Đại Chúng số 95 - Ngày 1 tháng 4 năm 2002

Duramax

ĐỌC BÁO DÙM CÁC BẠN

Ký Điệu ghi lại

1.- Ghé Thăm Mông Cổ (Bài của Bảo Trân / Úc đại Lợi, đăng trong Nhật báo Người Việt số 5943)

Nhắc đến Mông Cổ người ta nghĩ ngay đến Thành Cát Tư Hãn, một ông vua đã từng đem quân đánh Đông dẹp Bắc, chinh phục nhiều quốc gia trên thế giới, một sắc dân luôn luôn có con ngựa bên cạnh.

Tuy nhiên Mông Cổ đã qua cái ải vàng son ấy, và nếu bạn có dịp ghé qua Mông Cổ bạn sẽ thấy ngỡ ngàng như mình đang đi ngược thời gian, trở lại thế kỷ trước hơn là du lịch một quốc gia nào đó.

Mông Cổ đã một thời gian làm náo động đất nước Trung Hoa và các nước láng giềng vùng Trung Á đến tân Hung gia Lợi. Người Việt có câu “quân Mông đến đâu cỏ không mọc đến đó”, để nói lên sức mạnh của quân đội này.

Tuy nhiên chúng ta cũng không khỏi ngạc nhiên là ngày nay Mông Cổ lại giữ được trọn vẹn vùng đất đai của mình giữa hai nước háu thắng ham đất như Trung Hoa và Nga Sô.

Mông Cổ ngày nay trở thành một quốc gia có chế độ dân chủ đại nghị, mặc dầu họ phải trả giá thật đắt cho chuyện này. Hiện nay Mông Cổ rất yếu kém hạ tầng cơ sở, thiếu sự giúp đở của Thế Giới, thời tiết cực lạnh khô khắc nghiệt đã làm mùa màng thường xuyên thất thu, dân thường lâm vào cảnh đói kém.

Lịch sử:

Các nhà khảo cổ đã tìm được những thi hài của người xưa tại vùng xa mạc Gobi và nhiều nơi khác trên đất Mông Cổ. Những người này đã từng sống tại đây cách đến 500 ngàn năm (năm trăm ngàn năm). Mặc dầu mùa hè ở đây rất ngắn và họ sống theo đoàn du mục, nhưng dân Mông Cổ đã biết trồng lúa mì sớm hơn mọi dân khác trên thế giới. Họ cũng nổi tiếng là giống người đầu tiên đã thuần hóa được ngựa, bò (loại bò lông dài tên Yak) và lạc đà.

Cái tên Mông Cổ được ghi vào sách đời nhà Tống (618- 907 A.D). Lúc đó giống Mông Cổ nằm dưới quyền cai quản của giống dân Hồi-Ngột (Uighurs). Dân Uighurs chịu ảnh hượng của Thiên chúa Giáo, sau khi thống trị được Mông Cổ người Hồi-Ngột này đánh tan nhà Tống. Dân này lãnh đạo Mông Cổ cho đến năm 840 A.D rồi bị giống dân Kyrzyz (thuộc Tân Cương) đánh bại.

Người Mông Cổ chưa biết liên kết đồng minh láng giềng nên thường những vụ nổi dậy đều bị dẹp tan. Nhưng đến thế kỷ thứ 12 có một chàng trai trẻ, tên Theit mộc Chân (Temunjin). Theit mộc Chân biết liên kết các dân tộc nhỏ thành một nhóm lớn, sức mạnh lan dần. Năm 1189 chàng trai trẻ này được tôn lên làm Khả hản (Vua) và Thiết mộc Chân đổi tên thành Thành cát Tư hãn (Genghis Khan). Ông chia đoàn lính chiến thành đội ngũ, căn bản là 1000 người (thiên tuế). Ông lập đội tình báo là những người giả dạng thương nhân dùng lạc dà đi buôn bán đó đây, để vua biết xứ nào yếu thì đánh trước.

Rồi nhà Hạ mà sử gọi là Tây-Hạ thua và phải triều cống tiền bạc cho quân đội Mông Cổ. Đánh bại quân Kim ở Đông Bắc Trung Hoa, rồi chiếm đóng Thủ đô Kim này là Yên Kinh (ngày nay là bắc Kinh hay Beijing), rượt vua nhà Tống chạy xuống Nam, vua nhà Tống lập Thủ đô tại Khai Phong (Hà Nam ngày nay). Đến năm 1220 thì đạo quân Mông Cổ vang danh thiên hạ, các Thành phố lớn đều đầu phục như: Bukhara, Samarkan (Afghanistan) đến Pakistan ngày nay rồi một phần Ấn độ, chiếm đến xứ Nga (vùng Crimea).

Thành Cát Tư Hãn mất trên con đường chinh chiến vào năm 1227. Thi hài của Ông được bí mật chở thật lẹ về quê hương, Ông được dành nghi lễ mà chưa vị vua chúa nào có được: 40 phi tần hoàng hậu, 40 thân binh võ kỵ, 40 con ngựa, 40 con lạc đà Mông Cổ biên giới.

Cháu Nội của Hãn là Hốt tất Liệt còn hung dữ và tài giỏi hơn Ông Nội mình. Chính Hốt tất Liệt thanh toán luôn triều vua nhà Tống cuối cùng tại Khai Phong Phủ (Nhạc Phi bị bán đứng bởi Tần Cối). Hốt tất Liệt gồm thâu thiên hạ, trái dất bấy giờ 3/5 nằm trong tay Hốt tất Liệt.

Hốt tất Liệt lập nên nhà Nguyên hùng vĩ, lên ngôi Hoàng đế (1271-1368). Hốt tất Liệt ngừng xâm lăng vì hết các nước giàu nữa rồi, nên bắt đầu lập ra guồng máy cai trị cho triều đại nhà Nguyên của mình. Từ Korea, đến Hung gia Lợi, Iran, Iraq và với đến một xứ nhỏ là Nam Việt. Lúc này ai mà thuộc công dân Mông Cổ thì lỡ phạm tội tử sẽ không bị chết. Mông Cổ vang danh thiên hạ, bên trời Âu nghe đến Mông Cổ là người tây Phương sợ vỡ mật.

Năm 1294 Hốt tất Liệt qua đời thì đế quốc lần lần tan rã vì nạn tướng lạnh không tùng phục nhà vua mới lên mà hùng cứ một phương khác nhau.

Đến gần 200 năm sau, thế kỷ 14 người dân bản địa Trung Hoa nổi dậy, lật đỗ nhà Nguyên mà lập ra nhà Minh. Quân Mông Cổ bị thua trận từng nước này đến nước kia, sau cùng tất cả phãi rút về cực Bắc Trung Hoa là xứ Mông Cổ ngày nay.

Rồi sau nhà Minh thì đến nhà Thanh. Khi nhà Thanh suy tàn, năm 1911 Mông Cổ nhân cơ hội này tuyên bố độc lập, không lệ thuộc nhà Thanh nữa. Một người Mông Cổ tên Damba (nghĩa là Phật Sống) lên làm Quốc Trưởng. Năm 1915 ký hiệp ước Kyakhta giữa Nga, Trung Hoa, Mông Cổ công nhận Mông Cổ độc lập không phải theo nước nào hết.

Năm 1917 Nga Hoàng bị lật đổ, Cộng Sản Nga thành lập, lợi dụng xứ Nga còn bị loạn thanh trừng với nhau, nên Trung Cộng do Mao trạch Đông hướng dẫn, đem binh đến chiếm toàn thể Mông Cổ. Nga lập tức động binh và Trung Cộng vội vàng trả lại xứ Mông. Đội ơn Mông Cổ cùng đoàn quân Bolshevic (tiền thân Quân Đội Cộng Sản Nga ngày nay) đánh chiếm được Ulaan Baatar. Quốc Trưởng Mông là Damba được giữ yên ngôi vị quốc trưởng của mình. Quốc Trưởng Mông theo sát hình thức của Nga, lập ra Đảng Nhân Dân Mông Cổ. Ngày 26 tháng 11 năm 1924 Mông Cổ đổi thành tên Công Hòa Nhân Dân Mông Cổ, Hiến pháp y theo Hiến pháp Cộng Sản Nga hoàn toàn. Khi Stalin thanh toán hết các tay đối thủ, thì bàn tay ác độc Stalin vươn đến xứ này, dân đói và làm việc ngày đêm đem nền kinh tế Mông Cổ vốn kiệt quệ vào tay Stalin. Dân Mông Cổ lúc đó đói chết gần 30% dân số. Rồi Stalin gởi những người Mông Cổ trẻ sang Moscow mà học tập chính trị sau cùng cho về nước nắm quyền, Cộng Sản Mông Cổ bén áp dụng chính sách tiêu diệt tôn giáo. Hàng 27 ngàn sư sãi gốc Áo Đỏ bị đưa ra pháp trường xử bắn vì tội không đâu, chùa bị tiêu diệt làm nơi tụ họp hay làm cơ sở Đảng.

Khi Đế quốc Sô Viết tan rã, thì Mông Cổ trỗi dậy. Dưới sự lãnh đạo của một người tuy thuộc Đảng Cộng sản nhưng anh có đầu óc canh tân xứ sở, tên là Jambyn Batmonkh. Năm 1986 khi Tổng bí Thư Gorbachev cho thi hành chính sách cởi mở một phần thì Mông Cổ dưới quyền của Bathmokh vội vàng hưởng ứng theo, còn Trung Cộng và Việt Nam thì không. Năm 1989 Mông Cổ bang gioa với Trung Cộng và có Tòa đại Sứ theo cấp bậc ngang hàng với nhau. Năm 1990 thì Jambyn Batmonkh mất quyền, Quốc Hội Mông cho phép lập ra nhiều Đảng, tháng 5 năm 1990 thì 2 Mông Cổ thay đổi Hiến Pháp. Sau cùng đảng Liên Minh Dân Chủ ra đời và thắng phiếu Đảng Cộng Sản Mông. Năm 1996 kết thúc sau 76 năm cai trị sắt máu của Nga Cộng.

Năm 1997 Mông Cổ chính thức tham dự Tổ chức Mậu Dịch Thế Giới, còn Việt Nam thì vài năm sau. Nền kinh tế Mông không được thời tiết giúp đỡ, mùa lúa sắp sửa thu hoạch ngon lành thì bị bão rét đến, mùa săn bắn hay trồng trọ thì mưa không có, hạn hán kéo dài làm dân chết khát rất nhiều, gia súc chết hàng loạt...

Mông Cổ rất rộng đất dai, diện tích đến 1.6 triệu km vuông. Với dân số trên dưới 3 triệu người, thua xa một thành phố Saigon 2 lần.

Mông cổ là nhiều sắc dân hỗn hợp như : Dân Mông Cổ (chiếm 80%), dân Kazaks. Tàu, Nga, Hung Thổ. Nói 3 loại tiếng địa phương như: tiếng Mông, tiếng Hồi Ngột, tiếng Tàu và tiếng Tây tạng.

Thăm viếng Mông Cô chỉ được vào tháng 5 đến tháng 9 mà thôi. Ngoài ra là thời tiết rất lạnh. Nếu thăm Thủ đô Ulaan baatan thì nên đem áo ngự hàn gấp 2 lần, vì nơi đây bão tố rét lạnh thổi trực tiếp từ Bắc Cực đến rồi mới tới các nước nằm dưới Địa cầu sau. Thời tiết tháng 7 tốt nhất, khí trời mát mẻ, trong khi đó tại Việt Nam thời tiết tháng 7 thì học sinh nghỉ hè vì quá nóng. Mông Cổ tổ chức Lễ tết tháng 7 gọi là Naadam.

Vì Mông Cổ quá rộng, dân cư quá ít ỏi nên du lịch chỉ có dùng phi cơ loại nhỏ dành cho 10 chỗ ngồi, nếu đi ngựa, lạc đà hay xe hơi thì đi rất xa và nếu trục trặc thì không có ai cứu hết.

Mông Cổ trên giấy tờ có ghi đến 80 phi trường, nhưng đa số phi trường nhỏ như sân đá banh, dành cho phi cơ Cessna một cánh quạt mà thôi.

Mông Cổ có xe buýt nhưng vì thiếu thường xuyên cơ phận sửa chữa nên hệ thống xe buýt Mông Cổ rất lạc hậu. Đường xá đa số là bằng đất nện từ thời Thành cát Tư Hãn để lại, nên xe buýt chạy rất tung bụi mù và hành khách thì lắc lư như con tàu bị say sóng.

Thủ đô Mông Cổ là Ulaan baatar (gọi tắt là UB). Một thành phố buồn thiu nhất the giới, xe buýt rất cũ chạy chầm chậm ngang qua chung cư cũ, trên vách tường cũ vẫn còn nhiều khẩu hiệu cường điệu thời Stalin như "Nhà nhà vui vẻ, người người mạnh khỏe dưới sự lãnh đạo vô cùng sáng suốt của Stalin". Nhưng những chiếc xe của ngoại giao đoàn lần lần được thấy tại Thủ đô này như: Toyota, Mercedes, Hondaxe hơi chạy trên đường vắng người rộng thênh thang và vài con bò Yak hay con ngựa chạy chậm rãi ngang qua chung cư.

Thủ đô Ulaan Baatar có giòng sông lạnh chạy ngang mang tên Tuul và núi thật xa đẹp không thua gì núi Phú Sĩ Nhật Bản, núi này tuyết phủ ngọn quanh năm. Mặt Trời có ánh sáng đặc biệt vì vùng Cực Bắc nên ánh sáng rất khá xa lạ với những du khách từ Philippines đến tham quan.

Nhiều chung cư nhưng cũng có rất nhiều người không được cấp hộ khẩu tại đây, nên họ đành phải sống ven ngoài ngoại ô mà chống chọi với mùa Đông cực lạnh, khoảng trên dưới gần 300 ngàn người không hộ khẩu này.

Mông Cổ chỉ có vài nơi đáng ngó sơ qua mà thôi, như công viên Shabaatar, dinh Mùa Đông của Bogd Khaan (môt danh từ gọi Phật Sống thứ 8 này). Lâu đài xây dựng năm 1893 và năm 1903 mới làm xong. Quanh Thủ đô có 4 ngọn núi mà dân Mông gọi là: Tứ Thánh Sơn (Four Holly Peaks). Mang tên lần lượt sau đây: Tsetssegum, Chingeltei, Songino, Khairkhan và Bayansurkh. Ngoài Thủ đô Ulaan baatar hiện nay còn có Cố Đô Kharkhorin.

Năm 1220 Thành cát Tư Hãn ra lệnh khắp thiên hạ xây cho Ông một Tòa Lâu Đài phải hơn mọi Tòa Lâu Đài mà Ông được biết nhưng Khả Hãn chết trước khi Tòa Lâu đài này xây xong, con cháu theo di chúc làm xong. Nhưng Hốt tất Liệt thì không ở tại Tòa lâu đài này mà dời về Bắc Kinh. Vì Hốt tất Liệt lý do chọn một thành phố làm cung điện cho mình. bắc Kinh rất rộng, không có sông lớn chảy qua, không có núi bao bọc vì Ông sợ bị địch quân đánh phục kích nên Hốt tất Liệt chon Bắc Kinh làm Thủ đô cho triều đình mình. Ông có đội kỵ binh mạnh nhất thế giới, dũng sĩ can trường nhất thế giới, nên Ông chọn một nơi khoáng đảng gọi là Bắc Kinh ngày nay vậy. Địch quân chưa đến đánh kinh thành thì vó ngựa của Ông đã chạy đến tận nơi rồi.

Tòa Lâu Đài của Thành Cát Tư hãn thì bị Trung Cộng tàn phá lúc đem quân sang, rồi đến Nga Cộng đến đánh nữa, nên thành bị tan nhiều phần nhỏ.

Ngoài ra còn có Gurvnaisaikhan National Park noi này du khách có thể đến cắm trại theo lời yêu cầu, trại cắm là loại trại Mông Cổ theo kiểu cách ngày xưa là tròn và có chóp hở lỗ trên đầu, dễ cuốn khi muốn di chuyển. Có nhiều hồ nước lạnh trong vắt mà không có đến một con cá nào bơi lội nỗi vì nước quá lạnh, mùa Đông thì đặc lại.

Du khách được mời uống sữa lạc đà hay sữa ngựa là chuyện thường, ăn món chua chua từ bao tử bò lấy ra, ăn một số loại thịt còn sống nhăng.

Nhưng điều lạ lùng là nơi này chưa hề có du khách nào than phiền bị ăn cắp hành lý hết. Vì thời Thành cát Tư Hãn, Ông rất kỵ kẻ ăn cắp. Chính Ông viết trong quân lệnh là Ăn Cắp không được để bình yên nên tại phần xứ Ả Rập có lần Akha Hãn của Ông cai trị là chặt tay kẻ nào ăn cắp rồi sau này đạo Hồi áp dụng chặt chẽ hơn nữa.

2.- 15 Vị Tổng Thống Hoakỳ làm thay đổi bộ mặt Thế Giới (Báo U.S. News số 6, Volume 132):

Phần 1. Hoakỳ dẹp tan Hải tặc hoành hành trên biển cả từ hơn trăm năm nay:

Khi Tổng thống Bush I và Bush II đem toàn thề sức mạnh quân đối Hoakỳ mà đánh thẳng thừng vào nước ngoại quốc, ngoài Việt Nam ra thì chúng ta còn nhớ: Tổng thống James Madison.

Vào dầu thế kỷ 19, Tổng thống Thomas Jefferson và James Madison gởi Hải Quân Hoakỳ đến vùng biển Địa Trung Hải (Mediterranean) và ra lệnh Hải quân dốc toàn lực sức mạnh của mình mà đánh vào bờ biển một xứ. Lúc đó hai vị Tổng thống này được sự ủng hộ hoàn toàn của dân chúng Hoa kỳ. Lúc đó tuần báo mạnh nhất thời bấy giờ là "Nile’s Weekly Register" ghi như sau "Chiến tranh thật sự nổ ra tại một vùng đất xa lạ và Hoakỳ hiện nay đang làm chủ tình hình".

Hải quân Hoakỳ đang đánh vào xứ Hải tặc thời bấy giờ “Đánh vào hải cảng Tripoli". Lúc đó những xứ dung dưỡng hải tặc như: Algiers, Morocco, Tripoli, Tunis. Lúc đó hầu như toàn thể vùng biển Địa Trung Hải này nằm trong tay hải Tặc. Họ có nhiều chiến thuyền tối tân, đôi lúc đánh bại nhiều Tàu Hải Quân của Anh, và nếu thấy thua thì đám hải tặc này chạy vào đất liền của những nước vừa kể trên, rồi biến mất dạng. Đợi Trời yên mây tạnh thì dong buồm ra khơi mà ăn cướp. Cho đến một thời gian thì Hoàng Gia Hải Quân Anh đành chịu ký một mật ước ngầm là "mấy anh muốn làm gì thì làm xin đừng rớ đến Tàu có mang cờ Hoàng Gia Anh là chúng tôi cám ơn vô cùng". Như vậy một nước có Hải Quân mới ra lò nóng hổi chưa chừng phong sương súng đạn là Hoa kỳ lãnh đủ 100% em ơi.

Năm 1785 Hải tặc xứ Algerians chụp được hai chiếc Tàu du lịch và buôn bán từ Boston lạng quạng chạy ngang vùng cấm địa hải tặc cầm tù 21 đàn ông già, còn trẻ thì sung công làm culi còn đàn bà con gái Mỹ thì khỏi nói rồi. Của Trời cho đám hải tặc râu rậm hung dữ này thụ hưởng. Lúc đó Hoakỳ chỉ có 13 tiểu bang, chưa có Tổng thống chánh thức, chưa có hải quân, còn tiền quân lương nuôi quân đội thì tùy lòng hảo tâm của các tay chủ đồn điền cho. Lúc đó Adams, Bộ trưởng đang viếng London rất tức giận nói như sau “Đám hải Tặc này bắt buộc phải có ngày nhưng hiện giờ Hoakỳ chưa có Tàu chiến nào chạy ra ngoài khơi xa được, nên chờ ngày huy hoàng mới được."

Năm 1879 thì Hoakỳ mới có vị Tổng thống đầu tiên mang tên là "Goerge Washington". Nhóm Hải tặc người Algeries này cànglúc càng tính thêm tiền ăn uống ở trọ của những con tin bị bắt từ 2 chiếc tàu từ Boston kỳ trước. Họ đòi tiền chuộc mạng rất cao nếu không giao tiền thì mấy trự này bị treo cổ mỗi tháng một người. Lúc đó Jefferson đang làm Ngoại trưởng Hoakỳ phải la làng "chúng ta chỉ có 2 con đường, một là đánh hải tặc, hai là đóng tiền hụi chết cho tụi nó là xong". Từ đó Jefferson ra lệnh đóng tàu mà chơi tụi hải tặcmới được. Năm 1792 thì có thư từ nhóm tù binh đem tới “chúng tôi rất chán mấy vị Hoa kỳ rồi, có lẽ chúng tôi đành phải theo đạo tụi họ mà thôi" (the hostages, in desperation, might abandon Christ and country). Thế là Hoakỳ tổ chức lạc quyên để cứu con tin. Người ta lạc quyên được $54 ngàn USD bấy giờ, có tiền rồi nhưng ai đem tiền đưa tận tay tụi ăn cướp này đây? Nhờ Hải quân Hoàng Gia Anh đưa dùm chăng? Mình vừa đánh nước Anh mà dành độc lập chưa xong mà đưa tiền cho họ thì kỳ lắm. Vậy có tiền, nhưng không gởi đến xứ Algeries được và tù bình thì cứ ở đó muốn làm gì thì làm.

Rồi họa tới thêm nữa. Tụi Algeries này càng lúc càng lộng hành, kỳ này họ đi xa nhà và bắt thêm 11 chiếc tàu của Hoakỳ nữa, con tin đếm đến 126 người toàn đàn ông mà thôi, đừng kể đàn bà hay con gái vì đó là quà tặng của Thượng đế mà.

Kẹt quá, nên Tổng thống Hoakỳ là Georger Washington đành gởi đại số tiền $642 ngàn đôla và quà cáp biếu xén như thuốc súng và thuốc sát trùng cho tụi ăn cướp này. Kết quả 2 tháng sau thì đám con tin này được về nhà bình an.

Năm 1800 là năm chót của Tổng thống Adams, thì dân Hoakỳ giận đám hải quân Hoakỳ lắm nên báo chí có lời nguyền "Cho hàng triệu tiền vàng cho quân đội, nhưng một xu chuộc mạng thì không bao giờ."

Nhưng Hoakỳ cần buôn bán ra ngoại quốc, lúc đó đâu có phi cơ nên mọi chuyện đều dùng Tàu mà chuyên chở hàng hóa từ nước ngoài vào và từ quốc nội ra. Hàng ngoại nhập đắt tiền từ London đến, hàng xuất khẩu từ nội địa như: thuốc lá, lúa mì, da thuộc đi ra vào và nhóm Hải tặc này càng lúc càng có thêm tù binh. Bắt rất dễ ợt, cứ treo cờ hình đầu lâu sọ người màu đen là Tàu Hoakỳ từ từ treo cờ trắng lên đầu hàng. Rồi tàu Hải tặc đàng hoàng chậm rãi lướt sóng mà chở tù binh về xứ mình, đàn ông thì cho chuộc, còn đàn bà thì lập lại lần nữa là "của Thượng Đế tạo ra nên phải hưởng bằng không Thượng đế giận cho mà coi."

Như vậy tình từ ngày đầu cho đến trong vòng 10 năm Hoakỳ đã móc túi mà chuộc tù binh đàn ông lên đến gần $2 triệu đồng 2 tiền vàng rồi. Tiền này Hoakỳ biết sẽ được mấy tay vua con, Sultan, chia theo Tứ Lục, nghĩa là Hải tặc được 6 còn Sultan được 4.

Sau cùng đến Tổng thống Jefferson, chịu hết nổi nên Ông cho gởi 4 tàu chiến đến Tripoli và khai hỏa vào thành phố này. Nhưng lần đầu thì có nhiều chuyện nnhư người xưa nói: Vạn sự khởi đầu nan mà. Tàu chiến loại ngon lành trong bốn chiếc đó tên là Philadelphia, đang khai hỏa ngon lành thì bỗng dưng một thùng thuốc súng cạnh cột buồm chánh phát nổ, tàu không còn buồm và tay lái nữa nên đành chịu hy sinh vậy. Tàu trôi vào hải cảng Tripoli và tất cả bị bắt làm tù binh hết. Tù binh chiến tranh lên đến 309 người, gồm sĩ quan và thủy thủ trên tàu chiến mang tên là Philadelphia. Còn chiếc tàu khổng lồ đang đậu tại bến Ngự Tripoli thì hải quân Hoakỳ còn sót lại 3 chiếc rất lo ngại, vì đám Muslim tại Tripoli này sẽ nhờ Hoàng gia Anh quốc tu sữa thì mọi chuyện kể như xong rồi như vậy thì từ nay đừng ra khơi mà mần ăn nữa vì địch thủ có đủ kỹ thuật tối tân của con Tàu Philadelphia.

Trung Úy Hải quân Stephen Decaus cùng 70 thủy thủ tình nguyện chèo vài chiếc xuồng nhỏ. Đợi nửa đêm sa mù kéo đầy bầu trời, Trung úy Stephen leo được Tàu Philadelphia, giết nhóm hải tặc đang uống rượu ngủ gà gật rồi phóng hỏa cháy rụi con tàu này, rồi trở về lại tàu bình an. Tên vị anh hùng này vang dội đến 50 năm sau tại Hoakỳ này.

Năm 1812 thời kỳ Tổng thống Madison, thì nhóm hải tặc này chiếm được một thương thuyền Hoakỳ và chiếm được 1 tàu chiến đi theo bảo vệ lúc này Hoakỳ đang đánh với Anh quốc về hải quân nên chuyện này Hoakỳ làm như không biết đến. Khi Hoàng gia Anh quốc chịu ký hiệp ước Hòa Bình với Hoa kỳ độ vài tháng, thì Quốc Hội Hoakỳ đồng ý cho Madison tuyên chiến với xứ Algiers. Hai Hạm đội Hoa kỳ gồm 8 chiếc, cùng hải pháo loại cực mạnh tiến về Tripoli. Tunis và Tripoli bị hải pháo bắn ngày đêm, cháy nhà cửa, thành trì tan vỡ. Sau cùng Tunis và Tripoli chịu đầu hàng vô điều kiện.

Hoakỳ thắng trận làm thế giới vô cùng mừng rỡ vì kể từ nay Hải tặc không còn nữa. Nhưng Pháp nhảy vào hưởng lợi. Pháp chiếm xứ Algiers năm 1830. Rồi Tunis và Morocco thuộc Pháp bảo hộ luôn. Đức và Anh vội chạy tới chia bán đảo này làm nhiều xứ nhỏ mà làm thuộc địa của họ. Còn Ý đại Lợi gặm một phần Tripoli mà lập ra xứ Libya ngày nay.

Như vậy Hoakỳ làm bữa tiệc ngon lành cho các xứ Tây Phương hưởng như: Pháp, Ý, Đức, Anh,...

Kỳ tới sẽ nói đến 14 vị Tổng thống Hoakỳ có liên quan đến chiến tranh với ngoại quốc.

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002