Đại Chúng số 94 - Ngày 16 tháng 3 năm 2002

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


TIN NHỎ CẦN BIẾT

Đạt Luận sưu tầm

ĐIỆN THOẠI CẦM TAY NOKIA LÀ CÁI GÌ?

Tại vùng địa đầu băng giá Bắc Cực, có một nước mà chúng ta chỉ nghe quen trên bản đồ và chúng ta lại càng ít quan tâm đến xứ này về kinh tế và văn hóa. Xứ này như biệt lập thế giới mà ngày nay đang rộn rịp mần ăn. Chúng ta nghe thường xuyên Trung Hoa, Singapore, Nhật bản, Đại Hàn... về sự mần ăn vượt mặt nhiều nhà kinh tế học tại New York. Chúng ta ít nghe đến xứ Phần Lan (Finland) mà Thủ đô là Helsinki. Cách đây gần 10 năm chúng ta ít nghe đến xứ này, nhưng ngày nay thì khác rồi. 10 năm trước thì xứ này đang vật lộn với nền kinh tế lần lần đi xuống không phanh. Nó nằm sát nước Nga. Nền kinh tế Phần Lan này trước đó thường dựa vào Ngasô, vì dân Nga rất thích sang xứ này mà mua hàng hóa về lại Moscow buôn đi bán lại. Nay sự xập đổ của Liên Xô cũ nên Phần Lan bị vạ lây luôn.

Tình trạn nguy hại là cứ 5 người làm việc thì có đến 1 người không tìm được việc làm. Nhiều hàng quán phải đóng cửa nhiều phố xá buôn bán nay không có khách vãng lai đến thăm viếng.

Nhưng y như câu chuyện thần thoại của truyện nước Anh. Đũa Thần lại được vung lên cho nước này, một nước lạnh lẽo ngàn năm băng giá và một Ông Tiên bước ra. Ông này nói đúng hơn là một người trẻ tuổi, làm chủ một đại Tổ Hợp Công Ty của Phần Lan. Côngty này chuyên sản xuất mọi loại từ: giấy văn phòng, đến giấy bột cao su đi tuyết và trong tay họ có một loại điện thoại thất nhỏ thật xinh xắn. Điện thoại này mà ngày nay vùng nước dưới chân đang cầm tay đông đến trên 1 tỉ người. Từ Hongkong đến Tokyo, từ Los Angeles đến New York, từ Saigon đến Phnom Penh trên 1 tỉ người đó đang thích và yêu mến cầm điện thoại mà họ cho là tốt nhất thới trang nhất đó là điện thoại di động mang tên NOKIA.

Nokia cũng mang tên một thành phố đứng thứ nhì sau Thủ đô Helsinkin của nước Finland và thành phố này được đặt tên lấy từ dòng sông chạy ngang thành phố này.

Với gần 10 năm tung ra điện thoại này, thì xứ Phần Lan lại sống lại, nhiều phố xá mọc lại đèn đuộc mà trước đó thường tắt sóm cho dù mùa hè.

Vào tháng 3 năm 2000 cổ phần Nokia điện thoại của Phần Lan có trị giá đến 450 tỉ USD, ngang với IBM của Hoakỳ. Vượt mặt hơn tất cả mọi công ty của Bắc Âu hay của Cộng Đồng Âu Châu như: Pháp, Đức, Anh,...

Nói cho rõ hơn cứ 100 điện thoại cầm tay của con người trên khắp nới trái đất thì có đến 45 cái là mang nhãn hiệu Nokia rồi. Còn lại thì chia đến 50 hãng khác nhau trên thế giới.

Nhà xã hội học, Pasi Maenpaa nói "Chúng tôi xem bất cứ điều gì mà Côngty Nokia phát biểu ra là một dấu hiệu". Ông chuyên nghiên cứu về tập quán xử dụng cầm tay mà dân Phần lan đã mang tập tục đó sóm hơn các xứ khác trên thế giới ngay cả xứ giàu có nguyên thủy là Hoakỳ cũng không bắt kịp đuộc vì hầu hết 100 người dân Phần Lan thì có đến 99 mang điện thoại trong tay rồi, còn tại Hoakỳ thì 100 người chỉ có đến 25 người có mà thôi. Dân Phần Lan có duy nhất 5 triệu người rãi rác một diện tích quá lớn nếu không có điện thoại cầm tay là cả một vấn đề. Mùa Đông kéo dài, biên giới giáp đến Bắc Cực mà Phần Lan vẫn có người cư ngụ liên lạc với nhau là điện thoại mà thôi.

Sự đa dụng của điện thoại mở cho Phần Lan nhiều chuyện mà Hoa kỳ chưa có được như khi một người dân Phần lan lỡ quên chìa khóa trong nhà thì anh ta chỉ việc gọi Tổng đài và Tổng đài sẽ cho số mà mở cửa nhà anh với điều kiện là đúng mật mã mà anh đăng ký vậy. Anh quên ngày sinh nhật của Bố vợ thì anh chỉ việc bấm nút điện thoại gọi Tổng Đài và Tồng đài đăng ký sẽ nhắc lại trên băng từ tính Computer là ngày sanh Bố vợ như vầy như vầy nè...

Bà Liela Mustanoja, người trước đây từng cầm đầu Ban Fulbright tại Helsinki Phần Lan nói rằng: “Trước đây chúng tôi thường xem trọng đồng tiền Russia nhưng khi Russia xụp đổ thì họ kéo chúng tôi gần chìm luôn, nay nhờ có Nokia vực dậy mà chúng tôi tiếp tục vui vẻ với nhau, vì Liên Sô mới này mua của chúng tôi rất nhiều điện thoại Nokia sản xuất ra. Chúng tôi đã loại điện thoại cầm tay mà một thời bá chủ Thiên hạ của Hoakỳ là Motorola. Có người là thân chủ của Motorola từ lâu nhưng khi cầm thử và xử dụng Nokia thì lạp tức họ thay đổi lập trường rồi. Vì Motorola không mạnh bằng chúng tôi. Tần số của Motorola thường hay bị nhiễu sóng của Mặt Trời còn chúng tôi đã có phương pháp trị nó từ lâu.

Trong tực tế gần đây, dân Phần Lan thường lắng nghe Jorma Olila, Chủ tịch kiêm Giám Đốc Chấp Hành của Nokia, ông nói chúng ta sẽ làm sao đứng bị nhóm tài phiệt Motorola qua mặt nữa bằng không thì chết cả đám.

Nhân viên Nokia tung khắp thế giới là 55 ngàn người cho những nơi Trung Tâm dịch vụ Nokia thì có đến phân nửa là lắng nghe nguyện vọng của thân chủ mang đủ quốc tịch trên thế giới. Tại Thượng Hải có người thường xuyên gởi những ý kiến khách hàng về Helsinki mà được chuyển lại thành phố Nokia. Điều mà họ lo ngại nhất là Nhật Bản cũng đang tung loại mang tên DOCOMO mà gần như rập khuôn của Nokia.

Nếu so sánh với tầm cỡ dân số Hoakỳ thì nhân viên Nokia thu dụng đến 1.5 triệu người, gồm hãng GMC và IBM và ITT nhập lại. Nhắc lại dân Phần Lan có 5 triệu người mà thôi.

Hiện nay tại cửa hàng Los Angeles người nào mà cầm tay điện thoại di động hiệu Nokia thì được xem là Thời Thượng vì nó có nhiều màu sắc, âm thanh kêu chuông rất vui tai nhất là không bị đứt khúc khi đang nói chuyện với người yêu nơi xa... Có thể người yêu đang tận Kabul bên Afghanistan vậy.

WHO IS LI HONGZHI?

Đó là tựa đề của tờ báo lớn nhất nhì Thế Giới là Asahi Japan nói ra.

Li Hongzhi nếu Việt dịch là Lý hồng Chi. Ông là ai? Theo tờ báo nói trên thì: "ông là một người thổi kèn nơi Đông Bắc Trung Hoa (Li Hongzhi, a former trumpet-player from north-east China). Nhà cầm quyền tại Trung Hoa cho rằng Lý hồng Chi còn có đến 5 tên khác nữa. Họ đã cấm Lý hồng Chi hoạt động mà họ cho rằng: "một loại tà giáo" (evil-cult) và kẻ gây nguy hiểm cho xã hội Trung Hoa. Nhà cầm quyền tung lệnh bắt Lý hồng Chi bằng bất cứ giá nào.

Thật sự ra làm sao? Li Hongzhi là người lập ra một tôn giáo mới mà ông thường cho là ông đi học được tận Tây Tang và Mông Cổ cùng Phật Giáo bí truyền tại Tân Cương cùng với Lão Giáo (Taoism).

Pháp môn hay đạo đó gọi là Falun Gong, thật sự nó bao gồm một tư thế Thiền chậm chạp (slow meditative exercises).

Tôn giáo mới này cho rằng họ có đến 60 triệu người đệ tử. Nhiều đệ tử môn Pháp luân Công cho rằng: “Thầy có thể đi xuyên qua Vạn Lý Trường Thành mà báo New York có tường trình đầy đủ mục kích này". Nhưng khi phóng viên báo chí Ashahi điện về New York hỏi lại nguồn tin thì báo New York nói không hề có chuyện này.

Còn riêng Lý thì tuyên bố rằng với 3 điều tín niệm: Thành Thhật, Tuân Phục,và Hỉ xã thì sẽ đạt được Niết Bàn trong kiếp này. ông Lý cũng nói tiếp chính ông đã trị bệnh nan y hàng chục ngàn người qua tay các đệ tử như: bệnh Ung Thư, và ngày nay là bệnh Aids chính những bệnh này giết chết hàng chục ngàn người mỗi ngày. Nhưng không có một chứng từ nào ghi lại từ các bệnh viện Trung Hoa mà ông Lý thường tuyên bố.

Trong khi đó nhà cầm quyền trung Hoa nói rằng chính ông Lý đã lợi dụng sự mê hoặc trị bệnh Nan Y mà lường gạt tiền bạc biết bao nhiêu người, ngay cả xác thịt của nữ đệ tử mà ông xem thấy cần Truyền Điện Khí Công cho nàng.

Khi lệnh Truy Na đến thì Lý Hồng Chương đã nhờ nhóm xã hội đen mà ông có đệ tử chuyển ông lên chuyến Tàu tại Thương Hải mà sang Canada rồi từ đó đến giờ ông đang sống tại New York, trong ngôi biệt thự trị giá đến hàng triệu đô la mà nhà chức trách Hoakỳ có lần hỏi đến việc thuế má thì ông nói rằng đây là nhà của một đệ tử giàu có mần ăn tại New York, đã bị bệnh Ung Thư kỳ cuối và nhờ ông Truyền Khí Công nên hết bệnh và tặng lại ngôi nhá này cho vợ ông để giảng đạo Pháp luân Công.

Thật sự nhà báo Ashahi đến tận nơi nguyên quán của Li Hongzhi.

Ly Hongzhi, một người tầm thước đẫy đà. Sanh tại thị xã Jilin, nằm Hướng Đông Bắc Trung Hoa, nhưng ngày sanh tháng đẻ thì nhiều đệ tử thân của ông phủ nhận. Nhưng theo trong giấy khai sanh tại thị xã này thì ông sanh ngày: 6 tháng 7 năm 1951. Đệ tử thì quả quyết ngày sanh của ông chính là ngày Phật Đản ra đời.

Nhưng khi báo chí hỏi thẳng ông thì ông cười nói tất cả đều là sự dựng đứng, tôi chỉ là một người bình thường mà thôi. Nhưng khi báo chí đi rồi thì ông lại phủ nhận những lời vừa nói trước đó, ông cho "Nhà Báo đừng nên tin họ".

Thật sự Nội Công chính là một môn học chánh dành cho Phái Võ Thiếu Lâm Tự mà tất cả môn sinh đều phải học đến. Càng lên cấp võ cao thì càng nên học Khí Công cùng với Thiền Lý đã từng học võ với một nhà sư Thiếu Lâm tại thị xã Jilin từ trước đó.

Vào năm 17 tuổi thì Lý gia nhập Đoàn Quân Dân Chúng Tự Vệ (People’s Liberation Army) tại một công xã do Chánh quyền Jilin tổ chức từ thời Mao trạch Đông. Rồi ông xin học về ban Âm Nhạc, Lý học thổi kèn cho nhóm Văn Nghe Xã Đoàn từ đó. Rồi ông chuyển đến ban Trật Tự cho Đoàn Quân Dân Công Xã này, sau đó được bổ nhiệm coi về Thư ký kho Gạo cho Công Đoàn.

Thật sự lúc đó với chế độ chưa bắt tay với Tây Phương nên chánh quyền Cộng sản Trung Hoa không bao giờ cho dân chúng tự do đi chỗ này chỗ kia, nhất là những vùng mà có nhiều phần tử chống đối chánh quyền Trung Hoa như tại tây Tạng và Mông Cổ, nên chuyện tự đi lên núi Hy mã lạp Sơn học đạo là chuyện huyền hoặc.

Rồi khi Lý học võ với một vị sư Thiếu Lâm thì ông rất thích môn Khí Công này. Từ đó đạo ông nảy nở ra. Sách của ông viết là Zhuan Falun nay nhóm đệ tử ông xem là hay hơn mọi Kinh Thánh trên đời. Thật sự quyển này ông tự xuất bản năm 1996, trong đó ông viết rất sai văn phạm và mục đích khuyến khích người nên làm Lành lánh Dữ mà thôi.

Hiện nay thì tại Hoakỳ, người đệ tử cho ông Lý ngôi nhà hàng triệu đô la hiện nay làm chủ cơ sở sản xuất sách vở ghi chép lại những "Lời Thánh dạy của Ngài" và bán đến Video, Tape casstette, luôn ngay cả Web Sites trên Ineternet nữa.

Cám ơn ông đã cho con người mở nhãn mà môn giáo của ông được ghi là: "Made in China".

NGƯỜI SÁNG LẬP INTERNET CHO VIỆT NAM LÀ AI?

Internet khai hoa tại Việt Nam nhờ một sự tình cờ. Hay nói đúng hơn nhờ có một nhiệt tình và lòng thành thật của ông "Rob Hurle". Ông là giáo sư tại Đại Học Quốc Gia Australia.

Tại một quán ăn Phở trên phố Giảng Võ HàNội, vào ngày 3 tháng 3 năm 1991. Khi đó ông cùng vợ là Bà Clare Martin. Đây là lần trở lại Việt Nam thứ ba. Vợ chồng ông đến một vài nước Á Châu để nghiên cứu lịch sử.

Sau khi cùng vợ nghiên cứu lịch sử Indonesia, ông Rob muốn có một sự truyền tin ngoài điện tín và máy Fax, vì rất đắt tiền cước phí. Trước đó ông đến thăm một số sinh viên Việt đang học tại Công Nghệ Thông Tin (CNTT) mà có vài người là học trò của ông tại Đại Học Úc. Lúc đó sinh viên Việt Nam muốn hiểu rõ về Internet, và đặt vấn đề thẳng với Thày giáo cũ. Vì lúc đó tại Úc các sinh viên được tiếp cận với máy móc Internet của trường và được xử dụng kỹ, nhưng khi về Việt Nam thì chuyện này bị khựng lại chỉ còn máy vi tính dành cho Sở làm ghi chú kế toàn nội bộ mà thôi.

Khi ông Rob đến gặp ông Trần Bá Thái tại Viện CNTT Hà Nội thì hai người liền bắt tay vào câu chuyện "Dựng Internet ViệtNam", mặc dầu trước đó Viện CNTT làm đủ mọi cách bắt tay với Internet Úc tại Trường Quốc Gia ÚC nhưng bị mất một khúc mắt xích nào đó mà ông Viện Trưởng Trần bá Thái chưa tìm ra.

Đến cuối năm 1992 thì Hà Nội có một Email mà từ Úc phát đi là: hanoi@vietnam.coombs.amuu.education.au được Trung Tâm Vi Tính của Đại Học Quốc Gia Úc đài thọ (CCU) nơi có rất nhiều tài khoản và tấm lòng nhiệt thành cho Việt Nam.

Công việc “quá giang” hay “quá cảnh” cho các email được tiến hành mỗi khi điện thoại được nối kết giữa Viện CNTT Hà Nội và Đại Học Quốc Gia Úc (CCU). Nhưng tiền thanh toán cước thì được Đại học Úc trang trại mà trong đó vợ chồng ông giáo sư có lòng là Rob Hurle trang trại gần hết, lúc đó cước Viễn thông tại Việt Nam đắt gấp 25 lần tại Úc.

Về sau khi mạng Varnet ra đời người xử dụng dịch vụ email tại Việt Nam phải nộp phí. Phí cước này sẽ được trả cho Úc. Người phụ trách hai tuyến đầu là Trần bá Thái, Viện trưởng Viện Công Nghệ VN và Giáo sư Rob Hurle thuộc Đại học Úc.

Chuyện tiếp diễn đều cho đến tháng 9 năm 1993 thì Công ty Viễn Thông Úc Telstra chú ý đến hoạt động này và nhóm này qua Việt Nam tổ chức một cuộc họp do Thủ Tướng Vietnam đến tham nghị. Một dạng kết nối theo công thức UUCP (Unix to Unix Copy). Giao thức này rất hiệu quả và mạnh, đó là dành cho một cơ sở hạ tầng Việt Nam lúc đó rất yếu thời bấy giờ. Nhưng chi phí thì tạm được cho người xử dụng mặc dầu cước phí này người dân Việt nam nói là dành cho nhóm Việt kiều hay Tư nhân thương mãi mà thôi.

Năm 1994 nhóm này nhận được tài khoản viện trợ của Bộ Giáo Dục Úc đại Lợi. Vào tháng 4 năm 1994 thì Việt Nam chánh thức được thế giới nhận với tên miền là: "dot vn" (nghĩa là.vn) Nếu không kịp đang ký thì tên miền sẽ được một nước khác đang ký thì tất cả hỏng như trường hợp tại philippines ghi là: "dot ph" (nghĩa là. ph)

Sau khi đăng ký tên miền hoàn tất trên thế giới Internet thì mạng VarNet ra đời với 9 đường dây điện thoại và các đầu dây dừng tại Đại học Quốc Gia Úc. Trong thời gian đầu cứ mỗi ngày họ nhận 5 lần email từ Vietnam sang Úc và ngược lại.

Sau này Viện CNTT Hà Nội thiết lập một hệ thống phân phát thư tự động thì mới có nhu cầu từ Saigon Tp HCM, NhaTrang, Huế và Hải Phòng.

Đến năm 1996 thì ViệtNam có đến 300 điểm tiếp nối với Viện CVNTT Hà Nội nhờ xử dụng Modem gắn chúng với máy vi tính trong máy vi tính hay ngoài máy vi tính (internel or external modem) theo mạng điện thoại công cộng và nếu máy có cài giao thức mang UUCP.

Lúc đó Viện trong chánh phủ Việtnam rất thích chuyện này nên ưu tiên trước như: Viện Toán Học Hà nội, Viện Vật Lý Hà Nội và Ủy Ban Chất Độc Màu da Cam tại Hà Nội.

Các đầu mút được chia thành 5 loại: ac (nghiên cứu), edu (giáo dục), gov (chánh phủ), org (tổ chức) hoặc com (thương mại).

Đen giữa năm 1998 thì Varnet đã thu hút đến 1500 nhóm khách hàng và khoảng 4000 người dành cho cá nhân.

Trên thực tế các tên miền cấp hai (ac.vn, edu.vn,gov.vn, org.vn, com.vn) được quản lý tại Úc đại Lợi.

Mãi đến năm 2000 việc chuyển giao toàn bộ quyền quản lý tên miền cho Việt Nam được hoàn tất. Lúc này tại quán ăn cũ năm xưa, bàn ăn có quá nhiều thân hữu mà trước đó 10 năm tại quán Phở trên Giảng Võ Hà Nội có chứng 5 người, nay đến 50 người. Họ đến để nhắc nhớ lại Ân sư là Giáo sư Rob Harle cùng vợ. Nay hai người tóc đã ngã màu tiêu nhiều rồi, nhưng nụ cười vui vẫn còn mạnh mãi.

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002