Đại Chúng số 98 - Ngày 15 tháng 5 năm 2002

Duramax

LÁ THƯ TOÀ SOẠN

Ngày 30 tháng 4 năm 75 toàn thể MNVN rơi vào tay cộng sản, hơn hai triệu người MN bỏ nước ra đi. Tất cả dân quân cán chính MNVN bị nhét vào lò tập trung học tập cải tạo để tẩy nảo. Hàng ngàn người bị khổ nhục, bị bỏ đói, đánh đập cho đến chết. Người dân MN đang sống trong tự do, no ấm bỗng nhiên tan nhà, nát cửa. CS Bắc Việt đã không chừa một thủ đoạn nào để cướp bóc trắng trợn tài sản, đất đai, nhà cửa của người MN. Hàng ngàn người MN phải bỏ nước ra đi tìm tự do và thây họ lại phơi trên rừng sâu nước độc, biển cả làm mồi cho cá mập. Hai mươi bảy năm qua, đất nước vẫn tuột lại phía sau, người dân vẫn nghèo khổ, lạc hậu và họ luôn mơ ngày đất nước tự do, dân chủ.

Cứ đến ngày 30 tháng 4 là đồng bào hải ngoại lại ngậm ngùi nhớ lại tháng 4 đen. Một ngày đánh dấu sự ra đi chấp nhận cuộc sống lưu lạc xứ người. 27 năm nhìn lại, kẻ mất người còn. Những mơ ước, hoài bảo ngày trở về xây dựng lại bóng cờ xưa còn quá xa tầm tay của mọi người. Nhưng mơ ước vẫn là mơ ước. Ngày 30-4 tất cả cộng đồng hải ngoại người Việt trên toàn thế giới đều làm lễ QUỐC HẬN để nhớ lại ngày mất MNVN. Cộng đồng vùng Hoa Thịnh Đốn đã tổ chức đêm thắp nến tại Washington D.C để nói lên nguyện vọng thắp sáng một quê hương VN thịnh vượng, tự do, dân chủ trong tương lai. Đặc biệt trong năm nay, cả thượng viện lẫn hạ viện tiểu bang VA đã đồng thanh quyết nghị kỷ niệm ngày 30 tháng 4 là ngày tưởng nhớ Việt Nam Tự Do tại tiểu bang VA.

Và ngọn lửa đấu tranh từ thủ đô Hoa Kỳ đã chuyển về Cao Nguyên Tình Xanh Washington. Tại Seattle (TMN) ngày 28 tháng 4 năm 2002 đã có trên 600 người Việt tổ chức ngày quốc hận năm thứ 27. Mời quí độc giả theo dõi bản tin gởi từ Seattle để chúng ta biết được những hoạt động của cộng đồng bạn.

Rất lâu, đã gần ba năm kể từ ngày cựu Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi gởi bài "Vẫn Còn ... Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới”. Cho đến nay, ngày 30 tháng 4 năm 2002, chúng tôi mới nhận được bài của ông. Trong những vị tướng MNVN thì Nguyễn Chánh Thi là một vi tướng tiết tháo, trong sạch, ngay thẳng và xứng đáng được kính trọng. Trong lúc rất nhiều người trong hàng ngũ lãnh đạo MNVN mang tiếng là "tham nhũng, hối bại quyền thế...." thì Nguyễn Chánh Thi là một vị tướng còn giữ được nguyên vẹn lòng yêu mến của mọi người. Nhận được những dòng chữ của ông, chúng tôi cảm thấy ấm lòng. Chúng tôi biết ông vẫn còn ở đó, không mệt mõi, không đào ngũ, không bỏ rơi đồng đội ngay trên đất nước tạm dung nầy. Ông vẫn thắp sáng lý tưởng: TỔ QUỐC-DANH DỰ-TRÁCH NHIỆM, một lý tưởng mà hiện nay nhiều người Việt quốc gia vì tư lợi, bè phái, đồng tiền mà chà đạp lên tất cả. Hay có những kẻ chỉ biết mượn danh người quốc gia để đấu tranh kiếm chút lợi danh. Dù sao, chúng tôi còn có một Nguyễn Chánh Thi để kính trọng và yêu mến. Kính chúc ông sáng suốt, khoẻ mạnh, bền chí, để chúng ta còn gặp lại nhau tại quê hương VN thực sự thanh bình. Mời quý vị theo dõi bài viết " 30 Tháng 4 năm 1975 "Ngày Quốc Hận" của Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi. An Xuyên cũng có những tâm tư như Nguyễn Chánh Thi. Trong ngày 30 tháng 4 anh viết bài "Anh Hùng Tử Sĩ" để gởi đến bạn bè, chiến hữu những ai đã một đời sống chết cho tổ quốc.

Kính gởi đôi uyên ương nhà văn Bình- Huyên, chúng tôi rất cảm động khi đọc lá thư của quí vị gởi sang. TBĐC thật hân hạnh khi được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của quí vị. Trong số báo nầy, TBĐC giới thiệu đến đọc giả truyện ngắn “Độc Đắc Cá Cặp” của đôi uyên ương Bình Huyên. Nếu các anh em văn nghệ sĩ nghèo mà có may mắn trúng số độc đắc thì chúng mình sẽ mở một trung tâm nuôi dưỡng văn nghệ sĩ già chắc là vui lắm! Đôi uyên ương Bình Huyên còn gởi một bài thơ "Nụ Cười Thần Thoại" được chính tác giả dịch sang Anh và Pháp. Chúng tôi sẽ ưu tiên dành trang báo cho hai vị yêu quí của Đại Chúng.

Kính thưa Cát Sĩ Nguyễn Tấn Phước, TBĐC đã nhận được bài của ông. Đó là những bài viết rất công phu và đầy đức tin đối với Đấng Cứu Thế. Chúng tôi sẽ xem xét, chọn lọc và cho đánh máy trước khi cho đăng tải. Xin chân thành cảm ơn những lời vàng ngọc của ông.

Kính thưa ông Nguyễn Thuỳ, nhận được thư ông chúng tôi rất vui và hân hạnh được biết ông. Trước đó, chúng tôi chưa biết rõ về ông, nay biết nhau qua lời giới thiệu của nhà thơ Đỗ Bình thì xem như chúng ta có duyên nợ với nhau vậy. Hai bài viết " Viết Văn, Đọc Văn: Đối Thoại Với Mình, Với Người" và "Đôi ý Kiến Khi Viết Về Truyền Thống Văn Hoá Dân Tộc” của ông Nguyễn Thuỳ chúng tôi đã nhận được. Còn phần gởi bài vở sang cho TBĐC, nhà thơ Đỗ Bình và các anh chị em văn nghệ sĩ đừng lo. Tôi biết một số anh chị nghèo, nên nếu gởi bài sang cho chúng tôi tiền tem thư chúng tôi sẽ trả hết. Nếu vị nào biết computer thì đánh máy gởi sang sẽ nhanh và không sợ bị thất lạc. Chúng tôi rất cảm mến anh chị em văn nghệ sĩ Câu Lạc Bộ Văn Học Paris. Do đo,ù kể từ nay, chúng tôi sẽ dành nhiều trang báo cho CLB Văn Học Paris. Chúng tôi kính nhờ nhà thơ Đỗ Bình và vợ chồng nhà văn Bình Huyên thay phiên nhau chăm sóc những trang báo nầy. Kính chúc ông Nguyễn Thuỳ, nhà thơ Đỗ Bình và các anh chị văn nghệ sĩ Paris tràn đầy sức khoẻ, hạnh phúc.

Kính gởi nhạc sĩ Trịnh Hưng, cách đây một tuần chúng tôi ngồi nói chuyện với nhau có nhắc đến anh vì lâu quá không nhận được tin anh. Không ngờ anh lại làm một chuyến xe lửa về nguồn. Nhận được thư anh chúng tôi rất vui, nhất là những lời chân thành của anh khi nói về đất nước, con người Việt Nam hôm nay. Thật tình, thư anh gởi đã thất lạc nên chúng tôi không nhận được, nếu không cũng phải thảo vài dòng thăm anh em nhất là những người chúng tôi yêu mến. Cảm ơn anh rất nhiều. Chúng ta sẽ trao đổi với nhau trên điện thoại. Gởi bài tốn tiền tem thơ thì chúng tôi sẽ xin chịu cước phí hộ anh. Thân ái kính chúc anh và toàn thể gia quyến may mắn, bình an, hạnh phúc. Mong tin anh sớm.

TBĐC cũng giới thiệu đến bạn đọc nhà thơ nữ Ngô Thi Vân qua bài tường thuật "Buổi Ra Mắt Thơ Và CD Ca Nhạc" của nhà thơ Hải Bằng Hoàng Dân Bình trong ngày 20 tháng 4 năm 2002 tại nhà hàng Kim Long. Buổi ra mắt có rất nhiều văn nghệ sĩ đến tham dự và rất thành công. Mong nhà thơ nữ Ngô Thi Vân tiếp tục con đường sáng tạo của mình và nhà thơ Hải Bằng luôn cống hiến cho độc giả những bài viết bổ ích.

Trong những trường Đại Học tại Hoa Kỳ thì trường Đại Học Harvard là "number one". Ai mà tốt nghiệp trường nầy thì cuộc đời cũng “ĐỎ” và ngon lành. Nhưng bạn biết gì về Đại Học Harvard? Hôm nay, Người Thứ Chín sẽ giới thiệu cho quí vị hiểu thêm về thành phần chóp bu của trường Đại Học nầy. Nhất là sự cải cách táo bạo của ngài Lawrence H. Summers. Ngài là ai mà "xịn" vậy? Người Thứ Chín còn cho biết thêm về "Sư Phụ StarWars Và Netscape Navigator", những khuôn mặt sáng tạo của ngành điện toán, những nhà bác học say mê, yêu mến điện toán và đã tặng cho loài người một phát minh độc đáo làm đảo lộn tất cả đời sống của chúng ta trên hoàn vũ. Và đừng nên bỏ qua mục Thế Giơí Và Bình Luận do Cát Tường Gia biên soạn.

Trong số báo trước quý vị đã có dịp đọc qua mục Khoa Hoc Huyền Bí có nói về “Sự Thật Về Căn Nhà Bị Quỷ Aùm Tại Beverly Hills của Vũ Tứ Thành. Hôm nay, chúng tôi xin đăng tải phần cuối để quí vị có thể hiểu vì sao có hiện tượng ma quái xảy ra trong căn nhà. Và làm thế nào khám phá ra những sự thật đàng sau hiện tưỡng nầy. Ông Trần Liêm Khảo cũng sưu tập một câu chuyện rất ly kỳ “Lời Nguyền Nơi Kim Tự Tháp” ở Ai Cập. TBĐC thân mến kính chào ông và ông Vũ Tứ Thành.

Trong số báo 96, trong mục “Tin Nhỏ Cần Biết” do Đạt Luận sưu tầm có nói về câu chuyện “Hơn Hai Thập Kỷ Đi Tìm Đôi Mắt Hút Hồn Của Cô Gái Trẻ Afghanistan”. Đây là một câu chuyện đang gây sự quan tâm sôi nổi trong giới báo chí Mỹ và dư luận thế giới. Cô gái có đôi mắt u buồn thu hồn có cuộc đời và số phận rất đáng thương. Ơû bất cứ nơi đâu, dù Việt Nam, Palestin, Afghanistan, Tây Tạng...v...v..nơi nào có chiến tranh thì số phận của con người thật bi thảm, nhất là đàn bà, người già và trẻ em. Cô gái có đôi mắt rực lửa là điển hình về số phận đau khổ của những đứa trẻ mồ côi trong chiến tranh và chịu đau khổ dai dẳng khi cuộc chiến đã kết thúc. Để cống hiến cho độc giả biết thêm về câu chuyện nầy, Phong Thu xin được dịch lại bài "She Remembers The Moment. The Photographer Took Her Picture" của Cathy Newman của tạp chí National Geographic Writer. Hiện nay, tạp chí National Geographic đang mở một chương trình gọi là “National Geographic Society’s Afghan Girls Fund”, đây là một tổ chức bất vụ lợi nhằm giúp đỡ trẻ em và phụ nữ Afghanistan. Tạp chí còn mong muốn sẽ xây trường học và phát triển văn hoá cho đất nước nầy. Nếu quí vị mạnh thường quân trong cộng đồng chúng ta có lòng, thì xin gởi chi phiếu về "Afghan Girl Fun, Development Office, National Geoghraphic Society, 1145 17th Street NW, Washington, DC 20036.

Có một thuở nào, tình yêu đầu đời chấp cánh cho ta bay lên xây mộng ước tuyệt vời, ta ôm ấp mối tình nguyên sơ đó như một kỷ niệm êm đẹp nhất của tuổi mới biết yêu. Nhưng nào ngờ "...đèn kết hoa, sao em lại hững hờ" để “...phố xôn xao ngỡ hồn ta rạn vỡ...”. Ta lại bừng tỉnh trong giấc mộng đầu đời tan biến như giọt mưa rơi trên hè phố . Nhà thơ Đỗ Bình đã nói hộ cho chúng ta những tâm tư khắc khoải, hoài niệm về những ngày xưa thân ái không còn trong bài thơ "Hư Aûnh". Bài thơ cũng dành cho lứa tuổi đang yêu, được yêu và rồi mất người yêu. Hay tâm trạng của kẻ trồng cây si rồi mang bệnh tương tư. Bài thơ "Tình Muôn Thuở” đã nhân cách hoá người yêu thành "giọt nắng lung linh" và có thể em là "hoa toả ngát hương say". Nhà thơ say đắm yêu người con gái có "...đời thơm dáng lụa, ta ngây ngất hồn...”. Để rồi mãi mãi khối tình đó không bao giờ tan trong trái tim nhà thơ và ông kết luận "..Nghìn năm mộng vẫn dạt dào bóng em". Nhà thơ Đỗ Bình ngoài tài làm thơ, ông còn là một người yêu âm nhạc và sáng tác âm nhạc. Chúng tôi rất tiếc là không biết hát nhưng âm điệu bài hát rất êm dịu, lời ca trữ tình và giàu cảm xúc. Tất cả bốn bài hát Mưa viễn xứ, Chiều Trên Sông Seine, Mộng Vàng, Biển Sóng. Chúng tôi đề nghị, Câu Lạc Bộ Văn Nghệ Paris nên cho ca sĩ thu những bài hát nầy và phổ biến cho mọi người cùng nghe.

Chúng tôi chân thành cảm tạ nhà thơ Đỗ Bình đã giới thiệu nhà thơ Vân Uyên cho TBĐC, vậy là chúng tôi có thêm bạn để tâm tình. Kính chào nhà thơ Vân Uyên, chúng tôi rất vui và hân hạnh được sự cộng tác của ông. Bài thơ "Mẹ Sầu Bi" nói lên tâm trạng đau buồn của nhà thơ khi nhìn về quê Mẹ. Mẹ Việt Nam chìm trong thống khổ triền miên để Thánh Nữ phải “...lau ngấn lệ biết bao đời nức nở...”. Là một người thấm nhuần tôn giáo, thơ văn của ông mang màu sắc tâm linh vượt thoát. Bài "Chữ Tình Và Chữ Yêu" cũng được ông diễn đạt trong quan niệm của tôn giáo theo chiều dài lịch sử phát triển của loài người.

Trong vườn thơ hôm nay đã có thêm những khuôn mặt mới. Chúng ta có dịp thưởng thức bài thơ "Ngày Về Nhân Thế" của Trần Thúc Vũ. Tác giả nói về mình hay nói về những cuộc tình ngang trái vì đâu mà chia lìa để “...sầu vẫn đầy khoé mắt. Lệ xưa chưa kịp khô. Trái tim còn quặn thắt...". Bởi cuộc đời là oan trái nên tình dù nồng, hương còn say nhưng cuộc đời đầy sương sa tuyết phủ. Bài thơ thật buồn và đi vào nội tâm người đọc. Đào Thanh Khiết cũng tặng bạn đọc bài thơ "Nhạc Lòng", nói lên tâm trạng của người đang yêu và được yêu. Nguyễn Tử Đoá có bài thơ "Bát Phở Đầu Đời”, phở là món ăn thuần tuý của người Việt Nam chúng ta. Vậy phở đâu có gì đặc sắc phải không quí bạn đọc. Thế nhưng người làm thơ hơn sáu mươi năm còn nhớ bát phở đầu đời thơm ngon, béo ngậy, nhớ ông già áo vá kĩu kịt trên vai gánh phở rong. Mùi phở sáu mươi năm xưa còn phảng phất đâu đây như gợi lại hình ảnh người cha thân yêu không còn để mua cho ông bát phở cuối đời...nhà thơ Ngô Tịnh Yên đã đến với TBĐC với bài thơ “Gánh Thơ qua Những Chợ Đời”. Thơ làm sao mà gánh phải không các anh chị văn thi hữu. Ngô Tịnh Yên muốn nói thơ là cuộc đời, cuộc đời là thơ. Chính cuộc đời đã cho ông cảm xúc để sáng tạo những vần thơ. Và đây, nhà thơ phải gánh con, gánh tình, gánh những khối ưu tư của cuộc đời mà tác giả đã trãi qua những bước thăng trầm.

Toà soạn TBĐC, thân mến kính chào ông Nguyễn Chánh Đạt, chúng tôi nhận được lá thư của ông đề ngày 28 tháng 12 năm 2001. Vậy là thư viết đã lâu mà người viết còn lưởng lự chưa chịu gởi đi...Dù muộn nhưng cũng đã đến toà soạn phải không. cảm ơn những lời chúc tốt đẹp của ông gởi thăm ông Hoài Thanh và toàn thể Ban Trị Sự, BBT của TBĐC. Bài viết của ông đến chậm nên chúng tôi sẽ xem xét và đăng tải trong những số báo tới. Kính chào ông, kính chúc ông vui khoẻ, hạnh phúc.

Trong bài "Diễn Đàn Tự Do", Phụng Hồng đã gởi cho TBĐC bài viết "Nọc Độc Nằm Vùng". Trong bài viết nầy có rất nhiều vấn đề chúng tôi cần trao đổi với Phụng Hồng trước khi đăng tải. Nhất là trong đó có đề cập rất nhiều đến cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Ở đây, chúng tôi không thể bàn cải nhiều về vấn đề nầy. Chúng tôi vẫn tôn trọng ý kiến của Phụng Hồng và mong rằng chúng ta sẽ trao đổi với nhau để trả lời trước thế hệ trẻ: TẠI SAO CHÚNG TA LẠI ĐẨY TẤT CẢ NHỮNG THIÊN TÀI VỀ PHÍA CỘNG SẢN. NẾU TRỊNH CÔNG SƠN LÀ CỘNG SẢN, VĂN CAO, LƯU HỮU PHƯỚC, XUÂN DIỆU, THẾ LỮ...v...v.. ĐỀU THEO CỘNG SẢN THÌ CÒN LẠI BAO NHIÊU NGƯỜI TÀI THEO QUỐC GIA? VÌ SAO HỌ KHÔNG THEO QUỐC GIA?! Riêng nhạc sĩ Phạm Duy, cộng sản đã chửi ông từ Bắc vào Nam. Nhạc của Phạm Duy cấm hát trên toàn quốc dù là những bản nhạc trữ tình và yêu quê hương. Nhiều người ở hải ngoại cũng vì đảng phái, chính trị tẩy chay ông. Vậy nhạc sĩ Phạm Duy đang đứng ở đâu? Ông đứng chung chiến tuyến với chúng ta hay đứng với CS hoặc ở ngã ba đường? Chúng ta phải dọn đường cho anh em bạn bè có chỗ đứng. Đó mới chính là “Đắc Nhân Tâm” vậy. Người quốc gia cần phải biết chọn lựa, yêu ghét cái gì? Chúng tôi đứng trên lập trường quốc gia dân tộc và có cùng chuyến tuyến với tất cả những ai có lòng yêu quê hương. Nhưng chúng tôi biết đánh giá số phận của người nghệ sĩ trong hoàn cảnh xã hội nhất định. Người nghệ sĩ chân thật họ sống bằng tâm hồn hơn bằng súng đạn. Cảm xúc của họ bộc phát từ trái tim với sự rung cảm trước thực tế. Chúng ta nên nhìn họ ở góc độ nào để hiểu được họ. Không phải một Trịnh Công Sơn đã làm sụp đỗ cả một chế độ MNVN? Mỗi người chúng ta, nên tự đặt cho mình một câu hỏi rồi tự trả lời lấy "VÀ HÃY DŨNG CẢM NHẬN LÃNH TRÁCH NHIỆM CỦA MÌNH TRƯỚC LỊCH SỬ NHƯ TƯỚNG NGUYỄN CHÁNH THI ĐÃ VIẾT TRONG SỐ BÁO NẦY". Chúng tôi chân thành cảm tạ sự cộng tác đắc lực của ông đối với TBĐC và sự thẳng thắn trung thực của Phụng Hồng. Chúng tôi rất thông cảm những ưu tư của ông. Nếu có dịp chúng ta sẽ trao đổi với nhau nhiều hơn trên diễn đàn về cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Có phải con người sinh ra là phải chịu những quy luật tự nhiên của trời đất? Hay con người đang bị chi phối bởi đấng tối cao nào đó? Câu chuyện cổ “Con Cừu Non” của Ngu Ý nói lên qui luật trừ thừa của tạo hoá. Mời bạn đọc theo dõi và tìm hiểu thêm ngụ ý sâu xa của câu chuyện nầy.

Trước tiên, TBĐC cảm ơn cụ Mộng Tuyền nữ sĩ đã trả lời thư cho bà Nguyễn Thị Thu Cúc hộ chúng tôi. Trong số báo nầy, nữ sĩ trả lời câu hỏi của ông Vương Hồng Đạt và bà Ưng Hoà Orange County, cháu Hồ Văn Kỳ Ngọc Reseda, cháu Hoàng Bá Duy Westminster, cháu Bùi Văn Phú Orange County.

Kỹ sư Sagant Phan lần nầy thích kể "Câu Chuyện Xưa". Lính tráng như kỹ sư lẽ ra ngày 30 tháng tư là phải nói về "lính" nhưng lần nầy hỏng thèm nói về ngày mất nước mà mượn chuyện người rồi nghĩ đến ta. Vậy kỹ sư muốn nói gì trong câu chuyện nầy? Mời quý vị theo dõi và bình phẩm hộ nhé!

Bạn Vũ Hữu Toàn thân mến, ngày 12 tháng 5 là ngày "Happy Mother Day". Toàn luôn nhớ ngày nầy và nhớ thật kỷ như vậy là Toàn thương Mẹ nhiều lắm. Bài hát của bạn rất cảm động do đó TBĐC sẽ đăng tải để phổ biến cho những ai đang làm mẹ, chưa được làm mẹ và cho những ai còn mẹ hay mẹ đã qua đời cùng hát. Ngay cả Hải Bằng. HDB, ông vẫn khôn nguôi nhớ mẹ và đã làm một bài thơ để nhớ mẹ cũng như nhắc nhở chúng ta phải yêu kính mẹ cha.

Cũng trong tuần nầy, ngày 5-5-2002, Hội Quảng Đà đã tổ chức Hội Xuân Nhâm Ngọ tại nhà hàng Maxim Palace, Virginia. Trong ngày họp mặt nầy, đã có trên 500 quan khách đến tham dự, với chương trình văn nghệ cây nhà lá vườn. Đặc biệt có sự góp mặt của cặp danh ca Nhật Trường và Mỹ Lan trình bày các ca khúc trong CD "Vũ Hối và Thơ, Nhạc trong Tranh.

Nhân ngày Mother Day, TBĐC xin kính chúc tất cả những bà mẹ, những người cha Việt Nam đã một đời hy sinh cho các con sẽ có một ngày vui, hạnh phúc và tràn đầy ý nghĩa. Kính chúc toàn thể văn thi hữu một tuần lễ an lành, may mắn.

Đại Chúng

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002