Đại Chúng số 93 - Ngày 1 tháng 3 năm 2002

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


CON NGƯỜI VÀ VŨ TRỤ

Hoàng Quyên

Gần đây các nhà khảo cổ tìm thấy hiện vật của người hành tinh khác giữa đám xương voi có một triệu năm tuổi tại thành phố Auid nằm về phía nam Romania, mà các nhà khảo cổ cho là bí ẩn lớn đối với họ. Bởi vì cách đây một triệu năm con người chỉ vừa thoát khỏi hình dáng của vượn. Và phải đến đầu thế kỷ 19, họ mới tìm ra cách sản xuất nhôm.

Hiện vật tìm được gồm hai mảnh xương và một mảnh kim loại nằm sâu 10 mét dưới lớp đất đá ở Romania. Sau khi xét nghiệm, các nhà khảo cổ kết luận, hai mảnh xương thuộc về một giống voi đã tuyệt chủng cách đây một triệu năm. Còn mảnh kim loại là một hợp kim nhôm, dài 20 centimet. Phân tích cho thấy, đây không thể là một cấu trúc tự nhiên, mà rõ ràng là một sản phẩm nhân tạo: Hai mặt khoan lỗ tròn, xuyên thẳng vào tâm của vật thể. Ngoài ra, ở đầu hiện vật còn có một mấu treo (đã bị gãy) như ở một vật dụng hiện đại.

Tiến sĩ Niederkorn, viện nghiên cứu quặng kim loại ở Đức, sau khi nghiên cứu hiện vật đã chỉ ra thành phần của nó như sau: 6.2% đồng, 2.84% silic, 81% thiếc, 0.41% chì, 0.33% kẽm, 0.2% circonium, 0.11% cadmium, 0.11% niken, 0, 0024% coban, 0.00002% bạc, vàn 89% nhôm.

Như vậy, có thể nói rằng, nhôm chiếm đa phần trong hợp kim này. Để tìm hiểu về bí mật của hiện vật, có lẽ chúng ta cũng nên biết đôi chút về nhôm. Năm 1825, lần đầu tiên người ta tìm ra cách chế biến nhôm, và phải đầu thế kỷ 20, công nghệ sản xuất nhôm mới phát triển mạnh. Để có nhôm nguyên chất, người ta phải nung quặng nhôm ở nhiệt độ 1.000 độ C. Khi nhôm nguyên chất gặp không khí, ngay lập tức nó bị oxy hóa và tạo ra một thứ acid cực mỏng trên bề mặt. Lớp oxyt mỏng này rất cứng , bảo vệ các lớp nhôm nguyên chất ở dưới.

Cấu trúc của hiện vật rất đặc biệt: Nó được bao bọc bởi một lớp oxit nhôm dày tới 1 milimet. Trước nay, người ta chưa thấy một vật bằng nhôm nào bị oxy hóa dày đến như vậy. Rõ ràng, quá trình oxy hóa đã phải diễn ra hàng triệu năm khi hiện vật nằm trong lòng đất.

Nhà khảo cổ Romania Florian Gheorghita - người tìm ra hiện vật năm 1992 - đưa ra giả thuyết cho rằng, đây là một bộ phận rớt lại của một chiếc tàu thăm dò của người hành tinh khác khi họ viếng thăm quả đất. Hình phác thảo kỹ thuật có thể giúp ta hình dung về một bộ phận giống như chân đỡ của tàu con thoi.

Có điều mãi đến nay vẫn chưa có bằng chứng nào ủng hộ giả thuyết của Gheorghita, vì vậy nên hiện vật ở Auid vẫn còn là một bí ẩn chưa cỏ đáp số.

Càng ngày các nhà khoa học tìm ra lắm điều bí mật của vũ trụ con người càng cảm thấy như bị chìm trong đám sương mù dày đặc, chẳng hiểu biết được gì đối với sự bí mật của đất trời. Như về sự quan sát mới đây của các nhà thiên văn về hệ sao trẻ Zeta Leporis cho thấy, nó có một vành bụi với các thuên thể, tương tự như vành đai thiên thạch ở hệ mặt trời của chúng ta. Phát hiện này có thể sẽ lý giải được sự hình thành của Trái Đất và các hành tinh khác như sao Mộc, sao Thổ...

Trong hệ mặt trời, vành đai thiên thạch nằm giữa Mộc tinh và Hỏa tinh. Nơi này có hàng triệu thiên thể lang thang. Người ta phỏng đoán, chúng được hình thành từ các hạt bụi ở thời mà hệ mặt trời còn rất trẻ. Rất có thể các thiên thạch này đã va đập hoặc kết hợp lại thành các hành tinh như Trái Đất. Tuy nhiên, đến nay chưa ai quan sát được một quá trình như vậy trong vũ trụ.

Michael Jura và Catherine Chen, mthuộc Hiệp Hội Thiên Văn Học Hoa Kỳ, đã dùng ống kính hồng ngoại từ vệ tinh (IRAS) để chụp vành đai bụi ở hệ sao Zeta Leporis, cách Trái Đất 70 năm ánh sáng. Sao Zeta Leporis còn rất trẻ, cở 100 triệu tuổi (so với 4.5 tỷ năm tồn tại của mặt trời). Tuy vậy, nó lại nặng gấp đôi mặt trời.

Chen và Jura phát hiện, "đĩa bụi" của hệ sao Zeta Leporis rất ấm (trung bình khoảng 77 độ C), chứ không lạnh lẽo như vành đeo thiên thạch ở hệ mặt trời. Họ phỏng đoán, đĩa bụi này chứa một lượng vật chất nặng gấp 1.000 lần của vành đai thiên thạch.

Đĩa bụi của Zeta Leporis khép chặt vào ngôi sao mẹ theo hình xoắn ốc. Vành ngoài của nó cách sao mẹ khoảng 900 triệu kilomét. (So sánh:Vành đai thiên thạch của chúng ta cách mặt trời khoảng 40 triệu kilomét).

Với 100 triệu năm, Zeta Leporis chưa đủ tuổi đời để kết thành một khối vật chất vững như mặt trời. Các vụ bùng nổ dữ dội trên bề mặt của nó rải vào không trung những cơn lốc hạt "ion", có thể quan sát bằng kính thiên văn trên đường hoàng đạoo. Đồng thời, các hạt bụi nhỏ và các thiên thạch trong đĩa bụi non trẻ của nó cũng thường xuyên va đâp và bốc cháy.

Theo các nhà thiên văn, những gì đang xảy ra ở hệ sao Zeta Leporis cón thể được so sánh với hệ mặt trời của chúng ta cách đây 4 tỷ năm. Có lẽ thời đó, các đám bụi ấm và các thiên thạch dày đặc cũng thường xuyên va đập và bùng cháy trước khi chúng tụ lại thành các hành tinh bền vững và lạnh lẽo hơn như sao Mộc, sao Thổ, Trái Đất...

Giá trị của sự quan sát lần này là ở chỗ, nó là chiếc chìa khóa để lý giải sự tiến hóa của mặt trời. Theo ông Jura, có sự tương đồng lớn giữa Zeta Leporis và hệ mặt trời, và những gì quan sát được là bằng chứng gián tiếp đầy thuyết phục. Điều đáng tiếc là, những hành tinh trong hệ Zeta Leporis hiện đều có kích cỡ rất lớn (như sao Mộc), và không có hành tinh nào trông giống như Trái Đất.

Năm 1991, lần đầu tiên người ta phát hiện vành bụi ấm của Zeta Leporis . Từ đó, nó đã trở thành mối quan tâm đặc biệt của các nhà thiên van học. Hệ sao này có đầy đủ tính chất ban sơ của hệ mặt trời, và do đó, nó chứa đựng một khả năng, một xác xuất dù nhỏ, để hình thành một hành tinh tương tự Trái Đất.

Sắp tới, các nhà khoa học sẽ tập trung phần tích dải quang phổ hồng ngoại của Zeta Leporis, nhằm xác định thành phần hóa học của nó. Tài liệu này theo Cosmiverse.

Hành tinh của chúng ta ở hiện nay đang càng ngày càng có dấu hiệu lâm nạn có cơ nguy cho sự tồn vong của các thế hệ sau này. Như theo nguồn tin của AFP - một hòn đảo tí hon của Venezuela đang chìm dần dưới biển Caribbe và sẽ hoàn toàn biến mất vào năm 2055. Các nhà thám hiểm Pháp và Hoa Kỳ hy vọng có thể đo đạc quá trình chìm lắng để dự báo những trận động đất trong vùng.

Đảo Las Aves bằng phẳng và hoang vu, có chiều dài 540m và rộng 33m, là điểm cao nhất của một ngọn núi dưới biển, cách tây Guadeloupe 177km và bắc Venezuela 640 km.Hòn đảo này nằm ở cực đông của mảng kiến tạo Caribbien, nơi kớp vỏ thạch quyển Đại Tây Dương đang bị cuốn xuống dưới mảng Caribbien (hiện tượng nuốt mảng). Đa số các trận động đất phát sinh từ những ranh giới mảng như thế. Từ năm 1933, đảo Las Aves đã chìm khoảng 30 cm và mất 200 m chiều dài.

Đoàn thám hiểm mang tên Hoàng Thân Vendee sẽ thực hiện những đo đạc chính xác nhờ hệ thống định vị vệ tinh (GPS), nhất là về sự tiến dần của mảng Caribbien giữa các hòn đảo Antilles Saint Martinvà Trinidad. Theo trưởng đoàn thám hiểm Gilles Fonteneau, nếu tốc độ tiến chậm lại, thì nguy cơ động đất hạn chế, nếu tốc độ nhanh, nguy cơ sẽ tăng cao. nếu tốc độ không thay đổi , thì có thể dự báo các trận động đất trong vùng này. Sự tiến chậm của các mảng có thể là dấu hiệu nguội lạnh của "nhân" Trái Đất, một thế giới cùng cực và bí ẩn ở cách vỏ Trái Đất hơn 6.000 km.

Hoàng Quyên

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002