Đại Chúng số 93 - Ngày 1 tháng 3 năm 2002

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


Tuyên Cáo Chung
về
Hành Động Nhượng Lãnh Thổ và Lãnh Hải Việt Nam cho Trung Cộng
của Cộng Sản Việt Nam.

Lãnh thổ Việt Nam đươc hình thành là nhờ tiền nhân bồi đắp qua nhiều thế hệ. Tổ tiên ta, các bậc anh hùng, anh thư hào kiệt, qua biết bao nhiêu đời dân Việt đã can trường hy sinh xương máu để bảo vệ từng tấc đất, gang sông, duy trì bờ cõi và gìn giữ toàn vẹn chủ quyền đất nước từ Aûi Nam Quan đến Mũi Cà Mâu.

Những chứng tích bảo vệ chủ quyền đất nước, từ địa đầu giới tuyến như Nguyễn Phi Khanh khí phách nói với con là Nguyễn Trãi: "Con hãy về đi lo trả thù cho Dân cho Nước", như Thoát Hoan chui vào ống đồng mà chạy, như Tôn Sĩ Nghị được tha mạng sống không dám quây đầu nhìn lại ... đến lãnh hải với chiến công hiển hách Bạch Đằng của Trần Hưng Đạo đã được ghi rõ ràng trong lịch sử Việt Nam.

Chiếu theo bản tin của Tân Hoa Xã tại Bắc Kinh (Xinhua News Agency, Beijing) ngày 27 tháng 12 năm 2001 và bản tin của Japan Economic Newswire ngày 27 tháng 12 năm 2001, loan báo buổi lễ ký kết xác nhận đường biên giới giữa hai nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (Cộng Sản Việt Nam) và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Cộng) được tổ chức tại Dongxing ở Quảng Tây (Trung Cộng) và Móng Cái (Việt Nam) vào ngày 27 tháng 12 năm 2001.

Chiếu theo hình ảnh quảng cáo của cơ quan du lịch Trung Cộng phổ biến trên mạng lưới internet, thác Bản Giốc thuộc tỉnh Cao Bằng và Ải Nam Quan thuộc tỉnh Lạng Sơn của nước Việt Nam hiện nay đã thuộc chủ quyền của Bắc Kinh.

Chiếu theo website của bộ ngoại giao Cộng Sản Việt Nam, ghi rằng biên giới phía bắc Việt Nam bắt đầu từ cây số 0, không còn ghi bắt đầu từ Ải Nam Quan như trước.

Chiếu theo nhiều tài liệu được phổ biến trên mạng lưới internet, ghi rõ hiệp định về biên giới trên đất liền giữa hai nước được Cộng Sản Việt Nam và Trung Cộng ký kết vào ngày 30 tháng 12 năm 1999 và hiệp định phân định lãnh hải giữa hai nước được ký kết vào ngày 25 tháng 12 năm 2000.

Xét Rằng:

Lãnh thổ nước Việt Nam được phân định với Trung Hoa tại phía bắc từ nhiều ngàn năm qua là từ AiÛ Nam Quan và đã được lịch sử cũng như quốc tế công nhận. Điều đáng chú ý là hàng trăm năm gần đây, biên giới và lãnh hải của hai nước đã được xác định theo các hiệp định do Pháp và nhà Thanh ký từ cuối thế kỷ 19, và được coi là hợp pháp đối với quốc tế.

Nhà cầm quyền của cái gọi là nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hiện nay không do toàn dân Việt Nam bầu ra bằng một cuộc đầu phiếu tự do, dân chủ, và công bình; mà do đảng Cộng Sản Việt Nam dựng lên.

Quốc Hội của cái gọi là nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hiện nay là một quốc hội bù nhìn được bầu cử bằng hình thức không phải là phổ thông đầu phiếu: “Đảng cử, dân bầu,” nghĩa là người dân bỏ phiếu cho các ứng cử viên đã được đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ định.

Đảng Cộng Sản Việt Nam đã từng làm tay sai cho Liên Sô và Trung Cộng để chiếm lấy Miền Bắc, xâm lăng Miền Nam Việt Nam, hiện áp đặt lên đất nước và dân tộc một chế độ độc tài được xây dựng bằng bạo lực, chà đạp nhân quyền, bưng bít sự thật và cai trị bằng khủng bố.

Vì tình yêu đất nước, vì lương tâm và trách niệm của chúng ta, những con dân nước Việt trước lịch sử, chúng tôi, tập thể Cựu Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa gồm các cá nhân và thành phần nhân sự của các tổ chức Cựu Quân Nhân, Cựu Tù Nhân Chính Trị, Cựu Cảnh Sát Quốc Gia, Cựu Dân Công Cán Chính và Thế Hệ Thứ 2 của các thành phần nêu trên, căn cứ vào tất cả các dữ kiện nhận xét trên, trong tinh thần đoàn kết long trọng

Tuyên Cáo

Thứ nhất: Xác định lãnh thổ nước Việt Nam ở phía bắc được bắt đầu từ Ải Nam Quan.

Thứ hai: Không nhìn nhận nhà cầm quyền Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hiện nay là một chính quyền chính thống đại diện cho toàn thể người dân Việt Nam, vì vậy sự ký kết hai hiệp định nói trên hoàn toàn vô giá trị.

Thứ ba: Không nhìn nhận quốc hội Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hiện nay là cơ quan lập pháp do người dân bầu lên theo ý nguyện của họ; do đó sự phê chuẩn hai hiệp định nói trên hoàn toàn vô giá trị.

Thứ tư: Bởi ba lý do kể trên, nay phủ nhận giá trị hai bản hiệp định phân ranh biên giới trên đất liền và lãnh hải được ký kết bởi nhà cầm quyền Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và nhà cầm quyền nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Hai hiệp định này là hậu quả của sự cấu kết giữa hai đảng Cộng Sản Trung Hoa và Việt Nam, và không liên hệ gì đến dân tộc Việt Nam.

Thứ năm: Tố cáo trước công luận thế giới về hành động bán nước của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam và cực lực lên án tập đoàn lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam đã phạm trọng tội phản quốc, bán nước, và hại dân.

Thứ sáu: Cùng với tất cả quốc dân Việt Nam trong nước, toàn thể người Việt ở hải ngoại, các đoàn thể đấu tranh, các tổ chức chính trị và cộng đồng người Việt Nam trên khắp thế giới dành quyền sử dụng mọi phương pháp, mọi hành động cần thiết, bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào để bảo vệ di sản của tiền nhân để lại.

Làm tại Hải Ngoại, ngày 6 tháng 2 năm 2002.

(Danh sách ký tên đính kèm)

Trong tinh thần Chiến Thắng Đống Đa, bản Tuyên Cáo Chung của Tập Thể Cựu Chiến Sĩ VNCH đã được phổ biến ngày mồng 5 Tết Nhâm Ngọ, nhằm ngày 16 tháng 2 năm 2002. Danh sách ký tên trên sẽ được cập nhật mọi khi có sự tham gia của các cá nhân và các tổ chức khác. Xin liên lạc về:

Điện Thoại/Fax: (877) 263-6109 – E-Mail: ubphhd@ureach.com

Cập nhật ngày 22 tháng 2 năm 2002.

 

DANH SÁCH
Các Đoàn Thể và Cá Nhân
Trong Tập Thể Cựu Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa Đã Ký Tên

  1. Tổng Hội Hải Quân Hàng Hải Việt Nam Cộng Hòa

  2. Tổng Hội Không Lực Việt Nam Cộng Hòa

  3. Tổng Hội Thủy Quân Lục Chiến

  4. Tổng Hội Biệt Động Quân

  5. Tổng Hội Quân-Cảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

  6. Tổng Hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam

  7. Tổng Đoàn Thanh Thiếu Niên Đa Hiệu

  8. Tổng Hội Thiếu Sinh Quân

  9. Tổng Hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Đại Học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt

  10. Tổng Hội Cảnh Sát Quốc Gia

  11. Tổng Hội Đơn Vị 101

  12. Tổng Hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức

  13. Gia Đình Mũ Đỏ Hải Ngoại

  14. Gia Đình 81 Biệt Cách Dù

  15. Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam

  16. Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa miền Nam California

  17. Liên Hội Cựu Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa miền Bắc California

  18. Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa vùng Hoa Thịnh Đốn và Phụ Cận

  19. Liên Hội Việt Nam vùng Hoa Thịnh Đốn

  20. Hội Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh miền Đông Hoa Kỳ

  21. Uûy Ban Phối Hợp Cựu Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Âu Châu

  22. Lưc Lượng Dân Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa miền Nam California

  23. Hội Cựu Quân Cán Chánh Việt Nam Cộng Hòa tại Maui, Hawaii

  24. Hội Thân Hữu Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Đồng Đế Nha Trang

  25. Các Cơ Quan Dân Cử Quốc Hội và Hội Đồng Đô Tỉnh Thị Việt Nam Cộng Hòa

  26. Gia Đình Trung Tâm Huấn Luyện Quốc Gia Vạn Kiếp

  27. Gia Đình Trung Tâm Huấn Luyện Song Mao

  28. Gia Đình Tiểu Khu Ninh Thuận

  29. Gia Đình Cựu Tù Nhân Chính Trị Tiên Lãnh, Quảng Nam-Đà Nẳng

Cá nhân:

  1. Bùi Đình Đạm

  2. Bùi Thế Lân

  3. Cao Văn Viên

  4. Chung Tấn Cang

  5. Chương Đình Quây

  6. Diệp Quang Thủy

  7. Dư Quốc Đống

  8. Đào Duy Aân

  9. Đặng Cao Thăng

  10. Đặng Đình Linh

  11. Đặng Văn Quang

  12. Đinh Mạnh Hùng

  13. Đỗ Kế Giai

  14. Đồng Văn Khuyên

  15. Hoàng Xuân Lãm

  16. Hồ Văn Kỳ Thoại

  17. Huỳnh Văn Cao

  18. Lâm Nguơn Tánh

  19. Lâm Quang Thi

  20. Lê Minh Đảo

  21. Lê Quang Lưỡng

  22. Lê Trung Trực

  23. Lê Ngọc Triển

  24. Lê Văn Thân

  25. Lê Văn Tư

  26. Linh Quang Viên

  27. Lữ Lan

  28. Lý Bá Hỷ

  29. Lý Tòng Bá

  30. Mạch Văn Trường

  31. Ngô Quang Trưởng

  32. Nguyễn Bá Cẩn

  33. Nguyễn Bảo Trị

  34. Nguyễn Cao Kỳ

  35. Nguyễn Chánh Thi

  36. Nguyễn Duy Hinh

  37. Nguyễn Duy Tài

  38. Nguyễn Đức Thắng

  39. Nguyễn Hữu Tần

  40. Nguyễn Khánh

  41. Nguyễn Khắc Bình

  42. Nguyễn Thanh Hoàng

  43. Nguyễn Thành Châu

  44. Nguyễn Văn Chức

  45. Nguyễn Văn Lượng

  46. Nguyễn Văn Minh

  47. Nguyễn Văn Toàn

  48. Nguyễn Vĩnh Nghi

  49. Phạm Duy Tất

  50. Phạm Đăng Lân

  51. Phạm Hữu Nhơn

  52. Phạm Ngọc Hợp

  53. Phạm Ngọc Sang

  54. Phạm Quốc Thuần

  55. Phạm Văn Đổng

  56. Phạm Văn Út

  57. Phạm Xuân Chiểu

  58. Phan Hòa Hiệp

  59. Phan Trọng Chinh

  60. Trang Sĩ Tấn

  61. Trần Bá Di

  62. Trần Đình Thọ

  63. Trần Quang Khôi

  64. Trần Thiện Khiêm

  65. Trần Văn Chơn

  66. Trần Văn Nhựt

  67. Trần Văn Trung

  68. Từ Văn Bê

  69. Văn Thành Cao

  70. Vĩnh Lộc

  71. Võ Dinh

  72. Vũ Đình Đào

Trong tinh thần Chiến Thắng Đống Đa, bản Tuyên Cáo Chung của Tập Thể Cựu Chiến Sĩ VNCH đã được phổ biến ngày mồng 5 Tết Nhâm Ngọ, nhằm ngày 16 tháng 2 năm 2002. Bản ký tên này sẽ được cập nhật mọi khi có sự tham gia của các cá nhân và các tổ chức khác. Xin liên lạc về:

Điện Thoại/Fax: (877) 263-6109 – E-Mail: ubphhd@ureach.com

Cập nhật ngày 22 tháng 2 năm 2002.

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002