Đại Chúng số 94 - Ngày 16 tháng 3 năm 2002

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


ĐỨC TRẦN HƯNG ĐẠO

Vị Đệ Nhất Anh Hùng trong Sử Việt
Một trong Mười Vị Nguyên Soái Vĩ Đại của Thế Giới

Vào những năm 1200, Đế Quốc Mông Cổ được thành lập tại Trung A,Ù bao trùm Âu và Á, từ Biển Trung Quốc tới Sông Danube. Quân Mông Cổ đã ba lần đem đại quân xâm lấn Đại Việt thời vua Trần Thái Tông vào những năm:1258; 1285; và 1288; nhưng đều bị quân Nam đánh bại. Những chiến thắng hiển hách đó là đại công của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, tác giả của hai bộ sách quý giá: Binh Thư Yếu Lược và Vạn Kiếp Bí Truyền Thư. Năm 1984, các nhà bác học và quân sự gia thế giới họp tại Luân Đôn (Anh) đã ghi Trần Hưng Đạo vào danh sách mười nhà quân sự tài ba nhất thế giới.

Sơ lược tiểu sử Đức Trần Hưng Đạo

Trần Quốc Tuấn sinh năm 1228 và là con của Trần Liễu, anh ruột của Trần Cảnh tức vua Trần Thái Tông, vị vua đầu tiên của triều đại họ Trần. Ngài thông minh đĩnh ngộ, văn võ song toàn; chí biết dẹp thù nhà, thân biết đoàn kết anh em dòng họ cùng lo toan việc nước. Ngài nghiên cứu binh thư, biết dùng người hiền tài như Trương Hán Siêu, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng; coi binh sĩ như chân với tay. Ở nơi Ngài thể hiện các đức tính: Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, và Tín. Cả ba lần chống quân Nguyên, ngài đã lập nhiều công lớn. Ngài mất vào ngày 20 tháng Tám năm Canh Tý (1300). Thi hài được hỏa táng theo ý nguyện của ngài: tro thu vào một bình đồng và chôn trong vườn An Lạc, giữa rừng An Sinh miền Đông Bắc, không xây lăng mộ. Có đền thờ tại Vạn Kiếp, Chí Linh.

Sơ lược các trận chiến chống quân Nguyên

Cuộc xâm lăng lần thứ nhất: Vào tháng Giêng năm 1258, một đạo quân Mông Cổ khoảng 40 ngàn quân do tướng Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy tràn vào Đại Việt từ ngã Vân Nam. Thế giặc rất mạnh nên quân Nam phải rút bỏ Thăng Long với thành không, nhà trống. Chờ khi quân Mông cạn lương thực, ngày 29 tháng 1 năm 1258, quân Nam đã thần tốc vượt sông Hồng phản công, đánh địch quân tan tác bỏ chạy về Vân Nam.

Cuộc xâm lăng lần thứ nhì: hai mươi sáu năm sau cuộc thảm bại lần thứ nhất, vào cuối năm 1284, lúc đó đã chiếm xong nhà Tống ở Trung Quốc (1279), vua Nguyên là Hốt Tất Liệt cử con trai là Thoát Hoan đem đại quân xâm lấn Đại Việt từ ba mặt: một đạo quân do Thoát Hoan chỉ huy từ Lạng Sơn đánh xuống; một đạo quân do Nạp Tốc Lạt Đinh từ Vân Nam tràn vào Tuyên Quang; và đạo quân thứ ba do Toa Đô đánh từ Bắc Champa và sườn nam của Đại Việt. Cũng như lần trước, đại quân Nam cố gắng làm chậm bước tiến của địch bằng các lực lượng dân quân địa phương, bảo toàn chủ lực quân, rút lui và bỏ trống kinh thành Thăng Long. Quân Mông bị phân tán mỏng, lương thực khan hiếm, thời tiết nóng nực, bệnh dịch lan tràn. Chờ thời cơ đã chín mùi, tháng 5 năm 1285, Hưng Đạo Vương tức tốc dẫn đại quân đầy nhuệ khí tiến ra bắc phản công quyết liệt: đạo quân của Trần Quang Khải tấn công địch trên mạn sông Hồng vào giải tỏa Thăng Long; Trần Hưng Đạo chặn đường rút của địch tại Vạn Kiếp. Quân địch bị thua to tại các mặt trận:

Hàm Tử (Hưng Yên): Trần Nhật Duật đánh tan chiến thuyền của Toa Đô.

Chương Dương: Trần Quang Khải và Trần Quốc Toản tấn công đại quân Nguyên khôi phục thành Thăng Long. Trong bữa tiệc khao quân mừng chiến thắng, Trần Quang Khải ngâm bài thơ "Tòng Giá Hoàn Kinh":

Đoạt giáo Chương Dương độ

Cầm Hồ Hàm Tử Quan

Thái Bình ta nỗ lực

Vạn cổ thử giang san.

Có thơ dịch là:

Chương Dương cướp giáo giặc

Hàm Tử bắt quân hồ

Thái Bình nên gắng sức

Non nước ấy muôn thu.

Tây Kết: quân ta đánh tan và chém chết Toa Đô; Ô Mã Nhi xuống thuyền nhỏ chạy về Tầu.

Vạn Kiếp: Nguyễn Khoái và Phạm Ngũ Lão được điều động phục binh tại bên sông Vạn Kiếp chặn tàn quân của Thoát Hoan sau khi bị quân của Hưng Đạo Vương đánh tan tại Bắc Giang.

Cuộc xâm lăng lần thứ ba: hai năm sau lần thảm bại thứ nhì, tháng 12 năm 1287, đại quân Nguyên lại chia làm nhiều ngả qua xâm chiếm Đại Việt. Đoàn chiến thuyền do Ô Mã Nhi chỉ huy hung hăng tiến vào vùng biển Quảng Ninh nhắm hướng cửa sông Bạch Đằng không hay biết đoàn thuyền lương ở phía sau đã bị Trần Khánh Dư phục đánh tan tại vùng đảo Vân Đồn. Lúc đó Thoát Hoan đã tiến vào Lạng Sơn hội với cánh quân của Ô Mã Nhi và cùng tiến về Thăng Long vào cuối tháng 1 năm 1288. Thành Thăng Long lại bỏ trống. Tại đây, đại quân Mông lại lâm vào tình trạng thiếu lương thực nên lại phải rút về Vạn Kiếp và bị chặn đánh tại cửa sông vùng Phả Lại. Biết quân địch sẽ rút đại quân về ngả sông Bạch Đằng, Hưng Đạo Vương đã chuẩn bị cho đóng cọc đẽo mũi nhọn tại lòng sông. Sáng ngày 9/4/1288, Ô mã Nhi dẫn đoàn chiến thuyền vào sông Bạch Đằng. Đoàn chiến thuyền của Nam Quan ào ra tấn công. Gặp lúc thủy triều xuống, thuyền giặc nghiêng đổ, thế giặc tan vỡ, quân sĩ tử trận vô vàn, Ô Mã Nhi bị bắt sống. Đạo quân của Thoát Hoan rút theo đường bộ thì bị bị phục kích tại cửa ải Nội Bàng. Mãi tới ngày 19/4/1288, Thoát Hoan và tàn quân mới chạy thoát về tới Tư Minh. Mộng xâm lược của Quân Nguyên hoàn toàn tan vỡ.

Trong cuộc chiến chống quân Nguyên, có những sự kiện nổi bật là:

Hội Nghị Bình Than: các tướng sĩ trao đỗi ý kiến và bày tỏ quyết liều thân cứu nước.

Hội Diên Hồng: các bô lão được triệu tập để cho ý kiến và mọi người đều tỏ một lòng quyết chiến; cóù thơ:

Họp Bình Than: tướng, quân bàn mưu phá giặc

Hội Diên Hồng: Bô lão quyết chống xâm lăng

Trần Bình Trọng bị quân Nguyên bắt và Thoát Hoan dụ hàng, đã khẳng khái trả lời:

"Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm Vương đất Bắc."

Hịch Tướng Sĩ của Đại Nguyên Súy Trần Hưng Đạo: “... Nay các ngươi trông thấy chủ nhục mà không biết nghẹn; trông thấy quốc sỉ mà không biết thẹn; thân làm tướng, phải hầu giạc mà không biết uất; tai nghe nhạc để hiến ngụy sứ mà không biết căm; hoặc lấy việc chọi gà làm tiêu khiển; ... Nay ta bảo thật các ngươi nên cẩn thận nơi củi lửa, giữ gìn như kẻ húp canh, dạy bảo quân sĩ, luyện tập cung tên, khiến người nào cũng có sức khỏe như Bàng Mông và Hậu Nghệ, thì mới có thể dẹp tan được giặc mà lập nên được công danh ..."

+

Kết luận: Một câu hỏi đặt ra là "Làm thế nào mà một nước nhỏ như nước ta lại có thể, trong vòng 30 năm, ba lần đánh bại đạo kỵ binh bách chiến bách thắng của Mông Cổ đã từng chiếm gần hết cả Âu lẫn Á? Các nhà nghiên cứu sử học đã nêu ra những yếu tố chính sau đây, không kể đến yếu tố ngạo mạn, khinh địch của quân Nguyên.

Ý chí đấu tranh kiên cường của nòi Việt thể hiện qua các cuộc chiến đấu liên tục chống xâm lăng của Hai Bà Trưng (năm 40); Bà Triệu (249); Lý Bí (542); Mai Thúc Loan (722); Phùng Hưng (791); Dương Diên Nghệ (931); Ngô Quyền (938); và Lý Thường Kiệt (1077).

Chính sách "Dân (chủ) Làm Gốc" của Vua Trần Thái Tông (1218- 1277), tức Trần Cảnh [một nhà Thiền Học, tác giả sách Khóa Hư Lục, một tài liệu cổ nhất ghi chép phép tu dưỡng đạo hư tịch (Thiền), trong đó có bài Tựa Thiền Tông Chỉ Nam của chính vua Thái Tông viết kể lại câu chuyện nhà vua lẳng lặng bỏ ngôi báu lên núi Yên Tử tu; sau vì lời mời thống thiết của Thái Sư Trần Thủ Độ "Bệ Hạ vì mục đích tu cho riêng mình mà làm như thế thì được, nhưng còn quốc gia, xã tắc thì sao? Ví để lời nói suông mà răn bảo đời sau thì sao bằng lấy chính thân mình làm người dẫn đạo cho thiên hạ?" Sau đó nhà vua lại gắng quay về cung.] Chính sách lấy dân làm gốc đã được Trần Hưng Đạo thể hiện trong câu nói “Thời bình phải khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc, bền rễ. Đó là thượng sách giữ nước."

Chính sách đoàn kết: toàn dân hợp lực. Trong tinh thần đó, Đức Trần Hưng Đạo kêu gọi: "Vua tôi một lòng, anh em hòa thuận, nước nhà chung sức, trăm họ là binh."

Các yếu tố trên đã nói lên sự ưu việt của nghệ thuật lãnh đạo chỉ huy của Bình Bắc Đại Nguyên Soái Hưng Đạo Đại Vương thể hiện ở (1) sử dụng những người tài giỏi, biết địch, biết ta, khai thác thiên thời, địa lợi, và nhân hòa: đó là Trí; (2) kích động tinh thần quyết tâm hy sinh cho tổ quốc: đó là Dũng; (3) yêu thương quân dân như người trong nhà: đó là Nhân. Với những nét ấy Ngài quả là một thiên tài về lãnh đạo chỉ huy cổ kim hiếm thấy.

Công đức của nhà Trần nói chung và của Đức Thánh Trần Hưng Đạo nói riêng thật là vô cùng to lớn, đời trước và đời sau, ít có người sánh kịp. Vậy mà trong thời đại cộng sản loạn động, Hồ Chí Minh đã "bác bác, tôi tôi" tự ví mình có công lao như Ngài bằng những câu thơ hết sức xấc xược:

Bác tôi, tôi bác, thật anh hùng

Cũng bậc mày râu, phận kiếm cung

Bác đuổi quân Nguyên thanh kiếm bạc

Tôi trừ giặc Pháp ngọn cờ hồng

Bác đưa dân nước qua nguy biến

Tôi dắt năm châu đến đại đồng

Bác có linh thiêng cười một tiếng

Mừng tôi cách mạng đã thành công.

Hành động bất kính của họ Hồ đã nói lên tinh thần hết sức ngạo mạn, thể hiện bản chất của hạng người bất nhân, bất nghĩa, và bán nước cầu vinh rất đúng với thực tế vì họ Hồ đã hoàn toàn dựa vào sự huấn luyện và yểm trợ của Liên Xô, Trung Quốc, và nhiều nước CS khác, nên mới thắng được Pháp. Đời nay có bài thơ xuất xứ từ một vị ẩn danh tại Bình Định ghi và được ông Hoài Việt (Camden, N J) viết cho báo Văn Nghê Tiền Phong (số 512) đăng như sau:

Giáng Bút của Đức Trần Hưng Đạo

Sao đem thành bại luận anh hùng

Ta khác hơn ngươi bút kiếm cung

Ta đuổi quân Nguyên trừ bá mộng

Ngươi phò quỷ đỏ diệt nòi Hồng

Ta giành độc lập cho dân tộc

Ngươi dẫn non sông đến hãi hùng

Ta chết đi rồi hồn hiển hách

Ngươi còn bêu xác để khoe công.

+

Tội ác của họ Hồ nói riêng và của tập đoàn cộng sản nói chung, không bút nào tả cho hết, chỉ tạm tóm tắt như sau:

Tội Ác Cộng Sản

Tội Hồ cộng sản ngập non sông

Đất nước nơi nơi máu nhuộm hồng

Cờ đỏ sao vàng lừa trí, phú

Búa liềm vô sản mị công, nông

Ải quan + hải đảo: Mao chiếm cả

Lăng tẩm + thánh đường: Hồ phá không

Văn hiến + nhân quyền: trà đạp hết

Đất nào dung lũ phản Tiên Rồng!

Hải Bằng.HDB

+

Tóm lại chiến công hiển hách nhất trong sử Việt phải là chiến công của vị tướng tài đức vẹn toàn là Đức Thánh Trần Hưng Đạo. Nêu lên công đức của Ngài không phải chỉ là để hãnh diện mà là để tỏ lòng biết ơn và tôn kính. Ước mong những công đức của Ngài soi rọi con đường sáng cho con cháu Lạc Hồng noi theo trên con đường phục vụ dân tộc và nhân loại.

+

Hải Bằng. HDB

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002