thì dân chúng sẽ cảm động mà phát khởi đức nhân. Trái lại, nếu câu nệ theo bên nhẹ mà bỏ bên nặng, chấp nhất một việc nhỏ mà làm hỏng cả đạo lý lớn, là điều mà Mạnh tử cho là đáng ghét (Mạnh-tử, Tận Tâm I, t. 26).

Dầu sao, theo Hồ Thích, trước sự mâu thuẫn giữa học thuyết và thực hành như thế các ỏNho gia không khỏi cảm thấy khổ tâmõ (Hồ Thích, Trung quốc Triết học sử, Huỳnh Minh Đức dịch, Đại Nam, Saigon 1970, tái bản Cali, HK, tr.275)

Nhưng xét kỹ, Khổng tử đã dùng lễ tục thờ cúng tổ tiên làm một phưưng tiện dẫn dắt dân gian đến đức Hiếu rồi đến đức Nhân, là lý tưởng tuyệt đỉnh của Nho giáo. Có thể cho rằng, theo Nho giáo, thờ cúng tổ tiên chỉ là một lễ tưởng niệm vinh danh tổ tiên mà thơi, vì Khổng-tử đã dùng hai chữ ỏnhư tạiõ (LN, III Bát Dật, t.12) ngụ ý là không có vong linh tổ tiên thật sự về dự buổi lễ nhưng con cháu phải coi như là tổ tiên có mặt tại đó, nên phải hành lễ cung kính đúng phép.

Tây phương cũng có những lễ tưởng niệm như thế. Họ tạc tượng, dựng bia ghi tên các liệt sĩ, anh hùng, vĩ nhân, rồi đến ngày kỷ niệm kéo đến dâng hoa, đốt lửa thiêng, đọc diễn văn, cung kính hành lễ. Nhưng họ không bao giờ cho rằng vong linh các vị ấy đã hiện về có mặt tại các nơi ấy.

Thờ cúng tổ tiên với với sự bảo tồn tinh thần dân tộc

Thờ cúng tổ tiên, theo các nhà nhân chủng học, là một hình thùc nối liền thể hệ người sống với những lớp người chết, một tập tục đã cũ từ xa xưa trong nhiều nước trên thế giới, từ các dân tộc bán khai ở châu Phi, châu Mỹ, cho đến các nước văn minh như cổ Hy Lạp, La Mã, Nhật bổn, Ấn độ, v.v.

Ernest Renan (1823-1892), một triết gia, kiêm sử gia Pháp nổi tiếng, trong một bài thuyết giảng ngày 11-03-1882 tại đại học Sorbonne, Paris, đại khái đã xác nhận rằng thờ cúng tổ tiên là một tập quán chính đáng hơn cả, vì theo ông, tổ tiên đã sinh dưỡng, gày dựng ra chúng ta, với một dĩ vãng hào hùng, với những vĩ nhân và bao nhiêu vinh quang, chiến thắng... ....đã hình thành cả một vốn liếng xã hội, nền tảng cho một ý thức quốc gia. Cùng chung một quá khứ vẻ vang, cùng chung một ý chí trong hiện tại, cùng mong muốn hoạt động ngày một hơn nữa trong tương lai ... đó là những điều kiện chính yếu để cấu thành một dân tộc. Chúng ta yêu dân tộc ta tương xứng với những hy sinh tự nguyện, với những đau khổ điêu linh đã qua. Chúng ta thương ngôi nhà ta đã dựng lên và sẽ để lại cho con cháu. ỏChúng tai là thành quả của tiền nhân, chúng tai sẽ trở thành những con người như tiền nhânõ đó hẳn là một điệp khúc căn bản thường gặp lại trong các quốc ca của hầu hết các dân tộc trên thế giớiõ. (Quõest-ce quõune nation ? Ernest Renan, Ed. Presse Pocket, Paris 1992, trang 54)

Việt Nam ta, suốt ngàn năm Bắc thuộc với chủ trương đồng hóa dân ta, hàng trăm năm bị Pháp đô hộ với chủ trương Âu hóa trí thức ta, nửa thế kỷ dưới chế độ độc tài đảng trị Cộng sản với chủ trương tam vô hóa quốc gia ta (vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo), mà chúng ta còn giữ được tinh thầợn quốc gia, lòng tự hào dân tộc, tình tự con người Việt Nam, là nhờ tập quán thờ cúng ông bà, thờ thủy tổ Hùng Vương, thờ cúng các vị anh hùng kháng chiến, các vị xây dựng xóm làng, bảo vệ đất nước, để nhắc nhở nguồn gốc dân Việt, nuôi dưỡng lòng yêu nước của dân gian ta.

Nhưng về sau, những tập tục mê tín dị đoan đã xâm nhập vào các buổi lễ thờ cúng. Một mặt vì sự thiếu hiểu biết của dân gian, mặt khác, quan trọng hơn, vì các buổi lễ cúng tế có tính cách nuôi dưỡng tinh thần quật khởi của dân Việt, mỗi vị thần có một sự tích, khi cúng tế, có lệ diễn lại sự tích giúp dân cứu nước, chống ngoại xâm, cho nên ông cha chúng ta phải lấy hình thức tôn giáo, lễ tục mà phủ ra ngoài để che mắt bọn thống trị ngoại bang.

Chẳng hạn như ở các làng trong tổng Phù Đổng chẳng hạn, mỗi năm đến ngày cúng thần Phù Đổng Thiên Vương (tức là Thánh Gióng), hàng trăm dân làng tụ họp trước đền, phân thành hai nhóm, tượng trưng cho quân ta và quân nhà Ân (Tàu), diễn lại cuộc chiến đấu của thần ngày xưa, cuối cùng quân Ân bị đại bại, tướng soái của giặc Ân phải dâng nạp lễ vật cho quân ta, vv...

Sự sùng bái ấy, bề ngoài có tính cách tín ngưỡng, hay mê tín, bên trong là những dịp cho nhân dân ta ôn lại quá khứ huy hoàng của ông cha, những dịp nhắc cho mọi người đừng quên bổn phận tranh đấu bảo tồn nòi giống, văn hóa và đất nước, là di sản của tổ tiên từ xa xưa.

Ngày nay, theo lời vua Gia Long đã nói trên đây, ỏ Mong hòa hợp tập quán thờ cúng tổ tiên, cắt bỏ những gì mê tín dị đoanõ, và theo tinh thần ỏ như tạiõ của Nho giáo, chúng ta tổ chức thờ cúng tổ tiên thành một ỏlễ tưởng niệmõ, gạt bỏ những gì mê tín dị đoan, con cháu, thân hữu nhóm họp tưởng nhớ đến công đức của tổ tiên ông bà, cha mẹ, (nếu chúng ta là tín đồ Thiên Chúa giáo thì đặt buổi lễ trong Tình thương và Ân điển của Chúa), mở màn cho một cuộc sống hội nhập văn hóa dân tộc Việt Nam với Thiên Chúa giáo.

Tiếc rằng ngày xưa ngay lúc đầu, Giáo Hoàng Vatican chấp thuận lời đề nghị của vua Gia Long và của Giám mục Ba-đa-lộc, thì có lẽ sẽ không có việc cấm đạo, không có cớ để Pháp gây ra một cuộc ỏthánh chiếnõ đến xâm chiếm nước taà

Võ Thu Tịnh

 

(1)- ị Il serait bien ả souhaiter que cette usage pƯt se concilier avec le christianisme ; car selon ma maniăre de voir, il nõy a pas dõautres obstacles vắritables qui puissent empằcher tout mon royaume dõằtre chrắtien. Dắjả, jõai dắfendu la magie et lõastrologie judiciaire; je regarde le culte des idoles comme faux et superstitieux, et, si je supporte les bonzes cõest pour ne pas aigrir mon peuple. La monogamie nõest pas non plus un principe dont nous avons peine ả nous convaincre. Mais je tiens au culte des parents, et de la maniăre dont je vous ai exposắ, il ne me paraỵt point ridicule ; il est la base de notre ắducation. Il inspire aux enfants, dăs lõạge le plus tendre, le respect filial, et donne aux păres et măres cette autoritắ sans laquelle ils ne pourraient empằcher bien des dắsordres ả lõintắrieur des familles. Cet honneur rendu aux parents devient public, sõắtend, sõenracine ; je dắsire cependant, comme vous, quỏil soit fondắ sur la vắritắ , et quỏon ắloigne de toute erreur à Je consens encore ả changer les diffắrentes cắrắmonies que vous jugerez superstitieuses ; mais si je venais ả les supprimer toutes, jõaugmenterais les soupậons quỏont dắjả mes sujets sur ma maniăre de penser ; et peut ằtre que, sõils croyait que jõai changắ de religion, ils me serait beaucoup moins attachắs. Je vous prie de bien vouloir faire attention, et de permettre aux chrắtiens de se rapprocher un peu plus du reste de mes sujets. Cette conduite, si dắsirable dans les particuliers, devient comme nắcessaire dans les personnes qui occupent quelque place considắrable dans lõEtat Ể. (Extrait de la Lettre de Mgr Pigneau de Bắhaine, 17 aỏt 1790, A.S.M.E., vol. 801, pp. 283 ss.)

 

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002