Đại Chúng số 96 - Ngày 16 tháng 4 năm 2002

Duramax

BẠN CÓ BIẾT

TRẬN ĐÁNH IA-DRANG, GẦN PLEIKU. ĐẾÁN 37 NĂM SAU HOLLYWOOD.USA MỚI TUNG RA PHIM NÓI VỀ CHIẾN TRƯỜNG NÀY.

(đây là trân đánh có thật, chứng nhân từ Trung tá nay là Thiếu Tướng hồi hưu H.G. Moore do tài tữ gạo cội Hollywood Mel Gibson thủ vai chánh - Bạn nên đọc kèm với bài của Ký Điệu trong báo số này, chương trước.)

Đạt Luận Sưu Tầm

Ngày Tháng Tư Đen của toàn thể dân "di tản buồn" hay dân chúng chúng Miền Nam Nước Việt đến một lần nữa. Từ Năm 1975 đến 2002, vị chi là 27 năm trường. Nhiều người di tản buồn sang đây: người đầu thì bạc, người đã thành thiên cổ ngàn thu. Nhiều người không tin định mạng nhúng tay vào, nhưng có nhiều sự kiện xảy ra mà chúng ta, con người không ngờ được. Như tại Trung Hoa Lục Địa, đoàn quân hùng hậu của Thống Chế Tưởng giới Thạch rần rần đến một nơi hẻo lánh để mà diệt hẳn tàn quân của Mao trạch Đông đang núp trong vài làng quê hốc núi thì tự nhiên Phó Nguyên Soái Trương học Lương thình lình phản bội, bắt nhốt Tưởng giới Thạch và Mao trạch Đông được thoát.

Vào ngày đó giờ đó, tại nước Nga nhiều toán quân đặc biệt của K.G.B được mật lệnh đi bắt cho kỳ được Boris Yelsin thì Yelsin vừa rời nhà vào Quốc Hội. Người trưởng toán cầm đầu 26 xe thiết giáp đang bao vây Tòa Quốc Hội Nga thình lình đổi ý vì anh thấy một người đàn bà quê mùa đến trước xe chỉ huy mà cho anh một bó hoa cúc dại mọc ven đường. Ý niệm nhớ mẹ ngầy xưa trở về tâm tư anh, ngày anh bị gọi lên đường nhập ngũ thì Mẹ anh cũng hái cho anh một bó hoa cúc dại mọc ven đường tặng anh. Mẹ anh mất, và hình ảnh này trở lại nơi đây, Anh ra lệnh không được bắn vào Quốc Hội. Và nước Nga hay nói đúng hơn chế độ Cộng Sản Nga cáo chung. Ngược dòng thời gian hơn nữa tại một Thư Viện bên London, United Kingdommột người quá tuổi trung niên, nói tiếng Anh rất khó nghe nhờ một cô thư ký Thư Viện này tìm dùm một quyển sách nói về Tư Bản, cô này tìm cho ông ta một quyển sách nói về: "Tai nạn tại hảng xưởng của nhóm Tư bản Tây Phương" khác với ý ban đầu muốn mượn sách của người này. Người này đọc xong thì ý niệm đổi khác. Ông viết ra một thiên khảo luận đầy hằn học đối với nhóm Nhà Giàu Tây Phương thiên khảo luận này được in ra thành tên là "Tư Bản Luận". Người đàn ông ngoại quốc đó chính là Tổ Sư Cộng Sản, ông tên là Karl Max người Đức gốc Do Thái. Nay mộ của ông thì nằm tại nước Anh ít người lai vãng.

Một người thuộc xứ Ả Rập hay nói đúng hơn là Thổ nhĩ Kỳ. Anh có tài thiện xạ nhất thế giới. Anh có thể bắn bể một lá bài 9 nút hình trái tim, anh bắn bể trái tim số chín trong lá bài này. Anh được gởi đến một nơi tập bắn loại súng mới nhất. Đạn cũng được ướp chất độc vô cùng đầu đạn có lỗ chứa chất độc, chỉ cần bắn sướt da thì người bị bắn sẽ chết trong vòùng 12 tiếng đồng hồ sau đó Anh cẩn thận vào ngày đó giờ đó tất cả anh cất và tháo súng đạn đựng vào quyển sách Tự Điển Anh- Hy. Một chiếc xe đen đến chở anh qua biên giới Âu Châu giấy tờ hợp pháp. Quyển Tự Điễn Anh- Hy bị mất không biết lúc nào. Anh đành mượn khẩu súng của tài xế anh, được chở đến công trường thánh Phê Rô tại Vatican sớùm nhất, vì nếu đến trễ thì anh không thễ nào gặp tận mặt một người mà lệnh trên bắt anh phải sát thủ. Người đó là Đức Giáo Hoàng John Paul II. Đức Giáo Hoàng John Paul II đứng thẳng người, trái tim nơi trái, nhắm mắt cũng trúng, nhưng thình lình Đức Giáo Hoàng ho nhẹ, cuối người xuống. Súng đã rút, nhưng cùi chõ anh bị một vị nữ tu đụng phải, vị nữ tu dòng mến Thánh Giá muốn dâng Ngài một đóa hoa nhỏ. Vị nữ tu này đụng phải cùi chõ tên Thổ nhĩ Kỳ này. Đạn nổ. Đức Giáo Hoàng bị thương nhưng đạn không vào tim, và viên đạn bằng đồng đỏ không phải viên đạn bằng chì có nhuộm chất cyanur và một hợp chất tê liệt thần kinh hô hấp. Đức Giáo Hoàng John Paul II thoát chết trong đường tơ kẻ tóc.

Đó không thể nói là Định Mệnh và cũng không thể nói là một sự tình cờ tự nhiên được. Vậy nói cái gì đây? hay là nói như tưởng tượng vậy được chưa?

Trở lại đầu đề ngày hôm nay. Trận đánh Ia- Drang là một trong 5 trận dữ dằn nhất mà người Hoa Kỳ ta gọi là Đồng Minh Hoa Kỳ gặp phải và bên địch cũng nhận một giá rất đắt. IA-DRANG là cái gì?

Pleiku là thủ phủ của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II và Quân Khu II. Nằm ngay trên quốc lộ 14 đi Kontum-Ban mê Thuột. Từ Pleiku nhìn hướng tay mặt là Quốc Lộ 19 đi Qui Nhơn, hướng tay trái cũng gọi Quốc Lộ 19 nhưng đường trãi bằng đất sét đỏ, có đoạn lót bằng đá xanh đi về đồn điền Trà lớn nhất Cao Nguyên là Catecka. Chủ đồn điền người Pháp vùng Normandie, biết nói sõi 3 thứ tiếng: tiếng Thượng, tiếng Anh, tiếng Việt. Nam 1972 chủ đồn điền này chết vì bệnh sốt xuất huyết mà lúc bấy giờ chưa tìm được thuốc trị. Chính bệnh sốt xuất huyết này giết chết 3 đứa con trai của Thiếu tá Mai (chỉ huy trưởng một TĐ7 / BĐQ) trong vòng có 7 ngày. Chính Thiếu tá Mai này, người đánh giặc nổi tiếng giỏi được CSVN treo giá sống hay chết là 40 lượng vàng. Đứa con trai cuối cùng 5 tuổi, bị bệnh sốt xuất huyết luôn, nóng sốt và ộc ra máu tươi sau cùng được một vị bác sĩ Quân Y Pleiku tên là Đạt cứu sống, và gia đình Thiếu tá Mai cho phép người con trai út này gọi bác sĩõ Đạt là Cha Nuôi, lúc đó BS Đạt mới 26 tuổi, 17 tuổi đậu Ưu Hạng Tú Tài Đôi tại Saigon .

Quốc Lộ 19 đi về hướng Tây mãi qua đồn điền trà Catecka, thì đến Trại Lực Lượng Đặc Biệt Đức Cơ, đi mãi sẽ vượt qua biên giới Kampuchia, địa danh này gọi là Stung StrengThung lũng Ia-Drang có núi Chư Prong bao lại và trùng trùng điệp điệp núi đồi. Nơi đây có con sông chánh tỏa ra hình mạng nhện, mang tên Ia-Drang, Ia-Meur, Ia-Tea. Đi xuống một chút nữa là Trại Lực lượng Đặc Biệt Pleime.

Nằm trong chiến dịch Đông Xuân 65, CS hoạch đinh kế hoạch tấn công lớn tại Cao nguyên sẽ chiếm các thành phố lớn tại cao Nguyên như Kontum, Ban mê Thuột, Phú Bỗn làm quà ra mắt Bác tại Hà Nội.

Người chỉ huy chiến dịch cao nguyên núi rừng này là Tướng Chu Huy Mẫn, người gốc Thượng Du Bắc Việt, người này là cánh tay đắc lực nhất cho Võ nguyên Giáp, năm 1945 Chu huy Mẫn bắn phát súng khai hỏa đầu tiên tại Trận Điện Biên Phủ, chánh ủy Sư Đoàn 316. Năm 1964 Chu Huy Mẫn được điều về Cao Nguyên Trung Phần. Danh tướng Chu Huy Mẫn nỗi danh tướng tài Cao nguyên Trung Phần của CSBV nhưng bị mờ bởi các tay sĩ quan trẻ tuổi của QLVNCH mà đa số xuất thân từ Võ Bị Đà Lạt. Có trận thắng có trận thua, nhưng thua thì rất đậm gần hết sạch quân. Chu Huy Mẫn nổi danh là dùng biển người mà xung trận. Ông quên mất là chiến trường Điện biên Phủ không có pháo đài bay B-29 tiếp trận, nhưng chiến trường Cao nguyên Boloven hay Cao nguyên Trung Phần thì có pháo đài bay B-52 xung trận. Năm 1967 Chu Huy Mẫn bị Trần văn Trà thay thế, nếu để mãi tướng Thượng Du Bắc Việt thì Hà Nội sẽ hết quân, Chu Huy Mẫn có tiếng là tướng sát quân Trung Đoàn 32 CSBV bao vây LLDB Pleime và Chu Huy Mẫn cho rãi quân để đánh trận gọi là Công Đồn Đã Viện một phương án mới của Lâm Bưu Trung Cộng mà đánh tan đạo quân thiện chiến của Thống chế Tưởng giới Thạch, nhưng tại đây Chu huy Mẫn bị thua đậm. Lệnh Hà Nội bắt rút tất cả về Kampuchia mà chờ lệnh mới. Bên Đồng Minh, Tướng Westy hay gọi đủ tên là Westmoreland (một thủ khoa của trường Võ Bị nổi danh Hoa Kỳ là Westpoint) hạ lệnh cho sư đoàn 1 Kỵ Binh Không vận vừa mới đến An Khê chưa đầy 3 tuần Sư Đoàn 1 Không Vận (1 st Air Cavalry) là một ý niệm mới từ sau chiến tranh Triều Tiên Nam Bắc đánh nhau. Tất cã đều cho trực thăng và trực thăng sẽ quyết định chiến trường. Tư lệnh Sư Đoàn này là Thiếu tướng H.O Kinnard (người Dallas, Texas. Tốt nghiệp Thủ khoa Westpoint năm 1939). Ông dự trận đánh đỗ bộ đầu tiên tại Normandie Pháp mà đánh với quân Đức Hitler tại bờ biển Normandie. Trận đánh mà Thế Giới gọi là "Ngày dài Nhất" (The Longest Day). Lúc đó 29 tuổi ông mang lon Đại Tá trẻ nhất đoàn quân. Ngày 25 tháng 8 năm 1965 toàn thể Sư Đoàn Khinh Kỵ được đặt chân đầy đủ tại An Khê, nơi cách xa không bao nhiêu là đền thờ Quang Trung Hoàng Đế, nằm trên quốc lộ 19 đường đi Qui Nhơn. Nơi đây có một người lính trẻ Miền Nam đóng quân tại đây, sau này anh nỗi danh là nhà văn An Khê.

Thiếu tướng H.O Kinnard họp với các vị chỉ huy Việt tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II và Quân Khu II PleikuH.O Kinnard đồng ý với phương tiện vô cùng oai dũng của Sư Đoàn Đệ Nhất Khinh Kỵ (1 st Air Calvary) sẽ mở một cuộc hành quân mang tên là: "Tung bàn tay dài ra" (Long Arm Reaching, gọi tắt là Long Reach). Bên VNCH sẽ tăng thêm một chiến đoàn Dù nỗi danh làm lực lượng trừ bị. Ba giai đoạn liệt kê sau đây: 1.- giai đoạn 1 do Lữ Đoàn I đảm nhiệm, 2.- giai đoạn 2 do Lữ đoàn II đảm nhiệm, 3.- giai đoạn 3 do Lữ đoàn III đảm nhiệm

Giai đoạn I:

Ngày 28-10-1965 Tiểu đoàn 1 / 12 Khinh Kỵ được trực thăng vận chở đến phía tây mà chiến đoàn VNCH bị phục kích trong trận công đồn đã viện Pleime của CVBV. Bộ chỉ huy Lữ Đoàn đóng tại đồn điền trà Catecka, nằm trên quốc lộ 19 và cách quốc lộ 14 độ 4 km. Vùng hành quân rộng lớn đến 120 km2 được chia làm 3 khu vực nhỏ mang tên 3 vị Thiếu ta Tiểu đoàn Trưởng Hoa Kỳ: Shoe, Jim, Earl.

Trận đánh nhỏ tại Bệnh Viện dã Chiến của CSBV trở thành lớn vì CSBV muốn cứu thoát một đại tá CSBV đang bị thương nằm tại đây. Kết quả CSBV chết bỏ xác 99 người, phỏng đoán có đến 200 bị thương rút về biên giới Miên Việt. Bên Hoa Kỳ có 11 binh sĩ tử trận, 51 người bị thương, 8 trực thăng bị phá hủy vì đạn phòng không dữ dội.

Giai đoạn II:

Cuộc hành quân của Sư đoàn Không Kỵ đệ Nhất (1 st Air Calvary) không đánh trúng được trái tim của CSBV, nên tại Pleiku một lệnh được ban ra Tướng Kinnard cho lữ đoàn 3 tiến về Pleime mà truy quân. Nhưng thật sự Trung đoàn 66 CSBV đang ém quân tại núi Chư Prong mà chờ lệnh sẽ rùng rùng ào ra. Đây là một sự lầm lẫn đầu tiên của đời binh nghiệp danh tướng Kinnard.

Khuya 1 giờ 15 ngày 12- tháng 11 cùng năm. Một tiểu đoàn CSBV tấn công hậu cứ Lữ đoàn 3 tại Bộ chỉ huy đồn điền trà Catekca, mặc dầu có một Thiếu tá Dù VNCH thường cảnh cáo là quân của CSBV rất giỏi đánh sau lưng Bô Chỉ Huy. Nhưng nhờø có chó canh phòng, quân khuyển nên cuộc đột kích này thất bại. Kết quả địch quân chết 6 người, bên Hoa Kỳ chết 7 người và bị thương 23 người .Tìm được hơn 100 gói bánh tét chất nổ bộc phá của địch bỏ lại để liệng vào trực thăng và bồn nhiên liệu quanh đó.

Ngày 13 tháng 11, Thiếu tá H.G Mallet, Lữ đoàn 3 ra tay ông cho tiểu đoàn 2/5 trực thăng vận đến bãi đáp Falcon cũ và tảo thanh bao vùng đó. Nhưng dịch quân biến mất. Người ta quyết định đánh vào núi Chư Prong mà CSBV đang nằm phục kích chờ đó. Rặng Chư Prong cao độ 500 mét có thể ngó kiểm soát quanh vùng Ia-Drang.

Tiểu đoàn 1/7 đơn vị chủ yếu trong trận này mà Trung Tá H.G. Moore làm tiểu đoàn trưởng. Đây mới gọi là trận đánh mà phim ảnh Hollywood gọi là "We were Soldiers” sau 37 năm họ dựng lại mợt đoạn đánh để đời của Thiếu tướng H.G Moore theo hồi ký của ông được bán rất chạy trong năm vừa qua tại Hoa Kỳ. Best Seller.

Trung tá H.G. Moore có Thiếu tá H.L. Wirth làm tiểu đoàn Phó bãi đáp X-Ray là nơi nổ súng kinh hoàng nhất cho đời Trung tá H.G. Moore mà sau này ông làm Thiếu tướng vẫn không tài nào quên được. Quân đội Không Kỵ chọn bãi đổ quân không đầy 8 phút chạy bộ của Trung Đoàn Thiện Chiến 66 mà từ trước đến giờ Chu Huy Mẫn cố tình ém quân. Không cho phát tuyến và cấm di chuyển nên Trung đoàn này lừa được Sư Đoàn Đệ Nhất Không Kỵ của Hoa Kỳ do danh tướng Kinnard chỉ huy.

Chu Huy Mẫn nhận thấy khi quân đội Hoa Kỳ lo đổ quân và lập căn cứ chỉ huy đánh giặc thì lúc đó là lúc họ yếu nhất vì họ chọn đất khô ráo dựng lều, nơi vệ sinh nơi tải thương, nơi tiếp liệu ăn uống và nhất là nơi phát tuyến mà cần câu vô tuyến chĩa lên trời như cả trăm người ngồi câu cá gác cần vậy. Nơi yếu nhất là nơi người ta dùng làm bãi đỗ rác không một người lính Mỹ nào muốn lặn lội vào khu rác hôi thối này mà gài mìn hay giăng dây kẻm một cách sơ sài, có anh lính G.I vừa giăng dây kẻm vừa bịt mũi và lầu bầu trong miệng. Đêm về khu bãi rác này chỉ có chuột và côn trùng đang tụ về đây mà thôi. CSBV cho rằng chỗ này mới là nơi ăn tiền đây.

Chu Huy Mẫn cho lệnh không đánh căn cứ PleiMe nữa mà tất cã đều về bãi đáp X-Ray dự tiệc. Bãi đáp X-Ray này có Trung tá H.G. Moore chỉ huy trưởng. Nay là tài tử Mel Gibson đóng vai chánhTrung tá H.G. Moore người cũng tầm thước với tài tử Mel Gibson này. Trung Tá H.G. Moore lúc đó cho quân đi truy lùng địch, bắt được một tù binh, và người tù binh này cho biết tất cả mũi tinh nhuệ của Trung Đoàn 66 CSBV đang về đây dự tiệc. Moore thình lình đổi ý, như vậy bãi đáp đổ quân của đơn vị ông, cũng là nơi quyết định trận đánh sinh tử đời mình.

Trưa ngày 14 tháng 11 năm 1965, hai trung đội của ông chạm súng với địch quânvì một Trung Úy H.T. Herrick ham rượt vài quân địch mà lọt vào ổ phục kích của địch quân. Trực thăng quân đội Hoa Kỳ vừa vận quân đến bãi đáp thì đồng thời súng địch nổ lên như mưa. Tiệc lớn đã khai màn. Phi cơ A-1 Skyraider bị bắn rơi nơi bìa rừng. Trung đoàn 66 của Chu Huy Mẫn đánh ván bài đầu tiên: Hai tiểu đoàn 7 và 9 ra quân. Chiều 4 giờ thì rừng núi đã âm u tối dần. Hai đại đội A và ba của Trung tá Moore đang bị kẹp chặt như ép chả lụa vậy. Tiểu đoàn được lệnh rút lui, nhưng quá trễ.

Đạn bắn đầy trời, bom nổ sáng như mặt trời đêm vậy. Quân sĩ bị thương càng lúc càng nhiều. Trực thăng không vào được vì đạn cao xạ phòng không giăng kín cả khung trời mà màu đen chầm chậm đi xuống.

Bãi đáp X-Ray được chống cự bởi sự can trường của Trung tá H. G. Moore. Quân số còn 7 người khỏe mạnh. Từ nơi xa, pháo đội bạn đã bắn đến viên đạn thứ 4000 ngàn trong đêm. Nếu không có đạn nổ chụp trên không thì giờ đây Trung tá H. G Moore không còn viết được hồi ký để đời cho chúng ta biết. Nơi góc kia đại đội của mình cũng đang tuyệt vọng. Nhưng một phản lực cơ F-100 bay đến oanh tạc lầm vào trại làm chết thêm một số người này. Đơn vị thiệt hại nhất của Tiểu đoàn của Trung tá Moore là đại đội C. Lúc 8 giờ sáng điểm quân số tại hàng chưa đụng trận thì đại đội C Hoa Kỳ gồm có 5 sĩ quanvà 106 binh sĩ. Đến 2 giờ trưa thì toàn thể sĩ quan đại đội C Hoa Kỳ đều hy sinh, quân sĩ từ 106 người nay còn 49 người, khó có thể cầm cự trận đánh tối nay kéo dài từ trưa này. Nhưng kỳ lạ là rạng ngày 15 tháng 11 năm 1965 thì quân địch thình lình thổi còi lui quân. Trung úy R.Rescolar ghi lại trên biên bản báo cáo như sau: "Xác lính Mỹ và quân CSBV nằm khắp nơi. Nơi tôi đang đứng đây là nơi mà Trung Úy Geoirgehan bị hy sinh chiều 5 giờ hôm trước. Rất nhiều xác lính Bắc Việt nằm vắt ngang hàng rào, có người bị cụt đầu vì đạn pháo binh nổ chụp trên không. Một anh lính Mỹ người da đen đã bị địch ghim lưỡi lê vào ngay trái tim và tên địch cũng bị anh này ghim lưỡi lê ngay vào ngực, cả hai chết lập tức với tư thế quỳ, nếu xô ngang thì cả hai sẽ ngã ra. Đau lòng là người lính Mỹ thu dọn chiến trường, anh này phải kêu người bạn tiếp tay kéo tên địch ra thì mới kéo xác anh lính Mỹ này được. Điều đặc biệt là tất cả lính địch rất trẻ, cắt tóc rất ngắn và để dài phía trên, và áo quần thì rất khá mới so với những kỳ trước mà đa số địch quân mắc áo quần vàng bị hư rách rất nhiều."

Nghĩa là trận đánh Ia-Drang do sự sai lầm tính toán của Thiếu tướng Kinnard. Ông cho chọn bãi đáp đỗ quân mà mở cuộc hành quân rất gần ổ phục kích địch đang chờ vài hôm trước trong dãy núi Chư-Prong. Tình báo chiến trường của Ông cho biết là chắc chắn quân địch đang ở biên giới Kampuchia từ lâu rồi, vì quanh núi Chư-Prong đoàn phi cơ thám thính không thấy dấu hiệu địch quân như: dấu chân trên cát hay cỏ, không có dấu hiệu khói nấu ăn, không có cành cây gãy khi đại quân đi qua tất cả an toàn cho quân vào làm bãi ụ. Nhưng tất cả đã lầm.

Nơi kia Tiểu đoàn cũng bị đụng trận không kém phần ác liệt. Đến nỗi họ phải kêu pháo đài bay B-52 dội bom lửa sát phòng tuyến của họ. Lệnh này được lập lại 3 lần thì phi công B-52 mới dám thi hành vì lửa sẽ bao phủ quanh khu vực như lửa Hỏa Ngục vậy. Nấp dưới hầm sâu cũng không còn dưỡng khí đề thở nữa tất cả xác quanh đó sẽ trở thành màu đen nứt nẻ hết không nhận được diện hình con người. Lúc đó phi vụ B-52 đánh bom đến 18 lần trong ngày. B-52 được lệnh từ Pleiku bỏ bom toàn thể núi Chư Prong chận địch quân đánh xuống khu vực Hoa Kỳ vừa đổ quân và đồng thời chận bứt con đường rút quân của Tướng Chu Huy Mẫn chạy sang Kampuchia.

Sáng mờ sương ngày 16 tháng 11,Trung tá H.G Moore yêu cầu pháo binh bắn vào khu vực hàng rào kẻm gai quanh trại. Loạt đạn thình lình nổ quanh làm tất cả các địch quân đang đào xới tiến dần vào doanh trại. Bị bại lộ nên toàn thể nhóm này đồng thời đứng lên xung phong, nhưng quá trễ tất cả địch quân này đều tử thương cách hàng rào phòng thủ không đầy 3 mét. Như vậy pháp binh đã bẻ gãy cuộc đột kích vào ban sáng. Thông thường họ đánh đêm nên về đêm người ta canh phòng nhiều hơn ban ngày. Tiểu đoàn 2/7 do Trung tá Mac Dade đến tăng viện cho tiểu đoàn 1/7 mà Trung tá H. G. Moore làm chỉ huy trưởng. Đồng thời Tiểu đoàn 1/7 được lệnh về Pleiku dưỡng quân vì thiệt hại rất nhiều trong trận đánh đột kích của Trung đoàn 66 thiện chiến của Chu Huy Mẫn coi sóc.

Tại Bộ Tư Lệnh Hành Quân Quân Đoàn II, sau khi nhge báo cáo kết quả từ Hoa Kỳ tại trận đánh X-Ray trong thung lũng Ia-Drang, nên quyết định tung 5 tiểu đoàn Dù thiện chiến của QLVNCH, chiến dịch mang tên Thần Phong. Cuộc khai diễn vào ngày 18 tháng 11 năm 1965.

Trong khi đó Tiểu đoàn 2/7 do Trung tá McDade đến thay thế vai trò của tiểu đoàn 1/7 của Trung tá H.G. Moore thì xui hơn. Từ bãi X-Ray tiểu đoàn 2/7 bắt đầu bung quân ra như cánh hoa hồng. Khi Tiểu đoàn rời khỏi bãi đáp X-Ray độ 3 giờ thì bị lọt vào ổ phục kích rất nhiều quân số của địch quân đang nằm chờ nơi đó từ lâu.

Lần này có trung đoàn 33 CSBV mà Đồng Minh mất dấu từ hơn nửa năm nay. Họ tưởng Trung Đoàn này bị dập bởi B-52 khi chạy sang Kampuchia và biến mất để bổ sung quân số. Nhưng họ đã lầm, Trung đoàn này không chạy qua biên giới mà họ đã ém quân thật thần kỳ chờ đợi. Hoa Kỳ suy tưởng chỉ cần vài Tiểu đoàn của mình sẽ quét sạch Trung Đoàn 66 vừa kể, nhưng họ không dè đụng thêm một Trung Đoàn mang bí số 33 mà họ ớn từ lâu. Nay họ gặp hoàn toàn 100% quân lính Trung đoàn này tại đây, tại Thung lũng Ia- Drang.

Trong 2 giờ đụng trận thì Trung đoàn 33 đã xóa 50% quân số của Tiểu đoàn 2/7 do Trung tá Mc Dade chỉ huy. Lúc này quân sĩ Hoa Kỳ gần hết đạn vì hầu hết tất cả quân nhân Hoa Kỳ khi mới đụng trận vào giờ phút đầu thì họ bắn hết phân nửa số đạn mang theo. Hoa Kỳ rất ỷ y khi đánh trận của con nhà giàu bắn cho hết ga, bắn cho sướng tay, càng bắn nhiều thì địch càng chết nhiều. Rồi trực thăng sẽ chở đạn dược đến thiếu gì đừng lo. Nhưng khi trực thăng bị lưới phòng không phủ chụp xuống. Chiếc nào vào lưới lửa thì chiếc đó bị nổ tan ngay trên không trung. Không đạn dược thì chỉ đầu hàng hay bỏ chạy thôi.

Đêm về toán dịch quân đi thanh toán chiến trường. Tất cả tử thi đều được địch quân đâm suốt từ tim ra sau lưng, dù tử thi đã chết từ lâu. Thiếu Úy G.A. Custer bị miễng pháo cắt ngang chân, đang nằm chờ chết. Xung quanh anh toàn là người chết xếp lớp. Anh nghe nơi xe địch quân “Đi thanh Toán Chiến Trường” như sau: “Họ đi hàng ngang, lưỡi lê kéo dài rất nhọn từ súng AK-47, họ đến từng người lật ngửa xác ra và chĩa lưỡi lê vào ngay tim rồi ấn xuống. Có xác chết từ lâu thì tiếng lưỡi lê hay cây sắt nhọn đâm vào tim, tiếng nghe rất dòn: "Xụt xụt... Oït ọt", có nạn nhân đang hấp hối bị đâm suốt vào tim thì người sẽ cong lên và hét lớn lần cuối. Tiếng thét này theo dõi Thiếu Úy G. A. Custer suốt đời, từ Ia-Drang đến tận Chicago nơi mà Thiếu Úy về an dưỡng cuộc đời phế binh sau 37 năm sau.

Khi đến cách Thiếu Úy chừng vài mét thì có cuộc trải thảm của B-52 nên Thiếu Úy Custer nghe tiếng kèn thổi lui quân của địch. Và từ đó ông không còn nghe gì nữa cho đến 3 tuần sau tại phòng Hồi Sanh của bệnh Viện Hoa Kỳ đóng tại phi trường Cù Hanh Pleiku.

Trung Úy C.R. Rescola thuộc Đại đội Chung Sự Hoa Kỳ ghi lại trận này như sau: "Một lính Mỹ chết mà tay vẫn còn cầm bao thuốc lá, phần hốc mắt bị nổ mất tiêu. Xa hơn nữa tôi thấy một sĩ quan có bằng Biệt Động trên gò vai, đó là Thiếu Úy Don Corret (người Utah) anh bị trúng thương nhiều lần nơi ngực và bụng. Nhiều binh sĩ chết như chưa nhận được lệnh đứng dậy lên đường. Rõ ràng họ bị đánh bất ngờ trong lúc nghỉ quân chờ đám tiền thám về báo cáo. Có lẽ họ đang nghỉ quân nơi địch đang núp dưới lòng đất. Họ lọt vào ngay ổû kiến lửa chết người. Các binh sĩ súng cối chết trong tư thế ngồi dựa vào các gò đất, đạn súng cối vần còn đeo nơi vai và hông. Họ chưa biết họ bị chết bất đắc kỳ tử mà. Nơi xa là lính Bắc Việt mặc đồ kaki màu vàng. Họ chết rất trẻ độ 15, 16 tuổi là cùng. Tôi đến gần một gò cao thì nghe tiếng rên. Tôi vội bắn vào gò đó 2 phát súng lục. Có ba người. Hai người đã chết, người thứ ba đội nón cối, nằm ngửa, gương mặt bầu bỉnh như một teenage thiếu niên vậy. Anh chỉ tay vào miệng đòi nước, nơi bụng anh là một đống ruột trắng phủ đầy bụng. Anh khát nước, nhưng khi tôi mở bình nước thì anh đã chết rồi, trên tay tôi."

Trong khi Tiểu đoàn 2/7 bắt đầu di tản thương binh thì hai đại đội A và ba của Tiểu đoàn 1/5 được lệnh trở về bãi đáp X-Ray. Họ đến nơi nầy lúc 5 giờ chiều, đến 6 giờ tối thì một Tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn 33 nói trên tiến đánh. Nếu tại An Khê mà không có lệnh của Trung tá coi Hậu Cứ ra lệnh cho phi tuần Skyraiders và phi pháo từ Holloway bắn đến thì hai đại đội này sẽ bị tận diệt và vị hỏa sát thân ngay lập tức.

Đây là trận đánh sau cùng của Sư Đoàn 1 Không Kỵ (1 st Air- Calvary) do Thiếu Tướng H.O. Kinnard chỉ huy. Nếu Tiểu đoàn 1/7 của Trung tá H.O. Moore được lệnh ở lại mà bổ sung quân số thì đêm nay ông sẽ diện kiến một Trung đoàn mới lạ mà Bộ Chỉ Huy Hoa Kỳ thắc mắc không hiểu “tụi Trung đoàn 33 biến đi đâu mất từ nửa năm qua vậy?” Vâng! họ không biến mất mà họ độn thổ ém quân tại chốn cũ của họ từ lâu lắm rồi. Trung đoàn 33 đánh giặc giỏi hơn Trung Đoàn 66. Trung Đoàn này có tài là: Thanh toán chiến trường rất nhanh và gọn, nghĩa là vừa chạy ào ào tới thanh toán chiến trường bằng lưỡi lê cây nhọn và chạy mất khi đạn pháo binh rót xuống. Chỉ trong vòng 25 phút là xong chiến trường. Họ không nhận tù binh và họ không cho tù binh đầu hàng. Họ là Trung Đoàn 33 được 6 lần tuyên dương công trạng trước bác tại Hà Nội. Họ khác Trung đoàn 66 nói trên. Họ rất lỳ.

Nhưng tại sao Hai Trung đoàn 33 và 66 vội vã rút quân vì họ biết có 5 Tiểu Đoàn Dù của QLVNCVH đang đi về phía họ. Và họ biết: "Tụi Dù" đánh giặc khác hoàn toàn kiểu đánh giặc của quân đội Hoa Kỳ. Cộng Sản Bắc Việt biết cách thanh toán chiến trường và lính Dù cũng vậy. Họ biết lính Dù đoán cách đánh của họ rất tài tình và lần nào cũng thua về CSBV. Họ CSBV và lính Dù biết tài với nha vì tất cả là người Việt.

(Lời người viết: chân thành cám ơn Trung Úy Nguyễn đức Phương, cựu Trung Úy Hải quân QLVNCH, người không có bằng Tham Mưu Trung Cấp mà tài năng còn cao hơn nhiều vị sĩ quan có bằng Tham Mưu Cao Cấp QLVNCVH. Và chân thành cám ơn Tr/Uy P.N.L người có bằng Tham Mưu Trung Cấp nhưng Thượng cấp lại không muốn dùng sự chỉ chõ của anh, nên một ngày đó địch quân lọt vào QYV/PK mà làm xập máy đèn và chết một tân binh Y Tá. Và nhờ gốc mạnh nên vị CHT/QYV/PK Trần quý T không hề gì và Saigon không biết cái gì chuyện này. Hiện nay Y sĩ Trung tá Tr.Q.Tr. hiện hành nghề tại San Diego California USA, nhớ tới Tr/Uy Bác sĩ Đạt người chung phòng với P.N.L gọi nhau mầy mầy tao tao. Năm 1972 tại Pleiku nhớ lại)

Đạt Luận

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002