Đại Chúng số 96 - Ngày 16 tháng 4 năm 2002

Duramax

TIN NHỎ CẦN BIẾT

Đạt Luận sưu tầm

1.- Cẩn thận vói món hải sản tươi sống (Báo SSGP-5/4/2002)

Vừa qua bệnh nhân Nguyễn văn Phú, 42 tuổi ở huyện Hóc Môn nhập vào Trung Tâm Mắt Tp. HCM, trong tình trạn mắt bên trái bị lu mờ, đỏ và đau nhức trong 4 ngày liền. Sau khi khám nghiệm và soi kính hiển vi, các Y sĩ Khoa Chấn Thương phát hiện có một con ấu trùng trong mắt nên chỉ định mổ gấp, trước khi ấu trùng chui sâu vào trong gây hỏng mắt hoặc lên não. Theo Bác sĩ Bùi thị thanh Hương, Phó Khoa Chấn Thương, thì con ấu trùng này có tên khoa học là "Gnathastoma", nếu nó trưởng thành thì dài đến 2- 3 cm. Loại này chuyên sống trong hải sản tươi sống. Có thể bệnh nhân dùng thực phẩm sống, ấu trùng đi theo đường tiêu hóa rồi theo máu và lên đến mắt.

2.- Khoa học Gia đã giải mã Gạo (Rice Code):

Hai nhóm Khoa học Gia. Nhóm thứ nhất do: Đại học Washington Genome Center với 11 Khoa học gia người Trung Hoa. Nhóm thứ hai: Do Côngty Swiss "Swiss-based Syngenta Company". Hai nhóm này vừa tường trình tại Hội Đồng Liên hiệp Quốc về Tương Lai gần chống nạn đói Thế giới.

Nhờ khám phá được DNA của loại gạo thì ngày kia nhân loại sẽ có nhiều chuyện tốt đẹp về thực phẩm giải quyết trong tương lai.

Thật sự khi nhóm này đi đến cơ bản của sự sống mà ta gọi là Gene Code DNA thì họ mới cạm thấy lúng tung vô cùng. Gọa có đến 50 – 60,000 genes, nhiều hơn loài người nữa. Loài người chỉ có đến 30 – 40,000 genes mà thôi.

Nhưng đặc biệt là các genese này cứ lập đi lập lại hoài cho từng giốùng gạo, khoảng chừng ¾ vậy. Có nghĩa là Gạo được loài người cấy giống từ loại cỏ rồi cứ tăng tiến như vậy suốt chiều dài hàng chục ngàn năm nay.

Đại học Washington cùng với 11 khoa học gia Trung Hoa đã đọc được Code của loại gạo gọi là "Indica", loại gạo này mà đa số dân gốc Á Châu hay ăn nhất.

Nhóm Thụy sĩ (Swiss) đọc được code loại gao tên là "Japonica" mà chỉ dân Nhật thường hay ăn nhất vì nó rất dẽo và chèm nhẹp.

Sự khác biệt giữa 2 loại gạo chánh nói trên là sai biệt khoảng 2% mà thôi.

Gạo là gì? Gạo được khoa học gọi tên dài là "Oryza Sativa". Nó rất giống Code với hạt mè hay hạt "mustard" có tên là "Arabidopsis Thaliana" mà nó cùng tuổi ngang với hạt gạo xuất hiện cùng chung với loài người.

C hai nhóm này tuy khác xa phòng thí nghiệm, một bên tận bên Trung Hoa một bên tận Thụy Sĩ. Họ đều dùng kỹ thuật tân tiến là "Whole- Genome Shotgun Technique". Cùng một kỹ thuật mà Công ty mang tên là "Celera". Côngty Celera làm chấn động thế giới là đọc được “Code of Life” của loài người.

Trong phần định nghĩa của Gao người ta được biết như sau: “Lúa là một loại cỏ mọc cao khoảng 60 – 180 cm. Hạt ăn được, dùng làm thực phẩm cho hơn nửa trái đất loài người. Mỗi năm người ta sản xuất được khoảng 600 ngàn tấn gạo (Trong khi đó Trung Hoa và Ấn sản xuất đến 50% cho toàn Thế giới.)

Hiện nay Viện Nghiên Cứu với đầy đủ kỹ thuật tối tân nhất Thế Giới về Lúa gạo là Viện IRGSP (gọi là: International Rice Genome Sequencing Project) nằm tại Tokyo Nhật. Họ đang dày công nghiên cứu hạt gạo đặc biệt của họ mà Khoa học gia đặc tên riêng là loại gạo: "Japonica" của họ. Nếu hai nhóm này mà bắt tay với Viện nghiên cứu Nhật nói trên thì Nhân loại sẽ có nhiều cơ may mà chống được nạn đói trong vòng thập kỷ nữa.

3.- Hơn Hai Thậïp Kỷ đi tìm đôi mắt Hút hồn của Cô gái trẻ Afghanistan.

Nguyệt San nổi tiếng nhất Thế Giới là: "National Geography" ghi vài câu là: "nhờ sự kỹ thuật cao độ của FBI mà ngày nay họ mới tìm lại được đôi mắt của cô gái người Afghanistan.” Đôi mắt đệp hút hồn này mà nhóm phóng viên chụp được và đã đăng trên nguyệt san này hơn hai chục năm trước.

Cô gái mang tên là: "Sharbat Gula" người Afghanistan khi được chụp hình, thì cô mới 11 tuổi. Lúc đó tại quê hương của cô, người ta cho phép cô gái nhỏ được để yên nghĩa là không cần phải quấn khăn che mặt lại. Khi cô lớn lên vài năm sau, thì gương mặt cô bị che lại, phủ khăn từ đầu đến chân... đó là theo luật Islam, một luật Hồi Giáo mà nhóm người hung sát Afghanistan áp đặt cho mọi người thiếu nữ.

Cách đây, nói đúng hơn là 18 năm, khuôn mặt của một cô gái Afghanistan được đăng trên bìa của Nguyệt san National Geography đôi mắt hút hồn màu xanh lá mạ đã làm thu hút hàng triệu độc giả nguyệt san này. Thế là cô nổi tiếng ngay trên tờ báo đó. Đôi mắt cô xanh biết, như mắt mèo, sắc sảo, ánh mắt nhìn lạnh lùng mà thiết tha với cuộc đời, mái tóc trùm hờ hững chiếc khăn choàng màu đỏ sẩm. Nhiếp ảnh gia bức ảnh này tên là: "Steve McCurry" chụp nó trên 18 năm nói trên.

Nay cô Sharbat Gula giờ có gia đình và là mẹ của 3 đứa con. Cuộc sống của cô đầy nhọc nhằn chịu đựng như hình ngày xưa mà cô từng nói cho thế giới biết trước cuộc đời của cô. Cô và gia đình sống rấtngheò trong một ngôi nhà đấp bằng đất sét màu xám nhạt, mưa thì loang lỗ từng dề. Vùng cô ở là nơi hẽo lánh ở sâu trung núi cao nguyên ít cây cối bạt ngàn, vùng đồi núi cực bắc Afghanistan mà phương tiện di chuyển thường bằng ngựa hay đi bộ hàng tuần mới đến một thị trấn nhỏ gần đó. Khi Hoakỳ và Đồng Minh đến đánh nhóm Khủng Bố Taleban hay nhóm quân nhân Al Qeda, thì nhóm phóng viên tuần báo này mới có dịp theo chân do nà quân mà đến đây, bằng không thì vô phương. Nhờ kỹ thuật hiện đại vừa được áp dụng cho cơ quan FBI mà nhóm náy mói tìm lại được cô gái 18 năm trường cách biệt. FBI dùng kỹ thuật số: "digital" áp dụng cho gân máu con mắt và lòng thu hẹp của con ngươi nên đôi mắt người xưa xuất hiện. Khi nhóm phóng viên này của nguyệt san National Geography chìa tờ báo cũ xưa cho cô xem thì người con gái này bật khóc. Cô nói: “Đây chính là hình của em ngày xưa".

Nguyệt san này sẽ ra mắt thêm một chủ đề mới là: "Gặp lại đôi mắt người xưa”. Nếu không đánh dẹp được nhóm Taleban hay nhóm Al Qeda thì bà mẹ này sau khi được chụp hình bởi người ngoại quốc thì trong vòng 24 giờ sau cô sẽ bị Đội Hành Quyết mang tên là "Bảo vệ Đạo Islam" và đem cô ra một bãi cát mà bắn cô chết bằng AK-47 với tội là Vi phạm giáo luật của Islam.

Bố mẹ của cô đều là người Pashtun, bị giết chết trong cuộc chiến tranh với quân Liên Sô cũ và nhóm Afghanistan. Cô cùng hai anh chị em sống nhờ trong trại tị nạn Nasir Bagh ở Pakistan. Nơi đây cô gặp được nhà nhiếp ảnh phóng viên Steve McCurry và được chụp tấm hình kỷ niệm ngàn đời của cô lúc đó cô được 11 tuổi, mồ côi cha lẫn mẹ.

Tác giả bức hình nói như sau: "Bức chân dung đã lột tả được nổi đau của một linh hồn thơ ngây, trong trắng thình lình tai họa giáng xuống cô thành em bé mồ côi, vô gia cư sống lang thang cho đến khi được nhân viên thiện nguyện Liên hiệp Quốc chở cô vào trại tị nạn với lý do: "cô gần chết vì đói tại làng quệ hẻo lánh cực bắc Afghanistan" cách xa quêï hương hàng trăm cây số ngàn.

Chính Mc Curry cũng thú nhận sau khi ông chụpï được bức hình này, thì hầu hết nhân viên ban Quản trị Tòa Báo đồng ý cho cô lên trang Bìa mà lúc đó cũng tại bên Anh và Hoakỳ cũng có gần 8 tấm hình cần cho lên trang bìa dẹp hết những nhân vật mà Thế Giới cho là Thời Thượng gây nhiều sôi nổi cho báo giới tác giả nói tiếp. Sau khi hình được in lên thì ngày đêm Ông rất lo tương lai cho cô gái có đôi mắt u sầu đó. Ông gởi biết bao nhiêu bức thư thăm hỏi người con gái mồ côi cha mẹ, sống đời lưu lạcđến trại tị nạn Nasir Bagh tại biên giới của Pakistanthì thư bị trả về với lý do duy nhất: "Trại không còn nữa đã đóng cách đây vài năm rồi”. Rồi liên tục ông xin cho được biệt phái đến Afghanistan nơi mà không một phóng viên nào dám nhận nhiệm vụ đó hết. Ông đi mòn gót giày mà không tìm lại được. Đến Kabul, ông nói tên cô gái là: "Sharbat Gula" trong những trại tị nạn mọc khắp nơi, ông chìa tấm hình thì tất cã nhân viên hữu trách đều lắc đầu nói không biết.

Rồi khi Ông tình nguyện cùng đoàn chiến binh Đồng Minh đến gần nơi sanh quán của cô gái nọ, thì trưởng đoàn Chiến binh Đăëc Nhiệm Hoakỳ ngần ngừ nói: “Tình hình chiến sự nơi đó chúng tôi chưa bảo đảm an ninh được cho nhà báo vv..vv..." Thì ông chìa tấm hình cùng báo nguyệt san Geography cho đại Tá Lục quân Hoakỳ thì vị đại tá này nói: "Được! Chúng tôi cho Ông đi theo vì tôi có đọc tờ này và hình ảnh cô này lúc đó tôi còn Thiếu tá tại Bunker Hills Texas".

Thế là tác giả được một dịp may hãn hữu là đi chung đoàn xe vận tải đến khu vực miền Bắc xứ này. Nơi xa là từng cột khói bốc lên ngất trời do từng đoàn oanh tạc cơ B-52 vừa trúc hàng ngàn tấn bom xuống khu vùng núi đồi nơi xa đó, nơi có quê hương của cô gái nọ.

Bà Sharbat Gula nức nở nói tiếp: “Sau khi tôi được chụp hình thì trại đóng cửa, rồi chúng tôi được chuyển đến một trại xa hơn và ăn uống hầu như một bữa no và ba bữa đói rồi sau đó khi cô lớn lên thì trại đóng cửa nữa. Rồi cô lập gia đình và sanh được 4 người con. Chồng cô chết vì chiến tranh và hình như cô giấu là chồng cô đã từng cầm súng đánh lại quân Đồng Minh. Khi Đoàn quân Đặc Nhiệm đến thung lũng này để tra cứu nhóm tàn quân Al Queda rút về đâu, thì nhiếp ảnh gia cũng nhờ kỳ thuật Tìm Dấu Ấn nơi con Mắt của FBI thì cố nhân trở về nơi đây. Năm 1985 theo như đạo Islam thì cô bắt buộc phải mang khăn trùm che mặt, khăn trùm này có đan những lưới nhỏ để nhìn được đường đi nên không cách chi tìm được đôi mắt người xưa nọ.

Giám Đốc Nguyệt San National Geography, Don Halcombe cho biết sau khi được xem ảnh xưa thì cô bé Gula nói: “Lúc đó em nghèo lắm, khăn che đầu này của bà Nội em cho má em, và má em chết thì em được đội nó. Nay khăn trùm đầu không còn nữa vì quá nát rồi."

Họ, nhóm nguyệt san National Geography sẽ cho dựng nguyên một bộ phim tài liệu mà nguyệt san này từng làm là để dành cho người sưu tập và cho toàn thể Thư Viện Hoakỳ. Loạt phim nói về: "Đôi mắt người xưa, Cô gái người Afghanistan."

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002