Đại Chúng số 96 - Ngày 16 tháng 4 năm 2002

Duramax

CÂU CHUYỆN VÔ ĐỀ SỐ 3

Kỹ sư Sagant Phan

Tháng Tư đen của người thuyền nhân tị nạn đến lần nữa, vị chi là 27 năm trời rồi. Buồn nhiều hơn vui, nhưng tánh tình tôi thì dễ dãi, rất thích đọc những chuyện vui cười trong vài tờ báorồi khi lái xe trên con đường thiên lý, như từ Los Angeles lên San Francisco thăm người bạn một mình cùng con ngựa già thiên lý ruỗi, hết nghe đài này đến đài kia. Con đường, thật sự gọi là Freeway 1 mà tôi cũng tưởng như quốc lộ tại quê nhà. Nơi này là núi nơi bên kia là một dãi biễn trùng dương ngút ngàn. Cùng chung một tên là Thái bình Dương, cùng chung một con người, nhưng thời gian và không gian khác nhau rất xa. Thái bình Dương của quê hương tôi mà tôi rất thích chí tắm biển nô đùa khi còn vị thành niên với toàn thể gia đình đi Cấp, danh từ Cấp này còn xài cho đến năm 1960 thì thì nhiều người gọi nó là Vũng Tàu. Tắm biển thoải mái nhất là ngày bãi trường, tất cả chỗ nào cũng nóng, nóng từ Saigon đến Vũng Tàu luôn. Nước biển hình như mặn ngọtkhông hiểu có phải như vậy không? Màu nước xanh dương, nơi xa một bóng thuyền đánh cá còn nơi xa nữa là một tàu hàng hải viễn duyên đi ngang qua, chậm hình như đứng yên nhưng lát quên lửng nó rồi nhìn trở lại thì tàu viễn duyên đó mất hút nơi một góc trời nào. Nhưng không một ai biết rằng chính dòng nước biển mang tên Thái bình Dương êm ả mà có chất mặn ngọt ấykhông đầy 15 năm sau thì chính nơi này chính đại dương mang tên Thái Bình lại làm một ngôi mộ biển cả kinh hoàng cho những người vượt biên đi tìm một chân trời mới. Tôi cũng mất hai người thân trên biển cả ngàn trùng này. Còn tại nơi đây, California ngó về Thái bình Dương nơi dưới chân đèo nhưng tôi chưa hề tắm được dòng nước biển này. Nó lạnh buốt, kể luôn ngày hè cũng vậy. Dĩ nhiên nó không thuộc về tôi nữa rồi. Tôi còn nhớ một lần rất lâu, tôi có về lại quê hương mà lo cho ngôi mã của cha già. Ba tôi mất lâu, nhưng ngôi mộ chôn ngay nơi nhà nhỏ chính quyền cần lấy đất cất nhà cho các tay cán bộ lớn nên phải bốc mộ và dời mã đi chỗ khác. Nước mắt tuôn rơi lần nữa, ngày gần về lại quê hương mới là Cali tôi cùng một vài người thân đi Vũng Tàu, nhìn người tắm biển nườm nượp nơi Bãi sau Vũng Tàu mà lòng tôi buồn vời vợi, không cách chi xuống tắm lại biển này như ngày xưa được. Như vậy tôi mất hoàn toàn biển mang tên Thái Bình này rồi.

Đó là những kỷ niệm vùn vụt đến rất nhanh và tan rất lẹ trong tâm tư của tôi. Còn chuyện vui thì rãi rác thôi, không đậm lắm. Như vài chuyện chẳng hạn chuyện vui thì tôi thích nhất chuyện của người Anh cát Lợi hơn của người Mỹnhư sau:

Nhà thám tử đại tài mang tên Sherlock Homes gốc người Ái nhĩ Lan, ông ta có tài khám phá những vụ án mà các tay điều tra không tìm ra. Như ông có thể lượm được một mẫu thuốc lá bỏ sót nơi phạm trường rồi thời gian ngắn kẻ phạm tội này bị bắt giữ cũng vì mẩu thuốc lá bỏ sót lại. Sherlock Homes thường xuyên đồng hành với Bác sĩ tên John Wartenden. Bác sĩ này cũng người có mắt tinh tế và nhà nghề khác thường. Án mạng hay vụ án nào khó đến đâu mà có hai người này thì trước sau cũng truy được. Một ngày nào đó, ngày hè bên vùng ngoại ô London. Hai người được lệnh trên đến một làng mang tên Yorkshire nằm khá xa thành phốXe hơi thì cũ, chạy trên con đường mòn đồng quê khá nhiều đồi núi nho nhỏ. Không cách chi đến được nơi đến, hai người đành phải ngừng xe và tìm chổ ngủ đêm vì giữa đường đồng không mông quạnh không có quán trọ nhà lều nào. Hai người đi tìm một chỗ khá cao ráo mà dựng lều vải nhỏ chờ qua đêm. Nữa đêm, Sherlock Homes thức dậy và khều tay người bạn đồng hành mình là Bác sĩ John Sherloc Homes nói: "– Nè cha! Thử nhìn bầu trời đầy sao rồi cho tớ biết ý kiến?

John bị dựng dậy rất bực, nhưng nể bạn ngó lên bầu trời đầy sao lóng lánh hàng vạn ngôi sao vạn vật an lành trong màn đêm. John trả lời: "Thì hàng vạn ngôi sao mà ta thấy, sẽ có một vài ngôi sao có sự sống mà ta có thể có một nền văn minh cao hơn chúng ta, dĩ nhiên trái đất chúng ta thuộc hệ thống Thái Dương Hệ mà quay quanh mặt Trời. Sherlock Homes nạt ngang: “Thôi cha đủ rồi! thằng khốn nào nó lấy mất cái lều của mình rồibiết không?

Câu chuyện này cười rất thú vị, nhưng cũng tương tự như ngày đầu tiên tôi được một gia đình họ đạo bảo lãnh sponsor ra khỏi trại Indiantown Gap bên Penssyvaniavề tận thành phố Maple Wood bên New Jersey. Dĩ nhiên tiếng Mỹ của tôi rất hạn chế. Vì ngày xưa tôi học trường dòng từ thuở nhỏ, chương trình Pháp và ngôn ngữ Việt làm nhiệm ýnhiều danh từ Pháp rất trùng với danh từ Mỹ về âm nhưng khác nghĩa hoàn toàn. Oâng bà mục sư bảo trợ tôi, ngày kia có mời vài người trong họ đạo có luôn tôi đi Sở thú chơi.Nghe đến Sở thú là chán gần chết, nhưng không đi không được rồi. Đoàn người 6 người đi chậm rãi trên con đường nhựa trong Sỡ thú đến chuồng cá sấu rồi chuồng voi rồi đến chuồng khỉ, có một con khỉ mặt sơn màu xanh và đỏ, gốc từ Nam Phi gởi qua, nguồi ta rất thích xem nhìn nó, còn tôi thí chán loại này lắm rồivì nó cứ khoái đưa cái đít về khán gia,û nó muốn khinh bỉ loài người màloài người không hề biết được chăng?

Mục sư hỏi tôi: "Xứ của con có loại này không?"

Tôi gật đầu: “Vâng! Con này thì thiếu gì. Xứ tôi nhiều Singer lắm."

Cả đám ngạc nhiên lập lại: "Singer trong Sở Thú?"

Tôi gồn chân: "Vâng! Sở thú tôi nhiều Singer lắm"

Mục sư thấy tôi nói thực tình, người không cười nhưng mấy bà thì cười gần chết. Mục sư biết tôi nói sai một từ nào đó. Quả thật như vậy! tiếng Anh gọi con khỉ là: Monkey còn Singer là là ca sĩ vậy! Tiếng Pháp thì gọi con khỉ là: "Singer"

Đó lầm chết người là chỗ đó. Nhưng họ đâu biết ngày nay: Ca sĩ Singer họ hát họ nhảy không thua gì con khỉ vậy. Nhất là mấy anh da màu, đáng lý gọi là mấy anh Mỹ đen nhưng sợ bị kỳ thị nên màu đen chuyển thành da màu cho gọn. Nhìn mấy tay ca sĩ này kêu gào, uốn éo nhảy dựng tôi sợ nhốt vào Sở thú cũng còn nhẹ án.

Rồi còn một chuyện nữa nhưng thuộc về gốc Mỹ, như sau:

"Hai cậu học trò đang đứng đợi xe buýt đến tại góc đường Xe buýt đến rất chậm, hai cậu này rất sốt ruột thình lình có một người đàn ba øtừ xa đến Bà này không mặc chi áo quần trên người hết chuyện này làm hai cậu học trò luống cuống thì thằng nhỏ tên Tom vụt bỏ chạy trối chết. Làm thằng Jim phải chạy rượt theo. Tên này nói: "Mày làm gì chạy trối chết vậy? Bã ở truồng thì mình cứ từ từ bỏ đi, làm gì chạy trối chết vậy? Bộ bà ta ăn thịt ăn cá gì mình sao?"

Thằng Tom vừa chạy vừa hổn hển trã lời: "Má tao nói đúng lắm! Đừng nên nhìn người đàn bà ở truồngthì con bị hóa đá đấy."

Rồi Tom hổn hển nói tiếp: “Tao tao đang bị hóa đá rồi nè"

Đó là những chuyện cười ý nhị cho quên nỗi xa nha.ø

Còn quê hương thì cũng có nhiều chuyện nghĩ cũng vui vui như lần tôi về quê hương ngày xưa tôi mượn xe gắn máy Honda của người cháu ho ïchạy vài lần ra trung tâm Saigon rồi khi gần về đường Trần hưng đạo thì tôi bị một anh cảnh sát gác đường thổi còi lại, cảnh sát thì được gọi là công an. Dĩ nhiên tôi phải tấp xe vào lềphân trần là người ngoại cuộc nên không rành nhiều, nhưng thật sự đèn vàng thì tôi lấn qua đến góc trái thì đèn đỏ bị dính rồi. Năn nỉ không được thì đành đóng phạt mà thôi, nhưng tôi đâu có đem giấy chủ quyền xe đâu? Anh cảnh sát rốt cuộc đồng ý cho tôi đóng hai chục đô la. Hai người đều mừng hết.

Nhưng khi ngồi uống ly cà phê với người bạn địa phương thì anh này nói: "Mầy ngu qua ùổng gọi mày tấp tới làm gì? Cứ chạy luôn đi, làm bộ đừng nghe. Oång có chiếc xe đạp rượt mày nổi không?

Đúng rồi, bên Mỹ này nhiều khi cảnh sát có xe mạnh hơn mà tụi nó vẫn lái chạy phom phom trên xa lộlàm cảnh sát tức gần chết.

Đó là những chuyện vui nho nhỏ còn lại là một khoảng thời gian nối dài rất xa và đầy buồn hay phiền muộn hơn vui

Như nhà văn nay là nhà thơ Cao Tần có nói: "Ta làm gì cho hết nửa đời sau?

Còn nhà văn Thanh Nam hình như có nói về mùa Đông:

“Nơi đây khung kính mờ hơi nước.

Chợt nhớ mưa phùn đất Bắc xưa."

Vâng! Tôi có qua và ghé đến Ha ønội một lần mưa phùn rất mịn nhẹ, bầu không khí mát trời về đêm nhưng nếu không mặc áo len thì chắc chắn sẽ bị cảm hàn ngay.

Dọc hai bên đường Bà Triệu từng hai hàng cây sấu rất cao tàn lá phũ kín khung trời Mưa phùn về đêm và hương thơm của bông sấu tỏa từ trên cao xuống. Còn tại Saigon của tôi ngày xưa, mưa nhẹ nhẹ lâm râm và dọc hai đường Nguyễn Du, hai hàng cây me và lá me bay nhẹ xuốngphủ đầy tóc ướt. Lúc đó khuya rồi, tôi đang đạp xe đạp từ trường học dạy Toán Lý Hóa về đêm. Đường khuya, mưa ướt và một mình đạp xe thấm lạnh. Cô đơn và lủi thủi một mình.

Nơi đây cũng vậy, con đường thiên lý mã, chiếc xe cũ và vạn dậmTrời về đêm, ánh trăng vàng chưa lên nhưng sao đã tỏ lấp lánh rất nhiều bên đây là biển Thái bình nhưng lòng tôi vẩn không bình an. Vâng! Không bình an tư những 27 năm nay.

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002