Đại Chúng số 112 - ngày 15 tháng 12 năm 2002

Trang Bia

Thư Goi Qui Vi Doanh Gia

Thư tòa soạn

Thế giới & bình luận

Thien Duong Cong San

Chieu Thu Trong Cuoc Doi

Đọc báo dùm các bạn

Thử đọc tâm bút về Petrus Ky

1001 Chuyen Nho Quen

Bac Si Alexandre Yersin

Tan Mot Dem Thu

Van Xua Nguoi Xua

Khoa học & Y khoa

Chuyện huyền bí

Hoa Hau Viet Nam

Nấu ăn ngon cho chàng

Mưa bên này, nắng bên kia

Ban Tin Nhan Quyen

Moi Tuan Mot Bai

Trang thơ

Ca Si Thanh Hung

Những loài hoa dại

Mùa Hoa Cúc Lưu Vong

Tương Kính Tao Nhã

   

 

 

Đọc báo dùm các bạn

Ký Điệu ghi lại

1.-Giang Trạch Dân thắng lớn :

NGÔ NHÂN DỤNG

Ông Giang Trạch Dân đã đạo diễn thành công. Cả Ban Thường vụ Bộ Chính trị chỉ có một ông Hồ Cẩm Đào còn đó, năm người khác đều lần lượt rút khỏi cơ quan quyền lực cao nhất. Ông Giang Trạch Dân đặt được bốn người của ông vào trong Ban Thường vụ.

Tăng Khánh Hồng, sát cánh với Giang từ năm 1989, đã cố vấn cho ông Giang ngay khi ông rời bỏ đảng ủy Thượng Hải về Bắc Kinh, trong việc chinh phục cảm tình của Đặng Tiểu Bình để được trao chức Tổng Bí thư sau vụ Thiên An Môn. Ngô Bang Quốc và Hoàng Cúc, đều từng làm Bí thư Thị ủy Thượng Hải là hai nhân vật khác do Giang đưa lên, một người chắc sẽ thay Lý Bằng nắm chức chủ tịch Quốc hội, người kia làm phó thủ tướng. Giả Khánh Linh, một người khác thân cận với Giang, nguyên Bí thư Bắc Kinh chắc sẽ vào vòng trong. Nếu Ban Thường vụ tăng lên thành chín người thì chắc đàn em ông Giang sẽ chiếm sáu ghế. Hai người được nhắc đến tên là những người được Giang cất nhắc từ lâu: Lý Trường Xuân, đứng đầu đảng ở Quảng Đông, và Ngô Quang Thành ở Sơn Đông, cả hai đều được tiếng là thuộc phái cải tổ thành công. Quảng Châu và Tinh Đảo là những thành phố phát triển nhanh bậc nhất.

Với các đàn em chiếm đa số trong Ban Thường vụ, ông Giang Trạch Dân có thể nắm vững chức Chủ tịch Quân ủy trung ương thêm mấy năm nữa. Đó là chức mà Đặng Tiểu Bình vẫn giữ trong hai năm sau khi từ bỏ tất cả các chức vụ khác, mặc nhiên nắm đầu 2 triệu rưỡi quân nhân tại ngũ.

Nhưng thành công lớn nhất của Giang Trạch Dân là cái lý thuyết "Ba đại biểu" nghe tên rất ngô nghê do ông đề ra được ghi vào văn kiện chính thức của đảng Cộng Sản Trung Quốc. Tên ông sẽ được ghi vào lịch sử đảng, cũng như hình ông chiếm vị trí trên các bức tường sánh vai với Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình. Trong thực tế Giang Trạch Dân chỉ bảo vệ những chính sách đã được Đặng Tiểu Bình đề ra từ trước, và đưa những chính sách đó tiến tới những bước phát triển tự nhiên.

Một bước phát triển lý thuyết "mèo trắng mèo đen" của Đặng Tiểu Bình là chấp nhận "mọi từng lớp nhân dân" vào đảng theo lý thuyết "đảng phải là đại biểu của toàn thể nhân dân" của Giang. Nghĩa là làm đại biểu cho cả giai cấp tư sản đang lên, trong số đó đã có nhiều người là đảng viên. Một nhà báo Mỹ đã gặp mấy nhà tư sản đỏ đang lên của Trung Quốc, nhờ vậy chúng ta có mấy chân dung những khuôn mặt sáng của giai cấp đang lên đó.

Wu Kegang, 50 tuổi xuất thân là một đảng viên ở Thẩm Quyến, đã bỏ sinh hoạt đảng đi làm ăn nhưng vẫn đóng 3% lợi tức cho quỹ đảng. Ông ta làm chủ những công ty ở lục địa, ở Hồng Kông, ở Mỹ, trên danh thiếp ghi chức vụ của 12 công ty, có con đang học đại học bên Pennsylvania, và đang mở mang cơ sở sản xuất rượu nho ở Côn Minh.

Nếu quý vị đã du lịch qua Trùng Khánh thì biết thành phố đông dân nhất xứ này khác hẳn các thành phố khác ở Trung Quốc vì không thấy có mấy xe đạp chạy ngoài đường. Vì địa thế ở đó là núi đồi, nên người ta chuộng xe gắn máy. Hai doanh nhân ở TrùngKhánh đang cạnh tranh trên cùng một thị trường làm xe gắn máy. Một người là đảng viên cộng sản, ông Yin Mingshan, 64 tuổi, đứng đầu công ty Li Fan đồng thời cũng dành một nửa thời giờ làm việc của ông để "sinh hoạt chính trị," nghĩa là đi giao du với các quan chức cán bộ đảng. Ông là chủ tịch Phòng Thương mại thành phố và pho ùchủ tịch công ty xuất bản tờ báo của nhà nước, nhưng ông có góp cổ phần trong đó. Tuy là một đảng viên đắc lực bây giờ nhưng ông ta cũng đã từng bị 18 năm klhổ sai trong thời Cách mạng Văn hóa của Mao Trạch Đông. Chỉ đến lúc Đặng Tiểu Bình cầm quyền trở lại ông ta mới có cơ hội.

Cạnh tranh ráo riết với Yin Mingshan trong nghề chế xe gắn máy là công ty Zongshen do Zou Zongshen, 50 tuổi làm chủ. Bắt đầu sự nghiệp là một thợ sửa xe gắn máy, bây giờ ông Zou được coi là một trong những người giầu nhất Trung Quốc. Đảng bộ cộng sản thành phố đã mời ông tham dự rất nhiều sinh hoạt nhưng ông chỉ dự phần cho có lệ. Và ông không xin gia nhập đảng. "Phí thời giờ," ông Zou nói thẳng, với nhà báo Mỹ, tờ Wall Street Journal.

Zhou Yiling là một nữ doanh gia thành công nhờ đứng ở lãnh vực tư nhưng liên kết với các cơ cấu đảng và chính quyền. Sau khi mất việc làm ở một khách sạn quốc doanh, một phần vì cô không phải đảng viên, cô Zhou dựng lên một công ty chuyên làm quảng cáo, một nghề rất tư bản. Nhưng công ty của cô cũng biết điều thuê mướn các đảng viên là công nhân viên nhà nước làm "ngoài giờ làm việc công." Bây giờ cô lại đang xin gia nhập đảng Cộng Sản, vì theo cô lý luận, nghề làm quảng cáo của cô luôn luôn phải liên hệ đến các cơ quan truyền thông, mà các cơ sở đó đều do đảng kiểm soát!

Đó là mấy doanh gia tiêu biểu cho giới tư bản đỏ trong xã hội Trung Hoa bây giờ. Lý thuyết của ông Giang Trạch Dân bảo đảm họ có chỗ đứng trong hàng ngũ đảng cộng sản. Nhưng điều đó không có nghĩa là giới tư sản sẽ chiếm được quyền quyết định trong xã hội. Quyền tối hậu vẫn do các đảng viên cao cấp nắm giữ và tuy họ nới lỏng tay trên mặt trận kinh tế, các lãnh vực sinh hoạt khác vẫn bị kiểm soát chặt chẽ.

Về mặt kinh tế, đại hội đảng Cộng Sản lần này chấp nhận mở rộng tự do cho thị trường nhân lực và tiền vốn. Về tài chánh, đại hội đảng đã công nhận chính sách cho các ngân hàng tính lãi suất tự do, xét theo khả năng trả nợ của xí nghiệp vay vốn. Như vậy là một cách giảm uy quyền của các cán bộ trong áp lực bắt các ngân hàng nuôi những xí nghiệp quốc doanh thua lỗ. Bộ trưởng Kế hoạch Zeng Payan tuyên bố trong thời gian đại hội là số xí nghiệp quốc doanh chắc chắn sẽ giảm đi đáng kể. Năm 1989 Trung Quốc có 102,000 công ty quốc doanh lớn, năm nay chỉ còn 42,900 công ty cỡ lớn. Trong khi đó số xí nghiệp tư tăng từ 90,000 vào năm 1998 lên con số 2 triệu vào cuối năm vừa qua. Số công nhân bị sa thải từ các doanh nghiệp nhà nước đang là một vấn đề xã hội trầm trọng. Số người về hưu mà các xí nghiệp phải trả lương bổng là con số lớn, một gánh nặng cho ngân sách của mọi công ty quốc doanh. Một công ty lớn như Dầu Khí Trung Quốc trong năm nay phải chi ra 845 triệu mỹ kim cho các trợ cấp xã hội và hưu bổng của công nhân. Một dấu hiệu khác cho thấy Bắc Kinh đang mở cửa thị trường tài chánh là lời tuyên bố của Bộ trưởng Lao động cho phép các quỹ đầu tư ngoại quốc quản lý các số vốn trong quỹ hưu bổng của công nhân Trung Quốc.

Trong lúc mờ cửa về mặt kinh tế như vậy, đảng Cộng Sản Trung Quốc vẫn nắm chặt các cơ cấu xã hội. Họ không công nhận một xã hội công dân độc lập với đảng và nhà nước. Họ vẫn kiểm soát các hội phụ nữ, hội thanh niên, hội nhà văn, nhà báo, các công đoàn và phòng thương mai . Và việc thu nhận các nhà tư sản vào đảng Cộng Sản, bất chấp các giáo điều căn bản của đảng từ xưa đến nay, chính là một biện pháp để kiểm soát nốt "lực lượng sản xuất tiến bộ nhất" bằng cách cho họ vào chia phần quyền lực. Đảng Cộng Sản Trung Quốc bây giờ chỉ còn là một đảng cầm quyền như bất cứ một đảng độc tài nào khác. Cái tên Cộng Sản của họ hoàn toàn trống rỗng.

Tại Hoakỳ có cơ quan F.B.I với chưong trình nỗi danh thế giới là 10 Most Wanted ( nghĩa là 10 ngừơi đuợc FBI muốn bắt nhất). Còn ViệtNam thì HàNội nỗi danh với 10 Ngừơi mà HàNội ghét nhất . Chúng ta đã biết BS Phạm quế Dương là ai rồi. Nay Phạm quế Dương có gỡi thư ra ngoài cho nhiều cơ quan truyền thông Việtkiều tại hãi ngoại. Tờ báo ViệtNam Đi Tới tại Đức đăng tãi và Đại Chúng xin trích lại đễ bạn đọc thưỡng lãm một trong 10 người mà HàNội ghét nhất.

2.- Viện Kiểm Sát Nhân dân Tối cao nên đi học thêm văn hoá và pháp luật

Phạm Quế Dương

Nghe tin ngày 28/10/2002, bạn trẻ Cử nhân luật Lê Chí Quang sẽ được đưa ra xét xử tại Toà án nhân dân Hà Nội. Tôi phấn khởi, khỏi lo họ lại định chơi cái trò "đánh ngầm" như kiểu đối xử với Nhân Văn Giai Phẩm, Xét Lại trước đây.

Bản Cáo trạng này do ông Nguyễn Mạnh Hiền, Kiểm sát viên, Thừa uỷ quyền Viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao, ký ngày 24/9/2002, số 11/KSĐT-AN.

Đọc xong, buồn cười, không muốn viết mà phải viết. Sao một văn bản pháp luật lại "con nít" đến thế nhỉ!? Bản này 6 trang quy kết bạn Lê Chí Quang …"đã phạm tội: "Tuyên truyền chống Nhà nước XHCNVN" được quy định tại Điểm C, Khoản I, Điều 88 - BLHS năm 1999".

Trong phần "Kết quả điều tra" viết nhiều chuyện quan hệ nhiều người. Để khỏi nói dài, tôi chỉ nói những việc có liên quan đến tên tôi: Phạm Quế Dương.

Một là, Cáo trạng viết: …"Tháng 9/2001, cơ quan chức năng đấu tranh với Trần Khuê, Nguyễn Thị Thanh Xuân ở Thành phố Hồ Chí Minh và Phạm Quế Dương trong việc họ đứng ra lập "Hội nhân dân chống tham nhũng" trái phép. Ngày 8/9/2001 Nguyễn Vũ Bình có đến vận động Quang tham gia vào "Hội chống tham nhũng", Lê Chí Quang đã nhận lời tham gia hội. Khi công an quận Đống Đa triệu tập để giáo dục, Quang không tiếp thu mà còn có lời lẽ phản đối, thách thức và tiếp tục viết bài "Kịch liệt phản đối việc bắt, khám xét người có chủ trương thành lập và tham gia "Hội chống tham nhũng". Nội dung bài viết này Quang đã vu cáo chính quyền bắt khám xét những người tham gia hội chống tham nhũng là đàn áp dân chủ, vi phạm nhân quyền, vi phạm pháp luật, vi phạm Hiến pháp và cho rằng, Công an là công cụ để đàn áp dân chủ".

Việc làm đơn xin thành lập "Hội Nhân Dân Việt Nam ủng Hộ Đảng và Nhà Nước Chống Tham Nhũng" là chúng tôi làm theo lời kêu gọi của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà Nước Cộng Sản này chứ đâu có tự động và tự tiện lập hội. Việc khủng bố, đàn áp của công an với chúng tôi tất yếu phải là làm theo chỉ thị của các vị ra lời kêu gọi ấy. Công an chỉ là công cụ thôi đâu dám tự tiện hành động. Dư luận bấy giờ đã cho là các vị lãnh đạo Đảng và Nhà Nước đã tự nhổ vào mặt mình trong việc làm này. Bởi vì nếu các vị không chỉ đạo công an hành động thì phải có lời xin lỗi những người bị hành hung như vậy chứ! Sao cứ lờ tịt, giả mù, giả điếc mãi vậy.

Cáo trạng viết rất bậy, vu khống, vi phạm pháp luật, xỉ nhục lãnh đạo:

- Ngày 02/9/2001, tôi và ông Trần Khuê ký đơn xin phép thành lập "Hội Nhân Dân Việt Nam ủng Hộ Đảng và Nhà Nước Chống Tham Nhũng". Bà Nguyễn Thị Thanh Xuân có liên quan gì đâu. Sao lại tự tiện đưa tên bà ta vào lá đơn này. Đây có phải là một sự vu khống bà Nguyễn Thị Thanh Xuân không? Có phạm pháp không?

"Hội Nhân Dân Việt Nam ủng Hộ Đảng và Nhà Nước Chống Tham Nhũng" (gọi tắt là "Hội Nhân Dân Việt Nam chống tham nhũng") sao lại chỉ gọi là "Hội nhân dân chống tham nhũng" tự tiện xoá bỏ đi 2 chữ Việt Nam. Vậy sao lại dám gọi là văn bản pháp lý.

- Đơn chúng tôi ký và kính gửi các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền Nhà Nước theo đúng pháp luật ngày 02/9/2001 thì ngày 05/9/2001, tôi cùng nhiều bè bạn bị công an bắt giữ lên sở, đồn làm việc 3 ngày liền, ông Trần Khuê bị bắt áp giải vào TP HCM rồi bị quản chế cho đến nay. Từ đó đến giờ, lãnh đạo và chính quyền Nhà nước không trả lời một câu, theo luật pháp phổ biến tức là Đảng và Nhà Nước đã "gật đầu" "cho phép" nhưng chưa có điều kiện để Hội hoạt động thôi. Việc công an lộng hành mấy ngày đó với chúng tôi là vi phạm nhân quyền, vi phạm hiến pháp. Sao lại gọi là "cơ quan chức năng đấu tranh" với chúng tôi. Công an họ có hàng triệu quân, súng ống, chó săn, xe cộ đầy đủ, chúng tôi chỉ có mấy cây bút với những bè bạn trong sáng lương tâm thôi. Sao lại dùng từ công an "đấu tranh" với chúng tôi. Chúng tôi "đấu tranh" chống tham nhũng, công an "đấu tranh" chúng tôi, tức là công an bênh vực bọn quan tham nhũng tức là bọn quan cộng sản ăn cướp, ăn cắp rồi sao!?. Phải chăng ngành kiểm sát định bôi nhọ ngành công an, biến công an là quân lính bảo vệ lũ tham quan ô lại rồi sao???

- Bài viết của bạn Lê Chí Quang tán thành việc xin thành lập "Hội nhân dân Việt Nam chống tham nhũng" rất đúng đắn, đầy tâm huyết. Hành động của bạn trẻ ấy rất anh dũng dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải, phản ánh đúng đắn sự thật hành động của công an đàn áp lúc bấy giờ. Sao lại bảo là anh ta vu cáo. Xin mời Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao cùng chúng tôi họp báo hoặc trao đổi trực tiếp trên vô tuyến truyền hình về bài này của bạn Lê Chí Quang để cùng tìm ra công lý, xem lẽ phải về Viện hay là của bạn Lê Chí Quang.

Hai là, Cáo trạng còn viết: …"Đối với một số đối tượng có liên quan như Phạm Quế Dương, Nguyễn Thanh Giang, Hoàng Minh Chính, Trần Dũng Tiến, Hoàng Tiến… Cơ quan an ninh cùng các cơ quan chức năng đang theo dõi điều tra xử lý sau nên không xem xét trách nhiệm trong vụ án này".

- Nếu đúng là các ông này bị quy là "đối tượng có liên quan" đến bị cáo Lê Chí Quang thì phải đưa họ ra toà.

Nếu họ không cùng là bị cáo, bị can thì cũng phải là nhân chứng chứ sao lại bỏ qua. Không đưa họ ra toà thì chẳng những Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao phạm luật mà phải chăng còn chứng tỏ là một hành động hèn mạt, chỉ dám đấu tố để đe doạ với các bạn trí thức trẻ còn né tránh những người đã dám đương đầu với cái bộ máy chuyên chính bẩn thỉu này từ lâu nay.

- Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao có phải là lũ vô văn hoá không mà sao lại dám viết trống không tên những người chưa bị quy tội là bị cáo, bị can như vậy. Các ông Bùi Quốc Huy, Phạm Sĩ Chiến, Trần Mai Hạnh bị khởi tố hàng chục hôm nay vì liên quan vụ án Năm Cam mà báo chí hiện nay vẫn viết rất lịch sự, có chữ "Ông" trước tên các ông ấy. Lãnh đạo Viện giở báo ra mà xem và bảo nhau đi học thêm văn hoá để đầu óc văn minh hơn một chút.

Nói thêm, Cáo trạng còn viết bạn Lê Chí Quang… "gửi thư điện tử cho Nguyễn Gia Kiểng…", "… Nguyễn Gia Kiểng là thành viên trong tổ chức "Liên minh Việt Nam tự do" tại Pháp…", "… trong lúc Quang đang gửi thư điện tử cho Nguyễn Gia Kiểng thì bị bắt quả tang". Hỡi ôi! Quý Viện nhầm lẫn ghê quá! Ông Nguyễn Gia Kiểng không phải là thành viên của "Liên minh Việt Nam tự do" tại Pháp. Ông ta ở tổ chức "Tập họp dân chủ đa nguyên". Tôi thư từ thường xuyên với ông ta. Ông ấy là một trí thức Việt kiều yêu nước, tác giả cuốn sách "Tổ Quốc Ăn Năn" viết về những vấn đề khoa học xã hội Việt Nam rất hay. Tôi đã sao chụp biết bao nhiêu bản quyển sách này biếu những người thích nghiên cứu về Việt Nam học, trong đó có cả những ông tướng to. Quý viện thích đọc, tôi xin biếu. Kết tội cử nhân luật Lê Chí Quang quan hệ thư từ với bạn Nguyễn Gia Kiểng là quá ngây thơ trong thời đại "thế giới là một nhà" của thế kỷ 21 này.

Cuối cùng, tôi muốn nhắn Toà án Nhân dân TP Hà Nội xử bạn Lê Chí Quang phải làm đàng hoàng, công khai, đừng có "cắn trộm" như xử các ông Hoàng Minh Chính, Đỗ Hữu Trí, Lê Hồng Hà, Kiến Giang năm 1996 - 1997. Dân tộc Việt Nam đã cùng loài người bước vào thế kỷ 21 rồi đấy!

Hẹn sẽ gặp nhau tại phiên toà 28/10/2002.

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2002.

Phạm Quế Dương

37 Lý Nam Đế - Hà Nội.

Kính gửi:

- Các cơ quan ngôn luận,

- Bè bạn gần xa trong nước và nước ngoài.

Chúng ta đã biết Luật sư Lê chí Quang là ai rồi, nay HàNội đã bắt LS Lế chí Quang và kết tội ông ta,Ký Điệu nhận thấy một bức thư cũa Mẹ LS Lê chí Quang gỡi thơ kêu oan cho con,vô ích...nhưng rất hữu ích cho Việtkiều chúng ta biết rõ hệ thống pháp luật cũa nhóm Cái Bang Trữỡng Lão Bắc Bộ Phũ HàNội đối xữ dân chúng nước Việt như kẽ đại thù,còn xem Trung Cộng là kẽ đại ân nhân...Xin quý bạn xem tâm thư sau đây:

3.- Kháng thư của Bà Nguyễn Thị Kim Chung
(Mẹ Luật sư Lê Chí Quang)

Đơn khiếu nại

Kính gửi: Ông Nông Đức Mạnh- Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam

Ông Trần Đức Lương- Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam

Ông Nguyễn Văn An - Chủ tịch Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam

Ông Hà Mạnh Trí- Viện Trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Ông Lê Minh Hương- Bộ Trưởng Bộ Công An

Ông Trưởng Ban Thanh tra Bộ Công An

Ông Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh Bộ Công An

Ông Cục Trưởng Cục An ninh Điều tra Bộ Công An

Ông Giám đốc Sở Công An Hà Nội

và các cơ quan hữu quan

Thưa các ông,

Tôi là Nguyễn Thị Kim Chung, 62 tuổi, là cán bộ nghỉ hưu, ở tại 22 phố Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội, có con trai là cử nhân luật Lê Chí Quang, 32 tuổi, bị cơ quan An ninh điều tra bắt giam từ 21-2-2002 , tính đến nay đã hơn 4 tháng trời.

Ngày 10-3-2002, tôi đã có đơn, thư gửi đến các ông:

- Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam

- Chủ tịch Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam

- Viện Trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

- Bộ Trưởng Bộ Công An

- Cục Trưởng Cục An ninh Điều tra Bộ Công An

Nội dung thư là giãi bày tấm lòng, trái tim người mẹ với các ông về đứa con trai duy nhất của mình mang hội chứng thận hư từ lâu. Trong thư tôi có phân tích do nhiều năm dùng nhiều thuốc Predmisolon nên tâm tính con tôi không bình thường, dễ nóng nảy, dễ xúc động, cảm thương. Hơn 12 năm con tôi chưa một ngày nghỉ thuốc, chỉ ở nhà làm bạn với sách báo, tivi, đài. Từ giữa năm 2001, qua các phương tiện thông tin con tôi thấy tình hình đất nước có quá nhiều tiêu cực, nên có viết mấy bài: "Hiệp định Thương mại và quan hệ Việt Mỹ", "Góp ý sửa đổi hiến pháp", "Hãy cảnh giác với Bắc triều"... Do xúc động nên lời lẽ có phần gay gắt, làm người trong cuộc không dễ tiếp thu, nhưng các bài viết toát lên một tinh thần yêu Tổ Quốc, yêu dân tộc vô vàn, muốn bảo vệ giữ gìn như lời Bác Hồ đã dạy: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Qua đơn thư tôi mong các ông xem xét sự việc của con tôi cho thấu tình đạt lý. Tôi đã hy vọng nhiều lắm nhưng rồi đơn thư của tôi cùng với mấy chục trang hồ sơ bệnh án của con tôi gửi tới các ông như tan biến vào không trung, không chút hồi âm.

Nay tôi viết đơn này trình bày rõ thêm để các ông xem xét tính hợp hiến của việc bắt giam con tôi từng ấy thời gian?

Sáng 21-2-2002, con tôi đang gửi email cho một người Việt ở nước ngoài ở một quán cafe internet, nội dung mới có mấy chữ: "Thưa chú, trước Tết cháu có gửi cho chú một bức thư, phân tích tình hình đất nước, đến nay chưa nhận được thư chú..." thì công an ập đến làm biên bản , giằng co mấy tiếng đồng hồ. Sau đó công an hộ tống con tôi về nhà, rồi khám nhà. Việc khám nhà không thu được gì ngoài mấy bài viết của các ông Thanh Giang, Trần Dũng Tiến, Trần Độ... , cùng mấy bài viết của con tôi như đã nói ở trên. Những bài viết của các ông này và của con con tôi đều là các bài góp ý, gửi các cơ quan của Đảng, Nhà nước từ trước, có đứng tên, địa chỉ, số điện thoại rõ ràng. Con tôi bị bắt đi ngay 2 giờ chiều cùng ngày, và bị thu giữ mấy bài viết, ổ cứng của máy tính, sổ điện thoại. Lệnh khám nhà, lệnh bắt không có dấu của cơ quan nào. Biên bản thu giữ hiện vật giao cho tôi không có dấu của cơ quan an ninh điều tra. Con tôi bị bắt từ 21- 2- 2002 thì mãi đến 5- 3- 2002 tôi mới nhận được thông báo của cơ quan An ninh Điều tra sau khi tôi đã điện thoại hỏi và trực tiếp lên cơ quan hỏi mấy lần. Nội dung thông báo: "con bà bị tạm giam vì đã có hành vi lưu hành tài liệu có nội dung chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam, phạm điều 88 Bộ Luật Hình Sự nước CHXHCN Việt Nam". Thật là phi lý hết sức!

Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị Việt Nam tham gia ngày 24-9-1982 , điều 19 khoản 2 đã viết: "Mọi người dân đều có quyền tự do ngôn luận, quyền này bao gồm cả quyền tự do tìm kiếm, nhận và truyền đạt mọi loại tin tức, ý kiến, không phân biệt ranh giới, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in hoặc bằng hình thức nghệ thuật khác, thông qua mọi phương tiện đại chúng khác tuỳ theo sự lựa chọn của họ."

Điều 69 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam ghi: "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật".

Vậy thì con tôi không vi phạm pháp luật.

Điều 72 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam ghi: "Không ai bị coi là có tội hoặc phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của toà án đã có hiệu lực pháp luật".

Vậy thì việc bắt giam con tôi là trái hiến pháp, trái pháp luật của Việt Nam và luật pháp quốc tế.

Về phần gia đình tôi, chúng tôi chỉ có một người con trai duy nhất, đã 12 năm mang bệnh hiểm nghèo, phải chạy chữa hết bệnh viện này đến bệnh viện khác. Tôi đã lang thang hàng chục tỉnh, hết đồng bằng đến trung du, miền núi, hết thày lang người Kinh đến thày lang người dân tộc để tìm phương thuốc giành lại mạng sống cho nó từ tay tử thần. Vất vả vì con bao nhiêu tôi lại càng gắn bó và thương xót con bấy nhiêu. Nó đã phải chịu đựng và đau khổ biết nhường nào khi phải mang bệnh đúng độ tuổi đang xuân của cuộc đời và giờ đây đang nằm trong trại giam, nguy cơ tăng bệnh đang rình rập từng ngày.

Từ hôm con tôi bị bắt, trong nhà vắng hình bóng, vắng giọng nói, bước chân của con. Còn lại hai thân già nhiều lúc nhìn nhau cùng ứa hai hàng lệ. Cầm lòng sao được khi bưng bát cơm ăn lại nhớ đến con. Con lấy sức đâu mà chống đỡ với bệnh tật. Ai dám bảo đảm bệnh không tái phát với điều kiện ăn ở, sinh hoạt kham khổ của trại giam, trong khi bệnh con tôi vẫn phải điều trị thuốc liên tục để giữ ổn định. Tương lai của con tôi sẽ như thế nào?

Thưa các ông, các ông đã có một gia đình hạnh phúc, có con cái. Nếu ở vào hoàn cảnh tôi chắc hẳn lòng các ông cũng phải quặn thắt lại đớn đau! Các ông hãy vì sự nghiêm minh của những người lãnh đạo quốc gia mà xem xét giải quyết vụ việc của con tôi trên cơ sở hiến pháp, pháp luật và tình người. Các ông nắm trong tay vận mệnh của dân chúng, hãy yêu thương con dân của mình, đừng để một người dân nào phải chịu oan uổng, đừng để một gia đình nào phải nát tan!

Đối với gia đình Việt Nam, đứa con là tất cả nguồn hạnh phúc, tất cả niềm an ủi, tất cả niềm hy vọng, tất cả nguồn động lực của cha mẹ, và là trên tất cả cái quý nhất phải giữ gìn.

Con tôi không có tội. Nếu các ông còn cần điều tra cho rõ, hãy để con tôi tại ngoại trong thời gian điều tra. Nếu các ông kết luận con tôi có tội, các ông hãy xét xử công khai. Mong các ông hãy xem xét nhanh chóng, thả con tôi về với xã hội và với gia đình của nó.

Xin kính chúc các ông sức khoẻ và gửi tới các ông lời chào trân trọng.

Hà Nội ngày 8 tháng 7 năm 2002

Người làm đơn

Nguyễn Thị Kim Chung

22 Trung Liệt - Đống Đa- Hà Nội

Tel. 8 514000

Sau đây là bài báo cũa Thông Luận nói về phiên Tòa xữ Ls Lê chí Quang tại HàNội tháng vừa qua.Lê chí Quang bị quan tòa cho người tiêm thuốc mê trước khi đem ra xữ , ngõ hầu không biết đuợc mình đang bị kết án, y như các phi công Hoakỳ bị cho uống thuốc trấn thần kinh nên khi ra Tòa là cúi đầu chào hết người này đến người kia,nhưng không qua mắt nỗi các tay báo chí thiện nghệ quốc tế. Quã thật Lê chí Quang bị Công an tiêm thuốc ngũ với liều lượng gấp 2 lần trước 1 giờ khi lên xe ra Tòa , nên bị cáo không còn tĩnh trí mà kháng án, và cũng không quay đầu lại nhìn Mẹ và Cha ruột cũa mình dưới hàng ghế gần 3 mét đó.Trên cánh tay áo trắng bị cáo còn một chút máu đõ rĩ ra từ kim chích chưa kịp lau cồn cho sạch. Nhiều phóng viên báo chí ngoại quốc nhận thấy rất rõ như vậy.

4.- Phiên tòa xử Lê Chí Quang : lổ mãng và ô nhục

Thông Luận

Phiên tòa xử Lê Chí Quang đã diễn ra ngày 8-11-2002 và kéo dài từ 8 giở 30 đến 12 giờ.

Đúng như một nguồn tin từ Viện Kiểm Sát Nhân Dân cho biết từ ba tuần trước Lê Chí Quang đã bị xử bốn năm tù và ba năm quản chế.

Lê Chí Quang đã được giải đến tòa bằng cổng sau nên không ai thấy được anh trước đó. Gia đình Lê Chí Quang đã đến rất đông đủ, ngoài cha mẹ và em gái còn nhiều thân quyến khác. Các thân hữu của Lê Chí Quang thuộc Nhóm Dân Chủ cũng kéo đến rất đông, số người tụ tập trước cửa phòng xử khoảng 200 người. Các khuôn mặt dân chủ nổi tiếng tại Hà Nội như Phạm Quế Dương, Nguyễn Thanh Giang, Hoàng Minh Chính, Trần Dũng Tiến đều có mặt.

Mặc dầu vậy, đã chỉ có bà Nguyễn Thị Kim Chung, thân mẫu Lê Chí Quang, được phép vào phòng xử. Bà Kim Chung đã phải phản đối rất mãnh liệt nên ông Lê Văn Bát, cha của Lê Chí Quang, sau cùng mới được vào. Công an viện lý do phòng họp đã hết chỗ để từ chối những người muốn tham dự phiên tòa, kể cả các ký giả nước ngoài (AP, AFP, Dow Jones, FEER, Reuter). Tuy nhiên, theo lời gia đình Lê Chí Quang, phòng xử, với trên 200 chỗ ngồi, còn trống quá 3/4. Ngoài cha và mẹ Lê Chí Quang, tất cả những người khác có mặt trong phòng đều là công an.

Phẫn nộ trước một phiên tòa dàn dựng lộ liễu, nhiều người đã lớn tiếng phản đối. Bà Kim Chung thét lên : "Tần Thủy Hoàng và Hitler cũng không tráo trở như các ngươi. Đồ Chó má !". Ông Trần Dũng Tiến, một cựu cảm tử quân, đọc lớn tiếng một bản tuyên ngôn đã soạn sẵn. Ông Nguyễn Thế Đàm hô lớn : "Thằng Trần Đức Lương là thằng bất lực, bất lương !". Hai ông Trần Dũng Tiến và Nguyễn Thế Đàm đã bị bắt chở đến trụ sở công an phường Trần Quốc Toản. Tới 3 giờ chiều ông Nguyễn Thế Đàm được trả tự do. Ông Tiến v?n còn bị giữ.

Sau phần đọc lý lịch bị can và cáo trạng, luật sư Ngô Ngọc Thủy đã biện hộ đầu tiên. Trước sự ngạc nhiên của ông Bát và bà Kim Chung, ông Thủy đã nhìn nhận Lê Chí Quang có tội và chỉ xin tòa giảm án.

Kế tiếp, đến lượt luật sư Đàm Văn Hiếu biện hộ. Ông Hiếu đã quá già yếu ở tuổi 86 nên chỉ nói sơ lược là bản cáo trạng không đủ yếu tố buộc tội Lê Chí Quang.

Công tố viện đã dựa vào lời luật sư Ngô Ngọc Thủy để nhận định Lê Chí Quang quả nhiên đã phạm tội "tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa" bởi vì chính luật sư bào chữa cho Lê Chí Quang đã nhìn nhận Lê Chí Quang có tội và chỉ xin giảm án. Nhưng công tố viện nhấn mạnh, tội này không có dự trù trường hợp giảm án.

Đến lượt Lê Chí Quang được chất vấn. Lê Chí Quang có mọi triệu chứng của một người đã bị tiêm thuốc an thần. Mệt mỏi và ngơ ngác như người không biết mình đang ở đâu, Lê Chí Quang đã chỉ nhìn nhận có viết những bài tham luận và có liên lạc bằng điện thư với các bạn ở nước ngoài và chỉ nói được một câu : "nhưng đó là những việc làm hợp pháp", rồi không tập trung tư tưởng nữa. Nhiều lần quan tòa phải nhắc Lê Chí Quang theo dõi phiên xử.

Sau cùng tòa đã xử Lê Chí Quang đúng như bản án mà các nguồn tin từ Viện Kiểm Sát Nhân Dân cho biết trước đó : bốn năm tù và ba năm quản chế. Bản án này do ban lãnh đạo đảng cộng sản quyết định và chỉ thị cho các thẩm phán để tuyên bố.

Đây là một vụ xử án cực kỳ lổ mãng và ô nhục.

Ô nhục cho các thẩm phán Việt Nam, trước hết là cho những thẩm phán ngồi xử phiên tòa này, vì họ đã để bị tước đoạt chức năng thẩm phán. Họ đã phản bội chức nghiệp của mình, dầy mặt đọc những bản án do kẻ khác quyết định.

Ô nhục cho các luật sư Việt Nam qua người đại diện trong phiên tòa này là Ngô Ngọc Thủy. Ngô Ngọc Thủy đã lãnh tiền bào chữa cho Lê Chí Quang nhưng đã phản bội thân chủ mình, làm tay sai một cách vô liêm sỉ cho chế độ, trắng trợn nhìn nhận Lê Chí Quang có tội. Nếu các luật sư Việt Nam còn chút danh dự, họ phải coi thái độ của Ngô Ngọc Thủy là một xúc phạm lớn đối với họ.

Ô nhục cho Đoàn Luật Sư Việt Nam, vì Ngô Ngọc Thủy cũng là chánh văn phòng Đoàn Luật Sư. Qua vụ án này, cái gọi là "Đoàn Luật Sư Việt Nam" đã lộ rõ bộ mặt bất lương.

Ô nhục cho Trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội và đặc biệt cho Trường Luật vì Ngô Ngọc Thủy cũng là khoa trưởng Trường Luật.

Ô nhục cho ngành công an và cho Viện Kiểm Sát Nhân Dân, tác giả một cáo trạng tồi tệ và trơ trẽn. Công an đã hành động như một bọn cướp, Viện Kiểm Sát Nhân Dân đã hành động như một bọn đồng lõa. Thêm vào sự gian ác còn có sự dốt nát.

Nhưng ô nhục lớn nhất là đối với đảng cộng sản và chế độ cộng sản. Cả một khối người khổng lồ với gần ba triệu đảng viên, một triệu quân đội và công an mà đã phải run sợ trước một thanh niên yếu bệnh như Lê Chí Quang.

Vụ án này chứng tỏ chế độ cộng sản đã ung thối tột độ, không còn thuốc nào chữa chạy được nữa. Khi ngay cả công lý cũng đã trở thành bất lương thì không còn gì có thể duy trì ở chế độ này.

Đây không phải là một phiên tòa mà chỉ là một hành động khủng bố lỗ mãng bằng tòa án. Nhưng ngay cả mục tiêu khủng bố này cũng sẽ không đạt được mục đích của nó. Nhưng kẻ đang run sợ có thể khủng bố được ai ? Họ chỉ biến Lê Chí Quang thành một biểu tượng.

 

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002