Đại Chúng số 95 - Ngày 1 tháng 4 năm 2002

Duramax

ĐỪNG HỎI TẠI SAO

Người Thứ 9 biên soạn.

Đã từ lâu Việt kiều tại Mỹ thường tự hỏi Cộng Đồng Người Việt tại Pháp bây giờ mần ăn chừ ra sao? Nhưng chúng ta, Việt kiều Mỹ thì lại biết Cộng Đồng Người Việt tại Canada mần ăn rất ngon lành. Nhất là tại Toronto, họ đã có nhiều hành động tốt, đầy lòng nhân đạo như: nhận nhiều người tàn tật hay bệnh tật nguyền mà cần kỹ thuật khoa học và nên Y khoa tối tân Tây Phương mới cứu được mà thôi, như nhận cứu chữa một em bé bị mù lòa, nay điều trị hết bệnh cho em rồi. Còn Việt kiều chúng ta thì nói ra hơi xấu hổ Quá đông Cộng Đồng mà đa số làm xấu hổ người Việt và người Mỹ thì khi dể chúng ta rất nhiều. Điển hình tại Nam California, có đến 2 Cộng Đồng Người Việt và khi chợ Tết vừa rồi thì chánh quyền Hoakỳ tại Quận Cam cấm tuyệt 2 Cộng Đồng này mở chợ Xuân mà chỉ cho Tổng Hội Sinh Viên Long Beach được phép mở chợ Xuân Nhâm Ngọ còn 2 Cộng Đồng Việt đó đành xấu hổ với người Mỹ vô cùng. Còn tận Thủ đô Hoa thịnh Đốn thì không tránh khỏi chuyện xấu hổ đối với người Mỹ, có người xưng hô Cộng Đồng đại diện người Việt mà lại làm kẻ trốn xâu lậu thuế. Ra tới chánh quyền Hoakỳ thì người Hoakỳ chỉ nói câu này "lại tụi ViệtNam này nữa..."

Nay quay sang Pris hay Pháp xem thử Cộng Đồng Người Việt tạu Pháp xem thử ra sao.

Bài này được trích ra từ tuần báo Thời Luận, không đề số báo số mấy, nhưng đề ngày: Thứ Tư 20, tháng 3, 2002 của tác giả Lê mộng Nguyên. (vì bài rất dài, chúng tôi ráng làm sao cho nguyên ý hay nguyên bài vào trọn báo đại Chúng này.)

Có hơn 200 ngàn người ViệtNam đã định cư tại Pháp nhất là từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 (biến cố dân tộc). Nhưng thật ra muốn hiểu tường tận vấn đề này dính dáng mật thiết đến tương lai đất nước, ta cần phải theo dõi diễn tiến lịch sử và chính trị của di dân VN. Trước khi trả lời câu hỏi đã nêu trong chủ đề nói trên, nghĩa là vạch lại hiện tượng định cư của một số đồng bào chúng ta trên mặt xã hội học và văn hóa.

I.- Diễn tiến lịch sử và chính trị của định cư Việt Nam tại Pháp:

Vì lý do thắt chặt trong quá khứ giữa đế quốc thuộc địa Pháp và các nước trong cựu Đông Pháp, nước Pháp là một xứ sở rất tiện lợi cho di dân Việt Nam, Miên, Lào và Trung Hoa. Bởi vì các dân chúng Thái Lan, Mã lai, Ấn Độ, Phi luật Tân hoặc Tân gia ba phần lớn thích chọn các nước Mỹ và Úc châu. Cộng Đồng Việt Nam tại hải ngoại rãi rác hơn 70 nước của địa cầu có thể lên tới 2.3 triệu người mà trong đó có hơn 300.000 người Việt chính tông sinh sống tại các nước lân cận Á Châu.

Bắc Mỹ có nhiều dân định cư nhất: 1.150.000 trong đó 1 triệu người ở Hoakỳ và 150.000 ở Gia nã đại. Trong vùng Đại Dương Châu, đồng bào ta được tổng số 272.00 phân chia khắp các nuớc Úc (160.000), Nouvelle Zeland (8.000) và Nouvelle Caledonie (4.000). Trong các nước Tây Âu tương đối ít người Việt (400.000).

Tổng số người Việt tại Pháp bao nhiêu chính xác? rất khó trả lời. Trước khi bức tường Bá Linh và chế độ Cộng Sản xụp đổ trong các nước thuộc về Trung và Đông Âu, chánh phủ Hà nội đã gởi 240.000 thanh niên lao động làm việc với mục đích củng cố tài sức công nhân và kỹ thuật của các quốc gia này thuộc gia đình chủ nghĩa xã hội trước cách mạng năm 1989-1991. Một số thanh niên này từ chối không trở về VN, cho nên hiện nay có gần 100,000 muốn di chuyển sang Pháp quốc, lợi dụng cơ hội việc áp dụng hiệp định Schengen cho nhiều nước trong Liêp Hiệp Âu châu.

Tổng số người Việt tại Pháp được bao nhiêu. Người ta chỉ nói tổng quát về di dân Đông Dương chứ không kể riêng biệt các chủng tộc Lào. Miên, hay Việt Nam. Hơn nữa con số những người được vào Pháp tịch bị xóa trên bảng thống kê người Việt định cư tại Pháp hiện giờ tính đến 200,000, trong lúc nhà kinh tế học Trần văn Tòng đưa ra con số rất lớn 250,000.

Từ thời kỳ từ 1919-1918 tới 1954 và trong đợt đầu có đến 50, 000 người Việt phần đông quê quán Bắc Kỳ, đã được chiêu một làm "lính thợ" (soldats-ouvriers) để tham gia vào sức gắng chiến tranh của "Mẫu Quốc", nhưng một khi hết chiến tranh quyết định ở lại trên đất Pháp để làm việc trong kỹ nghệ công nghệ diệt (Lyon) hoặc kỹ nghệ xe hơi vùng ngoại ô Paris hoặc trong việc xây đắp đường tàu sắt ở miền Bắc nước Pháp.

Đợt hai (từ 1919 – 1939) đặc biệt dành riêng cho khoản 5000 người trẻ muốn rèn luyện trí thức với trình độ đại học rất cao (tỉ dụ: Phan châu Trinh, Nguyễn mạnh Tường ) và những ngưới giữ vai chính trị (như Hoàng Đế Bảo Đại, khách uy thế của một nước bảo hộ hơn một kẻ di cư, Hồ chí Minh, Nguyễn an Ninh, là những nhà cách mạn chống Pháp trong tương lai)...

Một số trở về quê hương sau khi đậu bằng cấp Đại Học Pháp. Một số ở lại xin nhập quốc tịch Pháp và từ đó không còn tên trên thống kê của Bộ Nội Vụ Pháp (vì vậy năm 1962 chỉ còn đến 6,853 người).

Trong kỳ thứ hai từ 1954 đến 1975 nghĩa là từ chiến tranh VN thứ hai (giữa miền Bắc Cộng Sản và Việt Nam Cộng Hòa Miền nam) nước Pháp chỉ chấp nhận sự có mặt của sinh viên Việt Nam có học bổng của VNCH hay của chính phủ Pháp, nhất là sau cuộc tấn công Cộng Sản nhân dịp têát Mậu Thân (1968). Nếu năm 1962 có 6,853 người thì nay tăng đến 14,196 người theo Bộ Nội Vụ Pháp.

Thời kỳ thứ ba cũng là thời kỳ cuối bắt đầu từ năm 1975 (thất thủ Saigon) mà cũng là thời kỳ Pháp nhận nhiều nhất đến hơn 200, 000 người dân di cư phần lớn từ những nước miền Đông nam Á. Phần chủ yếu là gồm những người từ Việt, Miên, Lào.

Nói riêng đồng báo chúng ta và theo bảng thống kê của: "France-Terre d’asile" (Nước Pháp đất nương náu người tị nạn) giữa năm 1975 đến 1990 có đến 43, 000 người Việt tị nạn, phần lớn là những thuyền nhân được Pháp chọn từ trại tị nạn trên khắp nơi thế giới.

Ngoài ra theo chương trình ODP (Ordely Departure People) được chính phủ Hà Nội chấp thuận từ tháng 7/1978 đến cuối năm 1980. Hiện giờ chúng ta có thể nói có khoảng 200,000 người mà trong đó có đến 18,000 người trong nội thành Paris.

II. Phương diện Xã Hội học và Văn Hóa của Di cư và định cư tại Pháp:

Trong cuộc thảo luận tại Hàn Lâm Viện Khoa Học Hải Ngoại Pháp (số 15, đường La Perouse, Paris, Quận 16) diễn giả Michel Tauriac trả lời như sau: "Sự hội nhập xã hội của dân di cư Việt Nam tại Pháp là một thành công lớn".

Cùng theo một quan niệm và nhân dịp nói đến Pháp Quốc là một nước đã nồng nhiệt tiếp đón hàng ngàn "những kẻ trầm luân vì tự do", tôi xin nhắc lại là lúc bấy giờ trong những năm 1976 và kế tiếp, dưới thời các chánh phủ Jaques Chirac và Raymond Barre, những kẻ tị nạn VN tại Pháp đã được chánh quyền Pháp nâng đỡ tận cùng. Đó là lời nói của nhà xã hội học Lê hữu Khóa trong một bài xã thuyết đăng trong “Le Vutenam au Present” trang 194-207 tháng 10/1992.

Nhà xã hội học nói tiếp: "Tôi còn nhớ hồi ấy, Tổng thống Giscard d’Estang đã ra chỉ thị cho công chức hành chánh phải làm cho thuận tiện, dễ dàng, đơn giản và mau chóng thủ tục gia nhập quốc tịch Pháp cho người tị nạn."

Sau khi Bắc Việt thôn tính Nam Việt vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 và kế theo là thảm kịch của những người vượt biển tìm tự do, đồng bào chúng ta có thể được quốc tịch Pháp trong một thời gian ngắn: 6 tháng, 9 tháng hoặc lâu nhất là 1 năm.

Tôi đã giúp đỡ nhiều người trong việc làm thủ tục giấy tờ và nhân dịp này tôi muốn nói lên lòng biết ơn của người Việt Nam đối với chánh quyền Pháp.

Sự hội nhập xã hội nước ngoài của người Việt Nam là một thành công, bởi vì những kẻ cựu tị nạn đặt chân trên đất Pháp vào những năm 1954 và 1975, toàn là sinh viên, trí thức hay làm thương mại, đã không ngần ngại xấn tay vào những địa hạt chuyên môn và khoa học, cũng như những ngành Y Khoa, Dược Khoa và yêu chuộng học thức trước tất cả, thế hệ này qua thế hệ khác.

Trả lời môt câu hỏi của tôi trong buổi đàm luận tại Hàn Lâm Viện Khoa Học Hải Ngoại chiều ngày 03-03-2000 về tổng số người Việt tại Pháp, nhà văn và ký giả Michel Tauriac cho biết: "Tôi có thể nói vào khoảng 1 triệu người. Tại sao? Hãy mở Minitel và tìm kiếm họ Nguyễn - xem như mọt thứ Dupont Việt Nam – thì quý vị sẽ thấy họ này ở khắp mọi nơi ở Pháp, từ thành thị đến thôn quê. Quý vị có biết tại Pháp có chừng 4000 Bác sĩ Y Khoa Việt Nam và hơn 2000 Dược sĩ nhưng đối với dân Pháp, tất cả người Việt là người Tàu và tất cả đều là chủ Cao lâu nhà hàng"

Sử học gia Philippe Devillers hiện diện hôm ấy có thêm vào danh sách này những chuyên nghiệp điện tử, hoặc trong ngành "informatique" và các nhà khảo cứu lừng danh. Tôi tin chắc nhờ giáo lý của Khổng Tử, hơn là Phật Giáo và Đạo Giáo, những cựu tị nạn nay định cư tại Pháp đã theo đuổi học vấn và rèn luyện trí thức đến tận cùng. Phần đông đã thành công (nhất là trên mặt kinh tế) và đó là cách trả ơn xứng đáng của người Việt cho Pháp quốc đã đón tiếp nồng hậu những kẻ “trầm luân tìm tự do". Hơn nữa, tinh thần hỗ trợ gia đình đã thoa dịu những vết thương của đồng bào trú ngụ tại Pháp bị thất nghiệp trong những năm 1980. Thành thử mặc dầu đời sống khó khăn, trong cộng đồng Việt Nam tại Pháp, không có người nào bị thân thuộc ruồng bỏ ra ngoài phải sống sót bên lề đường.

Trong những giai đoạn khủng hoảng, tất cả thị tộc thiết lập lại dưới mái nhà cùng dòng họ: thanh niên Việt Nam thất nghiệp được cho ở trong nhà của cha mẹ, đến lượt cha mẹ già được sống êm dịu những ngày hưu trí trong nhà con cái, cháu chắt chứ không phải nương náu cô quạnh trong những nhà dưỡng lão. Sự phụng thờ tổ tiên trên đất khách luôn đi đôi với sự tôn kính và biết ơn người lớn tuổi.

Nhưng để tưởng nhớ tới nghìn vạn người vượt biển đã bỏ mình cho Tự Do, tôi xin trích mấy dòng sau này của "Siegfried" với mục đích dâng tặng đồng bào định cư khắp Năm Châu Bốn Biển, trong dịp đầu Xuân Nhâm Ngọ 2002: “Le premier immigré demeure, sa vie durant, un homme de son pays dorigine”.

Còn chúng ta tại Hoakỳ thì làm sao?

Đừng nên theo gương xấu của những người Đại Diện Cộng Đồng Việt Nam đã làm gương xấu cho con cháu người Việt chúng ta nói chung và người Mỹ nhìn chúng ta bằng con mắt khinh bỉ như ngày xưa tại Quận Cam, California có một nhóm Bác sĩ gian lận thẻ Y tế chánh phủ, sau đó đến gian lận vụ đụng xe tai nạn xe cộ và gần đây tại Thủ đô Hoa thịnh Đốn. một nơi rất gần với Quốc Hội Hoa kỳ và Cơ quan cầm quyền Hoa kỳ mà có một Tổ Chức xưng danh đại diện Người Việt lại trốn xâu lậu thuế Hoa Kỳ họ rất khinh bỉ vụ này. Xin Bà nào đó nên đổi tên họ thành họ người Congo hay xứ Ethopia là vừa. Bảo đảm dòng họ thân thuộc của bà chưa ai đỗ đạt nên người trí thức xã hội Hoakỳ cả. Giống Gene đi xứ nào cũng không thoát khỏi Gene DNA cả.

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002