Đại Chúng số 92 - Mừng Xuân Nhâm Ngọ 2002

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới

 

CÂU CHUYỆN VÔ ĐỀ

Kỹ Sư Sagant Phan

Thời gian thấy chậm nhưng lẹ hơn tên bắn nữa. Mới vừa rồi viết chuyện về tết thì quay đi quay lại tết nữa rồi.Thành thử kỳ này viết một đề tài nói về tết mà không viết về tết thì mới khó, đành viết về đề tài vô đề vậy. Như Vũ thành An, anh kẹt đề tài nên viết một hơi những bài không tên, và rồi thành tên luôn. Như nhà soạn nhạc Beethoven, viết bài số 5 nổi danh thiên hạ... Tôi không mong như vậy, vì đây là chuyện ngắn hàng kỳ mà.

Trên kia ghi chữ vô đề, đến đoạn này thì nhập đề luôn cho vui.

Ngày nay ai mà không biết tiếng ca của ca sĩ Phương Thanh tại Saigon, cô hiện nay tiếng ca về nữ thì hơn mọi người khác. Giọng ca khàn khàn uất nghẹn, hình như giọng ca này, giọng ca khàn khàn hát một lần một bài thì lần sau... bể tiếng hay khan tiếng luôn rồi vĩnh viễn hết hát, nhưng không phải vậy. Giọng ca khàn khàn hát mãi mãi hơn mọi giọng ca nhỏ gọn như giọng ca chim sơn ca hay họa mi. Như nữ ca sĩ Họa Mi hay Sơn Ca hát chừng vài bài bản là... hết hơi rồi.

Dân Saigon ngày nay có tiếng hát Phương Thanh, còn dân Saigon ngày xưa có tiếng hát Bạch Tuyết, rồi tới tiếng hát của Khánh Ly. Tiếng hát của Khánh Ly không hẳn là tiếng hát khàn khàn, nên không thuộc vào tiếng hát khàn khàn mà tiếng hát có chất...nhựa. Tôi biết cô từ lúc cô chưa nổi đình đám tại quán nhạc nhỏ gần trường Văn Khoa. Cô thật sự nổi đình đám là nhờ cô đạp chân lên giảng đường SPCN của Khoa Học Đại Học Đường, lúc đó chúng tôi trong ban Văn Nghệ của Tổng Hội Sinh Viện Saigon. Chúng tôi mời cô mời luôn Đoàn Chỉnh (con ruột của Đoàn Chuẩn) và có cô ca sĩ tên Trang mỹ Dung. Cô muốn cao bằng Khánh Ly nên cô đi guốc cao gót, còn tôi mang dép, đưa cả 10 đầu ngón chân ra, lúc đó tại hậu trường SPCN, tôi lính nghính láng ngáng thế nào... thì rồi guốc cao gót của cô đạp xuống ngón chân cái lòi ra. Nếu là tay đàn ông thì tôi liều mạng với nó rồi, đau không thể nói được. Nhưng đối với phái nữ thì mình galăng một chút, nên khi cô xin lỗi thì tôi cười khè khè... không sao không sao, nhưng rồi sau đó chạy ra ngoài cột đèn mà tru một tiếng thấu trời xanh. Rồi kể từ đó tôi gặp cô nào đi guốc cao gót là tôi né rất xa. Cô Khánh Ly hát luôn một hơi 5 bản, toàn là yêu cầu lại như bản Tình Ca Người Mất Trí và Gia tài của Mẹ vừa do Trịnh công Sơn sáng tác, nhưng nếu bản này mà đề Trịnh công Sơn hát thì hay nhất. Lúc đó phong trào du ca nở rộ khắp nơi, và chính quyền đang yếu nên rất sợ Sinh viên. Có nhóm Miên đức Thắng và một vài nhóm Du Ca rất mạnh mà tôi hơi quên tên rồi.

Trở lại iếng hát Bạch Tuyết. Giọng ca này mới chính là giọng ca khàn khàn. Trước đó cô là... tài xế xe Honda (nói nghe ngộ chưa?) Thật sự cô lái xe mô tô bay trong lồng sắt trong gánh hát xiệc gì đó mà tôi còn nhỏ (nói gì ngộ chưa! tôi là một teenage râu mọc lún phún) Sau đó nghe tin cô thành ca sĩ... Rồi bản ca cô hát bằng tiếng Tây ban Nha hay bản nhạc mang tên Mexico gì gì đó đã đem cô vào hàng Tứ bất Tử trong nền tân nhạc. Rồi cô qua Pháp hôi hát. Cô lập gia đình với nhạc sĩ Trần quang Thái, vị này nổi tiếng với: “đàn môi” của Mông Cổ. Bạn chưa từng nghe đàn môi của người Mông Cổ... Âm nó vang rất xa mà không hở môi. Trần văn Khuê là giáo sư âm nhạc về nước Việt, ông Khuê rất được chính phủ Saigon và Hà Nội mến trọng, ông là nhạc sư.

Rồi tiếng hát quý khàn khàn này rất ít được nghe nữa vì Bạch Tuyết cùng chồng đi hát... Du Ca.

Nếu nói âm nhạc là nghệ thuật không biên giới, vì bản nhạc nổi danh trên thế giới cũng có thể người khác xứ nghe rất xúc động. Vậy bạn thử ráng “try” nghe một giọng ca nữ của Mexico, giọng ca này mới chính là giọng ca khàn khàn. Giọng ca khàn khàn này mà ngay cả Phương Thanh hay Bạch Tuyết cũng còn thua xa. Vâng! nữ ca sĩ gốc Mễ này tên là “Ana Gabriel”. Hiện nay Ana Gabriel này thuộc về loại Tứ bất Tử của dân Xì tại Mỹ này.

Tôi biết tiếng hát của cô qua một sự tình cờ, nghề nghiệp là giao hàng hay nói có danh từ tiếng Anh là “Delivery”. Đường xa, nghe hết nhạc Việt trong casette rồi nhạc Tàu, hết nhạc thì mở Radio nghe nhạc ngoại vậy, nghe nhạc Mỹ một hồi thì rất chán vì họ cho nghe toàn là nhạc la của mấy thằng ca sĩ Mỹ khật khùng hay tụi Mỹ đen nghe ùa ụa như thằng say muốn cho chó ăn chè vậy... Chán qua vặn radio rà đài, một tay lái xe một tay rà đùi... xin lỗi rà đài... Trúng ngay tần số của đài Mễ, thì nghe được phân nửa bản nhạc rất hay mà cô ca sĩ Mễ mình không biết tên hát. Về nhà thì tâm hồn tơ lơ mơ, dĩ vãng hiện về đây là giọng ca của Bạch Tuyết hay giọng ca của Phương Thanh đây nè!

Tức mình vì mình không biết tiếng Mễ mặc dầu ở xứ... Mỹ rất lâu, nghề nghiệp tôi giao thiệp với tụi Mễ rất nhiều mà có biết gì ngoài câu nói này. Nói một câu tiếng Mễ này thì thằng Mễ nào cũng khoái mình hết “Mucho trabajo. Poco dinero” (đọc âm là múch chô trà bá hồ. Pố cô đi ní rồ). Có nghĩa là “làm việc nhiều quá mà... tiền ít quá!”, câu này là câu sấm ký đời đời, không tin hỏi mấy thằng nghèo xem sao. Đừng hỏi mấy thằng giàu nó ghét thiệt tình.

Rồi chuyến giao hàng khác nữa, xa trên 100 miles. Đường xa mắt mờ, nếu không nhai kẹo cao su hay uống ly cà phê hay hát ông ổng thì có đường lủi xuống hố cho mà coi. Vặn đài Mễ thì lại trúng cô ca sĩ này, cũng lại được nghe có phân nửa bản nhạc hay mà mình thích nhất. Dĩ nhiên lá số Tử Vi đâu có tốt, nếu tốt đâu làm nghề cực này?

Đành ráng nhớ âm vận vậy... Rồi đến một ngày, tôi đi giao hàng cho một công ty mà dân Mễ từ đầu đến cuối, có một tay đang ngồi ngáp chờ khách nghe radio cũng trúng bản nhạc này, mừng quá tôi chạy tới, hỏi: “bản nhạc này ai hát vậy?”. Tên Mễ đáp liền: “thì Ana Gabriel chứ ai?” Ana Gabriel đang hát bài hát ruột của cô: “Quien Como Tu”. Giọng khàn khàn đúng tiếng Mễ nên ăn đứt giọng khàn khàn của Bạch Yến ca tiếng Mễ gì đó.

Lúc đổi lên Pleiku để ngó núi canh rừng, có lần xuống Phố đến dự tiệc lên lon của thằng bạn, đãi tại quán cà phê có nhạc sống giúp vui... một cô ca sĩ cũng có giọng khàn khàn hát bài ca của Vương hữu Định: “Phố núi cao Pleiku”, bản nhạc này do Phạm Duy phổ nhạc và nhà thơ này thành bất tử.

Trong lúc đóng đồn ngó núi, trông mây mây bay bay mãi buồn ơi là buồn, hầu hết những quán cà phê tỉnh lỵ đều cho nghe nhạc Trịnh công Sơn. Tâm tư của Trịnh công Sơn lúc chưa thành danh, còn là một thày giáo huyện lỵ nhỏ tại cao nguyên Lâm Đồng cũng buồn áo não như chúng tôi thôi.

Trong số đặc biệt của báo Văn Học xuất bản năm vừa rồi (tháng 10/2001) Nam Dao có viết đôi giòng về Trịnh công Sơn, và phần cuối có chụp hình ngôi mộ của nhạc sĩ họ Trịnh, tại Gò Dưa Thủ Đức. Hình này anh không đeo kính nhưng hình cuối năm 2001 thì anh có đeo kính.

Người bạn đồng song (cùng trường Sư phạm Quy Nhơn 1962-1964) và đồng nghiệp (vì dạy chung trường Ty Tiểu học Lâm Đồng / Blao) với số lương là 5200 đồng (tương đương 2 lượng rưỡi vàng Kim Thành bấy giờ) đó là Nguyễn thanh Ty. Trịnh công Sơn từ Huế bay vào Saigon, rồi từ Saigon đi xe đò lên Bảo Lộc. Một phố quận vào chiều thứ sáu sao mà vắng lặng, buồn hiu hắt. Trời lại mưa lâm râm, lành lạnh. Hai chúng tôi, mỗi người một vali quần áo nhẹ tênh. Lang thang tìm người hỏi thăm đường đi đến Ty Tiểu học Lâm Đồng. Tìm được đến Ty thì trời đã xụp tối mặc dầu chưa đến 6 giờ. Sương mù bốc lên từ mặt đất, bay là là dưới chân. Ty chỉ cách bến xe non nửa cây số. May mắn, lúc ấy bác lao công đang khóa cửa định ra về. Khi biết chúng tôi là giáo viên mới đến, bác ân cầ mời về ở nhà tạm qua đêm.

Chúng tôi tìm được phòng trọ. Có cửa sổ quay ra mặt đường. Chính trong phòng này Trịnh công Sơn đã viết ra bản nhạc đầu tiên: “Một mình qua phố, Lời buồn thánh, Vết lăn trầm và ca khúc Da Vàng”.

Ngày lãnh lương đầu đời.

Mới ngày nào vừa trình diện để nhận nhiệm sở mới, thoáng cái đã đến cuối tháng lãnh lương. Nay lãnh lương đầu tiên, chúng tôi ai nấy đều háo hức đến Ty thật sóm để ký tên vào sổ lương, lãnh một món tiền lớn do chính tay mình làm ra, món tiền mà từ trước đến giờ cá nhân tôi chưa hề cầm được trong tay. Hai năm trọ học ở Quy Nhơn, cha mẹ tôi phải khó nhọc lắm mới dành dụm được 600 đồng hàng tháng để gởi cho tôi chi tiêu. Có tháng chậm đến tới ngày thứ mười mà tôi không dám viết thư dục, vì tôi hiểu rõ hoàn cảnh của tôi: con nhà nghèo.

Lãnh lương xong, ra khỏi cửa, Sơn sãi chân đi thật lẹ. Sơn vốn cao, chân dài. Tôi thấp, chỉ tới tai Sơn, chân ngắn, nên phải nhảy ba bước một,mới bắt kịp Sơn.Vừa thở vừa kêu Sơn đợi. Sơn không đáp cứ cắm đầu đi thẳng. Vừa vào phóng Sơn khóa ngay cửa lại. Tôi ngạc nhiên coi anh chàng làm cái trò gì đây. Sơn để nguyên quần áo, giày vớ nằm vật ngửa ra đi văng, tay rút trong túi quần ra cái phong bì tiền lương lúc nãy, xé phong bì, nắm hết nắm tiền 5200 đồng, gồm tiền giấy 50, 10, 5 đồng tung lên trần nhà. Giấy bạc mới tinh rơi lả tả xuống người Sơn, rơi xuống đi văng. Sơn hốt lên, tung trở lại. Sơn cười sằng sặc. Sơn cười ha hả. Tiếng cười nghe là lạ. Nó pha lẫn niềm vui với niềm phẫn hận.

Rồi Sơn chưởi thề: “Đù mạ mi! Đù mạ mi! Tiền! Tiền!”.

Đó là lần đầu tiên tôi nghe Sơn chưởi thề. Và cũng lần duy nhất ba năm chúng sống với nhau. Tôi không muốn xen vào để quấy rầy Sơn đang đắm chìm trong thế giới riêng tư của mình. Tôi yên lặng đếm số tiền của mình một cách chậm rãi. Từng tờ, từng tờ. Tôi để mười ngón tay tôi cảm nhận đầy đủ cái cảm giác sung sướng đang rung lên từng chập với tiếng kêu sột soạt của những tờ giấy bạc mới chạm vào nhau. Cái âm thanh sao mà dễ thương thế. Cái mùi giấy bạc sao mà thơm thế.

Cảnh ông Trưởng Giáo Trịnh công Sơn ngồi dạy học ở ngôi trường Sơ Cấp Thượng thì thật vừa bi vừa hài. Mỗi buổi sáng cái hoạt cảnh ông đi dạy đã là buồn cười rồi. Tôi và Sơn có điểm giống nhau là không bao giờ đeo đồng hồ tay. Tôi dạy buổi chiều còn Sơn dạy buổi sáng. Sơn phải dậy sớm lúc bảy giờ để đến trường. Những ngày có mặt trời thì nhìn bóng nắng mà đi. Những ngày sương mù hay mưa dầm thì lắng nghe tiếng kè lính chào cờ ở một đồn lính nào đó rất xa vọng lại văng vẳng... Tete.. Tò tí te.. tò tí te... Sơn xỏ vội chiếc áo kaki màu vàng cụt tay, đội giày ba ta nâu, nách kẹp cuốn vở soạn bài cuộn tròn, miệng ngậm ống vố, chân sãi bương bã đến trường. Trường không xa lắm, non nữa cây số, Sơn lội bộ hàng ngày, trên con đường đất đỏ, càng lúc càng lên dốc. Ngày nắng thì bụi mù trời, ngày mưa thì nhèm nhẹp. Đi một lúc phải tìm chỗ nào có cây hay đá cục để gạt bớt đất nhão dính vào đế giày càng lúc càng nặng.

Một hôm tôi bỗng nảy ý định đến xem ngôi trường của ông Trưởng giáo ngó ra sao. Leo hết con dốc ngắn, ngôi trường hiện ra trên một khoảng đất trống, xung quanh trơ trịu không một cây cối gì cả. Trường được ngăn đôi thành hai lớp học. Mái tranh vách đất,không cửa nẻo. Trong lớp, một bàn vuông cho thầy, sáu bộ bàn ghế dài cho trò. Trên vách treo một bảng đen, màu đe bạc ở giữa. Bụi đỏ bám klhắp nơi. Từ vách đến bàn ghế thầy lẫn trò. Tôi đến khoảng mười giờ. Học trò hầu hết là các em bé người Thượng, chỉ xen lẫn vài em bé người Kinh, có lẽ con của một vài gia đình lính đóng đồn gần đó. Tất cả đều bẩn thỉu. Có đứa ở trần, đánh độc chiếc quần xà lỏn. Có đứa cũng đủ bộ nhưng màu đất đỏ đã nhuộm từ ống quần trở lên nên không còn nhận màu nguyên thủy của nó là màu gì. Thầy Sơn đang ngời tư lự, miệng ngậm ống vố, mắt nhìn lơ đãng về phía cánh rừng xa xa mặc cho đám học trò muốn làm gì thì làm. Thấy tôi vào Sơn cười méo miệng: “ – Tới đây chi cha?” Tôi cười: “Tới đây coi ông trưởng giáo làm ăn ra thế nào, còn ông già Thống đâu? - Ông Thống dạy buổi chiều – Có mấy lớp anh Sơn? – Ba, tôi dạy lớp ba, còn ông già Thống dạy lớp một và hai – Học sinh đông không? Thì ông thấy đó, bữa nào không đi hái trà thì được hai chục, bữa nào cha mẹ nó cần thêm nhân công thì mười mười lăm đứa...

Sơn bỏ lớp học nhờ ông thầy giáo già Thống dạy luôn ba tuần, sáng trưa ba lớp. Ông già Thống đau khổ vì Sơn là xếp ông Thống. Vài năm nữa ông về hưu nên ôngcố gắng giữ được hạnh kiểm tốt chờ an hưởng tuổi già. Chúng tôi gọi đùa sau lưng, ông Thống chính là: “con ngựa già của... Trưởng Giáo Trịnh”.

Mấy ngày sau Sơn về. Phờ phạc, hốc hác. Sơn ngủ vùi suốt ngày hôm đó. Ngày hôm sau Sơn kể cho tôi nghe chuyện về nhạc phẩm: “Chiều một mình qua phố”. Sơn nói: “Mình bán cho cha Duy Khánh. Chả trả có ba ngàn đồng bạc, mình nài thêm, chả nói, nhạc Phạm Duy là đắt nhứt mà cũng chỉ tới năm ngàn đồng là cùng, ông là nhạc sĩ mới giá như vậy là cao lắm rồi đó”. Sơn tặc lưỡi nói tiếp: “Thôi cũng được, nhưng tiếc một điều là chả làm hư bản nhạc của mình rồi. Mình bán đứt bản quyền rồi đâu có ý kiến chi được”. Tôi thắc mắc: “hư là hư làm sao?” Sơn nói: “nhạc của mình êm, nhẹ để diển tả nổi buồn của những ngày lang thang trên phố vắng đìu hiu, quạnh quẻ mà chả cứ rống như bò rống. Sơn giả giọng Duy Khánh, tay nắm lấy da cổ họng giựt giựt, miệng rống lên: “Chiều một mình qua phố...ố...ố...ố”. Tôi không sao nín cười được. Từ đó Sơn giảng nghĩa cho tôi về việc in ấn, tác quyền, phát hành, đại lý, gom tiền... rất nhiều giai đoạn nhiêu khê, tác giả một nhạc phẩm hay một tiểu thuyết không thể nào mình tự làm việc được việc đó, nên bị các nhà xuất bản bắt chẹt, đành phải bán bản quyền cho họ. Bây giờ tôi mới vỡ lẽ ra. Bấy lâu tôi cứ ngỡ các ông văn sĩ, nhạc sĩ có sách, có nhạc được in ra, đem bán khắp nơi chắc là giàu lắm...

Trở lại ban đầu. Nhạc Trịnh lên được nhờ sinh viên trường Khao Học đại Học Đường tiếp hơi cho. Lúc đó đang học gần xong SPCN trường Khoa Học, thì năm đó sinh viên đang làm trời một cõi. Nhạc phản chiến của Trịnh được trường Khao học cho phát huy cao độ. Rồi sau đó tôi chuyển sang học Y thì trường bị đàn áp dữ dội, nhưng nhờ giáo sư Khao trưởng Đại Học Khoa học Nguyễn chung Tú bao che nên không bị nguy hiểm chi cho lắm. Vào quân ngũ, rồi rả ngũ rồi trôi dạt sang đây, tô cũng chưa biết. Nhưng khi vào chương trình TOKTEN trở lại quê xưa, thăm trường cũ thì mới biết Thày Tú vẫn còn được biệt đãi, còn nhiều giáo sư khác thì long đong mất tăm rồi.

Có một điều không ngờ là trong tuyển tập tưởng niệm nhạc sĩ Trịnh công Sơn có nhạc sĩ và thi sĩ Trương Thìn. Anh là Y sĩ đại úy, đàn anh của Trịnh công Sơn về loại nhạc phản chiến. Anh là người sĩ quan có tư cách, Trương Thìn thường hay ngó các bạn đồng nghiệp bằng con mắt phân nửa. Vì các bác sĩ khi ra trường đi làm việc, thì có một phần ăn chơi trụy lạc. Nhưng Trương Thìn vẫn trọng tôi. Tôi không như họ.

Phòng ngủ Trương Thìn trong cư xá Bác sĩ Quân Y miền cao nguyên đất đỏ, phòng ông số 5, phòng tôi số 4. Một ngày nọ Trương Thìn giận lắm, tay cầm bảng nhỏ gỏ cửa phòng tôi: “Toa coi dùm mình, tụi nó viết cái chi đây?” Thì ra bảng nhỏ bạn bè ghi là: “Thìn Lần”. Tôi cười: “thì họ viết tục mà! Thìn Lần là... Thần Lìn đó, ông không biết sao?” Trương Thìn cũng bật cười, vì ông rất ghét đàn bà. Tánh tình y như thày tu khổ vậy. Nhiều cô ngoài thị trấn đến Quân Y Viện xin nhờ Bác sĩ Trương Thìn khám bệnh, thì ông cười gằn: “Mấy cô bệnh chi mô! nhảy đầm thức đêm nên mệt chớ gì?”

Nhạc Trịnh công Sơn lúc còn sinh viên tôi rất yêu thích, vào quân đội thì càng thấy thê lương nhung nhớ hơn, nhưng khi rã ngũ thì thấy nhạc Trịnh chính là lưỡi dao đâm vào lưng người lính miền Nam nhiều nhát chí tử. Nhưng về già thì thấy nhạc Trịnh đúng là lời tiên tri. Tôi ít khi lộng kiến (xin đừng đọc lái là liệng cống...) Tôi ít khi lộng kiến những lời nói của một ai nhưng đối với nhạc sĩ Trịnh công Sơn thì tôi có khắc một bảng đồng, treo trên tường, phòng ngủ con tôi: “Dạy cho con tiếng nói thật thà. Dạy cho con chớ quên màu da, nước Việt tôi”.

Vâng dạy cho con tiếng nói thật thà, câu này nói ra thì Khổng tử cũng phải gật đầu.

Giờ đây tại nghĩa trang Gò Dưa, đường lên Thủ Đức có ba ngôi mộ mà ba người có tâm hồn phóng khoáng ở gần nhau không đầy một sải tay. Một của Tạ Ký, hai là thi sĩ Bùi Giáng, ba là nhạc sĩ Trịnh công Sơn.

Mộ thi sĩ Bùi Giáng thì bia được người đời in luôn bằng nét thủ bút của Bùi Giáng: Bài thơ Thần Tiên Trên Núi như sau:

“Đùa với tuyết

Rỡn với mây

Một mình nhớ mãi gái trần gian xa

Sương buổi sớm

Nắng chiều tà

Trăm năm hồng lệ có là bao nhiêu”

Nhạc sĩ Trịnh công Sơn còn nhớ bài thơ như sau:

“Còn đây đôi mắt khóc người... mộât con

Còn đây đôi mắt... một con khóc người”

Buổi chiều mưa tại nghĩa trang Gò Dưa, Thủ Đức mà Sơn vẫn còn người bạn phương xa...

Họ đến, họ ngồi chung trên mặt bằng ngôi mộ của anh. Họ đánh đàn, rồi họ rót rượu rãi xuống thềm đá đen cho linh hồn Sơn tận hưởng chung rượu. Những người trẻ đó cách thời Sơn đến những 30 năm rồi. Họ quá trẻ, để mà họ không nhớ những bản nhạc của Sơn đã làm người lính chiến miền cao nguyên phố núi mưa mù. Tỉnh lẻ đìu hiu phố thị... Sơn là người tình của ba thế hệ, còn tôi vừa mến Sơn và cũng buồn cho Sơn với những bản nhạc là não lòng người lính chiến. Người lính ấy đã có lần bảo vệ cho anh... đánh đàn đem tâm tư buồn khổ chiến tranh mà buồn lòng nhau. Nhưng anh vẫn là một nhạc sĩ mà nhiều người nhớ mãi. Nhất là một nữ ca sĩ Khánh Ly, nghe tên là một sự vang đọng chiều ly biệt rồi. Ai buồn hơn ai hả anh Sơn?

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002