Đại Chúng số 121 - ngày 1 tháng 6 năm 2003

Lá Thư Tòa Soạn
Cuộc Chiến Chưa Tàn
Thế Giới Và Bình Luận
Mỗi Tuần Một Đề Tài
Việt Nam Trung Tâm Nông Nghiệp
Bạn Có Biết
Y Khoa Và Khoa Học
Mèo Hay Thỏ
Yếm Vải Xứ Thanh
Hội Thơ Xuân Quí Mùi
Cô Kiều Với Phạm Quỳnh
Những Bệnh Về Kinh Nguyệt
Vườn Thơ
Vũ Điệu Con Hổ
Vấn Đề Thờ Cúng Tổ Tiên
Đọc Báo Dùm Bạn
Thư Gởi Ông Mai Vàng
Thư Ngỏ của Nguyễn H Luyến
Thông Cáo Cộng Đồng Người Việt ở Pháp

Kính thưa quý văn thi hữu, quý thân chủ, quý đồng hương,

Một năm trôi qua thật nhanh, TBDC lại chuẩn bị mừng ngày sinh nhật lần thứ 5 vào ngày 8 tháng 6 năm 2003. Nhìn lại một năm qua, chúng ta thấy tình hình chính trị, kinh tế của Hoa Kỳ và thế giới ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống của cộng đồng người Việt trên khắp thế giới. Đặc biệt, cuộc khủng bố ngày 11 tháng 9, tiếp theo là sự sụp đổ của các công ty tài chánh lớn, sự phá sản hàng loạt của nhiều công ty trên đất nước Hoa Kỳ đã khiến cho tình trạng thất nghiệp ngày càng gia tăng. Sự khó khăn không dừng lại ở đó, cuộc chiến chống khủng bố ở Afghanistan và cuộc chiến lật đổ chế độ độc tài, tàn ác của Saddam Hussen đã khiến cho gánh nặng quốc phòng gia tăng. Việc Hoa Kỳ giúp đỡ tái thiết cho hai nước cũng làm ngân sách đất nước thâm thủng nặng nề.

Tuần Báo Đại Chúng cũng không thoát khỏi sự khó khăn chung. Số trang báo cũng giảm xuống và số lượng quảng cáo cũng giảm. Năm Quý Mùi, chúng tôi cũng không thực hiện tờ báo Xuân với số trang tăng gấp đôi như mọi năm mà chỉ làm báo thường để ra mắt bạn đọc. Báo Xuân bán rất khó khăn. Cũng có thể vì báo chúng ta làm từ xưa đến nay chỉ dành để biếu cho các cơ sở quảng cáo và ai thích đọc thì đến đó xin về mà đọc. Chính vì vậy, báo chí không có chất lượng về nội dung và hình thức. Đôi lúc, chúng ta cầm nhiều tờ báo trong tay mà nội dung thì y hệt nhau, phần còn lại là quảng cáo chi chít để có tiền trang trãi cho phí tổn của những tờ báo sau.

Những tháng gần đây, một hiện tượng đáng mừng trong làng báo chúng ta là báo đã bắt đầu được bày bán rãi rác đây đó trong thương xá Eden, các trung tâm buôn bán của người Việt tại VA., D.C và nhiều nơi khác ở tiểu bang Maryland. Giá một tờ báo từ 50 xu cho đến 4 đô la đều có độc giả chịu khó nhịn ăn quà đến mua. Dù số lượng người đọc không nhiều lắm và cũng không phải ai cũng thích mua báo về đọc, nhưng ngành báo chí đã có những bước thay đổi. Đặc biệt, vào ngày 19 tháng 4 tại Little Sài Gòn, Hội Ký Giả VN Hải Ngoại và báo Người Việt đã liên kết với nhiều cá nhân đoàn thể, tổ chức một Đại Hội Truyền Thông VN Hải Ngoại trên quy mô toàn thế giới có khoảng trên 143 cơ sở truyền thông về dự. Đây là một bước ngoặc quan trọng trong quá trình hình thành, phát triển và góp tiếng nói chung trong công cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ tại quê nhà.

Trong 5 năm qua, Tuần Báo Đại Chúng đã cố gắng thoát ra khỏi tình trạng đăng tải nội dung bài vở như nhau. Chúng tôi cũng tránh không dùng những bài đã được đăng tải ở những báo khác trong vùng, trừ trường hợp phải phổ biến tin tức rộng rãi để giúp đỡ cộng đồng, các đoàn thể và các văn thi hữu ra mắt sách. Chúng tôi đã cố gắng tìm những tin tức và bài viết mới nhất của nhiều văn thi hữu để cống hiến độc giả.

Tuần Báo Đại Chúng dù có gặp khó khăn nhưng chúng tôi vẫn vững bước đi lên. Ít nhất, vẫn còn có một tiếng nói thẳng thắn, trung thực để đứng về phía quần chúng. Ít nhất vẫn còn một chút khí tiết của người làm báo để ngăn chặn bớt những thành phần háo danh, tham vọng lớn đang dần dần lấp đi tiếng nói của những tổ chức đấu tranh chân chính.

Kính thưa quý vị, như chúng tôi đã nói trong số báo 115, TBĐC tồn tại được cho đến ngày hôm nay là nhờ tấm lòng rộng lượng, bao dung và thông cảm của các văn thi hữu, quý thân chủ quảng cáo, quý đồng hương ủng hộ, giúp đỡ. TBĐC đã phát triển, mở rộng và có mặt trên khắp các tiểu bang Hoa Kỳ, Uùc Đại Lợi, Gia Nã Đại, Anh Quốc, Đức và Paris. Câu Lạc Bộ Văn Học Paris hiện nay là chiếc nôi đã cung cấp nhiều tin tức bài vở cho TBĐC. Các anh chị văn thi hữu, cũng đã dành nhiều thời gian viết những bài phê bình, nghiên cứu, dịch thuật, lịch sử, văn học gởi đến TBĐC.

Chúng tôi cũng không thể bỏ qua được vai trò cố vấn của nhà văn, học giả Thinh Quang. Nhà văn Thinh Quang đã đi theo chúng tôi suốt cả những cuộc hành trình đầy thử thách và gian khổ. Chúng tôi cũng chân thành cảm tạ tất cả những văn thi hữu đã từng cộng tác với TBĐC.

Hôm nay, trong ngày Dạ Tiệc và Dạ Vũ Kỷ Niệm ngày Đệ Ngũ Chu Niên, TBĐC kính mời các quý văn thi hữu, quý thân chủ, quý mạnh thường quân, quý đồng hương đến để cùng chia xẻ với chúng tôi niềm vui của 5 năm phục vụ trong ngành truyền thông, góp tiếng nói bảo vệ nền văn hoá Việt Nam tại hải ngoại. Sự có mặt của quý vị là niềm vinh dự lớn lao cho Ban Biên Tập và Ban Trị Sự Tuần Báo Đại Chúng. Và cũng là dịp để chúng tôi có thể gởi đến quý vị một lời cảm tạ.

Trong số báo 121, chúng tôi xin tiếp tục đăng tải bài thuyết trình "Cô Kiều Với Phạm Quỳnh" của GS Phạm Thị Nhung. Trong phần nầy, GS sẽ nói về những tháng năm Phạm Quỳnh làm báo Nam Phong? Mục đích của ông khi làm tờ báo nầy và vì sao ông phải chấp nhận hợp tác với Pháp thành lập tờ báo Việt Ngữ ? Tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử để chúng ta có thể hiểu được tấm lòng của Phạm Quỳnh đối với nền văn học nước nhà.

Thân mến gởi lời chúc mừng đến nhạc sĩ Trịnh Hưng, hay tin nhạc sĩ bị tai nạn, chúng tôi rất lo cho sức khoẻ của nhạc sĩ. Nay nhận được bài viết "Yếm Vải Xứ Thanh" chúng tôi mừng vì biết sức khoẻ nhạc sĩ đã hồi phục. Cảm ơn nhạc sĩ đã không ngại khó nhọc, mất thời gian ngồi viết lại bài nầy gởi đến độc giả. Hy vọng bài viết có thể an ủi được một phần nào cuộc sống còn lại trong tuổi già của nhà thơ Hữu Loan.

Nhân dân Việt Nam có đạo thờ cúng tổ tiên từ rất lâu đời trước khi người Pháp bắt đầu truyền bá đạo Thiên Chúa Giáo. Thiên Chúa Giáo được truyền bá ở nước ta vào thời điểm nào? Ai là người chủ trương trong việc hoà hợp vấn đề thờ cúng tổ tiên với việc truyền đạo Thiên Chúa Giáo? Có phải thờ cúng tổ tiên là phương pháp bảo tồn tinh thần dân tộc không? Những vấn đề nầy sẽ được Võ Thu Tịnh lý giải rõ trong một bài nghiên cứu " Vần đề thờ cúng tổ tiên với công cuộc truyền đạo Thiên Chúa ở Việt Nam".

Tử Vi Việt Nam gọi năm Mão là năm con Mèo. Còn người Trung Hoa gọi năm Mão là năm con Thỏ. Người Việt Nam chúng ta có câu thành ngữ "ăn thịt mèo nghèo ba năm". Đó có phải là cách của ông bà chúng ta nói để cảnh cáo những anh chàng bợm nhậu hay không? Ngược lại người Trung Hoa tin dị đoan còn hơn chúng ta thì lại khoái ăn thịt mèo. Câu chuyện "Mèo Hay Thỏ" của Văn Bá cũng là một thí dụ chứng minh rằng người Việt Nam vẫn còn sợ "ăn thịt mèo nghèo ba năm". Ngày nay ăn thịt mèo ngậm bệnh SARS xa nhân loại...

Mùa xuân đã đi qua từ lâu nhưng bài tường thuật về "Hội Thơ Xuân Quý Mùi" của Nguyễn Hoàng Việt vẫn còn có giá trị. Bài tường thuật đã nhắc nhở lại thời kỳ đầu xây dựng Câu Lạc Bộ Văn Học Paris, sự phát triển hội viên, quá trình hoạt động và sự lớn mạnh cũng như tình cảm gắn bó keo sơn của tất cả các văn thi hữu. Nguyễn Hoàng Việt cũng đã ghi chép lại những bài thơ đã được đọc trong buổi "Hội Thơ Xuân" để tặng cho đọc giả gần xa những ai yêu thơ và yêu quê hương.

Ai cũng có những kỷ niệm của một đời để nhớ, để thương. Kỷ niệm đó đã thôi thúc cho nhiều người Việt lưu vong trở thành thi sĩ. Gia Trạng Lê Ngọc Quỳnh (Paris) đã thể hiện tình yêu quê hương, nhớ núi sông, bạn bè, mái trường xưa...qua bài thơ "Nhớ Xưa". Bài thơ như nhắc lại một thời thanh bình, yên ấm, hạnh phúc trên quê hương giờ đã xa mờ.

"Cuộc Chiến Chưa Tàn" là tựa đề bài viết của An Xuyên. Anh khẳng định lại vị trí, tầm quan trọng của lá cờ VÀNG BA SỌC ĐỎ- lá cờ đại diện cho chính nghĩa quốc gia đang được tung bay tại nhiều nơi trên các tiểu bang Hoa Kỳ. An Xuyên cảnh cáo những thành phần tiếp tay với CS trên mọi hình thức. Trong đó có Quỹ Hỗ Trợ Cộng Đồng Người Việt Nam Ở Nước Ngoài, tổ chức cho các đoàn văn công của CS được trình diễn thu tiền của người Việt hải ngoại. Thay vì ủng hộ các ca sĩ ở hải ngoại, chúng ta lại để dành tiền ủng hộ cho các ca sĩ do CS đề cử sang. Nên nhớ, chỉ có những ca sĩ thuộc thành phần con cháu của đám chóp bu mới được đi lưu diễn ở nước ngoài. Còn ngoài ra, con cái dân đen hoặc thành phần không có "mác CS" thì bị xiềng đầu, xiềng cổ như những con chó. Một ví dụ chứng minh: Ca sĩ Bạch Tuyết, ngày xưa thì yêu các anh lính VNCH, những người có chức vụ cao cấp. Khi CS chiếm miền Nam, Bạch Tuyết sẳn sàng làm người tình, làm vợ của cán bộ cao cấp. Dù chưa bao giờ mài đủng quần ở trường Đại Học, nàng "Bạch Tuyết" vẫn lấy bằng "Cử Nhân". Chuyện có bằng cử nhân của ca sĩ Bạch Tuyết đã có một thời bị sinh viên Sài Gòn viết thư phản đối dữ dội. Tờ báo lên tiếng mạnh nhất là tờ Phụ Nữ thành Hồ. Nội dung lên án Bộ Giáo Dục đã cấp bằng bừa bãi. Và yêu cầu xét lại. Nhưng Bộ Giáo Dục đã cấp bằng cho vợ cán bộ thì làm sao rút lại được? Năm vừa qua, nàng "Bạch Tuyết" ca sĩ nhân dân đã được nhiều báo chí bên California hôn hít và tặng cho nàng cái bằng "Tiến Sĩ". Cái bằng nầy không biết có phải do chồng của "Bạch Tuyết" dày công cách mạng tạo ra hay do kiến thức thâm hậu của Bạch Tuyết mà có. với những trò ma thuật của nhà cầm quyền CS Hà Nội.

Trong mục "Bạn Có Biết" người thứ Chín biên soạn lại những tin tức đặc biệt có liên quan đến Việt Nam. Việt Nam ngày nay, hầu hết cán bộ mê cà phê Thượng Hải, cái gì của Tàu đều là số một còn "ngon lành" hơn của Mỹ, Úc, Canada (không tin hỏi thử thì biết). Chính vì vậy mà hàng loạt sách như: "Bóng Tối Quảng Trường Thiên An Môn" bày bán khắp nơi, phim Tàu thì nghẹt hết, còn phim VN sản xuất thì không ai xem vì chỉ có "mẹ hát con vỗ tay". Người thứ Chín sẽ nói thêm về sách báo Tàu tràn ngập thị trường VN với giá cắt cổ mà mọi người ùn ùn đi mua về xem. Còn người Thượng ở VN muốn kết tình thâm giao với cán bộ CS thì phải thề trước ảnh của ông Hồ...

Y Khoa và Khoa Học càng ngày càng phát triển. Khi chúng ta chưa kịp tìm hiểu một vấn đề nan giải nào đó thì một vấn đề phức tạp khác lại xuất hiện. Loài người đang phải đương đầu với hai thứ bệnh nan y chưa có phương pháp chửa trị hữu hiệu là Ung Thư và AID. Mấy tháng gần đây, mọi người lại kinh hoàng vì một loại vi trùng khác ra đời: bệnh SARS đã thực sự là mối đe doạ toàn diện khắp địa cầu. Số tử vong lại tăng cao hơn những loại bệnh khác. Hữu học sinh họ Vương sẽ ghi lại những diễn biến của bệnh SARS ở Canada và phương pháp ngăn ngừa sự lây lan của nó. Mời bạn đọc theo dõi để biết thêm chi tiết.

Đông Y Sĩ Đoàn Thức đã cộng tác với TBĐC bắt đầu từ số báo hôm nay. Oâng sẽ nói về các loại bệnh kinh nguyệt, dấu hiệu của bệnh và phương pháp chữa trị theo đông y. Cảm ơn Đông Y Sĩ đã bỏ thời gian nghiên cứu để giúp đỡ độc giả. Mong được sự cộng tác lâu dài của ông.

Ông "Mọt Sách" tuần nầy sưu tầm cái gì đây? Sưu tầm bài nói về Hoa Kỳ hả? Bài nầy coi bộ được đó. Có rất nhiều ý kiến khác nhau của các nhà khoa khọc, các nhà nghiên cứu phương Tây bàn về đất nước Hoa Kỳ. Dĩ nhiên có người nói tốt, cũng có người nói xấu. Vậy chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem ngày nay thế giới đang nhìn Hoa Kỳ ở góc độ nào và họ đang đánh giá ra sao về nền văn minh, khoa học kỹ thuật và văn hoá của đất nước hùng cường nhất hoàng vũ nầy. Chúng tôi cũng kính mời quý vị ghé sang trang Thế Giới và Bình Luận do Gia Cát Tường biên soạn.

Đôi Uyên ương Bình Huyên cũng gởi đến quý độc giả một câu chuyện kinh dị: "Vũ Điệu Con Hổ", câu chuyện huyền bí được lý giải theo cung mệnh của tử vi và đã được giải quyết theo định luật của tội ác và trừng phạt. Chúng tôi xin dành cho quý vị sự phán xét riêng để tìm hiểu mục đích của bài viết.

Kính chúc quý vị một tuần lễ an lành và hạnh phúc.

 

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002