Đại Chúng số 95 - Ngày 1 tháng 4 năm 2002

Duramax

MỘT NGÀN LẺ MỘT CHUYỆN NHỚ QUÊN

Mộng Tuyền Nữ Sĩ

Cụ Vũ Hồng Phát Brookhurst Westminster. Cali. Có mấy câu tục ngữ của người Trung Hoa sau đây nhờ bà cụ giải hộ:

1. Hảo hoa năng kiến kỷ thời hông?

2. Hảo cẩu bất hòa kê nhi đấu

Hảo nam bất hòa thê tử đấu.

3. Nhân xú tâm tính"

4. Nhất nhân nan xứng bách nhân ý.

+ Câu thứ nhất này có nghĩa: "Hoa xinh được mấy lúc hồng?" hay cũng có lời giải: “Hoa đẹp có mùa, người đẹp có lúc”. Có ai đâu trẻ đẹp mãi được? Cho dù có miễn cưỡng dùng loại Botox gần đây giới khoa học tìm ra được cũng chỉ tạm bợ ngăn cản vết nhăn một thời gian ngắn... và cuối cùng cũng sẽ bị tàn tạ theo qui luật của tạo hóa...

+ Câu thứ hai có nghĩa: “Chó khôn không đuổi gà Trai tốt không đánh nhau với vợ.”

Ta cũng có câu tục ngữ tương tự như vậy:

“Khôn ngoan đá đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau."

+ Câu thứ ba có nghĩa: "Xấu người tốt nết". Tục ngữ ta cũng có câu giống đại loại như vậy:

"Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

Xẩy người đẹp nết còn hơn đẹp người.”

Hoặc:

"Xấu mặt chặt dạ."

+ Câu thứ tư có nghĩa: “Một người khó vừa bụng trăm người.”

Ta cũng có câu: "Ở sao cho vừa lòng người... "

Hoặc:

“Quay đầu về Sở e Tề giận

Ngoảnh mặt sang Tề sợ Sở ghen."

Cụ Trần Uyên Bác (qua Xuân Mai Silver Spring )Maryland : Bà cụ có nhớ học giả Phạm Quỳnh trước kia định nghĩa thế nào là tục ngữ ca dao không? Nếu còn nhớ xin bà cụ nhắc lại hộ. Xin thành kính cám ơn.

+ Theo tạp chí Nam Phong số 46, có đăng tải bài nói chuyện của học giả Phạm Quỳnh đọc ở Hội Trí Tri ngày 21-4-1921, như sau:

"Tục ngữ hay ngạn ngữ là những câu nói thường hoặc vì cái thể nó gọn ghẽ dễ nhớ mà người trong nước mọi người đềy nhắc nhở đến và truyền tụng từ người này sang người nọ, đời nọ sang đời kia... Bởi chưn ở miệng người bình dân ít học, thật thà, không hoa mỹ, chải chuốt nên gọi đó là tục, chứ không phải là trò thô bỉ tục tằn... Còn phương ngôn theo học giả bảo là những câu tục ngữ riêng của từng địa phương, rất có thể phương này thông dụng nhưng phương kia lại ít dùng đến hoặc không biết đến. Cao hơn một tầng nữa là những câu cách ngôn. Theo học giả thì bất kỳ câu châm ngôn tục nào ngữ nào có ý nghĩa cao xa thì ta có thể gọi đó là cách ngôn. Tuy nhiên cách ngôn là một thể riêng đã triết lý, văn chương rồi không còn là những câu thông thường truyền khẩu nữa như những tục ngữ và phương ngôn khác. Tóm lại, theo học giả Phạm Quỳnh cho rằng tục ngữ là những câu truyền khẩu tự nhiên hoặc chỉ những sự lý công nhiên dẫu người dân nước nào cũng đều cho là phải... hoặc chỉ những phong tục riêng của một quốc gia dân tộc đó! Các câu:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay:

"Cao nấm ấm mồ"!

Tục ngữ thường có một hay hai câu đối chọi nhau, nhưng lắm lúc cũng có nhiều khi thành hai câu lục bát hay song thất lục bát...

Như câu:

“Mấy đời bánh đúc có xương

Mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng!

Hay:

Mồ côi cha ăn cơm với cá

Mồ côi mẹ liếm lá đầu chợ.

Theo học giả: "Ca dao là những câu hát nhỏ, từ hai câu trở lên, không dài lắm. Tất nhiên là do truyền khẩu thành ra phổ cập trong nhân dân. Ca dao chẳng khác gì bài "Quốc Phong" trong Kinh Thi, thường là lời ngâm vịnh giữa nam và nữ trong việc đồng áng."

Cụ Túc Đạo tính Hà San Jose: Tôi có câu này nhờ bà cụ giảng hộ:

“Vi đạo nhất tổn.Tổn chi hựu tổn dĩ chí vô vi".

+ Đây là lời của Lão Tử. Nơi Chương 48 có ghi: "Vi đạo nhật tổn.Tổn chi hựu tổn dĩ chí vô vi”. Có nghĩa: “Theo đạo mỗi ngày một giảm. Giảm rồi lại giảm (nữa) cho tới mức vô vi".

Ông Vũ Như Thượng Monterey Park, CA. Thành ngữ Trung Hoa có câu: “CHỈ THƯỢNG ĐÀM BINH" nhưng không biết nghĩa và điển tích của câu này. Xin bà cụ biết chỉ giáo cho. Trân trọng cám ơn bà cụ.

+ Câu “Chỉ Thượng Đàm Binh" có nghĩa: Chỉ thượng là trên giấy. Đàm binh có nghĩa nói chuyện về quân sự". Nó có nghĩa chung là "Nói chiến lược trên giấy". Theo điển tích như sau:

“Thời Chiến Quốc, đại tướng Triệu Xa có người con tên là Triệu Quát, lúc trẻ học "Binh Thư" thuộc nằm lòng. Triệu Quát thường bàn bạc với cha về binh pháp.Đại tướng Triệu Xa hỏi điều gì, Triệu Quát đều đáp lại thông suốt. Ông mang chuyện này nói với vợ rồi bảo: " Thằng Triệu Quát chỉ giỏi về l1 thuyết nhưng không thể làm tướng được."

Người vợ hỏi: " Tại sao?". Ông trả lời: " Cầm quân ra trận là sự an nguy của đất nước. Thằng con mình bảo là cho việc cầm quyền quá dễ, có thái độ coi thường. Nếu Nhà Triệu cho là đại tướng thì tức khắc nước Triệu ta sẽ bị hủy diệt tự chính tay nó.

Về sau, Tần tấn công Triệu, lão tướng Liêm Pha của Triệu phụng mạng chống lại. Liêm Pha muốn tranh thủ cho có lợi về tác chiến nên ra lệnh xây lập doanh lũy kiên cố, đợi thời mà dấy binh đi đánh.

Nhưng Triệu Hiếu Vương nghe lời bọn phản gián nước Tần cho là Liêm Pha nay đã già nua yếu đuối không thể nào chống cự nổi với đại địch được. Vua Triệu nghe lời phái Triệu Quát thay thế Liêm Pha. Mẹ Triệu Quát được tin vội dâng sớ khuyên vua đình lại: Sớ dâng lên đó ghi như sau: “Triệu Quát tuy thông thuộc binh thư nhưng thiếu bề linh hoạt vận dụng, hắn không đủ tài đức cầm quân với chức đại tướng. Kính xin bệ hạ không nên trọng dụng nó.".

Tướng quốc Lạng Tương Như cũng đồng ý kiến như vậy. Tuy nhiên, nhà vua vẫn một mực không nghe xuống chiếu giao binh quyền cho Triệu Quát. Nhận được quyền cao tước lớn, Triệu Quát kiêu căng ngạo mạn, coi trời bằng vung, ra thói hoành hành cải đổi lại chiến lược của Liêm Pha... tất cả đều làm theo ý mình. Rốt cuộc bị quân Tần vây khổn. Triệu Phát bị tên bắn chết. Chỉ trong vòng một đêm mà có đến 40.000 quân bị Tần tiêu diệt.

Về sau, đời Minh - Minh Thái Tổ - Triều Hàn Lâm Học Sĩ, Lưu Như Tôn (Tam Ngô) có làm bài thơ châm biếm. Trong đó có câu:

"Triều giả du khoa chỉ thượng binh"

Có nghĩa:

"Ngoài rừng rú còn khoan trương nói vể binh trên giấp."

Bà Vương Lệ Los Angeles: Bà cụ có biết về tác dụng các loại sâm Trung Hoa không ? nếu có xin chỉ giáo hộ.

+ TRung Hoa có rất nhiều loại sâm thiên nhiên và sâm được sản xuất đại lược như sau:

1. Nhân Sâm Bách Chi: Hình thù nháng rể chằng chịt, sâm bách chi hiệu nghiệm với các biện chứng về thận và gan. Dùng để nấu canh, hoặc nấu lấy nước uống.

2. Sông Hồng Tu: Hình dạng nhõ như rau, màu nâu đỏ, vị hơi đắng, được bó lại và bán để hầm với gà ác chữa các bệnh hen suyễn.

3. Sâm Y Long: Loại sâm này còn có tên là Y Truật, màu vàng và có vẩn đen, củ giống như củ cà rốt.

4. Đây là loại sâm giấy giống, như Hà Thủ Ô cho nên sâm Y Long có lõi, chỉ nên dùng phần bên ngoài phơi khô.

Ông Huy Hồ, Philadelphia: Bà có biết Tú Gàn không?

+ Nhà văn Tú Gàn trước 75 ông là thẩm phán tòa Thượng Thẩm Sài Gòn. Ra hải ngoại ông gia nhập làng báo. Có thể nói ông là một nhà uyên bác lại rất có tài được mọi giới kính nể!

Mộng Tuyền

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002