Đại Chúng số 96 - Ngày 16 tháng 4 năm 2002

Duramax

 

VŨ TRỤ VÀ CON NGƯỜI

CÓ DẠNG SINH VẬT NÀO ĐANG SỐNG TRÊN HỎA TINH?

Hoàng Quyên

Như bài trước chúng tôi có đề cập đến về khám phá mới của cơ quan không gian NASA về sự hiện hữu của nước trên sao Hỏa,và tất nhiên là phải có sự sống đang tồn tại trên hành tinh này!

Gần đây các khoa học gia đã cho biết là sự sống có thể tồn tại ở độ sâu 50 cây số dưới lòng đất. Căn cứ vào những vi khuẩn Ecoli sồng sót trong điều kiện áp suất cao gấp 16.000 lần so với áp suất tại mặt biển,tương đương với sức ép ở độ sâu 50 Km dưới nước. Như thế rất có thể sự sống cũng đang tồn tại đâu đó trong tầng sâu thăm thẳm và khắc nghiệt trên những hành tinh xa lạ.

Trước kia các nhà khoa học đã biết đôi điều về extremophiles - những sinh vật thích nghi đặc biệt có thể sống sót xung quanh những họng núi lửa sâu bên dưới đại dương hoặc trong khối băng Nam cực. Nhưng người ta chưa hề biết tới sinh vật nào có thể chịu đựng được áp suất cao kinh khủng như thế.

Để có kết luận này, Anurag Sharma và các cộng sự đã gắn các vi khuẩn thuộc hai loại thường gặp là E.coli và Shewanella oneidensis vào một chiếc đe bằng kim cương rồi đưa chúng vào trong môi trường có áp suất cực mạnh (tương tự như áp suất ở độ sâu 50 km trong lớp vỏ thạch quyển). Sao đó,họ quan sát hoạt động của các vi khuẩn bằng một kính quang phổ phân tử. Các nhà khoa học nhận thấy dưới áp suất cực lớn này, chúng vẫn tiếp tục hấp thụ formate (một hợp chất cấu tạo bởi acid formic, có thể chuyển thành CO2 và hydrogen để giải phóng ra năng lượng). Điều đó có nghĩa là chúng vẫn sống "tươi tỉnh" mà chẳng hề hấn gì.

Nhà nghiên cứu Anurag Sharma tại Viện Carnegie ở Washington nhận xét:"Chúng ta không nên loại bỏ khả năng có sự sống trên hành tinh khác,thậm chí dù không tìm thấy sinh vật nào trên bề mặt của chúng." Có thể những sinh vật này đang giấu mình bên dưới bề mặt của các hành tinh,trong mũi băng sao Hỏa hay bên dưới bề mặt của mặt trăng Jovian.

Tuy nhiên,Sharma vẫn thừa nhận rằng còn phải tiếp tục nghiên cứu về hoạt động của các vi khuẩn trong điều kiện áp suất lớn như thế. Theo ông,đó có thể là một cơ chế thích nghi ngắn hạn. (theo New Sci)

Theo Discovery Program, chính phủ Hoa Kỳ quyết định phê duyệt dự án Discoverey của NASA có chi phí lên tới 299 triệu Mỹ kim nhằm tìm kiếm những hành tinh có khả năng tồn tại sự sống trong vũ trụ. Discoverey bao gồm hai sứ mệnh chính do phi thuyền không gian Kepler và Dawn đảm nhận .

Kepler được phóng lên khu vực được gọi là vùng có dấu hiệu của sự sống. Tại đó tập hợp hàng triệu hành tinh với khí hậu không quá nóng hoặc quá lạnh. Kepler được lệnh sử dụng các thít bị công nghệ hiện đại để sàng lọc và chọn ra khoảng 100.ooo vì sao có kích thước của trái đất và đặc biệt phải phát hiện ra được sự tồn tại của nước dưới dạng chất lỏng ở trên bề mặt các ngôi sao đó. Cho tới nay,bằng kính thiên văn đặt trên mặt đất, các nhà khoa học chỉ có thể phát hiện ra những hành tinh có kích thước lớn hơn sao Mộc chuyển động xung quanh những ngôi sao cực nóng. Việc đưa Kepler lên vũ trụ và đặt cho nó sứ mệnh trong bốn năm phải tìm ra được một số lượng ngôi sao có điều kiện để sự sống tồn tại sẽ mang lại cho các nhà khoa học cái nhìn chi tiết và tổng quát về kết quả hùnh thành nên vũ trụ sau vụ nổ BigBang.

Phi thuyền Dawn được thiết kế nhằnm mục đích nghiên cứu hai thiên thạch khổng lồ nhất nằm trong vành đai thiên thạch giữa sao Hỏa và sao Mộc. Dawn trong tám năm sẽ treo lơ lửng cách bề mặt thiên thạch Vesta và Ceres từ 500 tới 620 dặm nhằm thu thập các thông tin về hai ngôi sao có tính hoàn toàn trái ngược nhau.

Ceres có bề mặt được bao phủ bởi lớp khoáng băng với bẩu khì quyển mỏng manh như sương mù. Ngược lại,Vesta có bề mặt khô khốc với nham thạch từng tuôn ra từ các miệng núi lửa khổng lồ. Hai thiên thạch này có kích thước cực lớn vì vật chúng đã trở thành mục tiêu cho các thiên thạch nhỏ hơn va đập vào. Dawn phải đo được kích thước, tính được trong lượng của Vesta và Ceres, cũng như phải giải đáp được câu hỏi chúng được hình thành như thế nào thông qua việc nghiên cứu từ trường của hai thiên thạch đó.

Những bài toán này được giải đáp sẽ giúp chúng ta hiểu được hệ Thái Dương hình thành và phát triển như thế nào. Nói về viễn vọng kính không gian Hubble. Sau gần một thập kỷ gửi về quả đất những hình ảnh sắc nét nhất về vóc dáng của muôn ngàn vì sao trên vòm trời mênh mông vô tận.

Những thành quả của viễn vọng kính Hubble suốt cả một chuổi thời gian dài đã thu thập được những thành quả một chừng nào theo ý nguyện của tác giả của nó là chụp được vô số hình ảnh của các sao chổi, điều tra bí ẩn về sự bùng nổ của các tinh vân cách xa Trái Đất cả mười năm ánh sáng và ghi nhận tốc động mở rộng của vũ trụ. Lần này, trong khuôn khổ kế hoạch nâng cao hơn nữ độ tinh nhậy, viễn vọng kính không gian Hubble sẽ được lắp đặt thêm một thiết bị rất tinh vi,gồm nhiều ống kính. Do đó mà hình ảnh vốn đã sắc nét lại càng sắc nét hơn nhiều.

Theo giáo sư thiên văn thuộc trường đại học John Hopkins,ông Holland Ford cho biết, Hubble sẽ có độ phân giải cao đến mức ngoài sức tưởng tượng, nếu ở Đông Kinh bên Nhật bản có hai con đom đóm bay cách nhau khoảng gần hai thước Tây, kính thiên văn Hubble được đặt ở thủ đô Washington,vẫn có thể phân biệt được đấy là hai con đom đóm;chứ không phải chỉ có một con.

Viễn vọng kính Hubble có độ mạnh đến như vậy, các nhà khoa học hy vọng đài thiên văn không gian này sẽ có đủ năng lực để nhìn thấy cả những hành tinh xung quanh các ngôi sao. Cho đến nay, để tìm hiểu những vì sao xa tít trong vũ trụ,các nhà khoa học thường phải dùng đến những phương cách gián tiếp, ví như quan sát sức hút của những ngôi sao này trong mối tương quan với các ngôi sao khác. Từ đó các nhà thiên văm mới suy ra sự hiện diện của những hành tinh chung quanh các vì sao.

Ngoài ra, Hubble còn quan sát một cách khá tinh tường về thời tiết trên các hành tinh trong thái dượng hệ của chúng ta. Bên cạnh đó, các thiết khác, như tấm lọc sáng, sẽ cho phép Hubble cải thiện chất lượng nghiên cứu về các hố đen khổng lồ nằm sâu trong vũ trụ.

Hiện nay việc lắp ráp thay thế viễn vọng kính Hubble đã hoàn tất do các phi hành gia trên tàu Columbia thực hiện . Họ đã đặt các bàn cực quang điện mới,sữa chữa ống kính hồng ngoại lâu nay không xử dụng và thay thế một trong những con quay hồi chuyển để trung tâm dưới đất có thể điều khiển viễn vọng kính bằng tín hiệu vô tuyến.

Tường cũng nên nhắc nhắc lại là Viễn Vọng Kính Hubble là công trình hợp tác giữa cơ quan NASA với cơ quan không gian Âu Châu. Được phi thuyền đưa lên quỹ đạo Trái Dất vào năm 1990,trung tâm điều khiển dưới đấyt vào thời gian đầu,không thể nào xử dụng viễn vọng kính Hubble vì tất cả hình ảnh đều mờ mịt do sai sót kỹ thuật trong quá trình lắp đặt thấu kính.

Mãi đến năm 1993,cơ quan NASA đã phải thực hiện nhiều phi vụ con thoi để các phi hành gia lên sửa chữa các khuyết điểm. Từ đó đến nay, nhờ chất lượng hình ảnh do viễn vọng kính gửi về ngày càng rõ nét,con người trên Trái Đất đã được trông thấy những vì tinh tú,các dải ngân hà trong vũ trụ mà không biết đến bao giờ nhân loại có thể đặt chân đến.

Vào các thập niên cuối thế kỷ 20 các nước Liên Xô cũ và Hoa Kỳ đã thành công việc phóng phi thuyền lên không gian, và từng đặt chân lên mặt trăng với đại mộng chinh phục vũ trụ. Và mới đây Trung Quốc cũng đã gia nhập vào lãnh vực này. Họ đã phóng thành công phi thuyền thám hiểm không gian trắc nghiệm.

Theo nguồn tin từ AFP thì phi thuyền không người lái mang tên Shenzhou lll tức Thần Châu lll đã phóng lên không gian trong đêm thứ hai 25-3 từ Trung Tâm Phóng Vệ Tinh Jiuquan (Jiuquan Space Launch Centre) ở tỉnh Cam Túc (Tây Bắc Trung Quốc). Đây là con tàu vũ trụ không người lái thứ ba của Trung Quốc được phóng thành công. Mười phút sau khi rời khỏi mặt đất,Thần Châu lll tách khỏi hỏa tiễn Trường Chinh 2F (Long March 2F) để bay vào quỹ đạo. Con tàu này có đầy đủ đặc tính của một phi thuyền có người lái . Phi hành gia giả trên phi thuyền được móc vào những trang thiết bị nhạy cảm để theo dỏi những đổi thay về vật lý trên quỹ đạo. Được biết, con tàu bay một vòng quỹ đạo trái đất mất 90 phút.

Phi thuyền Thần Châu l được phóng thành công vào tháng 11,1999. Con tàu chỉ bay 12 vòng trên quỹ đạo trong 20 tiếng đồng hồ với mục đích trắc nghiệm cuộc phóng và thu hồi phi thuyền. Con tàu đáp xuống vùng Nội Mông một ngày sau đó. Thần Châu ll được phóng vào tháng 1-2001 và bay 108 vòng quỹ đạo quanh Trái Đất trong vòng một tuần lễ. Con tàu có mang theo một con khỉ, một con chó, một con thỏ và một số ốc sên. Thần Châu ll cũng hạ cánh xuống vùng Nội Mông của Trung Quốc.

Các nhà khoa học tại Trung Tâm Định Hướng và Kiểm Soát Không Gian Bắc Kinh cho biết,lần phóng này diễn ra theo đúng kế hoạch và Thần Châu lll đã bay vào quỹ đạo dự kiến.

Thần Châu lll thiết kế theo mô hình chính của những con tàu sẽ đưa người vào quỹ đạo, nhằm mở đường cho các chuyến bay có người lái về sau,dự kiến diễn ra vào năm tới. Đây mới chỉ là một phần nhỏ kế hoạch mà Trung Quốc muốn trở thành một quốc gia thứ ba đưa con người vào vũ trụ để cùng song song đi với hai quốc gia tiền phong là Nga và Mỹ.

Trong hành trình của con tàu,các khoa học gia Trung Quốc cũng đã lập trình sẵn các thí nghiện vật lý,thiên văn,vật liệu và khoa học sự sống...

(còn nữa)

Hoàng Quyên

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002