Đại Chúng số 99 - Ngày 1 tháng 6 năm 2002

Duramax

KIM TỰ THÁP VÀ NHỮNG TRÍ TUỆ SIÊU PHÀM

Trần Liêm Khảo Sưu Tập

NÓI ĐẾN KIM TỰ THÁP LÀ Y NHƯ CÁC NHÀ KHOA HỌC NGHĨ NGAY ĐẾN CÁC BỘ ÓC SIÊU PHÀM mà từ trước đến đầu thập niên thế kỷ 21 này vẫn chưa có câu trả lời thích đáng được.

Người Ai Cập có thể tự hào là dân tộc họ có một trí tuệ siêu phàm mà các dân tộc có nền văn minh lâu đời nhất thế giới cũng không làm sao so bì được. Nếu quí bạn đã một lần đặt chân đến lãnh địa này để chiêm ngưỡng các kim tự tháp không khỏi phải băn khoăn tự hỏi: "Thời mà nền kỹ nghệ chưa xuất hiện làm thế nào người Ai Cập Cổ Đại lại dựng lên được công trình vĩ đại có thể nói là phi thường như thế này được ? Họ đã làm bằng cách gì để hoàn thành một công trình vĩ đại có thể nói vô tiền khoáng hậu như vậy ? Phải chăng họ đã hiểu biết về kỹ thuật cũng như về kiến thức toán học nào đó mà nay đã thất truyền để dựng nên các kim tự tháp ?!

Nếu có lần nào ta đứng trước những tháp đài ở Louxor hay Karnak đặc biệt trước các pho tượng khổng lồ ở Menmon - toàn là những pho tượng nguyên cả khối khai thác từ các khu mỏ đá tọa lạc tại vùng Đông Bắc Cairo và từ đó di chuyển đn tận Thèbes cách xa đến 11.200 dặm Anh (miles).

Những bằng chứng cho thấy hiện còn tại đất nước này như những đồ gốm rất tinh vi - trong cùng thời đại đó các nhà khảo cổ thấy trại các quốc gia có nền văn minh của các quốc gia dân tộc khác còn rất thô thiển từ chất lẫn lượng. Nhất là những dụng cụ bằng đá , các hình dáng không giống nhau như bình chứa, các vò chum, chén, đĩa v.v... Ngoài ra người ta còn tìm thấy các đồ kim loại đầy tính nghệ thuật nữa. Các nhà khảo cổ vô cùng ngạc nhiên khi tìm thấy các hầm mõ thời tiền sử đã được khai quật như mỏ vàng nằm về phía Đông sa mạc và tại Sinai một mỏ đồng, cùng một số mỏ quí thạch cứng rắn và hiếm có tại những thung lũng hoang vu nằm tại miền Đông Nam... Tại lưu vực dòng sông Nil có một số hầm đá quí đã được khai thác vào thời đại có sử...

Vào thiên niên kỷ thứ ba tr.CN. là thời kỳ Cựu Đế chến được ghi nhận là nền điêu khắc tương đối hoàn thiện phù điêu thấp luôn cả khắc nổ tròn, như ta thấy pho tượng khổng lồ Đại Nhân Sư tại Gizah hay của các vì vua vào triều đại thứ V tr.CN.

Tại phía Nam kim tự tháp Khéops người ta đã khai quật một chiếc thuyền của nhà Vua Ai Cập, có chiều dài 44 mét. Chiếc thuyền này gồm có 5 cặp chèo cùng hai mái chèo thuộc loại đại bản có dụng bánh lái.

Trên các tranh vẽ trên vách tường nằm về phía Nam trên con lộ dẫn về đền Ounas vào khoảng 2323 Tr. CN cho thấy những cây cột to tướng có mũ hình lá co xp trên một chiếc trượt cổ xưa. Dặc biệt là dưới ngôi đền thờ của một bà Hoàng hậu Hatshespsut tại Detr-el-Bahari là hình ảnh của hai ngôi tháp dài nối đuôi nhau ràng buộc vào nhau bằng một sợi dây thừng to tướng. Hai ngôi tháp này có tên Hatshepsut. Đây là cả một hạm đội gồm 27 chiếc.

Một pho tượng khổng lồ có trọng lượng ngoài sức tưởng tượng gần cả 800 tấn tại phía Bắc của ngôi đền Memnon là con trai của Hapou có tên là Amenhotpe, là một kiến trúc sư thiên tài lúc bấy giờ. Chiếc "Thuyền Tám" to lớn chính do nhà kiến trúc sư này làm ra có kích thước gấp tám lần kích thước của chiếc xà lan. Đóng chiếc thuền tám to lớn đó thì còn khả thi, song làm sao mang pho tượng cực kỳ to lớn kia xuống thuyền rồi khi đến Thebès làm sao mang lên? Đó là một câu hỏi khó mà có thể trả lời được giữa cái thời đại lúc bấy giờ. Đó là chưa nóiđến việc vận chuyển các tháp đài, người Ai Cập Cổ Đại phải làm cách nào để mang đi các khối đá khổng lồ kia ?! Có nhiều lý luận nhưng chẳng có lý thuyết nào được xem là đúng cả!

Việc vận chuyển một pho tươtng vĩ đại khác, đó pho tưởng của viên quan chức đầu tỉnh tên Djehutihotpe bằng xe trượt trong tháp của vị quan này tại El-Bersha. Đây là pho tượng làm bằng thạch cao tuyết có trọng lượng 60 tấn!

Công trình xây dựng một kim tự tháp không phải đơn giản mà là cả một việc làm... có sự tính toán tinh vi, nhất là vấn đề kỹ thuật. NHưng làm sao thực hiện kỹ thuật đó là một số lượng đông đảo các thợ thầy đủ các loại, phải có những nhà khảo sát các mỏ đá, khai thác đá, việc vận chuyển, đồng thời tuyển những người thợ khéo tay, có đầu óc thẩm mỹ v.v... Đó là chưa nói đến những người thợ khác cũng cần thiết không ít.

Như ta thấy từ kim tự tháp vào bậc Djoser đến kim tự tháp lớn tại Gizah vào khoản năm 2550 tr.CN cho thấy có những bước tiến lớn về trình độ nhận thức. Điều ta nên lưu ý về công việc chôn cất của người Ai Cập Cổ đại bao giờ có một định hướng rõ ràng và rất chính xác...

Nhiều giả thuyết về vấn đề cấu trúc kim tự tháp, nhưng rốt cuộc giả thuyết nào cũng bị bác bỏ, chẳng ai biết gì hơn. Ngày nay người ta chỉ nhìn thấy các vết tích của những đường dốc cho thấy đã được dùng cho sự vận chuyển vật liệu đá từ dưới thấp lên tận đỉnh cao. Nhưng rồi cũng bị loại. Có nghĩa là sự nhận xét như vậy chẳng đúng chút nào.

Trên đất nước của Pharaon ờ xứ sở Ai Cập các nơi được dựng lên không phải để cho cáctín đồ đến đó mà thờ lạy. Có nghĩa là những nơi này các Pharaon tạo dựng lên là nhằm bảo tồn bộ máy Vũ Trụ qua sự chăm sóc của các nhá Vua một cách chu đáo, mà nhà Vua được xem được xem là đại diện cho quyền uy trên trái đất. Theo thuyết này của người Ai Cập là con người không cần phải đi lễ đền chùa mà chỉ cần thấm nhuần tính thiếng liêng là thờ kính Đấng Tạo Hóa, đấng tạo sinh ra muôn loài muôn vật bằng nhìn và trọng kính những hình ảnh thiên nhiên quanh mình. Thuyết này bảo con người gần với Thần linh một cách thật đơn giản là giai đoạnđến với cái chết.

Vậy trước khi đạt đến đó thì con người phải chuẩn bị với cái có thể có của mình để được mang chôn theo... hội nhập hoàn toàn với Vũ Trụ.

(còn nữa)

Trần Liêm Khảo

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002