Đại Chúng số 96 - Ngày 16 tháng 4 năm 2002

Duramax

GIỚI TRẺ NỔ BOM TỰ SÁT DO KHÔNG CÓ NIỀM HY VỌNG

Một số người Palestine, một thế hệ mới lớn không tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống

By Daniel Williams
(Washington Post Foreign Service)
Phong Thu chuyển ngữ

BEIT WAZAN, WEST BANK - Trước khi đi cửa hàng mua sắm cho vài người cung cấp bom cho cô một sợi dây nịch, Dareen Abu Aisheh đã có cuộc tranh cải liên tục với chú của cô ta là ông Jasser Khalili, nhiều lần về sự đúng và sai của việc nổ bom tự sát.

Mỗi lần tranh cải, ông Khalili chống lại sự giết hại những người thường dân vô tội và tự sát, Abu Aisheh đã trả lời ông bằng những câu hỏi: "Chú không muốn bị bắn chết như một con chó có phải không? Chú có cảm thấy mình là con người hay không khi bị người Israel điều khiển cuộc sống của chú? Chú có tin tưởng rằng chúng ta có tương lai không? Nếu tôi bị giết dưới bàn tay của họ thì tại sao tôi không mang theo vài người của họ cùng chết với tôi?"

“Tôi công nhận tôi đã không chống lại những lời nói của cô," Khalili nói, ông là người đã ngồi nói chuyện để thức tỉnh cô. “Tôi đã cố gắng giải thích cho Abu Aisheh hiểu rằng chuyện tấn công người khác là việc làm sai trái. Nhưng cuối cùng, sự tranh cải của tôi yếu dần. Và cô đã làm những gì cô muốn".

Abu Aisheh, 21 tuổi, đã di chuyển trên một chiếc xe đến một chiếc xe quân đội nơi quân Israel kiểm soát ở Modiin một làng nhỏ, gần West Bank trong ngày 27 tháng 2 và quấn chất nổ quanh người. Cô đã làm bị thương hai người Palestin và hai người Israel. Chỉ có một mình cô tử thương.

Trước đó, cô đã làm việc rất hăng hái để tìm một số người biến cô thành một quả bom. Có hai người trong nhóm Islamic đã không chấp nhận cô ta, một người ở gần nhà cô là một người phụ nữ, trước đó có liên hệ với mạng lưới tổ chức của Al-Aqsa Martyrs Brigades, một chi nhánh (offshoot) của người Palestine Liberration Organization bà ta là một giáo sĩ thế tục đã cung cấp bom, quấn quanh người cho cô.

Theo một cuộc thống kê, trong vòng 18 tháng đã có 59 người Palestine nổ bom cảm tử, giết chết 125 người Israel, ở Isreal, ở West Bank và Gaza Strip để chống lại sự chiếm đóng của người Isreal trên phần đất của họ. Phần lớn, những người Palestine đều có suy nghĩ đến cách đánh bom cảm tử để bảo vệ đất nước của họ, sự phản kháng nầy đã lan sang thế hệ của Abu Aisheh.

Trong khi những thanh thiếu niên người Palestine nói rằng họ không muốn nổi danh trong việc nổ bom cảm tử chống lại Israel giành lại độc lập cho đất nước, nhưng trong từng lời nói của họ cũng giống như âm thanh vọng lại từ Abu Aisheh. Những cuộc đối thoại của giới trẻ ở West Bank và Gaza điều xoay quanh đề tài tự sát bằng bom đ? khủng bố kẻ thù.

Người Palestine đã nhận thức ra rằng thế hệ trẻ, những ai tin tưởng vào họ đều không nhìn thấy tương lai, không còn thấy cuộc sống có ý nghĩa và phải chọn lấy cái chết để thoát khỏi sự điều khiển của họ. Những câu trả lời sâu xa nhất là giết người Israel qua việc nổ bom tự sát.

"Nổ bom tự sát là con đường cuối cùng duy nhất của họ", Rita Giacaman, một người Palestine đang làm việc trong cộng đồng bảo vệ sức khoẻ và là nhà nghiên cứu ở Ramallah, muốn tìm hiểu về tình trạng của sinh viên ở trường Biz Zeit University, ông là người lãnh đạo học viện nghiên cứu nổi tiếng của người Palestine, đã nhận xét về thái độ của sinh viên. Ông nói: "Chúng tôi khám phá ra rằng sinh viên của chúng tôi không có niềm mơ ước hoặc không tìm thấy viễn cảnh của tương lai tươi sáng hơn thực tại.

Trong cuộc nghiên cứu nầy đã cho thấy sinh viên phàn nàn về cuộc sống bấp bênh của họ. Ông tiếp: " Có khoảng hơn 40% sinh viên trả lời rằng họ cảm thấy cuộc sống nhạt nhẻo, vô ích, không có hứa hẹn và họ không có đủ khả năng đương đầu với cuộc sống. Các em thường có những triệu chứng lơ đểnh, mất ngủ, lo sợ, nhức đầu và tâm tính thay đổi đột ngột”.

Đánh bom tự sát là giải pháp duy nhất để bộc lộ sự thất vọng mà Giacamam gọi là "tự huỷ diệt chính mình". Bà kết luận rằng những người trẻ tuổi tự sát hoặc ném đá vào quân đội Israel “Họ cũng là những người muốn tự sát" bà tiếp "bởi họ đã châm thêm ngọn lửa cho cuộc xung đột bùng cháy".

Giacaman cũng bắt đầu nghiên cứu về sinh viên ở Bir Zeit, không phải vì họ là những người tiêu biểu đại diện cho sinh viên Palestine nhưng vì bà muốn so sánh để tìm ra sự thực để sáng tỏ. "Bir Zeit là một nơi nghèo nàn và tình trạng thất học cao không tưởng tượng được. Nhưng điều đó không cần thiết trong cuộc nghiên cứu nầy.

Abu Aisheh, là một điển hình, cô là sinh viên khoa Anh Ngữ của trường Al-Najah University ở Nablus, một tỉnh nhỏ ở gần làng cô. Abu Aisheh hoạt động trong Hội Sinh Viên và là thành viên của nhóm Islamic Resistance Movement. Một nhóm người truyền giảng đạo Hồi bằng tiếng Ả Rập, Hamas, họ không chấp nhận cuộc đàm phán hoà bình với Israel. Họ đã gởi đi rất nhiều cảm tử quân để tự sát chống lại Israel, dù vậy họ đã từ chối sự tự nguyện của Abu Aisheh.

Những người có quan hệ với cô đều cho rằng cô tức giận và đau buồn trước cái chết của người em họ tên là Safwad, người đã nổ bom tự sát ở trạm xe bus ở Tel Aviv trong tháng giêng vừa qua. Cô viết một bài nói lên cuộc sống gian truân của Safwad, anh ta đã sống như thế nào khi mười tuổi đã phải đi nhặt rác để nuôi gà làm kế sinh nhai, nhưng tất cả tiền bạc đã bị mất hết do cuộc xung đột xảy ra hàng ngày. ông Khalili và cha của Dareen, Mohammed Abu Aisheh, đã nói rằng họ biết cô mang theo một vết thương lòng khi thấy một người đàn bà mang thai bị lính Israel bắn trọng thương gần Nablus vào ngày 25 tháng 2 vừa qua.

“Cô ấy đã xác định mục đích của mình” ông Mohammed nói “cô đã khẳng định điều đó và không thay đổi ý định”.

Abu Aisheh đã để lại một bức thư tuyệt mệnh trong đó cô viết là rất đau đớn khi thấy những người mẹ bị mất đi những đứa con trai. Đặc biệt có gọi tên của Mohammed Dura, một cậu bé bị lính Israel bắn chết cách đây 17 tháng trong khi đang đi bộ với cha ở Gaza. Cô viết: “Nhiệm vụ của chúng ta là lấy đi mạng sống của lính Israel cũng như họ đã giết chúng ta".

Khalili nói rằng từ lâu cô không còn nhắc đến tương lai của mình. Cô không còn chăm chú đến trường. Tôi đã đến thăm cô suốt những ngày nghĩ. Tôi khuyên cô nên nhìn về tương lai. Đó mới là trách nhiệm của Thượng Đế, của những đứa trẻ và của chúng ta. Cô chỉ trả lời duy nhất: “Tôi tin chắc rằng Safwar đang có ngày an nghĩ tốt đẹp”.

Điều nầy không có gì khó hiểu về sự khủng hoảng của thế hệ trẻ hiện nay. Đầu thập niên 1990, hầu hết mọi người đều tin tưởng rằng cuộc chiến sẽ kết thúc, đến 1996, người Israel đã ngưng không rút quân ra khỏi West Bank và Gaza Strip. Cuộc đàm phán đã thất bại vào mùa hè năm 2000 và cuộc chiến lại bùng nổ vào tháng 9 năm đó.

Viola Raheb, một người chăm sóc thường xuyên cho trẻ em ở một trường nhà thờ Lutheran tại West Bank và Jordan nói rằng bà đã nhìn thấy các em thiếu niên và các em học sinh tiểu học bị khủng hoảng tinh thần. Các em không muốn đến trường và sợ hãi. Các em không còn tin rằng cha mẹ các em có thể bảo vệ cho các em được an toàn. Giấc ngủ của các em đầy ác mộng, triệu chứng chóng mặt, buồn nôn thì ngày càng gia tăng. Cũng như bà Giacaman, Vio Raheb kể lại giai thoại của những vụ nổ bom cảm tử.

“Đó là một điều hết sức khủng khiếp khi mà những người trẻ tuổi họ thật sự tin tưởng rằng con đường tốt nhất của họ là tự kết thúc cuộc sống của chính mình. Raheb nói: "Nếu bạn không hiểu được giá trị cuộc sống của chính mình thì làm sao bạn có thể hiểu được giá trị cuộc sống của người khác?"

Tháng vừa qua, tại thành phố Tul-Karm ở West Bank, một cô bé 15 tuổi tên là Noura Shalhoub đã lấy dao từ nhà bếp và đâm một người límh tuần tra của Israel ở gần thành phố cô. Người lính Israel đã bắn cô. Cô ngã xuống chết tại chỗ. Cha cô là ông Jamal Shahoub nói tâm tính của cô thay đổi sau khi nhìn thấy một trực thăng tấn công vào thành phố bắn chết một người hàng xóm.

Noura bắt đầu đọc nhiều bài chính trị trên loa phóng thanh trong trường. Cô đã trở thành người tin tưởng vào thuyết định mệnh. Có một lần, một luồng gió trong thành phố thổi đến làm sụp ngã một cánh cửa sổ bên giường cô. Cô đã nói: "Thượng Đế thật vĩ đại, tôi có cảm giác cuộc thánh chiến đang đến gần”.

Shahoub là một thầy thuốc thú y, ông thường rầy là con cái đến trường học hành trong suốt thời gian có cuộc xung đột. Ông đã gởi các con đến trường trên một chiếc xe và tin chắc rằng con cái không có chuyện gì xảy ra cho chúng suốt đoạn đường từ nhà đến trường và từ trường về nhà. Noura chưa bao giờ đến đội lính tuần tra bên ngoài Tul-Karm.

Ông nói: “Tôi luôn cố gắng bảo vệ các con. Tôi cảm nhận rằng Noura đang tức giận, nhưng khi nghe tin tức, tôi đã bị chấn động tinh thần. Sau đó, tôi mới hiểu ra rằng Noura đã dò la tin tức từ bạn bè và các chị về các đội tuần tra của Israel. Noura đã biết mình phải làm gì".

Một ngày trước khi qua đời, mẹ cô đã cố gắng chỉ cho cô bé một phòng ngủ mới mà ba cô bé đã xây trong nhà. Noura đã từ chối không nhìn đến căn phòng ngủ mới xây. “Lũ trẻ bây giờ đều hành động như vậy, chúng đang khước từ cuộc sống”, ông Khaled Shalabi, chú của Noura đã nói.

Noura đã để lại một bức thư tuyệt mệnh. Trong đó, cô nói về cuộc thánh chiến để báo thù và một danh sách của tất cả các nạn nhân đã bị Israel thảm sát.

Việc nổ bom cảm tử là một việc làm được mọi người tại Palestine công khai chấp nhận mà họ xem đó là cuộc thánh chiến của những người anh hùng. Chưa có một người lãnh đạo nào, một tổ chức nào đứng ra nhận lãnh trách nhiệm về những cuộc nổ bom cảm tử nầy. Mặt khác, thường những cuộc nổ bom tự sát là do chỉ thị bởi một số tổ chức như Hamas, Islamic, Tihad hoặc al-Aqsa Martyrs Brigades. Ngay khi người ta có thể nghe được những lời bàn tán xôn xao về tình trạng của giới trẻ, thì cũng không có ai nghe được một lời chỉ trích hay bình phẩm nào về những người đã chỉ đạo những cuộc đánh bom cảm tử để giết người và tự sát.

Nơi tẩn liệm thi thể của Abu Aisheh, mọi người đều có những ý kiến về về cái chết của cô, câu hỏi được đặt ra là ai đã dẫn cô đến cái chết.

Ở đó chỉ có sự im lặng, mọi người đều có những ý kiến rất khác nhau về chuyện không có người lãnh đạo, chuyện bị đối xử ngược đãi, con số tử vong của người Palestine ngày càng tăng, tình trạng tồi tệ của nền kinh tế. Cuối cùng cũng không có sự bình phẩm nào của các tổ chức al-Aqsa Martyrs Brigades, Hamas hay những tổ chức nào khác. Cờ của những tổ chức nầy vẫn tung bay cùng với màu cờ đỏ, xanh, trắng biểu tượng của người Palestine.

Phong Thu

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002