Đại Chúng số 96 - Ngày 16 tháng 4 năm 2002

Duramax


Tham-luận về chủ-đề Văn-Hoá:

TỪ NỖI ÁM-ẢNH TỔ-TÔNG ĐẾN PHONG-TRÀO DÂN-CHỦ
KHÔI-PHỤC VĂN-HOÁ DÂN-TỘC

Nguyên-Thái NguyễnVăn-Thắng,
Who’s Who of American Inventors
Viện-Trưởng Sáng-lập Viện KIANO Văn-Hoá Việt

Với chủ-đề “Từ nỗi ám-ảnh Tổ-Tông đến Phong-trào Dân-Chủ khôi-phục Văn-Hoá Dân-Tộc”, chúng tôi xin được phát-biểu qua 2 phần:

_ Phần đầu, chúng tôi xin được công-bố một thành-quả nhỏ nhằm "Xác-quyết về một khiá-cạnh Văn-Hoá Việt”. Đem Truyền-Thống Văn-Hóa Găy-Thần và Sách-Ưóc giải-phóng Dân-Tộc khỏi những xâm-thực cuả các Ý-thức-hệ ngoại-lai.

_ Phần kế tiếp, chúng tôi xin nói đến những vướng mắc làm cho Cộng-Sản Việt-Nam đã không thể thành-công qua 10 năm đổi mới, và những gì đã cản-trở các đoàn thể chính-trị trong, ngoài nước trên bước đường giải-trừ quốc nạn hiện nay.

Đồng Bánh-Chưng là phẩm-vật không thể thiếu trong dịp Tết cuả dân Việt. Trước năm 1988, khi còn ở Việt-Nam, cứ mỗi lần Tết đến, chúng tôi lãnh nhiệm-vụ nấu và vớt Bánh-Chưng nên hình ảnh Đồng Bánh-Chưng đã in đậm nét trong trí óc tôi. Nơi xứ lạ Hoa-Kỳ, ngày Tết Việt-Nam với tuyết rơi giá lạnh; đành rằng cũng có Bánh-Chưng đãy, nhưng không-khí Tết thì vắng hẳn. Muốn chìm vào hương vị Tết một tí, chỉ có cách đọc sách báo nói về Phong-tục Tết Việt-Nam; buồn một nỗi, có những báo Xuân nói về ngày Tết lại quên cả 2 chữ Bánh-Chưng; nói gì đến Bánh-Chưng 4 lạt!

Câu chuyện Bánh-Chưng Bánh-Dầy đã làm tôi chú ý thật nhiều. Cũng một câu chuyện mà có sách thì để tưạ là Bánh-Dày Bánh-Chưng, có sách lại để là Người Con Hiếu Thảo; hình vẽ Đồng Bánh-Chưng thì thường chỉ vẽ 2 lạt ngang dọc cho tiện. Riêng tôi, tôi nhớ đến những Đồng Bánh-Chưng lớn do cụ thân-sinh ra tôi gói, Bánh lớn và vuông vức, mỗi bề đẫy một gang-tay người lớn. Bánh lớn như vậy, phải buộc bằng 4 dây lạt; đó chính là hình ma-phương 9 ô (3x3=9). Ma phương 9 ô này đều được dân các nước Ả-Rập, Do-Thái, Âu, Mỹ, Phi, Á, Ấn coi trọng bởi vì nó chứa đựng các chữ biểu-tượng đấng Thượng-Đế của Tôn-Giáo họ, nó chính là Thập-Tự-Nhai hay Chữ-Vạn mà người ta quen gọi là những Linh-phù. Hình 9 ô của Đồng Bánh-Chưng Việt-Nam chứng-tỏ Nòi Việt cũng tôn-trọng hình ma-phương 9 ô này; đó chính là mẫu-số-chung cuả Văn-Minh Nhân-loại.

Đọc cuốn sách nói về nước Nhật có tựa đề “The whole Japan book”, trang 106, mục “Games” nói về Trò-chơi ở trong nhà, tác-giả nêu ra 3 loại trò-chơi thì cả 3 đều xuất-phát từ Trung-Hoa. Trước kia, đã có lần tôi được nghe vaì vị lớn tuổi nói với nhau là Việt-Nam ta có Cờ Vây; thật ra, theo sách "Games Ancient and Oriental and how to play them" cuả Edward Falkener thì đây là loại "The game of enclosing", tên Trung-Hoa là WEI-KI, khi truyền sang Nhật có tên là Cờ GO; thế mà từ đã lâu, tại Tokyo có viện Academy of Go.

Tự ái dân-tộc nổi lên, Tôi muốn làm một trò-chơi cho người Việt ta. Tôi được gợi hứng bằng câu chuyện Vua Hùng truyền ngôi cho người con thứ là Lang Liêu. Qua câu chuyện, tôi khẳng-định rằng Đồng Bánh-Chưng đó phải lớn; lớn mà gói “bộ” được (không dùng khuôn) thì mặt vuông cuả Bánh phải có cạnh bằng chừng 1 gang-tay, và phải buộc bằng 4 dây lạt. Thế là tôi dựa vaò hình vuông với 9 ô-vuông nhỏ này để chế-tạo trò-chơi. Chập hình ảnh cân-xứng cuả khuôn mặt con-người trên hình 9 ô-vuông và bắt đầu định-vị các biểu-tượng-tròn cuà 2 mắt, 1 mũi, 1 miệng trên đó, tôi có một quân vuông đầu tiên với trục đói-xứng-dọc. Nhận thấy quân trò-chơi mà vuông thì không đẹp và lại khó cầm; tôi gấp đôi hình vuông này theo chiều dọc là được một quân hình chữ-nhật với 18 ô-vuông, gồm 6 tầng, mỗi tầng 3 ô. Theo nguyên-tắc: Tầng nào có 1 khoanh-tròn thì khoanh-tròn này nằm ở ô giữa; tầng naò có 2 khoanh-tròn thì chia ra nằm ở 2 ô hai bên, đói-xứng nhau qua trục đói-xứng dọc. Cứ xếp-đặt như vậy trên những hình 18 ô vuông, tôi được 36 quân hoàn-toàn khác nhau. Kiểm-điểm các hình phối-trí trên nửa vuông cuả một quân, tôi thấy tựu-trung chúng chỉ có 8 hình chính. Tôi giật-mình, phải chăng đây là "8 Quái"? Suy nghĩ về cách chơi, chẳng lẽ lại bắt-chước các trò-chơi cũ: giống nhau kết với nhau? Tôi quyết-định cách-chơi là: Khác nhau kết-hợp với nhau! Cũng vì vậy tôi nhớ ngay đến một câu tục-ngữ “Ông đưa cuả kia, Bà chià cuả nọ" cùng với baì học triết-lý tối cổ cuả Cha Ông: "Có đi có lại mới toại lòng nhau" mà đặt tên trò-chơi là KIANO (viết hoa và ghép 2 chữ kia nọ với nhau!). Khi chơi cấp 3, là kết-hợp 3 tầng tương-ứng giữa 2 quân, ta lại tổng-hợp được 9 khoanh-tròn; là thể-hiện câu "Cửu cửu Càn Khôn dĩ định” cuả Đức Trạng-Trình Nguyễn Bỉnh-Khiêm nữa. Thế là tôi không ngần-ngại gì, thành-lập ngay "Viện KIANO Văn-Hoá Việt".

Với sự phát-kiến này, tôi đi đến kết-luận: Đồng Bánh-Chưng qúi ngay ở hình 9 ô do 4 lạt buộc bên ngoài. Khi dân ta cúng bằng Bánh-Chưng cũng chính là dân ta coi trọng (thờ) Đồng Bánh-Chưng vậy (cũng là thờ 8 quái, nhưng 8 quái cuả VIỆT DICH). Từ đó chúng tôi đã tuyên-cáo: Đồng Bánh-Chưng buộc bằng 4 lạt chính là hình chứa đựng 8 QUÁI, kết-cấu bằng những "nút" theo kiểu "kết thằng" như trong Hà-Đồ Lạc-Thư, đó cũng là khởi điểm Văn-Minh Triết-Dịch Nông-nghiệp cuả Nòi Việt. Đó là SÁCH ƯỚC!

Về Gậy-Thần.-

Thích thú từ câu chuyện Đồng Bánh-Chưng và Bánh-Dày, tôi đọc những bài viết về Đức Thánh-Gióng của một số tác-giả, thường thì họ tránh nói đến "ngựa phun lửa cháy làng" vì họ không biết khi cháy làng dân ta cũng chết lây thì làm sao, họ viết "ngựa phun lửa cháy rừng" cho yên chuyện. Họ đâu biết rằng khi nói Thánh "nhổ tre" có nghiã là khi Ngài đánh đuổi, giặc Ân phương Bắc chạy vào làng xóm và ẩn-núp trong dân (chưa nói đến do âm-mưu đồng-hoá và chủ-trương thu-nhặt và thiêu-hủy sách vở cuã người Việt, giặc đã đột nhập và ở trong nhà dân làng từ trước), lúc Ngựa cuả Thánh phun lửa cháy làng thì hẳn là giặc chết mà dân ta cũng chết lây. Ngay lúc đó Thánh nhổ tre và chú-nguyện, an 8 quái Việt Dịch vào, để cây tre trở thành GẬY THẦN; Ngài quét nhẹ đầu SINH ở phiá ngọn tre vaò người dân để cứu SỐNG họ (kiếm hay roi sắt không hề gẫy nhưng không còn đắc dụng nữa, Ngài quăng đi mà thôi). Dân làng sống lại, họ thấy một người cao lớn dùng cây tre (có những gióng) cứu họ, họ tuyên-xưng là THÁNH GIÓNG; và rồi 2 chữ thân thương này trở thành tên vị cứu-tinh, tên làng cuả Thánh trở thành Làng Gióng từ đó. Ấy vậy mà cũng có tác-giả thiếu hiểu biết, họ không nói đến chuyện Thánh Gióng nhổ tre, lại còn đặt tên truyện một cách ngớ-ngẩn là "Thiên Tướng Ngựa Sắt" nữa.

Sau khi dẹp yên giặc và cứu sống dân xong, Đức Thánh Gióng quăng tre lại và phi ngựa lên núi Sóc-Sơn mà Hóa. Có như thế mới diễn-tả được đúng và đầy-đủ ĐỨC ĐÔ CUẢ THÁNH NÒI VIỆT: Cứu đời một độ rồi mới đi vào tịch tĩnh, đó là Đạo Tiên vậy.

Theo sách "Nam Hải Dị Nhân” cuả Phan Kế Bính, Găy-Thần được mô-tả:

“Găy-Thần 9 đốt, hai đầu SINH TỬ; đốt giữa để chuyển-hoá”

Lại cũng may-mắn, tôi đọc được trong cuốn thơ “Đạo Trường Ngâm” cuả Lý Đông A :

“Gậy-Thần đốt trúc có hai đầu”.

Và "Để lại tàng cơ làm pháp-vật".

Với hai chỉ dấu trên đây và 8 hình-kỳ-diệu mà Đồng Bánh-Chưng gói-ghém, chúng tôi đã khôi-phục lại được hình ảnh Cây Găy-Thần, đã bị thất-truyền từ mấy ngàn năm.

SÁCH-ƯỚC và GẬY-THẦN là 2 BAÚ-VẬT CUẢ NÒI VIỆT, như mọi người đã được nghe noi nhiều lần.

Tổ-Tiên ta đã vận-dụng Sách-ước và Găy-Thần trong tâm-nguyện "Cùu Quốc Tồn-Chủng" để chúng ta còn CÓ đến ngày nay. Tìm lại Găy-Thần và Sách-Ước là niềm thao-thức cuả Dân-Tộc, đó cũng chính là "NỖI ÁM-ẢNH TỔ-TÔNG": Đòi lại ĐẤT-TỔ, đòi lại VĂN-TỔ !

Bây giờ đến phần thứ hai, chúng tôi xin nói về:

Những vướng mắc đã làm cho C.S.V.N.vẫn thất-bại sau 10 năm gọi là "đổi mới":

Như từ xa xưa, ít nhất là sau khi 1 triệu người miền Bắc di-cư vào miền Nam năm 1954, ai ai cũng đều nghe noí “Cộng-Sản tam vô”. Tam vô đó là: Vô Gia-Đình, vô Tổ-Quốc, vô Tôn-Giaó; laị thêm vaò khẩu-hiệu "Quốc-Tế Vô-Sản" nữa. Ngay trong thời-kỳ còn mạo-nhận là "kháng chiến", người Cộng-Sản cũng đã hô-hào "Tiêu thổ kháng-chiến" nhằm hủy-hoại những truyền-thống Văn-Hoá cuả Cha Ông, chẳng khác nào chủ-trương Hán-hoá cuả vua quan nước Tàu ngày xưa. Càng về sau, chúng ta càng thấy rõ CSVN muốn biến xã-hội Việt-Nam thành xã-hội loài vật. May thay, tiềm thức Dân-Tộc vẫn sống còn, cho dù CS trăm mưu ngàn kế muốn lôi kéo Dân-Tộc theo hướng đó, vẫn có những luồng sóng đáy thản hoặc bùng lên để làm cho CS thất-bại. Hồn-Sử-Việt đã không cho Việt-Cộng rảnh tay để thực-hiện kế-hoạch đem Dân-Tộc làm nô-lệ tuyệt-đói cho CS Quốc-Tế. Những sóng-đáy-tầng đó dâng lên từ ngay chính những cuộc đãu-tố trong đợt Cải-Cách ruộng đất, ở khởi-nghĩa Quỳnh-Lưu, ở Nhân Văn Giai-phẩm, ở những phong-trào mà VC gọi là Những Vụ Án Xét Lại và V. V . . . Chính vì những tác-động cuả Hồn-Sử đó mà một mặt CS Quốc-Tế không dám sấn-sổ nhảy vào, và mặt khác, CSVN chưa thi-hành được hết những thủ-đoạn gian-manh cuả họ đói với cả Dân-Tộc. Chúng tôi dùng chữ “cả Dân-Tộc” ở đây có nghiã là những người dân Việt hiền-lành, chất-phác đã thấm-nhuần qua nhiều đời những Truyền-thống Văn-Hoá, những giá-trị tâm-linh mà 18 triều Hùng-Vương đã truyền lại, những sức gốc cuả Cây Văn-Hiến; nơi đã dung-hoá nổi 3 luồng tư-tưởng Phật Lão Khổng từ các thời Đinh Lê Lý Trần Lê Nguyễn trước đây.

Cộng-Sản, Thực-dân và Ngoại-bang cũng đã và sẽ đều thất-bại trên đất nước Việt-Nam hình chữ S. Đó chính là hình Thái-Cực (bao-hàm nghiã ỏ trung-tâmõ) hay là Hình Lực Chuyển Động cuả Thiên-Thể, Thiên-Hà trong vũ-trụ. Những gì trái với Thiên-Điạ-Nhân, trái với đức Hiếu-sinh cuả Trời Đất, làm hại đến Con-Người Cửu Khiếu “Cửu Cửu Càn Khôn dĩ định” thì sớm muộn gì cũng phải bị tiêu-diệt.

Chính-nghiã Dân-Tộc ở đâu?

Những Hịch Cần-Vương, những Biểu chém nịnh-thần, những lời cuả Hưng-Đạo-Vương, Lý Thường Kiệt, Nguyễn-Trãi, những lời đanh thép cuả Con Dân Việt trước quốc-biến... Những gương Nguyễn-Thaí-Học, Trương-Tử-Anh, Phan-Bội-Châu, Huỳnh Phú-Sổ ... và gần đây hơn, những Hà-Ngọc-Lương, Nguyễn-Khoa-Nam, Lê-Nguyên-Vỹ v.v... đã là những chất-liệu tưới-tẩm cho Cây Văn-Hiến Việt, nếu chưa phát-triển được lên cao thì cũng làm chắc gốc bền rễ chờ một ngày nảy cành xanh ngọn mà đơm hoa kết quả. Đơn cử, vào những năm 44, 45, những người yêu nước chống cả Cộng-Sản và Thực-Dân bị chúng triệt hạ như thế nào. Những người khác ở thế yếu, không đương cự nổi khi Thực và Cộng kết bè, đành phải chạy sang Tàu. Ở làng xóm, có những tên cầm đàu Ban Tư-Pháp Khu dẫn đám du-kích cầm theo những que sắt đến xuyên vào các cót thóc trong nhà người ta mà tìm kiếm. Tâng công vơí CS đến thế mà rồi 1954 cũng phải bỏ CS, trốn theo người Di-Cư (ông ta có người anh theo Đệ-Tứ cũng đã bị Đệ-Tam CS giết hại rồi). Có những người, dù đã bị CS ra lệnh bắt, đám du-kích áp-tải vẫn thay nhau cõng qua những vũng lội; bởi vì, dù có làm việc dưới sự giám-sát cuả người Pháp, họ vẫn cư-xử vơí đói-phương bị lầm đường lạc lối, nhưng cũng là dân Việt, như thế nào.

Người Việt chúng ta là người luôn có thâm tình cố kết với làng xóm quê-hương. Ấy vậy mà năm 1954 đã có hơn triệu người phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn. Thế thì thử hỏi chính nghiã ở đâu?

Cuộc chiến Quốc Cộng keó dài, hết Mău-Thân 68 đến Muà Hè Đỏ Lửa 72, Việt-Cộng và bè lũ đến đâu là ngườI dân ghê tởm đến đó. Thế mà Miền Nam phải thi hành Hiệp-Định Paris mơí là lạ! Để đến 1975, Miền Bắc Cộng-Sản tiến quân chiếm Miền Nam như vaò chỗ không người. Tại đây, CSVN lại muốn áp-dụng cảnh đãu-tố ở Miền Bắc khi trước đói vơí dân Miền Nam. Lúc đó, một phen những người Miền Nam học cách ứng-phó theo người Bắc Di-Cư. Thế rồi CS bắt hàng triệu Quân Cán Chính miền Nam đi tù, mà họ gọi là "Học Tập Cải Tạo". Tôi từng noí vơí những người bà con từ miền Bắc vào: "Bắn giết thì đổ máu, bắt đi để đầy-đoạ cho đổ mồ-hôi sôi nước mắt, cho chết dần chết mòn, mồ-hôi qui ra máu thì cũng vậy mà thôi!". Thực-tế CS còn chủ-trương giết ngươì trong trại "cải-tạo" nữa.

Cũng vì bị chiếm đoạt mọi thứ một cách tức tủi như vậy, có một thành phần dân trong miền Nam (những người ở ngoài chính quyền cũ), do bị tuyên-truyền , bực-bội với chế-độ cũ, huà theo CS mà giở trò 30 đi bịp-bợm. Tuy vậy , vẫn còn những người tỉnh-táo, có thể họ cũng chẳng ưa gì chế-độ cũ nặng về ngoại-lai vong-bản, họ có được những kinh-nghiệm Đảng-phaí Dân-Tộc cuả Cha, cuả Ông. Nhũng người này còn triệt-để tin-tưởng vào tương-lai Dân-Tộc nên dù trong hoàn-cảnh nào, họ vẫn cố-gắng giữ-gìn nhân-cách; từ đó, họ tìm mọi cách không để cho xã-hội băng-hoại, điều mà CSVN luôn chủ-trương. Những người vô-danh đó, họ phản bác lại những tuyên-truyền cuả Cộng-Sản, cho dù có phải mất lòng ngay cả bạn bè mình. Họ vẫn ngang nhiên mắng những người bạn có tư-tưởng chủ bại, để rồi sau đó có phải “Dập đàu tạ tội” cũng đành. Họ giải-thích rằng “Việt-Cộng chỉ ăn tàn phá hại, có phải băng bó cho ai, có phải xây lại nhà cưả cho ai đâu” và "CS chiếm các nước khác bằng tiền pháo hậu xung, chúng chiếm Miền Nam, chiếm Sài-Gòn đâu có như vậy!” để đối lại tư-tưởng chủ bại “Thế là CS muôn năm rồi, các sách vở cũ mới, tiếng Anh, tiếng Pháp đều viết như thế!”. Khi VC dồn dân đi “Kinh tế mới” (để chúng dễ cướp cuả, y như chúng từng hô-hào "Tiêu thổ kháng chiến" trước kia) thì bọn vô-lại lại phụ-họa thêm "Chồng các bà đi học-tập mút muà, thôi đem tiền làm ăn vơí tôi đi, vượt biển với tôi đi . v . v .”, làm băng-hoại xã-hội, y như CS muốn. May thay, vẫn còn những kẻ, trước mặt là một cọc vàng, bên cạnh lại là người đẹp khẩn-khoản yêu-cầu "Ông có kỹ-thuật, tiền đây, mở công-ty làm kinh-tế 3 thành phần đi, kẻo chúng tôi bị đi kinh-tế-mới!”. Người đói-diện trả lời ngay “Đừng nge những kẻ thối mồm nói là chồng các bà đi học-tập mút muà mà huà theo nó; còn về việc làm ăn, tôi có chủ tâm lừa các bà tôi mới tổ-chức công-ty này công-ty nọ. Thời buổi này không làm gì được đâu; cố gắng dành-dụm, bán mớ rau mớ cỏ nuôi con chờ chồng thôi!”. Có phải đó là những “Anh-minh đuốc-tuệ đâu là xác thân” không? Có phải đó là Hồn Dân-Tộc không? Lúc này, cũng có những bậc tu hành, không vướng mắc vòng "học tập", đem đạo lý khuyên răn ngươì đời.

Cũng do Hồn Dân-Tộc thôi-thúc mà người ta không chủ bại, không buông xuôi, để mà nhận xét được rằng “Năm 1975 là đỉnh cao giả-tưởng cuả chế-độ Cộng-Sản (Quốc-Tế) tại Việt-Nam. Sau khi Miền Nam Việt-Nam được bỏ ngỏ, tuyệt đại đa số các Trung-Ương Uỷ-Viên (mà trước kia không được đi đâu, không được thấy gì) cuả các nước "Cộng-Sản Tiên-tiến (kể cả Liên-Xô) đều được “cho phép” đến Sài-Gòn; họ đều té ngửa vì nay mơí nhìn thấy và biết sự thật. Sự thật được phơi bầy, để có thể tạm so-sánh giữa 2 xã-hội, xã-hội "bị thống-trị và kềm kẹp" ở Miền Nam Việt-Nam và "Xã-Hội Dân-Chủ Nhân-Dân" ở các nước Cộng-Sản Đông-Âu. Thêm vào những đợt vượt biển bằng ghe nhỏ, những đợt vượt biên bằng chân đất và những thảm-trạng chết chóc cuả người dân Việt cả Nam lẫn Bắc trên đường vượt-thoát đó đã làm CS Quốc-Tế tan rã"

Đấy mới chính là sự hy-sinh, đóng-góp xương máu cuả Dân-Tộc Việt-Nam cho chính-nghiã Tự-Do mà bấy lâu nay những kẻ có phương-tiện khoa môi muá mỏ đã không biết rõ (vì họ còn thiếu tinh-thần Dân-Tộc), họ chỉ một mực theo đuôi, cho rằng “CS Quốc-Tế sụp-đổ ngay tại cái nôi cuả nó vì . . . “, họ đâu biết rằng do xương máu , đau-khổ cuả Dân-Tộc Việt-Nam!

Tóm laị, chính là những xương máu và mồ-hôi nước-mắt cuả Dân Việt đã làm sống lại Hồn Sử Việt, để CSVN không thể thành-công gì được nếu họ vẫn còn bám víu vào một chút Ý-Thức-Hệ Cộng-Sản không-tưởng.

Những lý-do khiến các Lực-Lượng Quốc-Gia "Dân-Tộc", trong cũng như ngoài, chưa thành công:

Ta phải kể ngay đến những kẻ vinh-thân phì-gia và chủ bại chạy trốn trong giai-đoạn 1975, rồi nhũng kẻ chỉ muốn thụ-hưởng, trước đây và sau này, họ đã từng phá-hoại tinh-thần Dân-Tộc. Một số những kẻ, khi đến được bến bờ Tự-Do (qua chặng đường đói khát, cướp bóc . . . , chết chóc) coi như mình”đã chết rồi”, họ bất cần đời. Những người như vậy, ở trong thì phản-bội người Quốc-Gia trong, ra ngoài thì cũng với quan-niệm "Thế là CS muôn năm rồi, còn mong gì gặp lại chồng vợ hay bạn bè nữa!", họ buông thả theo vật-tính (mà xã-hội Tây-phương dễ nẩy nở nhiều hơn) làm tan rã nền tảng gia-đình vốn đậm tính Văn-Hoá Việt-Nam. Ảnh-hưởng xấu từ những con người như thế, dần dà đa phần cộng-đồng hải-ngoại ham-chuộng Văn-nghệ thôi chớ không cần mấy đến Văn-Hoá và Tôn-Giáo. Cũng vơí Tinh-thần “Văn-nghệ” đó, người ta không cẩn-trọng trong nhiều sinh-hoạt lẽ ra cần cẩn-trọng; họ hời-hợt trong suy-tưởng, bơỉ vì "Không xong thì cũng có chết thằng Tây nào đâu!”(Boi vi le ra ho da chet roi kia ma). Trong các sinh-hoạt Văn-Hoá cũng như chính-trị, nếu có bầu-cử, người ta chỉ bầu theo lối “giơ tay” (huà theo), rõ ràng là sống ở xứ tự-do nhưng làm gì có tự-do. Tất cả những sinh-hoạt như thế được lập đi lập lại, từ buổi hội nhỏ đến buổi hội lớn, thì làm thế nào có tổ-chức có thực-lực và có người có thực-tài lãnh-đạo được. Bệnh lạm-phát lãnh-tụ là ở đó! keó theo những thờ-ơ và thất-bại.

Do những sinh-hoạt kiểu đó, đa phần tùy hứng mà mọc ra đoàn này thể nọ; những người "lãnh-đạo”đó, họ không biết đâu là sức-gốc, cái gì là Văn-Hoá, thế nào là Dân-Tộc. Trong xã-hội tiêu-thụ, giá aó túi cơm, họ bị dục-vọng chi-phối, cái gì đói với họ cũng đều là vay mượn cả, và họ lại tiếp-tục vay mượn. Cái dịch tệ-hại này làm cho sức-mạnh, gốc ở quần-chúng, ngày một kém đi. Riết rồi có người, khi trước còn có nhận-xét riêng thì sau này cũng buông xuôi; thậm chí có bọn vỗ ngực là "làm Văn-Hoá" mà cố-vấn cho các em sinh-viên đại-học diễn-tập những hoạt-cảnh làm cho những người hiểu biết truyền-thống Dân-Tộc phải xấu-hổ (bỏ dẫn-chứng).

Tóm lại, bao lâu người Quốc-Gia trong cũng như ngoài (nhất là bên ngoài, chỉ những người đã định-cư khá lâu mới tạm có phương-tiện mà "hoạt-động”; nhưng tiếc thay, họ đã rời nước lâu rồi, phần đông họ thích “Văn-Nghệ quàng vai bá cổ” hơn Văn-Hoá) còn có quan-niệm “Ở đâu mà nói đến ỏTư-cáchõ, lần sau chẳng có ma nào nó tới nữa!" (Lời một cụ bà lão-thành Cách-mạng) thì dù có thắng cũng sẽ thất-bại, bơỉ vì lúc đó Xác Việt còn nhưng Hồn Việt thì vắng rồi (như nỗi lo cuả một vị T.G.M. khả kính). Kinh nghiệm khắp nơi cho thấy: Thắng bằng Văn-Hoá mới là Vạn-Thắng, thắng bằng mượn sức người rồi ra cũng sẽ đi đến thất-bại.

Để kết thúc bài tham-luận này, một đề-nghị cấp-thiết là chúng ta phải có kế-hoạch ĐÒI LẠI VĂN, ĐÒI LẠI ĐẤT và VUN-BỒI SỨC-GỐC. Đó mới là Thắng-Nghiã lâu dài, ngoài ra chỉ là thành-công nhất thời mà thôi. Khi gốc Văn-Hoá không vững, những thành-công chính-trị, nếu tạm có, cũng chỉ như hoa chóng tàn vậy. Trong nước, những mảnh rách cuả ý-thức-hệ Cộng-Sản còn sót lại chắc-chắn vẫn có khả-năng ngăn-chặn các cựu đảng-viên CS về Nguồn; tất-yếu họ sẽ bại-vong. Còn như chúng ta (trong, ngoài) thì thế nào? Xin có thơ rằng:

Lắng tâm soi cho kỹ, phải đâu xa!

Rời cỗi gốc, nên lời thề chửa vẹn!

Nguyên-Thái Nguyễn Văn-Thắng
Virginia 22202, ngày 23-4-1996

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002