Đại Chúng số 99 - Ngày 1 tháng 6 năm 2002

Duramax

WORLD CUP

Người thứ Chín biên soạn.

Cho dù FIFA được thành lập năm 1904, nhưng đợi đến khoảng 30 năm nữa thì mới thành sự việc tranh tài Thế Giới, và năm 1924 thì Olympic muốn nhảy vào mà chiếm luôn FIFA. International Olympic Committee thường xuyên gây với nhau là ai kiểm soát chuyện này. Một số quốc gia muốn nhập chuyện đá banh vào Olympic, một số quốc gia thì muốn FIFA là một cơ quan riêng không thuộc về Olympic.

FIFA là gì? – Tên thật là: "The Federation International de Football Association” được thành lập ngày 21 tháng 5 năm 1904 sau hậu trường của Hiệp Hội Thể Thao Pháp Quốc tại Paris (the Union Francais de Sports Athletiques). Sau đó Hiệp Gội này được các nước láng giềng cạnh Pháp tham dự như: Belgium (Union Belges des Societes de Sports / UBSSA), Denmark (Danks Boldspi Union / UBU), Netherlands (Nederlandsche Voetbal Bond / NVB), Spain (Madrid Football Club / MFB), Sweden (Svenska Bollspells Forbundet / SBF), Switzerland (Association Suisse de Football / ASF). Như vậy mới phất cờ đầu tiên thì đã có nhiều nước giàu có tham dự rồi.

Người thành lập Hội này là Lules Rimet nhưng người phụ tá tên là Robert Guerin được các nước nói trên bầu làm Giám Đốc. Lúc đó FIFA chỉ được gọi là European Association cho đến năm 1909. Nước ngoại quốc ngoài Âu Châu xin tham dự là Nam Phi (South Africa), rồi đến Argentina (1912), Chili (1913) và USA (1913).

Nhưng Thế giới chưa kịp xem trận đá banh nào của Hội FIFA thì Đệ Nhất Thế Chiến bùng nổ (1914) tại Âu Châu luôn. Rồi sau Đệ Nhất Thế Chiến các hội viên chưa kịp ra sân cỏ mà tranh tài, thì Đệ Nhị Thế Chiến bùng nổ luôn. Nhưng cũng nên nói vào năm 1930 nước tổ chức trận so tài quốc tế đá banh là Uruguay năm 1934 thì Ý ráng tổ chức được một vụ đá banh mang tên là: "Campionato Mondiale di Calcio”, năm 1938 đến Pháp gọi là: "Coupe Monde" rồi im hơi luôn.

Năm 1930 tại Uruguay người ta thường gọi là Cup của Rimet Club. Trong năm đó FIFA quyết định cứ 4 năm thì gặp nhau lần nữa mà so tài với nhau. Năm 1930 đó, người ta không ra luật lệ nghiêm khắc như ngày nay. Có đến 13 quốc gia tham dự rồi. Nhưng chuyện đáng cười là có đến 4 quốc gia Âu Châu từ chối tham dự vì lý do đơn giãn: “các cầu thủ ngại đi bằng tàu thủy vượt Atlantic Ocean". Lý do thầm kín là các tay đá banh sợ đi chầu Hà Bá hay Long Vương như chuyến tàu Titanic năm 1912 vậy. Vã lại lúc đó đi tàu thủy là một chuyện may ít rủi nhiều, say sóng chưa tỉnh thì lên bờ đá banh thua là cái chắc. Cho nên năm 1934 nước Uruguay cầm chịch mà thắng trận cầu bóng đá này luôn. Năm đó Uruguay làm nước làng giềng trước đó là bạn thân, nay thành kẻ tử thù. Nước láng giềng đó là Argentina. Argentina thua thảm bại với Uruguay với tỉ số đậm 4- 2. Hai bên không ngó nhau hàng năm trời liên tiếp.

Đệ Nhị Thế Chiến vừa tạm xoa dịu vết thương thì năm 1950 Brazil lại đụng kẻ thù xưa lần thứ nhì. Lần này Brazil làm chủ nhà, Uruguay là khách Lúc đó chánh phủ Brazil nhúng tay vào hội đá banh gà nhà. Nào là truyền đơn, nào là nhảy múa ca hát ngoài đường suốt ngày. Radio, phim ảnh, báo chí phải đề cao gà nhà. Phần thưởng hậu hỉ trao cho gà nhà khi mà thắng thì các tay cầu thủ đá banh muốn gì cũng được. Rồi có màn Đại tiệc đón chờ kẽ đem vinh quang về cho đất nước. Lúc đó Brazil cũng vừa khánh thành vận động trường cho sân đá banh thuộc loại lớn nhất thế giới. Chứa đến 200 ngàn người, một kỷ lục mà Pháp chưa làm được về sân này. Đá ban ngày cũng như ban đêm, không sợ thiếu đèn. Giữa sân dù ban đêm cũng đọc báo rõ ràng vậy. Sân Vận Động mang tên là: "Maracana Stadium" tại thủ đô Rio. Khi vào chung kết, thiệt tình mà nói, có nhiều xứ thế mà không hiểu sao oan gia lại đụng đầu với nhau. Màn đầu Brazil làm một quả lọt lưới. Toàn thể Vận động Trường Maracana Stadium với 200 ngàn người nhảy cà tưng thiếu điều xập đất động thiên địa luôn. Rồi đến khi Uruguay gỡ huề 1-1 thì hàng triệu trái tim của dân Brazil nghe trong Radio đều như ngừng đập. Sau đó Uruguay lên luôn, thắng một cú đội đầu vào sân goal địch thủ Brazilvị chi là Uruaguay 2-1. Brazil thua, người ta thua buồn uống rượu say mèn, rồi ra ngoài đường đánh lộn v?i nhau. Dĩ nhiên màn đại tiệc với hàng ngàn chai sâm banh đợi chờ các cầu thủ Brazil đem vinh quang về cho đất nươc dẹp luôn. Nhà thờ dân chúng đến than thở với Thượng đế ngày đêm, rồi ngày kia Ông Trời cũng động lòng. Năm 1950 thì tại một làng nhỏ cách thủ đô Rio độ vài trăm dặm. Một cậu bé, sanh ngày 23 tháng 10 năm 1940, tại làng Tres Coracoes, con nhà nghèo nhưng cái tên cúng cơm rất dài khó nhớ vô cùng, tên cậu bé đó là: "Edson Arantes Do Nascimento". Lúc đó cậu bé mới 11 tuổi, thích đá banh hơn đi học. Anh đá banh suốt ngày, không ai dạy hết. Anh đen thui như cột nhà cháy vậy. Ngày đó anh đang trỗ tài với các bạn trong xóm cùng lứa tuổi như anh vậy, sân đá banh của trường học gần đó. Một người đàn ông trung niên, cũng tình cờ lơ đãng từ quán rượu lộ thiên ngoài trời, ông ngó lơ đãng vào sân đá banh. Ông thấy một thằng bé, nhỏ con, nhưng sao mà đôi chân quá lẹ như con sóc vậy. Cậu bé này có tài sút chân trái. Nghĩa là một tài nghệ tuyệt chiêu mà chưa từng thấy được cho mai sau. Người trung niên đang ngồi uống rượu, đó là Huấn luyện viên cho xứ Brazil về môn đá banh. Sau khi Brazil thua tủi nhục với nước làng giềng là Uruguay hai lần liên tiếp. Nên Brazil toàn dân xấu hổ, không dám nói đến tranh tài sân cỏ thế giới nữa rồi. Đội cầu thủ đá banh giờ đây ra ngoài đường có khi bị ăn đòn nữa không chừng. Đá gì mà dỡ ẹt vậy?

Dĩ nhiên huấn luyện viên cũng bị họa lây luôn. Vào quán không ai muốn nói chuyện hết. Người huấn luyện viên tên là: Waldermar de Brito thấy Trời phù hộ cho mình và cho nước Brazil rồi. Ông chạy ào vào sân cỏ, hỏi tên thằng nhóc con thấp người nhất đám. Rồi ông đến tận nhà cha mẹ cậu bé này, làm giấy tờ xin cậu bé đó làm con nuôi của mình, số tiền hậu hĩnh cho cha mẹ ruột cậu bé Edson Arantes Do Nascimento dư sức mua một căn nhà ngói kiểu Spanish style, ngói đỏ vách tường vàngcha mẹ cậu này chịu liền, chẳng lẽ ở nhà tôn vách ván suốt đời.

Cậu bé được đem vào đội banh Santos nổi tiếng nhất nước Brazil khi tuổi chưa đến 15. Rồi đến năm 1958 tại một xứ lạnh gần Cực Bắc Bán Cầu, còn xứ anh ở cực Nam Bán Cầu. Sweden làm chủ nhà Giải Đá Banh Thế Giới gọi tắt là FiFa. Vào chung kết Brazil đụng với chủ nhà SwedenSwenden hạ mọi nước Âu Châu và Phi Châu nay đụng xứ Brazil nổi tiếng thua 2 lần Giải Thế Giới rồi. Nhìn cử chĩ khúm núm của dân đá banh nhà nghề Brazil thì thấy hình như kỳ này họ thua nữa là cái chắc. Dân Sweden trắng cao ráo, khỏe mạnh so với dân Brazil thì người tầm thước, nhưng lại có một cậu bé oắt con nữa. Cậu bé này được vào chung trận chung kết Thế Giới Brazil đánh với Sweden. Nhưng báo chí Sweden có nói xa gần đến cậu bé này rồi. Brazil đã hạ đo ván xứ Nga Sô cũng vì cậu bé này. Thiên hùng sử ca một người mang tên dài này ra đời, hay ngắn gọn hơn là: "Pele". Brazil làm cho nước chủ nhà và cũng vô địch Ban B Âu Châu phải đi gầm cái đầu xuống đất thời gian rất dài. Thua nhục nhã là 5-2, nghĩa là Brazil thắng liên tiếp 5 bàn. Toàn dân Âu Châu theo dõi tin tức Radio như nghe đài BBC về giờ đá banh hay từ tin tức đặc phóng viên gỡi về Pele một thiên hùng sử ca. Anh được Đức Giáo Hoàng đương kim hiện nay mới đến bắt tay, Đức Giáo Hoàng John Paul II rất hâm mộ anh. Vì ngày xưa lúc còn trẻ, John Paul II là một cầu thủ có hạng cho nhà dòng bên Balan. Ngài thích anh Pele lắm.

Pele thành thiên anh hùng ca. Chính Tổng thống Brazil nói rằng anh là một bảo vật Quốc Gia gọi tắt là: "National Treasure". Anh được dân Brazil gọi là: "O Rei" (The God of Football) (Thần đá banh bất bại). Anh đá lủng lưới đến 1000 trái. Hơn mọi người từ trước tới giờ.

Năm 1994 Hoakỳ muốn gở thể diện, và năm đó Hoakỳ làm chủ nhà, chẳng lẻ chủ nhà thua từ trận ra quân đầu tiên như mọi lần. Nên Hoakỳ dàn xếp với Brazil để mua bão vật: "O Rei" một trận với giá tiền kinh khủng vào thời đó, trên $45 triệu USD, nhưng báo chí được chánh phủ Hoakỳ dặn là nên bớt giá xuống kẻo bên ngoài dị nghị. Nên giá ghi trên báo chí là $1.2 triệu USD. Cả ba phía đều hài lòng với giá tiền trên là: Hoakỳ, Brazil, và Pele.

Nhờ Pele nên đội tuyển Hoakỳ vào bán kếtï, nhưng chung kết thì Brazil huề với Italy 0-0 và đấu thêm thì Brazil thắng. Đấu thêm nghĩa là người ta đem trái banh đến gần thủ goal mà sút, đỡ được thì vui rồi tới bên kia cũng vậy. Chỉ trong vòng 15 phút phù du mà thôi. Italy thua 3-2. Brazil thắng. Và nhờ thắng 3 lần vô địch năm 1958,1962, 1970, nên Brazil được quyền giữ Cup vàng trọn đời. Hiệp hội FIFA đành phải làm Cup vàng khác, bằng không thì thay phiên nhau mà giữ. Pele được Liên hiệp Quốc mời lên nói chuyện với Thế giới về đề tài Hòa Binh cho Nhân Loại 3 lần.

Những tay đá banh thủ goal, danh trấn giang hồ như sau:

  1. 1.- Diego Maradona (Argentina) 1986. Argentina đấu với England (2-0)

  2. 2.- Saeed Owairan (Saudi Ả Rập) 1994. Saudi Arabia đấu với Belgium (1-0)

  3. 3.- Arie Haan (Hòalan) 1978. Holland đấu với Italy (2-1)

  4. 4.- Pele (Brazil). 1958. Brazil đấu với Sweden (5-2). Lúc đó Pele mới 17 tuổi.

  5. 5.- Roberto Baggio (Italy). 1990. Italy đấu với Czechoslovakia (2-0)

  6. 6.- Dennis Bergkamp (Holland). 1998. Holland đấu với Argentina (2-1)

  7. 7.- Diego Maradona (Argentina). 1986. Argentina đấu với Belgium (2-0)

  8. 8.- Archie Gemmill (Scotland). 1978. Scotland đấu với Holland (3-1)

  9. 9.- Carlos Alberto (Brazil). 1970. Lúc đó Brazil đấu với Italy (4-1)

  10. 10.- Manuel Negrete (Mexico). 1986. Lúc đó Mexico đấu với Bulgaria (1-0)

Những tay hay gọi là vua phá lưới, danh trấn giang hồ như:

  1. 1.- Pele (Brazil). Anh đá lọt lưới đến trái thứ 1000. Người ta gọi anh là: “unstoppable” (không ai chận anh ta được hết).

  2. 2.- Diego Maradona (Argentina). Học trò hàm thụ của Pele. Vì những vụ so tài có Pele đều được Diego thu hình đem về nhà chiếu chậm và học hỏi những tuyệt chiêu này.

  3. 3.- Franz Beckenbauer (West Germany). Sanh được huy chương vàng, bạc và đồng trong những năm 1966-1970-1974

  4. 4.- Garrincha (Brazil). Mệnh danh là: "Little Brid" (Chim nhỏ). Pele nói anh không vô địch được nếu không có Chim Nhỏ này làm hộ vệ cánh trái cho đội anh.

  5. 5.- Gerd Muller (West Germany). Đây là tay thủ goal danh tiếng nhất đời. Anh có tài hút banh mà không bao giờ cho lọt lưới... trừ phi anh chết tại chỗ.

  6. 6.- Johann Cruyff (Holland). Đây là thủ lãnh đội banh Hòa lan. Anh xếp quân ngũ.

  7. 7.- Ferenc Puskas (Hungary). Biệt hiệu là: "Ngựa chứng". Khi anh nổi khùng lên là địch thủ có môn lui về cố quận.

  8. 8.- Michel Platini (Pháp). Năm 1980 nhờ anh cầm đầu nên đội Pháp thắng giải Âu Châu.

  9. 9.- Jairzinho (Brazil). Cánh hữu tiền đạo hay nhất từ trước đến nay. Người ta sợ anh đem banh từ góc trái về thành.

  10. 10.- Giueppe Meazza (Italy). Hai lần huy chương vàng năm 1934-1938. Một vận động trường tại Milan đặt tên anh vào, gọi là Mezza Stadium, Milan.

Bốc thăm vào vòng chung kết Worl Cup 2002 như sau:

Nhóm hạt giống số 1 gồm: Pháp, Hàn quốc, Nhật, Brazil, Argentina, Italy, Đức, Tây ban Nha.

Nhóm 2 gồm 11 đội Âu Châu, như sau: Bỉ, Croatia, Đan Mạch, Anh, Ireland, Balan, Bồ đào Nha, Nga, Slovenia, Thủy Điễn, Thổ nhĩ Kỳ.

Nhóm 3 gồm Nam My và Á Châu: Ecuador, Paraguay, Uruguay, Trung Quốc, Arập Saudi.

Nhóm 4 thuộc Châu Phi và khu vực CONCACAF như sau: Cameroon, Nigeria, Senegal, Nam Phi, Tunisia, Costa Rica, Mexico, USA.

Trong hạt giống số 1 vì Pháp là đương kim vô địch World Cup 1998 (Pháp hạ Brazil: 3-0), nên được chọn làm hạt giống số 1 trong bảng hạt giống số 1 bảng A. Bốn bảng từ A đến D sẽ thi đấu tại Seoul (Hàn Quốc). Nhật Bản được chọn đứng đầu bảng H. thi tại Tokyo.

  1. Bảng A gồm có: Pháp, Senegal, Uruguay, Đan Mạch

  2. Bảng B gồm có: Tây ban Nha, Slovenia, Paraguay, Nam Phi

  3. Bảng C gồm có: Brazil, Thổ nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Costa Rica

  4. Bảng D gồm có: Hàn quốc, BaLan, USA, Bồ đào Nha

  5. Bảng E gồm có: Đức, Á Rập Saudi, Ireland, Cameroon

  6. Bảng F gồm có: Argentina, Nigeria, Anh, Thụy Điển

  7. Bảng G gồm có: Italy, Ecuador, Croatia, Mexico

  8. Bảng H gồm có: Nhật, Bỉ, Nga, Tunisia.

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002