Đại Chúng số 119 - ngày 15 tháng 5 năm 2003

Lá Thư Tòa Soạn
Vườn Thơ
Tin Tức Thế Giới
Tin Cộng Đồng
Lễ ra mắt Liên Đoàn Võ Thuật
Nhân Quyền và Cộng Sản VN
Thế Giới và Bình Luận
Những anh hùng không tên tuổi
Phanh Phui Bí Mật Hacker VN
Trập Trùng
Hoa Kỳ Phản Bội Người Iraq
Đọc Báo Dùm Bạn
Y Khoa Và Khoa Học
Cô Kiều Với Phạm Quỳnh
Nấu Ăn Ngon Cho Người Yêu
Ốc Đảo của Chủ Nghĩa Khoái Lạc
Goodbye Coca cola
Từ Vương Vũ đến Vương Thúy Kiều
Lồng Lộng Sắc Âm
Đông Y Thường Thức
Bệnh SARS
Phan Thanh Giản

GOODBYE COCA COLA?

 

Trước Khi Hoa Kỳ đánh Iraq đã xẩy ra một cuộc chiến về thương mại giữa Hoa Kỳ và Pháp. Do Pháp cương quyết chống Hoa Kỳ dùng biện pháp quân sự để lật đỗ chính quyền Hussein mà theo dư luân Mỹ thì Pháp làm như vậy là phản bội sự hy sinh của quân đội Hoa Kỳ trong hai trận thế chiến để giúp Châu Âu đánh bại Đức và trong đó có Pháp. Phản ứng tích cực là một số hàng hóa Pháp nhất là rượu đã bị tẩy chay tại Mỹ. Thế nhưng sự việc không chỉ đơn giản như vậy mà đã diễn ra một cuộc tẩy chay hàng hóa giữa Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu ngày một thêm gay gắt cho đến khi nào Đức-Pháp và Hoa Kỳ phá vỡ đươc sự bất đồng chính kiến về vấn đề Iraq thì mới có cơ may chấm dứt việc tẩy chay hàng hóa giữa hai đại lục Mỹ Âu.

Trước hết về phía Pháp cho biết họ đã bị Hoa Kỳ trừng phạt kinh tế qua việc một số hàng hóa của Pháp trong đó rượu đã bị ảnh hưởng khá nặng trong hai tháng vừa qua khiến cho Liên đoàn Xuất cảng Rượu đã phải mở một cuộc họp để xem xét vấn đề.

Một số xí nghiệp của Pháp đã bị thiệt hại đã lên tiếng nói rằng cần phải để cho những người không đồng ý với vai trò ngoại giao của Pháp trong cuộc chiến Iraq có quyền tự do phê phán thế nhưng phải đặt các sản phẩm và và xí nghiệp ra ngoài vòng tranh luận về chiến tranh.

Trong nhất thời Pháp chưa lượng được sự thiệt hại về mậu dịch với Mỹ nhưng trước mắt đă có một số hợp đồng bị mất vì cái cảm giác chống Pháp đang xẩy ra tại Hoa Kỳ. Được biếtt năm rồi Pháp đã xuất cảng sang Hoa Kỳ 28.4 tỷ đô la. GiơiÔ chức chính quyền và kinh doanh Pháp rất lo ngại các xí nghiệp Pháp sẽ bị mất phần làm ăn tại Iraq qua biểu quyết của các dân biểu Cộng Hòa tại Hạ Viện Hoa Kỳ là loại bỏ Pháp và Đức ra khỏi các công tác đấu thầu để tái đất nước của Iraq.

Các tin tức về tẩy chay hàng hóa Pháp đã tạo áp lực lên Tổng Thống Pháp Jacques Chirac từ phía các nhà kinh doanh và một số thành viện trong đảng của ông, do đó Pháp đã xuống giọng về việc chống chiến tranh tại Iraq. Khi Tổng Thống Bush kêu gọi LHQ bỏ cấm vận đối với Iraq thì Nga phản ứng mạnh, đòi Mỹ phải trưng bằng chứng Iraq hoàn bị giải giới, tức là không có các loại vũ khí bị cấm (giết người hằng loạt: hóa học, sinh hóa, nguyên tử ) thì mới chịu bỏ cấm vận, trong khi đó Pháp lại dịu giọng, nói rằng chờ đến tháng 6 khi Hội Đồng An Ninh LHQ họp để duyệt xét lại việc cấm vận Iraq thì mới có ý kiến. Tiếp sau đó TT Pháp đã gọi điện thoại cho TT Bush để làm lành sau 2 tháng lạnh nhạt với Bạch Ốc.

Các nhà nhập cảng hàng hóa Pháp tại Hoa Kỳ cho biết hậu quả của việc tẩy chay hàng hóa đã gây thiệt hại rất rõ. Guillaune Touton, chủ tich Công ty phân phối rượu tên là Monsieur Touton Selection tại New York cho biết cái cảm giác chống Pháp của người Mỹ đã làm ông bị thiệt hại 500 ngàn đô la trong tháng rồi. Các khách hàng của ông không muốn mua rượu của Pháp nữa. Một cộng ty khác nữa là W.J. Deutsch & Son Ltd, một công ty đứng hàng đầu về nhập rượu của Pháp đã ước tính số mãi vụ của công ty đã mất 10% trong hai tháng qua. Dân Mỹ đi mua các loại rượu khác của Tây Ban Nha, Ý và Úc. Một công ty nữa là IC&A.Inc, tại New York chuyên nhập các loại hàng trang trí của Pháp đã bị giảm từ 40% đến 50% số hàng bán ra kể từ tháng 2 vừa qua.

Trong khi Đức cũng là một nước chống lại biện pháp quân sự của Hoa Kỳ đối với Iraq thì hơn 300 công ty của họ tại Hoa Kỳ không bị ảnh hưởng gì cả. Nhưng ngược lại tại Đức lại xẩy ra việc tẩy chay hàng hóa cũa Mỹ khá rầm rộ. Ngoài Đức ra còn một số nước khác tại Trung Đông cũng tẩy chay hàng hóa của Mỹ và mặt trận mậu dịch đã diễn ra giữa khách hàng ở Hoa Kỳ, Âu Châu và Trung Đông.

Một số xí nghiệp Mỹ đã bắt đầu nhận thấy hàng hóa của họ bị tẩy chay tại Đức, Pháp, một số nước trong Liên Hiệp Âu Châu và khách hàng Ả Rập. Thiệt hại về thương mại tại các nước Ả Rập không mấy trầm trọng bởi vì đây không phải là thị trường chính của Hoa Kỳ. Nhưng Âu Châu mới là một thị trường to lớn của Hoa Kỳ. lớn hơn cả thị trường nội địa của Mỹ. Nhiều người Âu Châu tẩy chay hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ như không đi du lịch Mỹ. Giới tẩy chay hàng hóa Mỹ muốn tạo áp lực lên chính phủ của họ để nhằm vào việc thay đổi chính sách đối ngoại với Hoa Kỳ cho đến khi các công ty của Hoa Kỳ cảm thấy có nguy cơ bị thiệt hại về mậu dịch, thì lúc đó chính phủ Bush tất phải nghe họ. Bằng chứng là TT Bush đã tuyên bố không thạm dự Hội chợ Hàng không được tổ chức vào tháng 6 tới đây tại Paris nhưng sau đó vì áp lực của một số công ty chế tạo máy bay của Hoa Kỳ, nên TT Bush lại cho biết ông sẽ đến Paris để dự Hội chợ lớn nhất thế giới về Hàng không để các công ty Mỹ có cơ hội trúng thầu.

Trung tâm của phong trào tẩy chay hàng hóa Mỹ tại Âu Châu là Đức. Một bác sĩ tại Schleswig_Holstein đã từ chối chữa bịnh cho các bệnh nhân người Anh và Mỹ. Các nhà hàng tại Humburg không còn bán bia Budweiser, Coca Cola và thuốc hút Marlboro cho khách hàng. Phong trào tẩy chay còn cho lên mạng lưới Internet.

(www.consummer-aganst-the-ward.de) một danh sách liệt kê 27 công ty Mỹ, kể cả American Express và Walt Disney, khuyên khách hàng Đức nên từ chối tiêu dùng sản phẩm của các công ty này. Đã có hằng trăm ngàn người tìm đọc mạng lưới này kể từ tháng ba vừa qua. Hãng làm xe đạp Riese và Muller GmbH đã ngưng nhận các phụ tùng do các công ty Hoa Kỳ cung cấp.

Tại Pháp trái lại không tẩy chay mạnh mẽ hàng hóa Mỹ như Đức nhưng đã cho bán nước ngọt hiệu "Mecca Cola" do xí nghiệp Pháp tên là Tawfik Mathlouthi sản.xuất và đã bắt đầu bán ra thị trường từ tháng 11 năm rồi nhưng chỉ thu hẹp trong giới tiêu thụ người Hồi ở Pháp mà thôi. Nay nước ngọt Mecca Cola đã bán rộng rãi qua các thị trường Bỉ, Đức và khắp nơi trên đất Pháp. Hãng Mathlouthi đã nhận được rất nhiều đơn đặt hàng đến nổi chủ nhân của nó đã thốt lên đây quả là một "hiện tượng"

Để đối phó với việc tẩy chay hàng hóa của Hoa Kỳ, các công ty lo dịch vụ quảng cáo như McCann-Erickson đã khyên khách hàng quảng cáo (các công ty Mỹ) đừng phơi bày cho khách hàng thấy cái gốc của công ty mà nên nhấn mạnh về gốc rễ địa phương của công ty tại các cộng đồng mà công ty đang hoạt động.

Việc tẩy chay hàng hóa đã trở thành một sự đe dọa mạnh mẽ như bão táp đang chờ các công ty ở phía trước. Tám trong mười công ty hàng đầu của thế giới-Coca Cola, Microsoft, IBM, General Electric, Intel, Disney, McDonaldõs và Marlboro-là những công ty của Hoa Kỳ đẵ tích lũy một số vốn 337 tỷ đô và một số các công ty nổi tiếng khác như Nike, American Express, Leviõs. Heinz và..v.. hãy nên cuốn lá cờ Mỹ lại như lời khuyên của công ty quảng cáo McCann-Ericksonõs để tạo ra một sự làm ăn thuận lợi hơn tại các nước Âu Châu.

Theo mạng lưới thông tin của BBC, Coca-Cola đã bị một số thiệt hại tại các thị trường Ả Rập do bị khách hàng tẩy chay vì hướng về tiêu thụ nước ngọt Mecca-Cola của Pháp (Mecca là tên của một thánh địa Hồi giáo ở Ả Rập Saudi). McDonaldõs đã là một biểu tượng bị nhắm vào của phong trào chống toàn cầu hóa trước khi George Bush trở thành tổng thống và nay đang bị tấn công mạnh mẽ hơn lúc nào hếtợ. Hiện tại các công ty nổi tiếng của Hoa Kỳ đã thực sự bị đe dọa do từ vấn đề tẩy chay mà ra.

Nếu như công luận tại Âu Châu trở nên cực đoan qua việc tẩy chay hàng hóa thì nó có thể trở thành một vấn đề chính trị của Liên Hiệp Âu Châu và như vậy Hoa Kỳ sẽ phản ứng lại, lúc đó tình hình bảo vệ mậu dịch sẽ diễn ra giống như thập niên 1930. Mậu dịch giữa hai bờ đại dương đã bị chính trị hóa.

Vina, sưu tầm

 

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002