Đại Chúng số 114 - ngày 15 tháng 1 năm 2003

Thư tòa soạn

Thế giới & bình luận

Nghien Cuu Nghe Thuat VietNam

1001 chuyện nhớ quên

Đọc báo dùm các bạn

Bác sĩ Alexandre YERSIN

10 chinh tri gia quoc te nam 2002

10 su kien noi bat tai Viet nam nam 2002

Nha Tho Bang Van - Phong Du Nguyen Ba Hau

Ong Thay Xu - Vi Anh - Nguyen Tan Phuoc

song Con Dang Cao - Binh Huyen

Tin nhõ cần biết

Ta ao tim - binh huyen

Khoa học & Y khoa

Chuyện huyền bí

Vai Net Ngon Ngu Dien Anh

Vũ trụ & Con người

Vài nét Lịch sử Cải Lương và Âm Nhạc Việt Nam

Mưa bên này, nắng bên kia

Nấu ăn ngon cho chàng

Trang thơ

tống cựu nghinh tân

Ông Thầy Xứ

Vi-Anh NGUYỄN TẤN PHƯỚC

Vào xế chiều ngày Hè năm 1962, xe đò Sài Gòn - Ban Mê Thuột ngưng trước Nhà Thờ chánh toà. Cha Bề Trên già Ngoạn và Cha Tỉnh chính xứ Quảng Nhiêu đang đứng chờ.

Một cậu thanh niên ngơ ngác từ xe đò bước xuống, hai tay xách một cái túi nhỏ và một chiếc valise cũ, quần áo trắng đã ngả màu đất đỏ của miền Cao nguyên, chân đi dép da lấm bụi đường xa, đầu đội cái mũ hướng đạo màu nâu phủ bụi.

Đôi mắt cậu phản chiếu một tâm hồn thanh khiết, nụ cười h?n nhiên tươi như rạng đông, in sâu trên gương mặt sạm nắng đầy ý chí. Tấm thân khẳng khiu bị lệch về bên phải vì chiếc valise trĩu nặng. Cậu đứng trước Giáo đường và làm dấu cầu nguyện, rồi nhìn quanh quất như muốn tìm ai. Chợt có tiếng gọi của hai linh mục từ Nhà Xứ, ra hiệu cho cậu tìm đến các Ngài. Cậu thanh niên nhanh bước gần như chạy, nụ cười mỉm làm gương mặt chàng sáng tỏ ra, nhưng điềm đạm. Chàng không thốt một lời...

- Thầy Huy đấy à ? Cha già Ngoạn hỏi.

- Dạ, con đây ! Từ Sài Gòn mới lên. Đức Cha Bình biệt phái con về đây giúp xứ, vì Đức Cha Seitz Kim đã nhận đỡ đầu con.

- Thế Thầy vào tắm rửa rồi dùng cơm vớI các Cha - Cha Tĩnh ân cần mời Huy - Nhớ mặc áo chùng thâm vào để hợp tình hợp cảnh nhé !

Ban Mê Thuột ban sơ về đêm buồn hiu ! Đêm nay Huy ngủ ngon lành vì vui và thấm mệt. Hơn nữa, mộng ước Huy đã hình thành được một nửa, còn nửa kia chàng ký thác cho Hồng Ân của Chuá. Hiện giờ, chàng đang hồi tưởng lại bữa cơm cuối cùng vớI Má và các em. Cả nhà đều vui vẻ khích lệ chàng theo Chúa và cầu cho gia đình. Chàng nhường chức trưởng nam lại cho em kế, và để lại cả phần gia tài cho Má yêu quí của chàng. Dòng tư tưởng đưa chàng đến bữa tiệc chia ly với các bạn trai thân thương và các bạn gái xinh như mộng trong Ca đoàn "Tiếng vọng Tình thương" của Cha Thăm, trực thuộc Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn, từng hát trên đài Pháp-Á. Ôi ! Những cái đập tay trên vai thân tình của các bạn đồng song hoặc với bao giọt lệ nồng ấm của các chị em đồng ca, tiễn đưa Huy lên đường phục vụ Chúa ở tận nơi thâm sơn cùng cốc đầy chân sim móng đá, chốn rừng thiêng nước độc...

Thật vậy, Huy nhất quyết ra đi theo Chúa để mẹ goá và chín em thơ lại, sau khi an táng thân phụ và an bài nơi ăn chốn ở cho gia đình. Tuy gia đình bên nội Huy giàu có phong lưu nhứt nhì xóm Cầu Kho, thuộc quận nhì Sài Gòn, nhưng Ba Huy đã từng ăn chơi phung phí quá độ rồi qua đời, lôi kéo cả gia đình Huy vào cảnh quẫn bách. Là cháu đích tôn thừa kế, Huy phải nhượng bán lại thửa vườn rộng đến cả ngàn thước vuông tại Gò Vấp và một dãy phố bảy căn ở góc đường Trần Hưng Đạo - Cống Quỳnh để trang trải nợ. Gia sản còn lại tập trung vào một căn phố lầu ba tầng mua lại của Toà Báo Trái Tim Đức Mẹ trên đường Trương Minh Giảng thuộc quận Phú Nhuận, và một vườn cây trái tại thành phố Vĩnh Long.

Giờ đây, Huy có thể yên chí ra đi theo tiếng gọi thần linh quá cấp bách, vĩnh biệt ý trung nhân đáng thương vướng bịnh nan y, lià trường Cao Đẳng Mỹ Thuật và Văn Khoa Đại Học, không trình diện thi vào trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt, từ chối hợp tác vớI bác sĩ Tuyến trong ban mật vụ của chí sĩ Ngô Đình Diệm, vì Huy đã từng tốt nghiệp trường trinh thám quốc tế Pháp. Tự dưng, chàng không còn tha thiết gì đến tình yêu thế tục và cả danh vọng trần gian. Chính câu thơ của Thánh nữ tiến sĩ Têrêsa thành Avila (1515-1582) đã làm xúc động Huy :

"Đời con chiếm được Chuá.

Thôi còn ước mơ chi !

Vì Chúa là tất cả !"

Cuốn phim kỷ niệm xưa đã đưa chàng Huy vào giấc nồng say.

Sáng hôm sau, vừa hừng đông, tiếng kèn xe cộ đã kêu inh ỏi ngoài lộ, kèm theo tiếng náo động của buổi chợ trời đang nhóm họp ngoài phố. Huy tỉnh giấc dưới ánh nắng hồng từ từ xuyên qua cửa sổ, ngập sáng cả phòng, một cái nắng oi bức của miền cao nguyên. Bụi đất đỏ tung bay mịt mù mỗi khi một chiếc xe chạy qua hay một cơn gió lốc cuốn lại.

Bữa ăn điểm tâm vừa xong, Thầy Huy theo Cha chính xứ Quảng Nhiêu lên xe jeep, xuyên qua đường mòn đầy rừng rậm. Họ đi về Quảng Nhiêu (Éatul, theo dân thượng) nghỉ đêm để sáng hôm sau lại lên đường đi sâu vào rừng rậm, đến xứ lẻ loi Phú Học. Vị trí hiểm trở nầy thuộc vùng kiểm soát của Việt Cộng, vì không xa đường mòn Hồ Chí Minh lắm, nằm trơ vơ một ấp chiến lược. Xứ đạo nầy của di dân Quảng Nam, Quảng Ngãi, sống lây lất qua ngày, được cơ quan từ thiện quốc tế tiếp tế và cơ sở Dinh Điền Ban Mê Thuột bảo trợ. Suốt ngày, đàn ông ra khỏi ấp làm việc trong cái đồn điền ngoại quốc hoặc khai khẩn đất hoang, đốn cây mang bán sinh nhai ; phụ nữ lo việc nội trợ, vườn tược ; trẻ con đi học trong một trường lớp duy nhất của ấp. Tối đến, mọi người quay về ngôi chòi gỗ thô sơ, sống đầm ấm gia đạo dưới ánh đèn dầu leo lét.

Thầy Huy vừa đến "trấn nhậm" xứ đạo lẻ loi nầy, đã phải bù đầu với bao trọng trách. Nào lo việc thờ phượng, giảng Giáo lý trong nhà thờ, làm hiệu trưởng sơ tiểu học làng, với hai cán bộ cộng sản nằm vùng có chút học thức, nào phụ trách phát chẩn cho đồng bào với trưởng ấp, hoà giải những chuyện dị đồng giữa láng giềng, chỉ dẫn khai báo và lập hồ sơ, thảo thư từ cho dân chúng. Thật là vượt mức trách nhiệm cho chàng bạch diện thư sinh từ đô thị "chân ướt chân ráo" mới đến !

Ban ngày, sau giờ cầu nguyện, Thầy Huy xách gậy nhọn xuyên rừng đầy thú dữ đi thăm con chiên bổn đạo. Thầy phải vác gậy nhọn trên vai để phòng beo từ trên cây nhảy xuống tấn công. Lúc đi ngang qua bụi rậm, Thầy phải ngừa trăn bằng cách đập gậy tứ phiá. Đối với bộ đội thì có chiếc áo chùng thâm bảo đảm. Thầy xứ viếng thăm an ủi con chiên, băng bó các vết thương hồn xác cho họ, những con người bẩm sinh mộc mạc chất phác đã di cư vào Nam trốn tránh Việt cộng, bỏ lại tất cả đất nhà và mồ mả tổ tiên, lập nghiệp lại nơi nầy với hai bàn tay trắng và một niềm tin vững mạnh. Đang miên man nghĩ đến họ, hồi chuông trưa đúng ngọ của Giáo Đường chính xứ văng vẳng vọng đến tai Thầy Huy như gọi mời cảnh tỉnh và cầu nguyện. Thầy liền dừng bước, nhớ đến Đấng Cao-Xanh, nhớ đến đồng bào di cư, bao chiến sĩ Cộng Hoà đang hy sinh vì chính nghiã, nhớ cả đến thân phận đìu hiu, đuối mệt của mình. Mắt Thầy Huy rướm lệ...

Tối đến, Thầy Huy quì mọp trước bàn thờ Chúa, tâm sự với Chúa Thánh-Thể trong Nhà tạm, dưới ánh nến lung linh trong gió luồn của rừng núi. Cô đơn trước Thiên-Nhan Đấng Toàn Năng, Thầy xứ cầu nguyện cho Quê Hương Đất Nước trong chiến hoạ. Thầy Huy mệt mỏi lịm dần và thiếp ngủ đi lúc nào không hay dưới chân Thập Giá của Chúa nhân từ.

Vào một đêm kia, mưa tầm tã ngoài hiên, giọt dài giọt ngắn khua đồm độp trên mái tôle. Thầy Huy đang đi vào giấc điệp trong mùng. Đột nhiên, có tiếng sột soạt trên trần nhà, rồi mùng bị rung động dữ dội, tiếp theo một vật gì rớt mạnh xuống mặt đất ngay cạnh giường ! Thầy xứ mở mắt thấy một con trăn bên ngoài mùng ngay mép giường bên mặt, miệng ngoác ra đang rướn cổ nuốt con chuột đồng ! Kinh hoảng, Thầy Huy tung mùng bên trái, tháo chạy tìm cây gậy mun cứng như sắt, quay lại giường đập mạnh gậy vào lưng con trăn làm gãy xương sống nó. Khi con vật nằm yên, Thầy đập nát đ?u nó, rồi leo lên giường ngủ tiếp. Sáng hôm sau, Thầy gọi mấy người dân làng tới tặng con trăn. Họ mang trăn làm thịt, đánh chén, vừa khoái khẩu vừa ca tụng Ông Thầy xứ can đảm không hết lời !

Thức ăn của Thầy Huy rất đạm bạc : Bánh mì khô dư thừa do Đại Chủng Viện Kontum cung cấp mỗi tháng một lần. Trứng vịt và rau trái, bữa có bữa không do dân làng cúng biếu. Nước mắm ớt thì làm bạn hằng bữa. Thầy xứ tắm nước gáo, uống nước mưa, giặt rửa nơi suối rừng. Do đó Thầy Huy gầy ốm thảm thương. Nhưng với bầu nhiệt huyết, Thầy vẫn hăng say việc Chúa. Thỉnh thoảng có món thịt cầy bảy món xứ Quảng rất khó nuốt, nhưng đói phải làm ngon, biết sao !!

Tháng ngày qua, Thầy Huy chỉ biết phó thác tương lai mình trong tay Chúa Quan Phòng, chọn Chúa làm gia bảo cho đời mình. Trẻ em rất yêu thích Thầy xứ, nên sau giờ học chúng đến hoạt động tập thể hoặc nô đùa với Thầy xứ. Tâm hồn Thầy xứ thật thanh khiết của một người thoát tục. Thỉnh thoảng các Cha Truyền-giáo ghé qua dâng Thánhg lễ vào một ngày Chủ Nhật. Đây là một dịp vui nhất làng ấp, và cũng là dịp để Thầy xứ bận rộn nhiều hơn. Dân làng người mang thức ăn, người mang của uống, cùng bày chung để dùng với nhau. Sau bữa cơm huynh-đệ, đàn sáo cổ truyền hoà với giọng ngâm xứ Quảng buồn da diết, làm mọi người nhớ thuở quê hương thanh bình xa xưa.

t

Gần đó, cuộc chiến Quốc-Cộng càng khốc liệt. Khi đêm về, bầu không khí lo âu lan tràn khắp ấp chiến-lược, vì Việt cộng hay về bắt cóc thanh niên để phục vụ cho đường mòn Hồ Chí Minh. Do đó, tối đến, các nam nhân phải trốn vào rừng hay luân phiên xuống hầm canh giữ ấp. Thời gian qua, làng ấp chỉ còn lại phụ nữ, trẻ con và kẻ già nua. Chính quyền phải gởi lính bảo an và thanh niên Cộng Hoà về thay thế để chống giữ ấp. Việc mở đóng cửa ấp được áp dụng khắt khe. Ai về trễ phải ở ngoài ...... !

Vào mùa Thu năm 1963, sau khi Tổng Thống Diệm bị hạ sát tại Sài Gòn, Việt cộng càng lộng hành hơn. Một lần, Thầy Huy được vài cô thôn nữ cho biết tối hôm ấy Việt cộng sẽ đến bắt Thầy xứ đi dân công. Tâm tư Thầy Huy bấn loạn, chỉ biết kêu cứu với Chúa. Thầy xứ cương quyết không trốn bỏ nhà Chúa. Đầu đêm có vài cô thôn nữ bạo dạn lén vào phòng Thầy Huy mang theo dây nhợ và kim to. Các cô bảo Thầy Huy ngồi vào trong một bao đựng gạo trống đặt trong góc nhà, chung quanh chất bốn bao đầy gạo. Đây là gạo mà ủy ban cứu trợ Công Giáo Mỹ mới giao, chưa phân phát hết cho nông dân. Đoạn các cô khâu kín bao lại và khuyên Thầy xứ ngồi yên trong bao, chờ Việt cộng đến. Gần hửng sáng, chúng đến thật. Hai tên bộ đội Việt cộng lục soát khắp Nhà Thờ và phòng Thầy xứ mà không thấy gì hết. Thấy có năm bao gạo ngon lành, chúng liền thọc mã tấu vào hai bao phía ngoài. Gạo trào đổ ra trắng đất. Cả hai reo mừng, rồi mỗi tên ì-ạch vác một bao gạo, bỏ lại ba bao kia, trong đó có Thầy Huy vừa thoát nạn.

Sáng hôm sau, cả làng tuôn đến Giáo đường, vào phòng Thầy xứ. Không thấy ai, họ buồn bã chạy ra Cung Thánh thì thấy Thầy xứ đang quì cầu nguyện trước bàn thờ. Tất cả Giáo đoàn tạ ơn Chúa toàn năng đã cứu sống ông Thầy yêu quí của họ.

Tiếng đồn vang dội khắp rừng núi, đến tỉnh Ban Mê Thuột, rồi về tới thủ đô Sài Gòn. Đức Tổng Giám Mục Bình ra lịnh gọi Thầy Huy về địa phận Sài Gòn, và bổ nhiệm Thầy làm giáo sư Pháp văn và hội hoạ tại trường Sao Mai của Cha xứ Mạnh tại Bà Chiểu, Gia Định. Trước mọi lời ân cần thăm hỏi của thân hữu và Giáo quyền, Thầy Huy vẫn luôn luôn điềm đạm, khiêm từ hồi đáp :"Tôi chỉ biết tín thác và sống luôn theo Ý Chuá."

t

Tuy Thầy xứ Huy sống giữa bao biến cố dồn dập : Trong nước xảy ra cách mạng của chư tướng tá bội phản ; nơi biên thùy tự do thì Việt cộng, tay sai Nga-Tàu đang thôn tính dần dần miền Nam ; nhà lãnh tụ ái quốc Ngô Đình Diệm đã bị tất tưởi hạ sát với ông em Nhu, một cách hèn nhát ngu xuẩn vì tham vọng, tư thù nhỏ mọn, với sự tán đồng, sắp xếp, của ngoại bang đồng minh Mỹ,...Thầy Huy vẫn ẩn nhẫn tiếp tục đeo đuổi con đường Thầy đã chọn theo Thiên Ý. Thầy Huy được gởi sang Pháp, sau bao thử thách, vào Đại Học Thần Học và dâng mình vào Dòng Cát-Minh. Sau khi Thầy được gọi lên truyền chức linh mục đời đời của Chúa KiTô, không ai còn nghe nói về Thầy Huy nữa. Ông Thầy xứ đã đạt thành sở nguyện và đang lặn hụp trong Tình Yêu Thiên Chúa. Thời gian sẽ qua đi, bao Thầy xứ khác đang âm thầm sống trong cơ cực, đói khổ, tuyệt vọng dưới chế độ độc tài vô thần cộng sản tại quê nhà.

Nhưng Chúa còn đó. Các Thầy xứ sẽ mãn nguyện một ngày nào, giống như Thầy Huy vậy.

Vi Anh Nguyễn Tấn Phước

 

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002