Đại Chúng số 99 - Ngày 1 tháng 6 năm 2002

Duramax

BUỔI TƯỜNG TRÌNH NGẮN GỌN BUỔI LỄ KỶ NIỆM PHÁT HÀNH SỐ BÁO THỨ 6000 CỦA NHẬT BÁO NGƯỜI VIỆT TẠI WESTMINSTER, CALIFORNIA. (12 THÁNG 5 NĂM 2002) DO NGƯỜI THỨ CHÍN, ĐẠI DIỆN TUẦN BÁO ĐẠI CHÚNG (WASHINGTON DC) ĐẾN THAM DỰ BUỔI LỄ NÀY.

Buổi lễ tuy đơn sơ nhưng không kém phần trang trọng. Nhật Báo Người Việt có mặt tại Miền nam Cali hơn 20 năm. Đất phát nguyên từ San Diego (Cực nam California).


Đại diện bán Đại Chúng tại buổi lễ kỷ niệm của báo Người Việt

Ngày đó anh Đỗ ngọc Yến và vài bạn hữu như Du Miên, Nguyễn hoàng Đoan, Phan Huy Đạt (nay là luật sư hành nghề tại Westminster, Ca), Hoàng khởi Phong... lúc đầu in ấn tại Escondido (cách San Diego vài chục miles). Từ đó nhóm người có chí lớn đem báo lên Santa Ana mà bán. Dĩ nhiên theo lời Đỗ ngọc Yến (người số một) nói rằng: “lúc đó bán... càng lúc càng thấy lỗ, tuy mua đông nhưng đem về chiết tính thì lỗ..."

Ngày ấy, anh Yến không nhớ nhưng anh nhớ năm 1978, và nhờ máy đánh chữ cũ của Nguyễn hoàng Đoan (sau này ra tuần báo Hồn Việt, trụ sở tại San Diego, Cailifornia) nên vừa đánh máy vừa lay out. Toàn là những tay chưa từng làm báo lần nào. Trong một garage rất nhỏ có đến trên 12 người kể luôn bà xã anh Yến và mấy đứa con nhỏ, trong một gian phòng 1 bedroom tại Santa Ana...


Đại diện báo Đại Chúng & ông Đỗ Ngọc Yến (chủ nhiệm Người Việt)

Sở dĩ tờ báo tồn tại và vững mạnh đến ngày hôm nay là: "nhờ lòng quyết tâm hy sinh vô bờ của mọi người cộng sự viên". Nay những cộng sự viên cũng chính là những người trong ban Tân Quản Trị Nhật Báo Người Việt ngày nay.

Vừa ăn mừng số báo phát hành đến số 6000, từ năm 1978 đến nay... Lần đầu có lúc nghĩ đến cả tuần vì nơi in ấn báo tại Escondido hay thị xã nhỏ gần San Diego là một garage của người Mễ. Đưa tiền mặt, nhận báo... rồi biến đi vì tất cả chưa có giấy tờ hợp lệ gì hết.

Nay vừa mừng ngày kỷ niệm số báo 6000 và cũng ăn mừng luôn tân gia. Một cơ sở thật lớn, trước đó là hãng in của người Việt làm chủ. Hãng in này hàng năm nhận in lịch ngày và lịch treo tường chữ Việt và chữ Hoa cho Cộng Đồng Hoa Việt tại Quân Cam này. Nay hãng in dọn đi chỗ khác và Nhật Báo Người Việt đến nhận nhà. Theo lời Anh Đỗ ngọc Yến, nhờ có uy tín lâu năm và uy tín của Nhật Báo Người Việt nên anh đến ngân hàng mượn tiền lên đến $1 triệu USD một cách không khó khăn gì mấy.

Hiện nay 11 người trong ban Chấp Hành hay Quản Trị thì có đến 3 người hành nghề luật sư tại Quận Cam này. Anh Tổng Giám Đốc Đỗ ngọc Yến nói tiếp: “8 người trụ cột dựng tờ báo được tờ báo cho mỗi người 100 cổ phần, vị chi 8 người là 800 cổ phần"

Đỗ ngọc Yến, anh vừa mới lành bệnh, nhưng người hơi yếu. Nghị lực của anh thì ai ai cũng phải nễ, anh nói có lúc anh chỉ ngủ được có 4 tiếng đồng hồ, xe hư hoài. Làm đủ nghề, có đến 12 nghề anh làm trong tay. Từ nghề rửa chén, đến nghề dán posters trên vách tường và dạy kèm trẻ em...

Theo lời anh Hoàng khởi Phong, người trong số 8 nhân vật đại công thần cho Nhật Báo Người Việt nói như sau: “Tôi (H.k.Phong) vào nghề làm báo Ngưới Việt từ năm 1993. Năm 1976 khi về định cư tại California tôi đã mon men ba bốn lần làm báo. Trước đó tôi đứng bơm xăng tại tiểu bang Maine, rồi người bạn cũ rủ về Cali để làm báo tại một nơi có nhiều người Việt nhất Thế Giới. Tôi khăn gói quả mướp chỉ có trong túi đến $400 đô la mà thôi. Đóng tiền nhà và tiền ăn là vừa xoắn $150 dôla. Tôi nhìn người bạn làm báo thì tôi thấy tôi không thể nào theo được rồi. Thời đó nền thương mại của người Việt chưa có, chỉ có dăm ba tiệm chạp phô lèo tèo, một hai quán ăn nhỏ xíu.

Năm 1978 trong lễ cưới tổ chức tại căn chung cư một phòng ngủ thật đơn sơ và nghèo của vợ chồng Nguyễn khả Lộc. Tôi được xếp ngồi gần một người mà trước đó hay tại saigon tôi chưa quen và chưa nghe tiếng bao giờ. Anh này nhỏ con và nói giọng hiền từ anh rủ tôi làm báo cho vui. Sau này tôi mới biết anh đó chính là anh Đỗ ngọc Yến. Lúc đó tôi hỏi lương bổng bao nhiêu, có được bảo hiểm y tế gì không? Thì anh Yến làm thinh và hơi buồn. Lúc đó nhật báo Người Việt còn mang tên là Người Việt Cali.

Năm 1979 tôi làm nghề thợ tiện, về đến nhà là mệt phờ người. Tôi ráng gượng mà viết bài cho tờ Bút Lửa do Lê tất Điều chủ xướng. Ngày đó thời đó sắp chữ bằng máy IBM, đánh chữ bằng quả cầu tròn, không có dấu nên bỏ bằng tay rất mệt. Nhiều chuyện buồn cười như chuyện một linh mục cổ võ.... thì đánh rằng linh mục có vợ. Như câu chuyện Bà Huơng, một người đàn bà Việt rất đảm đang vì quá mệt và bài quá dài nên bỏ dấu thành: "Bà Hương, một người đàn bà Việt rất dâm đãng.." khi in ra là một chuyện tày trời... Bà Hương là vợ người bạn tôi.

Năm 1980 thì anh Nguyễn mộng Giác vượt biên. Khoảng năm 1983 gì đó anh liên lạc được với tôi... lúc đó tại Saigon anh là nhà giáo còn tôi là nhà binh. Nhưng thường liên lạc với nhau. Khi anh lên Pleiku chấm thi thì anh ở nhà tôi, cón tôi khi xuống Qui Nhơn thì tôi đến nhà anh ở trọ. Nên khi tôi rủ anh về ở chung thì anh nhận lời liền. Nhà có 4 phòng ngủ chứa đến 16 người, có vợ chồng Cao xuân Huy. Và tại phòng ăn thì tờ báo Văn Học ra đời vào năm 1985.

Lúc đó tôi làm Tổng thư Ký cho tờ báo. Sống đến nay là hơn 15 năm. Lúc đó vợ anh Giác sang, anh nghỉ và dồn gánh nặng cho tôi. Tôi lên chức Giám Đốc Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút. Thời đó mỗi lần ra báo đều lỗ từ 150 đến 200 đôla là thường. Đúng ra là không lỗ, nhưng vì có nhiều tiệm sách ẩn hiện khôn lường, không chịu trả tiền tờ báo... rồi không gởi nữa thì có tiệm sách khác mọc ra... rồi quỵt rồi không gởi... Thế là vòng lẫn quẫn hiện ra.

Năm 1990 tôi thất nghiệp, Sỡ trả tôi một chút tiền và quỹ 401 K. Tôi lên San Jose hùn với một người bạn có nghề in sẵn trên đó... Lúc đầu nhà in của anh rất phát đạt khang trang. Anh mượn tiền và trả rất sòng phẳng. Cơ sở anh in ấn có nhiều tác phẩm cho các nhà văn sống trên đó. Nhưng sau thì nghề in đi xuống, thì vừa lúc anh thiếu tiền thì tôi trám vào. Bao nhiêu công lao mồ hôi nước mắt trong công việc làm vừa vào chỗ trống này thiếu hụt của anh. Tôi khi nghĩ đến làm báo đâu có nghĩ gì cao siêu. Nghĩ rằng vừa đủ hai người làm việc tận tâm thế là xong. Bạn tôi ngã, tôi vực không nỗi tất nhiên tôi ngã theo.

Rồi tôi giao phần đó cho anh, khi anh bán tiệm in tôi không thấy được một đồng xu ten của tôi được anh trả lại.

Tôi phẫn chí, bỏ San Jose. Đi giang hồ trên ngoài đường gần 2 năm. Trong thời gian này tôi sống ở khoảng 6 thành phố của 4 tiểu bang: Oregon, Cali, Texas, Utah.

Làm đủ nghề, từ bán xăng, bán 7-11, bán chợ Trời... khuân vác phu phen... Sau cùng tôi trở về lại Cali, thì tôi đúng 50 tuổi rồi.

Tôi còn nhớ từ năm 1993 làm cho báo người Việt, trong phòng ngủ của đứa cháu, tôi hoàn tất được bốn tác phẩm Cây Tùng trước Bão, Những con chuột thời thơ ấu, Viết lên Trời xanh, Quán Ven Sông, Người Trăm Năm Cũ.

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002