Đại Chúng số 94 - Ngày 16 tháng 3 năm 2002

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


BẠN BIẾT GÌ NÚI YÊN TỬ / QUẢNG NINH

Đạt Luận sưu tầm

(Bài này viết tặng Bác sĩ Ykhoa Trần đại Sỹ / Paris)

Danh từ bác sĩ ngày nay bị lạm phát, ngày xưa danh từ Bác sĩ là người ta biết rõ Bác sĩ là Doctor medicine, nhưng ngày nay có nhiều người tốt nghiệp 6 tháng châm cứu cũng tự xưng là bác sĩ, nên chúng tôi đành ghi rõ bác sĩ Y Khoa cho đầy đủ học vị hơn.

Bác sĩ Y Khoa Trần đại Sỹ có duyên mặn nồng với chúng tôi. Ông còn có tên hiệu là Yên Tử Cư Sĩ Trần đại Sỹ. Ông viết nhiều pho sách truyện thuộc loại dã sử kiếm hiệp nói về chuyện tích Hai Bà và họ Trần hiển hách một thời. Bộ sách đó dầy trên 6000 trang là ít. Trong đó Ông có lồng ý tưởng của Ông vào pho sách dã sử này. Nếu không lầm thì chính Ông cho rằng là hậu duệ đích tôn với Trần Hưng Đạo.

Ông có nhiều học trò, hiện ông hành nghề Y khoa tại Thủ đô Pháp Quốc, Paris. Ông có chân trong Hội Truyền bá Văn minh Pháp vào nước Trung Hoa hiện nay. Ông đi đi về về từ Pháp sang Trung Hoa rất nhiều lần, và ông biết viết đọc chữ Hán một cách làu thông.

Vì sử liệu nước Việt chúng ta đã bị đóng đinh không sửa đổi được, nên những bộ sách sử của Yên Tử nói về nguồn tích dân nước Việt đành phải viết trở thành dã sử kiếm hiệp vậy.

Văn dĩ tải đạo, nghĩa là những bộ sách đó dày trên 6000 trang Yên Tử nói rằng nguồn gốc chúng ta phát xuất từ Hồ Động Đình, và nơi tuẩn tiết của Hai bà Trưng không phải tại Hà Nội Việt Nam ngày nay, trận đánh Thủy quân long trời lở đất không phải xảy ra tại Hồ Lãng bạc hay Hồ Tây ngày nay. Tại vùng Hồ Động Đình bên Trung Hoa ngày nay hiện có miếu nho nhỏ thờ Hai Bà. Hồ Động Đình là nơi tụ nước từ Trường Giang hay Dương Tử Giang. Hiện nay Trung Hoa họ cho xây đập Tam Khẩu trên thượng nguồn, sẽ lấp hết những vết tích lịch sử mà chúng ta biết như nhà Hán, nhà Thục, hay Tam quốc chí sẽ không cón nữa vì chính Mao trạch Đông có y muốn như vậy. Họ xây dập để sản xuất điện lực cho trên 200 triệu người xử dụng. Liên hiệp Quốc biết chuyện này sẽ có hại cho sự sinh thái động vật rất nhiều. Nhiều loại thú quý hiếm và loại chim, cá quý hiếm sẽ bị quét sạch, nên Liên hiệp Quốc không thuận cho Trung Hoa vay tiền một xu nào. Trung Hoa họ cóc cần. Họ xây dập họ có lợi đôi bề, một là sản xuất điện lực, hai là dẹp hết những tàn tích mà người Trung Hoa có thể ngày kia trở về cội nguồn mà dẹp nhóm Cộng Sản đăng ngự trị tại Bắc Kinh.

Vừa qua cũng chính Yên Tử Cư Sĩ Trần đại Sỹ, là người Việt Nam đầu tiên tại ngoại quốc biết được chuyện Bắc Bộ Phủ Hà Nội cắt đất dâng cho Trung Hoa Lục Địa. Ông được 2 người bạn, hai nhà báo Trung Quốc cho biết tin dữ này. Và Ông lập tức trở về lại Paris mà báo chuyện này này cho toàn thế Việt kiều biết. Dĩ nhiên với nhiệm vụ trong đoàn Truyền bá văn Minh Pháp Quốc cho Hoa Lục, ông đã tuyên thệ không nói, không bàn, những chuyện gì có liên quan đến chính trị và lịch sử từ Hoalục ra. Có thể chuyện này sẽ làm phật lòng không ít những cộng sự viên mà ông từng làm việc chung với nhau từ bấy lâu nay. Ông là người Việt có tấm lòng mặn mòi với quê hương Việt Nam nhất mà chúng tôi từng được biết. Lý do là ông lấy bút hiệu hay danh hiệu là Yên Tử Cư Sĩ mà tại sao không lấy tên theo Pháp thời thượng lưu như: Andre (như Andre Trần van Đôn) hay Charles Hào (như Charles Nguyễn hữu Hào...) Mà khoác danh một ngọn núi không lấy gì cao lắm, và không nổi tiếng chi cho lắm về lịch sử (như Đèo Tam Điệp). Vậy câu hỏi đặt ra và xin trả lời luôn. Yên Tử là gì?

Câu chuyện này xin tạm ngừng nơi đây, nói nữa thì lọt xuống hố hết.

Trở về câu chuyện Yên Tử nói trên.

Yên Tử Sơn là gì?

Nếu bạn đứng tại Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội, mặt ngó về hướng Bắc thì tay mặt bạn là hướng Hải Phòng (nơi đất liền chạy đến biển), tay trái hướng về Điện biên Phủ nơi có trận đánh được ghi vào trận đánh nổi tiếng trên thế giới.

Hướng tay mặt là hướng Quảng Ninh Nơi người Việt phát tích mạnh nhất, nơi có những trái cây ngon nhất miền bắc Việt Nam. Nơi mạnh nhất của giòng họ nhà Trần. Sách xứ giòng họ nhà Trần từ những người ngư phủ phương xa đến và đặt chân trên đất Việt. Rồi từ đó nhà Trần cướp ngôi nhà Lý thu lấy thiên hạ mà không đổ một giọt máu. Và nhà Trần tru di tam tộc nhà Lý, tận diệt đuổi diệt. Ngày còn triều Lý hưng thịnh người nhà Lý gọi người nhà Trần là "dân phường chài". Có một nhánh thuộc triều họ nhà Lý vượt đất liền sang Hoa lục và đến định cư tại vùng đất mang danh là đất lạnh nhất “Đại Hàn" hay nói theo danh từ Hà Nội là "Triều Tiên" (danh từ này nghe nặng phần phong kiến hơn. Đó là một nước khi đến kỳ phiên cống, các sứ thần đến tề tựu trước sân rồng nhà Hán, nhà Minh, nhà Thanh thì nhóm người này đến trước nhất. Nên vua Trung Hoa đẹp dạ gọi là Triều Tiên). Còn nói theo Anh ngữ thì xứ đó là Korea. Xứ Korea có nhiều lịch sử bi hùng không thua gì nước Việt.

Hướng tay mặt, đi ra biển khơi. Vùng này thường xuyên có mưa, nhiều nhất là mưa phùn. Sáng ngày tối đêm là một màn sương trắng dầy đặt là ướt cả áo quần. Mưa phùn kéo dài lê thê trên 3, 4 tháng liền. Những dãy núi chạy theo con đường quốc lộ 5 ngày nay, là những cảnh hùng vĩ. Núi ra núi và cây ra cây, nghĩa là núi khá cao mây bay bị vướng vít lại và rừng rậm cây cao có nhiều loại cây gỗ quý. Còn tại Hoakỳ này thì khá nhiều nơi núi không ra núi, cây không ra cây. Le hoe đất cát, và loe hoe cây cối. Tại con đường đi Quảng Ninh, nếu bạn muốn thăm viếng Vịnh Hạ Long (ngày 14 tháng 12 năm 1994 Liên hiệp Quốc họp tại khách sạn Le Meridian thuộc thành phố Phuket / Nam Thailan, công nhận Vịnh Hạ Long là Di sản của Thế Giới) bắt buộc bạn sẽ đi con đường này. Quốc lộ 5 từ Hà Nội đi ra.Trên quốc lộ 5 này có ngã rẽ đi Côn Sơn và ngã kia đi Sao Đỏ. Hướng về Côn Sơn chúng ta sẽ gặp một nơi thờ tự mà gọi là Thanh Hư Động, nơi này là nơi an nghỉ của Nguyễn Trãi (có đền Nguyễn Trãi). Trên con đường số 5 cách Côn Sơn 10 km chúng ta sẽ gặp đền Kiếp Bạc (Hải Dương) nơi nầy có thờ Đức Trần hưng Đạo (Trần quốc Tuấn), trong đền có 7 tượng đồng. Một là Trần hưng Đạo và phu nhân, và hai con gái cùng tượng Phạm ngũ Lão, và tượng Nam Tào Bắc Đẩu (Lễ Giỗ ngày 20 tháng 8 âm lịch). Nên có câu tháng 8 Giỗ Cha, tháng 3 Giỗ Mẹ (giỗ mẹ là hai bà Trưng vậy). Tương truyền là đền này được dựng trong khu nhà cũ của Trần hưng Đạo. Nơi người đã sống những năm cuối đời của Ngài tại núi Dược Sơn. Nhưng hài cốt cũa Ngài là một điều bí mật. Chính Ngài ra lệnh khi Ngài mất thì "Khi ta chết thì tất cả phải hỏa táng, lấy ống tròn đựng xương. Ngầm chôn rải rác trong vườn An Lạc của ta, rồi san đất và trồng nhiều cây rậm như xưa, để người đời sau không biết chỗ nào, lại cần cho chóng nát".

Trên quốc lộ 5 đi Quãng Ninh chúng ta sẽ biết hương vị nhãn lồng Hưng Yên và trái vải thiều Thanh Hà / Hải Dương, ngoài ra nổi tiếng là bánh đậu xanh (hiệu Rồng Vàng, nay có bánh đậu xanh tên Hòa An cũng rất ngon) uống với trà mạn Thái Nguyên thì mai này dù sa... địa ngục cũng không sợ.

Cách Côn Sơn 45 km là núi Yên Tử. Tương truyền xưa kia trên núi này có một vị đạo sĩ sống trên núi, thường hái cỏ cây mà luyện thuốc, người thường hay xuống núi mà đổi thuốc lấy gạo. Thuốc của Ngài trị bệnh được nhiều người. Người đạo sĩ này tên là: "An Kỳ Sinh". Người đời gọi tắt là An Tử (như ta gọi Khổng Tử hay Lão Tử hay Mạnh Tử vậy). Núi Người ở gọi là An Tử Sơn rồi đến vị vua Việt nào mang tên hay chữ lót nào có chữ An nên người đời phải né tên Húy mà gọi ra là Yên Tử Sơn (như vợ vua nhà Nguyễn gì gì đó, có bà vợ tên là Hoa nên dân miền Nam né tên Hoa mà gọi là Bông, ví dụ như bông vạn thọ, bông lài, bông cúc).

Vừa qua ngày 22 tháng 2 năm 2002, Quãng Ninh tổ chức Khai hội Yên Tử, kỳ này khá hùng hậu hơn kỳ rồi vì "Yên Tử" tròn 702 tuổi.

Núi Yên Tử thuộc thị xã Uông Bí, tỉnh Quãng Ninh.

Ngày đầu khai hội Yên Tử đã có trên 10 ngàn khách đến hành hương khu di tích này. Quãng Ninh đã xong hệ thống dây cáp treo, và ngày khai hội cũng là ngày hoạt động đầu tiên của dây cáp treo này.

Người ta ấp ủ làm việc cáp treo này trên 5, 6 năm nay. Lý do chậm là chưa có đủ tiền xây dựng. Hành hương từ chân núi lên đỉnh Yên Tử phải theo đường độc đạo, khúc khủy, quanh co. Nhiều đoạn dốc đứng trông xuống thấy hải hùng quên mệt, một bên là vực thẳm, chỗ phình ra, chỗ thắt lại như cổ ve chai rượu vậy. Thành thử khách lên gần nửa núi, không uống rượu mà như cứ uống rượu vậy, lao đao xây sẩm, mặt xanh lè hồi hộp. Lại có bà cứ ói khan như uống nhiều cốc rượu mạnh vậy. Vào dịp tết Nguyên đán đến sang hạ ít mưa, hàng chục nghìn khách thập phương kéo về, chen lấn nhau trên con đường độc đạo này. Làm con đường bề ngang nhỏ bé lại càng nhỏ bé hơn. Người xưa khi chọn núi này để tu hành an tâm dưỡng tánh, người ấy họ đâu có chọn chỗ để lên cho hồng trần mang tội lỗi lên trên núi cao thanh tịnh đại hải chúng này. Mà cớ sao ngày nay con cháu lại quá nhanh chân làm chồ thiền môn này đầy dẫy tiếng cười nói của người trần gian đem đến?

Leo lên đã khó, từ lúc chùa Đồng ở một độ cao chóng mặt là 1068 mét. Rồi khi xuống núi thì lại rất gần với thần chết. Người như cứ là lao đi vùn vụt, không thắng được. Nhiều bà lão lúc lên rất chậm chạp, nhưng lúc xuống núi thì người lao đi như tên bắn, con cháu hải hùng la hét mãi không thôi.

Năm ngoái nếu nói ra thì người ta cho là hù dọa, nhưng có đến 25 trường hợp đã phải vào cấp cứu. Cáng võng mệt lắm, một chị ở Lạng Sơn khi từ chân núi leo lên đã nói gở: "Ối chào! cao thế kia phen này chết mất!" Vâng chị không chết, nhưng chị bị gãy một chân. Chị lao xuống núi nơi khúc rẻ và đội cấp cúu bao phen vất vã xuống vực mà cõng chị lên.

Từ chùa Giải Oan leo lên chùa Hoa Yên thì hơi thở bay theo trên mây rồi, không còn hơi thở nữa, nói lâu lắm mới ra lời. (Ghi thêm tại sao gọi chùa Giải Oan? Vì nơi này có đến 16 cung nữ khi vua Trần nhân Tông bỏ ngai vàng thì các cung nữ này khóc lóc thê thảm rồi vào một đêm tất cả cung nữ này đều nhảy xuống hẻm núi quyên sinh. Nên người ta xây một chùa nhỏ cầu siêu tịnh độ cho các cô gái xấu số, đặt tên là chùa Giải Oan).

Nhiều người mệt quá đành phải ở lại một đêm cạnh chùa Hoa Yên. Mùa lễ hội, người ngủ qua đêm đâu ít. Trong chú và các khoảng trống nhỏ hẹp chung quanh bổng trở nên nhà trọ bất đắc dĩ, cùng chung cộng hưởng với không khí nhộn nhạo của các lều quán. Mùi chiên nướng xào bốc khói, cùng mùi mồ hôi khác bộ hành cùng mùi nước hoa... Vâng! tất cả cộng hưởng thành nơi phồn hoa đô hội bất ngờ. Rồi thêm nạn móc túi hay ăn cắp. Đó thêm tiếng kêu gào tru tréo của người bị mất của cải tiền bạc nên chùa Hoa Yên, cái tên định mạng thành ra nơi hết Yên rồi.

Người ta biết lượng du khách càng lúc càng nhiều, nhưng giải quyết cách nào? Cắt núi, mở rộng đường? Như vậy vẽ đẹp nguyên thủy đâu còn nữa? Hay xây dựng một nơi nghỉ đêm có sức chứa đến 5 hay 600 người? Nước nôi, điện? nên người ta đành chọn theo phương cách dây cáp treo. Với sự hỗ trợ của Hòa Thượng Thích thanh Từ (người hướng đạo Phật về Việt Nam hơn là theo bên Ấn Độ, phái Trúc Lâm Yên Tử) nên người dân Quãng Ninh đồng ý xây dựng một cáp treo. Dự án rất tán đồng cho nhiều cơ quan du lịch trong nước và hải ngoại. Lý do nhiều Việt kiều hay nhiều người ngoại quốchình như hơi nặng về thân xác rất ngại khi leo lên nới danh tích này. Như chị người Lạng Sơn gầy ốm, từng leo núi nhiều hơn dân Hà Nội thế mà cứ lao đi vùn vụt xuống vực sâu không kìm hãm được. Thế thì mấy người đất nước ngoài thì làm sao không sợ hải?

Tuyến cáp treo dài 1.2 km. Khuất bên sườn núi phía Tây, gồm năm cột thép, có cột cao gần 30 mét. Nối cáp từ ga dưới lọt trong thung lũng lên ga trên, cách chùa Hoa Yên là 245 mét, cách tháp Tổ 225 mét. Ở chân núi nhìn lên thấy bốn cây cột thép trắng nhấp nhô hơn một chút các ngọn cây thông cao vút. Nhà ga ẩn dưới rừng già. Đứng ở đường hành hương hiện tại thì không thấy tuyến cáp.

Như vậy du khách có thể ngồi ca-bin lướt trên đường tháp qua mặt vùn vụt nhiều người dưới đèo và tay có thể chụp được những tảng mây mỏng bay là là tới.

Nửa khuya vào ngày 3 tháng tư năm Bính Thân (1236) Vua Trần thái Tông rời kinh thành núi hiểm sâu, ngựa không tiến được. Trẫm bỏ ngựa, vịn vách đá mà đi leo lên đỉnh núi. Trẫm ra mắt Thiền Sư Trúc Lâm tại đây. Sự kiện này làm ngai vàng nhà Trần không có vua, làm Thái sư Trần thủ Độ hốt hoảng. Sau nhiều ngày tìm kiếm thì họ tìm ra được con ngựa của vua đang lang thang chân núi. Lúc đó dân chúng ở chân núi rất ít người, họ không có lòng tham như dân chúng ngày nay. Thấy ngựa sang, nên họ biết là ngụa của người cao sang đụng vào ắt nguy hiểm. Nhóm đi săn lùng vua Trần thái Tông về báo cáo cho Thái Sư Trần thủ Độ là "nhà vua đã xuất gia đầu Phật rồi". Thái sư liền dẫn triều thần lên núi này và nói một câu lịch sử: "Vua ở đâu thì triều đình ở đó". Vua Thái Tông lòng đau khôn nguôi, dù lòng muốn trút ngôi báu như vụt một đôi dép rách nát, thấy tình thế như vậy vua đành đau lòng mà trở lại ngai vàng.

Vua Trần thái Tông là một vị vua đầu tiên trên thế giới thời bấy giờ là một vị vua đánh tan giặc Mông Cổ. Lúc đó Mông Cổ đã chiếm trong gần hết đất đai địa cầu này. Vó ngựa quân Nguyên đã làm rúng động tận các thủ đô Âu Châu thời bấy giờ. Thành rất cao của Âu Châu bị Mông Cổ đánh gục như thành bằng đắt sét. Mông Cổ có chiến thuật đánh giặc mà không một nước nào cự nỗi, vũ bảo vô song, thiện chiến, oai hùng nhưng bị thảm bại dưới quân nhà Trần nhỏ miền cực Nam trái đất.

Ngoài ra vua Trần thái Tông rất chuộng văn học ngoài võ lực. Ngài cho mở kỳ thi Tam Giáo đầu tiên cho mọi đạo giáo đi thi (lúc đó có: Phật giáo, Khổng Giáo và Lão Giáo). Ngài cho lập Viện Quốc Học (tiền thân của Quốc Tử Giám). Ngài sáng tác ra Ngự Tập và Khóa Lục nổi tiếng. Ngô thời Sĩ ngày sau ca ngợi công đức của Ngài: "Vua tôn cả văn lẫn võ đếu rực rỡ.” Nhưng đợi cho đến năm 40 tuổi Ngài nhường ngôi cho con mà xuất gia đầu Phật.

Năm 1299 Vua Trần nhân Tông sau đã hai lần lãnh đạo toàn quân dân đánh tan 2 lần giặc Mông Cổ nữa (1285 và năm 1288) thì nhớ đến Vua Trần thái Tông. Ngài lại đến núi Yên Tử này mà xuất gia đầu Phật. Ngài nhớ lại Ông Nội mình vào 63 năm trước đã làm như vậy. Ngài chính là người lập ra phái Thiền sư khổ hạnh thứ nhất. Ngài là Tổ Thiền tông Trúc Lâm. Ngài để lại tác phẩm nghiên cứu triết lý và cốt tủy đạo Phật là "Thiền lâm Thiết Chủy, Đại hương hải Ấn thi tập, Tăng già thoái sự, Thạch thất mị ngữ,"

Ngài là người sáng lập một tôn giáo đạo Phật mang màu sắc Việt nam trước tiên. Thiền sư Trúc Lâm là vua Trần nhân Tông có nói: "Phật tức tâmTâm tức Phật."

Bạn đến bến xe Giải Oan đông nghịt xe cộ. Xe hơi nơi nầy thật nhiều hơn Xa Cảng Miền Tây Saigon hay Bến phía Nam Hà Nội. Xe máy thì vô kể, hàng quán san sát. Đến chùa Lân, ăn mày la liệt. Có ít nhất ba ngôi tháp mộ vừa trát xong xi măng ghi là "Hòm công đức". Ngõ vào chùa Lân, sân chùa Muống, ruộng chùa Quỳnh. Đường ngõ chùa Lân thì dài và đẹp không chùa nào sánh nổi.

Trên con đường lên chùa Hoa Yên có nhiều hàng thông, cổ thụ trơ gốc rể và đoàn người rầm rập hổn hễn dẫm đạp. Nghe nói có nhiều cây thông tuổi trên 500 mà bị người trần đốt cháy để bắt ổ tắc kè. Trước đó năm 1970 đường ra thác Ngự Dội hai dãy đường thông vẫn còn nguyên vẹn như hàng trăm năm trước.

Nhưng ngày nay nhiều người trùng tu cho ngôi danh cổ tự mà thấy đau lòng ra làm sao. Bạn thử nhìn hay tưởng tượng tháp men lưu ly thời Mạc phủ đầy hoa văn tuyệt đẹp giờ đây người ta dùng xi măng Hải Phòng màu trắng xám mà trét những miếng nứt thì trông đau lòng lam sao ấy. Sân vườn Tháp Hoa Yên, sân chùa Hoa Yên người ta cũng xi măng hóa cho hợp thời đại xi măng

Đường lên chùa Đồng – Vân Tiêu – Bảo Sái – Một Mái ven lối đi trong sương mù, cỏ ướt có những bia đá, bài vị đá vất lăng lóc. Nếu ai có lòng thu lượm những văn bia đá đó thì thấy phả hệ của những người từng tu hành và lài thế tại đây khá nhiều.

Chùa Một Mái và chùa Bảo Sái đều được sửa sắc đẹp tân thời cũng bằng ximăng Hải Phòng. Nhưng thật sự sai sót rất nhiều. Như chùa Bảo Sái chỉ là một am nhỏ, nơi biên tập ghi chép của Phái Thiền Trúc Lâm, bây giờ là chỗ nhốt mấy con khỉ và cùng các pho tượng gỗ lượm từ nơi nào đem về cho đông.

Ngủ đêm tại Chùa Hoa Yên đâu phải là không tốn tiền. Cứ xĩa ra xoàn xoạt tiền là mười nghìn đồngmột xuất ngủ. Ngủ gần với mấy ông lão ho sù sụ nhiều hơn khi leo lên đến đây, sau lưng là mấy bà mập còn nơi xa là mấy cô gái cứ cười rúc rích từng hồi. Đùi thì kẹp chặt cái bóp phơi kẻo mai thức dậy thấy người tay không. Có chừng 7,8 nhà sạp cho người ngủ xuất đó. Mỗi nhà sạp chừng 7, 8 chục người. Nếu vua Trần nhân Tông đắc được đạo Thiền là đầu tiên Ngài xa lánh thịt rượu thì ngày nay đầy võ lave, chai bia Heneken ngoại cùng mấy chai rượu quốc lũi có khi có thêm mùi thịt chó nướng đâu đó phảng phất lại.

Đến khoảng nửa đêm thì người ta báo hiệu đèn chớp tắt vài lần. Sau đó thì cúp điện tối thui vì để dành xăng dầu cho máy chạy ra điện vào ngày sau, thì lập tức có ánh đèn pin lấp loáng, có người rượt đuổi, đòi tiền thịt rượu nhậâu lúc nãy, có người đi tiểu tiện bị rọi đèn pin vào bụi rậm là có người la làng chói lói... Như vậy lên núi để nhìn xem cái gì. Cầu Yên hay nhìn người ta ăn nhậu rượu thịt ê hề hay đi picnic xa một thoáng Hà Nội phồn hoa?

Phần ghi thêm:

Núi Yên Tử ở phía Tây thị xã Uông Bí (tỉnh Quãng Ninh), có đỉnh cao 1068 m.

Chùa Hoa Yên còn được gọi là chùa Cả. Tọa lạc trên núi Yên Tử cao 516 m. Ngày xưa chùa mang tên là Vân Yên, do Thiền sư Hiện Quang xây dựng cuối đời nhà Lý. Kế tiếp là thiền sư Đạo Viên, Thiền Sư Đại Đăng, Thiền Sư Tiêu Diêu, Thiền Sư Huệ Tuệ, Trúc Lâm Đại Sĩ (tức Điều Ngự Giác Hoàng Trần nhân Tông (1299) v.v... Điều Ngự Giác Hoàng cho mở chùa Vân Yên to rộng, tả hữu dựng viện Phủ Đồ, lầu chuông trống, nhà dưỡng tăng, nhà khách, dưới sườn núi dân chúng dựng nhà cữa suốt đến xứ Thanh Lương.

Tăng đồ đến khắp nơi nghe giảng Yếu Chỉ Thiền Tông rất đông. Chùa Vân Yên trở thành Trung Tâm Phật Giáo thời bấy giờ. Ngĩa là đến đời Trần nhân Tông thì nước Nam chúng ta có một Trung Tâm Phật Giáo lớn nhất vùng Á Châu thời bấy giờ, hơn cả Nhật Bản. Trúc Lâm Đại Sĩ có mời khá nhiều sư nước Thiên Trúc đến tiếp dạy đạo Phật. Môn đồ tu tập, người người nghe kinh. Không khí trang nghiêm và thanh tịnh. Nhiều môn đồ tốt nghiệp được cho xuống núi đi khắp bốn phương trời mà hoằng pháp.

Nhà Lý thì nhờ đạo Phật mà thạnh trị, nhà Trần thì làm sáng tỏ đạo Phật ra bốn phương trời. Cho nên ngày nay phái Thiền Trúc Lâm rất thạnh trị cho đến bây giờ.

Nếu ai đến xứ cao nguyên Đàlạt, thì chúng ta không khỏi khâm phục ngôi chùa Trúc Lâm rất đồ sộ, nguy nga. Nhiều Việt kiều khắp nơi khi đến viếng cảnh ĐàLạt thì không bao giờ họ quên ghé thăm Trúc Lâm Thiền Viện.

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002