Đại Chúng số 98 - Ngày 15 tháng 5 năm 2002

Duramax

CÂU CHUYỆN XƯA

Kỹ sư sagant Phan

Vừa rồi tại thủ đô tị nạn Little Saigon, Westminster người ta tổ chức nhiều vụ biểu tình và nhiều vụ tưởng nhớ đến ngày 30/4, người ta cũng gọi ngày này là Tháng Tư Đen. Không dè ở nơi xứ lạ quê hường cũng gần 28 năm rồimột thời gian quá dài và cũng có thể nói là quá ngắn cho một đời người. Dài là mong ngóng, trông đợi và không đến được, còn ngắn là đã đoạt được và mong có thêm nữa chẳng hạn như có nhiều Việt kiều ngày xưa tại quê hương họ không làm được một chuyện gì cho ra hồn, nay qua xứ này thì mọi chuyện thịnh vượng may mắn đến với họ không kịp hưởng hết. Như vậy đời là quá ngắn ngũi. Còn một anh lính chiến, ngày xưa anh cầm súng gìn giữ quê hương rồi khi qua đâyhọ không làm được điều gì cho nên hồn thì đời quá dài là như vậy.

Không riêng gì chúng ta có tâm trạng này mà chính hai vua Việt bị Pháp đi đày cũng mang tâm trạng giống chúng ta. Hai Vua là Vua Thành Thái và Vua Duy Tân.

Tôi đọc một quyển tùy bút của một tác giả nào đó mà chúng tôi không nhớ rõ lắm, âu đành viết khuyết danh vậy. Đây là lời của một anh lính thợ ngày xưa, năm 1937-1938. Nay anh không còn nữa, nếu còn anh sẽ ở vào tuổi trên 90. Lời người lính thợ nói như sau: “Khoảng năm 1937-1938, tôi xin được làm thợ xếp chữ tại nhà in khuyến nông do cụ Nguyễn công Tiểu, một nhà khoa học Việt Nam hồi đó điều hành. Lúc tôi đến làm, cụ Tiểu đã bán lại nhà in này cho một chủ khác. Tôi sắp chữ còn chậm nên tiền lương chả đáng là bao, chỉ đủ cơm muối, rau dưa. Hàng ngày đến nhà in tôi cũng được nghe tin tức sắp đánh nhau to ở Châu Âu. Vừa lúc bọn Pháp ở Đông Dương tuyển mộ lính sang Pháp. Là thanh niên, muốn đi đó đây, nên tôi tình nguyện xin vào lính không có chuyên môn gì. Vừa tới Marseille, Pháp thì nghe tin nước Pháp đầu hàng Đức Hitler. Bọn Pháp đưa chúng tôi đi nhiều nơi, mỗi nơi chỉ ở lại vài ngày. Vì mới sang Pháp nên không biết những vùng đặt chân tới, sau mới được biết là ở các miền được tự do của Pháp do chính quyền PêTanh thân Đức cai quản. Qua thông tin khác nhau trong anh em binh lính Việt Nam chúng tôi được biết là trên 1.5 triệu lính Pháp bị bắt làm tù binh. Cũng may cho số lính Ta, chưa được phiên chế vào một đơn vị nào nên chúng tôi mới thoát khỏi bàn tay cầm tù của Phát Xít Đức. Khoảng nữa năm sau, bọn sĩ quan Pháp thông báo cho chúng tôi biêt là họ chọn 60 người lính tình nguyện sang Bắc Phi. Tôi liền dơ tay xin đi.

Anh em chúng tôi, quá nửa quê ở Nam Bộ, còn lại ở Trung Bộ và Bắc Bộ. Anh em chúng tôi sống vui vẻ và đoàn kết. Chúng tôi tới Angiê (thủ đô Algeri), đi tàu xuống Calabansa, thủ đô Marốc. Quanh quẫn độ vài tháng trôi qua, chưa biết mình sẽ đi đâu nữa và làm gì. Một hôm chỉ huy Pháp tạo hợp 60 anh em chúng tôi lại chuẩn vị hành trang. Đến chiều họ dẫn chúng tôi ra cảng xuống tàu. Tàu nhổ neo rời bến. Xin nói thêm là cùng chuyến này có khoảng 300 chuẩn úy vừa tốt nghiệp trường Võ Bị Saint Cyr của nước Pháp. Pháp thua trận đã đầu hàng Đức, họ may mắn thoát khỏi bị làm tù binh Đức, và được đưa sang Đông Dương tránh họa. Tàu có 2 tầng, 60 anh em chúng tôi ở tầng 2. Số chuẩn úy này cư xử chúng tôi rất bình đẳng vui vẻ. Nhiều lần tàu phải đỗ xa bến, canô ra đón, anh em ta nhanh nhẹn nhảy xuống chiếm chỗ ngồi. Họ chậm chân xuống sau, hết chỗ ngồi, cười thản nhiên như không.

Khi xuống tàu chúng tôi mới được biết là sẽ trở về Việt Nam nên rất vui mừng. Tàu không dám qua kênh đào Suez là con đường ngắn nhất, mà phải qua ngang eo biển Gilbrata Đại tây Dương, vòng phía trên mũi Ảo Vọng Hope Cap vào Ấn độ Dương để về Saigon. Thời gian kéo dài trên nữa năm. Vừa đi vừa phải nghe ngóng sợ bị máy bay, tàu chiến, tàu ngầm của Đức và Anh săn đuổi đánh chìm. Tàu tranh thủ dừng lại ở tất cả các xứ thuộc Pháp ở bờ biển Tây Châu Phi: Senegal, Guine... lấy nước ngọt, lương thực thuốc men. Có nơi tàu đổ lại tới 2 tuần. Chưa kể sóng gió ngoài khơi, nhất là khi đi vòng qua mũi Ảo Vọng thật là kinh khủng. Rất nhiều lần có thể do tình hình giông bão mà người Chỉ Huy trên tàu ra lệnh cho tất cả mọi người là đêm ngủ phải buộc phao vào người.

Một hôm chúng tôi dược biết tàu sẽ cặp bến ở đảo Reunion nghỉ lại 1 tuần như mọi lần để tiếp tế nước và lương thự ccùng nhận một số lượng hàng hóa như đường cát khá lớn có lẽ đem vào Sài Gòn mua bán chăng?

Tới bến nào cũng vậy, chúng tôi và nhóm chuẩn úy được hưởng quy chế y như nhau lutậ lệ như nhau. Được tự do lên bến chơi từ sáng đến chiều. Sáng tối điểm danh có mặt là được.

Tôi quệ ở Ý Yên (Nam Định). Ông Nội và Ngoại tôi đều là sĩ phu Bắc hà, theo chiếu Cần Vương của vua hàm Nghi tham gia nghĩa quân chống Pháp. Lúc tôi còn nhỏ, thưởng được hầu trà, điếu đóm cho hai Ông Nội, Ngoại. Các Ông thường nhắc đến các vua Hàm Nghi, Thành Thái và Duy Tân với niềm thương xót vô hạn, đáng vì Minh quân còn vua đương thời là vua Bảo Đại, hai Ông đều gọi là Bảo Khuyển vì chữ đại viết theo chữ Hán thêm một dấu thành chữ Khuyển ngay). Và đem câu vè dân gian ra giễu cợt: "Ba con đổi lấy một cha, Làm cho thiên hạ xót xa vì tiền " lý do khi vua Khải Định lên ngôi, tiền tệ lưu hành có đồng Chinh tức nửa xu mà 100 xu bằng 1 đồng bạc) trên có khắc chữ: Khải Định Thông Bảo, khoảng 1934-1935. Ngân hàng Đông Dương cho lưu hành đồng Bảo Đại Thông Bảo. Nhưng 3 đồng Bảo Đại bằng 1 đồng Khải Định).

?n tượng tuổi thơ về hai vị Minh quân yêu nước bị Pháp bắt đi đày biệt xứ sao mà in sâu đậm vào đầu tôi đến thế.

Đảo Reunion kia rồi! Đầu tôi bỗng nóng ran, tim đập thình thịch như trống làng. Cái gì ma run rũi chúng tôi được đặt chân lên hòn đảo chơi vơi giữa đại dương như thế? Trong số 60 anh em có anh Tuệ – con một gia đình viên chức- là học sinh HàNội hợp tính nết nên chúng tôi trở thành đôi bạn tâm giao. Hai chúng tôi nhất trí ngay với nhau là phải bằng mọi cách đến thăm hau đức minh quân ấy. Thời cơ có một không hai trong đời mình. Lệnh của chỉ huy trưởng là 60 anh em chúng tôi chỉ được chơi ở bến cảng, không được vào Saint Denis thủ phủ đảo.

Bến cảng có một dãy phố khá dài, nhiều hiệu ăn, hiệu tạp hóa phần lớn là của người Trung Quốc. Chẳng gặp một người Việt Nam nào. Tiền lương tháng lĩnh trên tàu chỉ đợi lên bến để chi tiêu xả láng. Bến nào cũng vậy. Hai chúng tôi đến một hiệu ăn người Hoa. Do biết chữ hán nên chúng tôi bút đàm với chủ hiệu nên tranh thủ được cảm tình của ông. Chúng tôi viết là người Việtnam, nhìn tôi một lát ông viết: "An Nam Hoàng đế cư tại thứ xứ" nghĩa là Hoàng đế An nam ở tại xứ này. Thế là có manh mối. Chúng tôi đặt ngay vấn đề muốn đến chào hỏi hai đức Hoàng đế, nhờ ông giúp cho. Chúng tôi cũng nói thật là chỉ huy trên tàu cam chúng tôi vào thủ phủ, chúng tôi phải đi lén. Suy nghĩ một lát ông viết trên giấy là sẽ giúp, dặn ngày mai phải đến sớm có người giúp, cho mượn quần áo và lấy vé tàu cho vào sâu, ông không đi được nhưng sẽ có người nhà dẫn chúng tôi đi. Đến một hiệu ăn trong phố, chúng tôi sẽ gặp một người đàn ông dị tật đầu nghiêng qua một bên. Người đó là người Việt Nam sẽ dẫn chúng tôi đến nhà của Hoàng đế.

Hôm sau chúng tôi đến biệu ăn thật sớm, tưởng là hai bộ quần áo người Hoa, té ra 2 bộ cômlê ca vát lịch sự. Người đưa đi cũng ăn vận bảnh bao như chúng tôi. Từ bến vào cảng thủ phủ chừng 30 kí lô mét, có đường xe goòng để chuyên chở đường đóng bao. Toa xe chở người tuy noh nhưng cũng có ghế cửa kính, chớp đàng hoàng. Dọc đường goòng hai bên nứa bạt ngàn tít tắp của chủ đồn điền thực dân Pháp. Những cây mía cao to lực lưỡng, lá mía tua tủa chọc trời. Mấy tháng lênh đênh biển cả chán ngán với màu xanh dương của biển, nay gặp cây cỏ thấy ấm áp làm sao lạ. Chúng tôi tới Saint Denis, thủ phủ của đảo Reunion, người đưa đường dẫn chúng tôi đến một tiệm ăn cũng của người Hoa, xong người này xin phép ra về. Chúng tôi vào ngay cửa hiệu thì gặp ngay người dị tật nọ. Nhìn quanh ngó quẫn xung quanh một lát chúng tôi hỏi nhỏ: "Ông là người Việt Nam?", ông lặng người một lát rồi lặng lẽ chùi nước mắt gật đầu. Ông ta cho biết ông là con của nghĩa quân Hoàng hoa Thám, bảy tám tuổi làm giao thông cho nghĩa quân. Khi cụ Thám bị sát hại, ông bị Pháp bắt đày tới đảo này. Ông nói tiếp giờ không hiểu bố mẹ còn hay đã mất, quê quán không rõ là nơi đâu, ở đây nhờ các chị Hoa người Hoa kiều giúp đỡ nên đành ở lại tại đây. Chúng tôi nói rõ ý định muốn gặp Hoàng đế thí ông đáp ông bận trông nhà nên đi không được nhưng ông chỉ đường cho chúng tôi đến nơi đó, cuối phố cạnh một cửa hiệu chụp ảnh có ngôi nhà 2 tầng, cổng sắt là nhà của đức vua. Ông ta còn căn dặn: “nhà Vua lễ giáo quy củ lắm, con cháu cứ răm rắp hai ông nên ý tứ”. Cám ơn xong chúng tôi đến ngay nhà đó hiệu chụp ảnh giả vờ đi qua đi lại đôi lần.

_ Hai bác muốn vô thăm? người nhà hỏi bên trong cửa sắt là một thanh niên trạc 16 tuổi, khỏe mạnh dễ thương. Chúng tôi vừa gật đầu nói xin vào là một bên cửa sắt mở rộng. Ngôi nhà của đức Vua hai tầng, mỗi tầng khoảng 24 m2. Tanb dưới có hàng hiên rộng, bên trong cổng sắt chừng 10 bước. Đập vào mắt tôi là có hai người đàn bà béo đậm, mặc quần áo kiểu bà ba, tóc búi. Có thể đã nghe tiếng nói quê hương "xin vào", biết chúng tôi là người Việtnam, cả hai cùng òa lên khóc nức nở. Vừa khóc vừa nói: "lên mời đức Ông xuống".

Chúng tôi sững lại trước hiên rưng rưng nước mắt. Cả hai bà cáng khóc to, vừa chùi hai dòng nước mắt lã chã tuôn rơi, vừa dậm chân nói lớn: "Kìa lên mời đức Ông xuống ngay chớ?"

Ba bốn phút sau, nhà vua mới từ trên lầu xuống. Ngài mặc áo gấm xanh, quần lụa trắng, tất trắng đi hài. Nhà vua để đầu trần, tóc còn đen, mới lơ thơ vài sợi bạc. Tầm vóc cao săn chắc, cân đối còn nguyên vẻ phong lưu mã thượng. Có cái gì tiềm ẩn trong dòng máu, tự dưng hình hài Ông Nội tôi xuất hiện, được vào yết kiến một minh quân biết bao nguỡng mộ. Dang rộng cả hai cánh tay, ngài bước tới nhanh ra hiên, ôm chầm lấy hai chúng tôi, ghì mạnh hồi lâu, hơi thở dồn dập. Rồi Ngài cầm tay chúng tôi ra hiên sau, trước một khoảng vườn xinh xinh vừa phải.

Trên nửa thế kỷ trôi qua, tôi đã gần ở tuổi 80 nên không nhớ được cụ thể lắm, lúc ấy chúng tôi đã nói những gì với Ngài. Chỉ biết hôm đó, chúng tôi được sống bên Ngài liền 6 tiếng đồng hồ (từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều). Ngài hỏi chúng tôi rất nhiều về quê hương đất nước, vụ chiêm, vụ mùa, con cá, con cua, củ khoai, củ sắn, thuế má, phu phen tạp dịch, sưu cao, cùm kẹp, chính sách ngu dân của Pháp ra sao, đỉ điếm bàn đèn thuốc phiện, rượu chè nhảy đầm. Đường xa đèn điện, bệnh viện trường học bao nhiêu... Ngài hỏi rất nhiều, thượng vàng hạ cám, chợt nhớ là hỏi liền. Hỏi bao nhiêu cũng chưa thỏa lòng. Biết chúng tôi có ghé bến Algerie, Ngài hỏi: "Đấng tiên vương Hàm Nghi bị đày ở đó, hai ông có đến bái kiến không? Chúng tôi thú thật là có tìm hỏi nhưng không ai biết cả. Ngài nói giọng rầu rầu: "Algerie rộng lớn lắm. Chính tôi cũng không rõ họ giam đấng Tiên Vương ở đâu."

Tuy hận thực dân Pháp, nhưng nhà vua chỉ nhắc một lần diễu lạnh lùng: "Họ giam tôi ở Cấp 4 năm, dụ dỗ tôi nhận tội với nước Đại Pháp đi, sẽ được trở về với vợ con sung sướng. Cất to giọng Ngài nói tiếp, tay chỉ lên mắt trái: "Tụi nó chích thuốc làm tôi chột một con mắt đây này". Tôi nhìn thấy đúng là con mắt trái của Ngài bị hư như lé một bên.

Đang nói về sông Hương núi Ngự, Ngài dừng lời giây lát rồi nói: “Lúc Khải Định mất, tôi có gửi về hai câu đối như sau:

_ Ông đi đâu, bỏ cả nàng hầu, bỏ hết trần duyên trong một cõi

Tôi còn ở lại, còn Trời còn Đất, còn cơ hội với Năm Châu.

Trong lúc hầu chuyện Ngài, tôi vẫn thấy mọi người đi lại làm những việc trong nhà như mọi ngày. Hai người đàn bà to béo chốc chốc lại bưng khay trà mới đặt lên bàn. Hai năm sống ở Pháp, Bắc Phi thường dùng cà phê, nước sôi để nguội, hôm đó được uống trà với Ngài, tôi càng thấy đậm thế nào là hương vị quê hương đắt nước.

Ngài có 6 người con. Hai trai, bốn gái. Ba cô gái lớn đã lập gia đình, còn một cô bị liệt.

Ngài chỉ về phía cô ấy đang ngồi góc hiên chăm chú theo dõi câu chuyện của chúng tôi với Ngài. Con trưởng là Duy Tân cùng chung số phận như người con thứ, mở hiệu chụp ảnh ngay bên cạnh. Lúc đó chúng tôi qua hiệu ảnh, nhìn vào thấy một người đàn bà bản địa, da hơi nâu như người Ấn Độ, đó là vợ của người con trai thứ. Còn hai người đàn bà béo đậm, chúng tôi đoán là hai thứ phi đi theo Ngài từ lúc Ngài vứt bỏ ngai vàng bị đi đày biệt xứ. Con cái đã phương trưởng, nên cuộc sống của Ngài đỡ eo hẹp.

_ Trước trợ cấp của tôi tạm đủ. Khải Định lên ngôi liền xén bớt một chút. Nay Bảo Đại xén thêm nữa.

Từ chuyện đời sống, gia đình hiện tại, nét ưu tư phiền muộn hẳn sâu trên vầng trán của Ngài. Ngài rầu rầu nhắc đến bà chánh phi và người con dâu của Ngài là vợ vua Duy Tân. Ngài cho biết hiện giờ cả hai đều đi tu ở chùa ở Huế. Nhân dân ở đấy gọi là vợ vua Thành Thái và vợ vua Duy Tân. Đến đây Ngài ôm mặt gục đầu xuống lát lâu. Qua cơn xúc động Ngài đọc luôn bài thơ của bà chánh phi gởi cho chồng:

Chồng hỡi chồng, con hởi con

Cùng nhau xa cách mấy năm tròn

Bên trời, góc biển nơi chim cá

Dãi gió dàn sương tủi nước non

Mông điệp khó vì ai lẽo đẽo

Canh khuya luống để thiếp chon von

Ngày qua tháng lại đăm đăm tưởng

Muôn dặm xa xa mắt đã mòn

Đã mòn con mắt một phương Âu

Có thấy chồng đâu, con ở đâu?

Dẫu có non xanh cùng biển tốt

Không ngăn giọt thảm với mưa sầu

Bài thơ này có đến 43 câu

Ở góc vườn có một cái giếng nước rất trong, xây thành cao, cạnh giếng có cây bưởi to cao in bóng xuống đấy sâu. Tôi nhẫm đọc hai câu vế đối ghi bàng chữ Nôm, nét bút khá đẹp trên một tấm gỗ bào nhẵn ghim vào thân cây:

Cây Tùng bóng nước oằøn oại lội

Hoa hồng, đào non, hớn hỡ cười!

Thấy tôi độc được chữ Nôm, Ngài tỏ vẻ thích thú nói: “Khải Định sang Pháp bày nhiều trò nhục quốc thể." Đi và về đều qua Ấn Độ Dương, đảo chúng tôi ở. Tức cảnh tôi làm hai câu vế đối này.

Tại bức tường, nhà phụ gần đây lại có biển với bốn câu thơ nôm:

Tám mưới năm lẽ chán âu lo

Cái nợ tang bồng đã trã đâu

Nhờ trận gió Đông hăng hái thổi

Tan mui tanh khét, háo thơm tho.

Rồi Ngài hỏi: "Ủa hai anh không biết quân Nhật đã vào chiếm ba nước Đông Dương rồi hay sao?"

Chúng tôi thú nhận là từ đầu năm 1940 sang Pháp rồi tới đây chẳng được biết tin gì.

Nhà vua chau mày, nói tiếp: "Quân Phiệt Nhật đưa thuyết Đại Đông Á khu thịnh vượng chung ra để lòe bịp thiên hạ người Châu Á da vàng chúng ta. Khối kẻ thoạt đầu chuỗi tay người nhẹ dạ háo hức đấy.

Tôi làm bài thơ Nôm này khi nghe tin quân Nhật vào Đông Dương.

Những năm sau về đến Saigon ra Huế rồi HàNội, tôi gặp một số anh em họ Tôn Thất tôi được biết thêm là vua Duy Tân trong thời gian bị đi đày, ngài tự học rất nhiều văn học, nghệ thuật và khoa học kỹ thuật. Thực dân Pháp giàm sát chặt chẽ, nhưng Ngài tự mần mò nghiên cứu lắp ráp được cả máy thu thanh để theo dõi tin tức năm châu bốn biển. Lắp ráp được máy điện thoại mà chúa đảo không thể ngăn cản được.

Bữa cơm trưa, quanh chiếu bàn tròn có phần đông thành viên của gia đình Ngài: Hai bà vợ, hai cô con gái, cô gái bị liệt hai chân, cậu cháu Nội thanh niên 16 tuổi người mở cửa cho chúng tôi vào. Thịt gà, lá chanh đậu phụ. Toàn các món ăn dân tộc. Chắc là mọi ngày gia đình Ngài vẫn dùng các món như vậy.

Chúng tôi nâng cốc, rượu nếp như ở ta. Thú thật là lậu rồi chúng tôi mới được ăn buổi cơm, uống rượi nếp đặm đà thi vị quê hương đến vậy. Ngài chỉ dùng hai lưng cơm, ăn ngon miệng. Các thành viên khác ăn uống vui vẻ, coi chúng tôi như người trong nhà.

Chợt nghĩ đến Ông Nội Ông Ngoại tôi thầm ước, giá lúc này có hai cụ còn sống được gặp ngài thì sung sướng biết bao.

Tranh thủ lúc Ngài lau miệng rửa tay sau bữa cơm, chúng tôi hỏi nhỏ người cháu Nội và được biết là từ cái ăn đến cái mặc Ngài không bao giờ mặc đồ tây, ăn cơm tây uống rượu tây. Từ bé đến giờ cậu ta chỉ biết ăn cơm ta dùng đồ ta. Người con trai lớn đến chụp hình nhiều kiểu xa gần, toàn cảnh, cân ảnh hai chúng tôi ngồi cạnh Ngài hai bên. Anh về rửa ảnh ngay, kịp tặng lưu niệm cho chúng tôi.

Phút chia tay thật bịn rịn, xao xuyến lạ thường. Tôi cứ bâng khuâng như phải ly hương một lần nữa. Đức Vua ghì chặt hai chúng tôi trong vòng tay rất lâu. Rồi Ngài buông tay, quay vội vào nhà. Bắt tay từ biệt người cháu Nội ngoài cổng. Khi cổng sắt vừa đóng lại thì tiếng khóc lại òa lên nức nở sau lưng chúng tôi.

Đó là những lời kễ lại của một người mà vẫn còn nhớ đến kỷ niệm ngàn năm khó quên như vậy.

Ngày đặt chân lên nước Hoakỳ, ngày đầu tiên chúng tôi cũng rơi nước mắt như giọt nước mắt của Vua Thành Thái vậy, không cần phân biệt thứ dân hay Hoàng đế âu dư vị quê hương vẫn ngàn đời trong tôi.

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002