Đại Chúng số 92 - Mừng Xuân Nhâm Ngọ 2002

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


XUÂN VỀ NÓI CHUYỆN NGÔN NGỮ VÀ NỀN VĂN MINH NHÂN LOẠI

Phạm Đông Văn

Dẫn Nhập

Ngôn ngữ – một trong những khả năng đặc hữu đã góp phần quan trọng để loài người tự khẳng định sự thông thái siêu hạng của mình với muôn loài – cũng theo nhịp tiến hóa văn minh của loài người mà phát triển nên đã phong phú và đan dạng một tròi một vực so với thời sơ khai. Thật vậy, để đáp ứng như cầu giao tiếp, thông tin và truyền đạt tri thức, vô số các từ ngữ mới vẫn luôn được con người sáng tạo hoặc vận dụng từ các ngôn ngữ khác để bổ sung vào các loại ngôn ngữ riêng của dân tộc mình. Tuy nhiên, cho đến ngày nay vẫn có nhiều từ ngữ rất phổ thông nguyên cũng đã được tổ tiên loài người xử dụng hàng vạn năn trước, và chắc chắn mãi về sau cũng sẽ không thay đổi. Không những thế, các từ ngữ ấy đều được loài người phát âm gần như giống nhau, cho dù mỗi dân tộc vẫn có từng loại ngôn ngữ qui ước khác nhau, và cũng được diễn bằng các loại chữ viết riêng hoặc chung nhưng với quy cách khác nhau. Đó là các TỪ NGỮ TƯỢNG ÂM, là tiếng nói phát ra tự nhiên và giống nhau của chung loài người,  như là một loại ngôn ngữ nhân bản. Qua một số đề tài khác đã được phổ biến; người viết đã có dịp đề cập đến các loại tán thán từ tượng âm diễn các âm phản xạ từ miện thốt ra, hệ quả tức khắc của các cảm giác vui-buồn-đau đớn của con người, hoặc chứng minh các từ Mẹ và Cha (Việt)-Mẫu và Phụ (Hán)-Mother và Father (Anh)-Mère và Père (Pháp) ... cùng các từ tương ứng trong hàng chục ngôn ngữ ở các châu lục, cũng là loại từ tượng âm phỏng theo tiếng gọi bẩm sinh Mama và Papa đầu đời của tất cả trả thơ.Trong đề tài này, người viết sẽ trình bày các luận chứng cho thấy ngay cả các nghi vấn từ trong rất nhiều ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới cũng thuộc loại từ tượng âm, nguyên đã được chuẩn hóa từ các âm nghi vấn tự nhiên mà cả loài người đều phát ra giống nhau.

I.A. Âm nghi vấn tự nhiên

Âm nghi vấn là phản xạ thức của tri giác, một biến thái cực nhạy sau âm cảm thán phản xạ ô thức của cảm giác khi một trong năm giác quan của con người tiếp xúc với một sự cố bất ngờ nào đó. Các nhà sáng tạo văn tự đã dùng các dấu khác nhau ghi sau những chữ diễn các âm ấy để phân biệt từng  ý riêng, như thêm dấu chấm than sau chữ Huh! để diễn âm cảm thán hoặc vui buồn, thêm dấu chấm than kèm dấu hỏi Huh!? để diễn âm cảm thán ngạc nhiên, chỉ thêm một dấu hỏi Huh? để diễn âm nghi vấn. Các dấu thêm vào này có thể hiểu là vừa để nhấn mạnh vừa để bù vào sự khiếm khuyết của các loại văn tự dùng chữ cái ABC vốn không có các dấu huyền – sắc – nặng – hỏi – ngã như chữ Việt, để diễn các thanh điệu rất đa dạng của các âm cảm thán và nghi vấn, mà chỉ cần nghe qua ai cũng cảm nhận được ngay.

Các âm nghi vấn của con người khá giống nhau, dù dùng các ngôn ngữ riêng và được diễn bằng các chữ viết khác nhau, khi phát ra từ miệng cũng tương tự như các âm được diễn bằng chữ trong Anh ngữ: Hah – Heh – Hey – Huh – Whoa... tương ứng với các âm Việt như Hả – Hể – Hỉ – Hở – Hử – Ủa ... với cách viết chữ có thêm dấu hỏi độc đáo đã được ứng chế ghi ở phía trên, đáp ứng xuất sắc cả thanh điệu và ý của âm nghi vấn.

B. Từ âm nghi vấn đến nghi vấn từ tượng âm

Các nghi vấn từ cũng có đặc điểm như các từ tượng âm thông thường khác, luôn có âm đầu của từ tương ứng với âm nghi vấn tự nhiên (như chữ Bò tiếng Việt – Boeuf tiếng Pháp – Bull tiếng Anh cùng có âm đầu Bờ viết B tương ứng với tiếng kêu Bò của con vật này). Chẳng hạn như các nghi vấn từ Hán – thuộc dạng từ kép – được chuẩn hóa từ các âm Hả – Hở hoặc Ủa thành chữ Hà (âm đầu Hờ) nhưng tự chữ này chỉ có nghĩa chung chung là: cái gì – ai – thế nào – ở đâu ... và để cụ thể hóa từng ý riêng của mỗi nghi vấn từ, các bổ từ được thêm vào sau chữ Hà: Hà nhân (Who) âm phổ thông là Hở rẩn, hà cớ (Why) âm là Hở Ku, Hà thời (When) âm là Hở xử, Hà phương (Where) âm là Hở phán hoặc Hà xử có âm là Hở xư ....

C. Các nghi vấn từ trong một số ngôn ngữ Đông Tây

Các nghi vấn từ trong ngôn ngữ phương Tây thuộc dạng từ đơn (chỉ gọn một chữ) lại có các âm đầu không hẳn giống nhau và được diễn bằng các chữ cái khác nhau, như được liệt kê dưới đây kèm theo phần tạm diễn sang âm Việt để tiện đối chiếu và phân tích nhằm xác định tính tượng âm của chúng. Các nghi vấn từ này, cùng các nghi vấn từ thuộc vài ngôn ngữ tiêu biểu khác ở phương Đông, được tạm chia làm 3 nhóm căn cứ theo các chữ cái khác nhau (tất cả đều in hoa) ở đầu các từ ấy.

Nhóm I: Các nghi vấn từ có âm đầu Hờ và Huờ (hoặc Wờ – Uờ) viết H – W – WH:

1.         Hán: như đã trình bày ở trên.

2.         Anh: WHat có âm như Hoát hoặc Oát, WHo như Hu, How như Hao, WHy như Hoai hoặc Oai, WHen như Hoen hoặc Oen, WHere như Hoe hoặc Oe.

3. Đức: các nghi vấn từ có âm đầu Huờ hoặc Uờ, viết W.

Nhóm II: Các nghi vấn từ có âm đầu Cờ (hoặc Kờ) vá Quờ (hoặc Kuờ), viết C – CH  - CU và QU:

1.         Pháp: Que có âm như Cờ, QU, như  Kiều, QUoi như QUa hoặc Koa, pour QUoi (QUoi có thêm tiếp đầu ngữ pour), QUand như Cân, Comment như Com-mân ...

2.         Tây Ban Nha: Qué có âm như Kê, QUien như Kiên, CUal như QUán hoặc Koán, por QUé (QUé có thêm giới từ por phía trước), CUándo như QUánđô hoặc Koánđô, Cómo như  Kóm-mô, QUánto như Quán-tô hoặc Koán-tô ...

3&4. Bồ Đào Nha và Catalan: Các nghi vấn từ cùng có các âm đầu Cờ (hoặc Kờ) và QUờ (hoặc Kuờ), viết C – CH và QU.

5. Ý: Các nghi vấn từ có âm đầu Cờ (hoặc Kờ) và QUờ (hoặc Kuờ), viết C – CH và QU.

6. Latin: Các nghi vấn từ có âm đầu QUờ (hoặc Kuờ), viết QU.

Nhóm III: Các nghi vấn từ có âm đầu Kờ (hoặc Cờ) của 3 ngôn ngữ khác, có văn tự riêng không thuộc hệ Latin

1.         Nga: Các nghi vấn từ có chữ Khác (âm Kờ) ở đầu.

2.         Ba Tư (Iran) Các nghi vấn từ có âm đầu Kờ viết bằng văn tự riêng và phần phiên âm tiêu chuẩn quốc tế có chữ đầu K: Khi – Ki – Khíđa – Kê – Kốcha – Khan ....

3.         Ấn Độ: Các nghi vấn từ có âm đầu Kờ, viết bằng văn tự riêng và phần phiên âm quốc tế có chữ đầu K: Ki- Kon – Kiu – Káđô – Kíthê – Kêvê – Kítnê.

           Tựu trung, các nghi vấn từ của 12 ngôn ngữ kể trên (có các van tự được điển chế theo quy cách riêng của từng dân tộc, thuộc các nền văn minh văn hóa tiêu biểu và quan trọng nhất thế giới) cùng có các âm đầu Hờ – Huờ (hoặc Uờ – Wờ), Cờ (hoặc Kờ) và QUờ (hoặc Kuờ), và được diễn âm với các chữ H – W – WH – C – CH – CU – K và QU.

II. Nguyên do dẫn đến những dị biệt về âm và cách dùng các chữ cái khác nhau để diễn âm đầu các nghi vấn từ.

A.        Âm ngữ riêng của từng địa phương hoặc sắc tộc

Các âm Hờ – Huờ và Cờ – Quờ khác nhau ở đầu các nghi vấn từ thật ra chỉ là các biểu hiện đa dạng của âm ngữ vốn không có tính chuẩn tuyệt đối, ngay cả khi so sánh từng người với nhau dù cùng là anh em hoặc cha con một nhà, hiện tượng dị biệt âm ngữ càng rõ hơn giữa người khác miền hoặc không cùng sắc tộc. Chẳng hạn, một số từ ngữ Việt được viết với QU ở đầu nhưng tùy miền lại phát âm khác nhau: hoặc QUờ hoặc Kuờ, hoặc Huờ hay Uờ.

-           Quốc (nước): giọng miền Bắc phát rõ Quốc, giọng miền Trung như Kuốc, giọng miền nam như Huấc hoặc Uấc (giọng Quảng Đông như Coóc, giọng Quan Thoại như Kòa).

B.         Các chữ cái khác nhau được dùng để diễn các âm đầu:

           Chữ QUả vừa nói trên (như dùng ở danh từ kép Quả phụ có nghĩa là đàn bà có chồng đã qua đời) không những được phát âm khác nhau tùy miền, lai do âm ngữ dị biệt nên còn có các từ khác cùng nghĩa và cũng được xử dụng: bà Góa (âm như Hóa), và bà Giá hoặc Vá

           Đặc trưng về các âm Hờ – Huờ – Cờ – Quờ ở đầu các nghi vấn từ tượng âm, cũng được thấy với những biểu hiện tương ứng khi đối chiếu một số từ tượng âm thông thường được diễn âm, hoặc có cách viết riêng qua các ngôn ngữ khác nhau.

Hít – Hút – Huýt (Việt) với Hiss – Whiff – Whstle (Anh) với Khí (từ diễn các âm hít thở trong ngôn ngữ Hán, Đại Hàn và Nhật) Ho (Việt) với Cough (Anh) với Khất hoặc Khở (Hán). Người Việt cũng thường dùng chữ cái H có âm Huờ để diễn âm các điạ danh Trung Hoa, những hoặc chữ Hoa này được chính người Hoa phiên âm là Wah, theo cách quốc tế, và chữ Hoàng (như ở từ kép Hoàng hải, hoặc Hoàng hà) thì được người Anh phiên âm là Hwuang.

           Một từ ngữ gốc Á rập – có nghĩa là Kinh Hồi Giáo cũng được phiên âm với các chữ cái đầu khác nhau trong các văn tự phương Tây.

Coran – Koran – Qoran – Qu’ran

Và chữ QUestion, chắc chắn cũng đã hình thành dựa theo âm và ý từ các nghi vấn từ, có các chữ đồng nghĩa được viết trong các văn tự phương Tây là: Question (Pháp), Cuestion (TBN), Questione (Ý), Quaestio (La Tinh). Các từ tương ứng với Question được viết trong 3 ngôn ngữ Ba Tư – Ấn Độ và Nga đều có âm Kờ đầu, âm Hán là Huẩn hoặc Wẩn (âm Hán Việt là Vấn), và viết cũng như nói theo cách Việt chính là chữ Hỏi (câu Hỏi).

C.        Tất nhiên các loại nghi vấn từ tùy từng ngôn ngữ được diễn theo cách riêng, với các ký hiệu văn tự khác nhau được xử dụng; nhưng như đã nói, âm ngữ vốn đa dạng nên không có tính tuyệt đối, và ngay cả các ký hiệu chữ viết cũng chỉ là qui ước tương đối, do đó thực tế là các văn tự phương Tây tuy cùng dùng bảng chữ cái ABC để diễn các nghi vấn từ nhưng vẫn có các qiu cách riêng của từng dân tộc. Ngoài ra, cách dùng các chữ khác nhau để diễn các âm đầu của nghi vấn từ cũng bị chi phối bởi một thực tế cần lưu ý:

           Các nghi vấn từ nhóm II có C – CH – CU – QU được dùng để diễn các âm đầu Cờ hoặc Kuờ, vì không có mẫu tự Khác đa năng và thích ứng cho cả hai âm này, vào thời các văn tự nhóm này – thuộc hệ Latin Italic – bắt đầu điển chế (các từ ngữ có mẫu tự K và cả W rất hiếm trong tự điển của các ngôn ngữ này, và tất cả đều mượn từ các ngoại ngữ thuộc các hệ ABC khác từ đầu thời kỳ Phục Hưng Châu Âu) Cụ thể như Các chỉ có âm Cờ nếu đứng trước các nguyên âm A-O-U, nên phải vận dụng (miễn cưỡng!) hợp âm QU đúng ra là QUờ, và phụ âm kép CH để diễn âm đầu Cờ của các nghi vấn từ có nguyên âm E và I ở sau, như QUE – QUI – QUEL (Pháp) ... hoặc CHE – CHÈ – CHI (Ý) ... Lại nữa, các ngôn ngữ thuộc hệ này cũng không có âm Hờ và Huờ, tuy dùng chữ cái H nhưng H không có âm (câm).

           Các nghi vấn từ nhóm I (Anh, Đức, Hòa Lan ...) thuộc hệ văn tự ABC Low West Germanic ngay từ khi được điển chế đã dùng hai mãu tự K và W (U đôi – double U) có âm như Huờ hoặc Uờ, và dùng H có âm Hờ.

III. Giả thuyết về qui cách chuẩn hóa các nghi vấn từ

Không như các nghi vấn từ Hán có dạng kép, gồm một từ đầu diễn âm nghivấn chuẩn được thêm một bổ từ để diễn ý; hầu hết các loai nghi vấn từ của nhiều ngôn ngữ khác thuộc dạng từ đơn, được chuẩn hóa từ các âm nghi vấn tự nhiên có phần dị biệt do âm ngữ riêng của mỗi dân tộc, nhưng vẫn có điểm tương đồng cơ bản. Các âm nghi vấn tự nhiên ấy, nếu chú tâm lắng nghe từ con người thuộc sắc dân và ngôn ngữ riêng nào, vẫn có thể nhận ra, tương tự như thường được diễn qua chữ quốc ngữ là: Hả – Hể – Hỉ – Hở – Hử, và cả một số âm nghi vấn khác cũng được nghe nhưng hiếm hơn như: Ủa – Hỏa (như Wả) – Quả (như Kỏa) – Quể (như Kuể) ... Tuy nhiên, những âm tự nhiên này không có nghĩa xác định (indefinite) và có thể suy diễn rằng để xác định cụ thể ý (definite), các nghi vấn từ chỉ gồm một chữ này đã được qui ước theo phương thức tùy tiện, chẳng hạn như các nghi vấn từ Anh: sau WH được coi như âm nghi vấn chuẩn có ICH để diễn ý CÁI NÀO (WHICH), hoặc sau WH có ERE để diễn ý Ở ĐÂU (WHERE), ICH và ERE ... có thể coi như là các tiếp vĩ ngữ bất qui tắc! Ngoài ra, một số nghi vấn từ có hàm ý thiết yếu hơn so với các từ khác cùng loại, khả dĩ đã được đồng hóa trực tiếp từ các âm tự nhiên có âm độ nghi vấn vượt hơn hẳn (như: Cái gì? Ai? Tại sao?)

-           QUe (Pháp) – QUé (TBN và BĐN) – QUè (Catalan) – CHE (Ý) được đồng hóa từ âm nghi vấn Quể (hoặc Kuể).

-           Quoi (Pháp và TBN) – Why  và How (Anh): được đồng hóa từ âm Ủa, Hỏa (hoặc Wả) tương tự với âm tự nhiên của người Anh là Wow hoặc Whoa ...

IV. Các ngoại lệ: Các nghi vấn từ không tượng âm

Ngoài các loại nghi vấn từ trong cả 3 nhóm ngôn ngữ trên có âm và được diễn âm theo các qui cách riêng nhưng khá nhất quán, chẳng hạn Anh ngữ có khuynh hướngdùng H âm Hờ và WH âm Huờ như là âm chuẩn ở đầu các nghi vấn từ; nhưng không như chữ Where vẫn có WH như là âm chuẩn ở đầu, các từ tương ứng với nghi vấn từ Where trong các ngôn ngữ phương Tây khác lại không biểu hiện tính tượng âm: Òu (Pháp) – Donde (TBN) – Onde (BĐN) – On (Catalan) – Dove (Ý) – Ubi (Latin) ... Riêng các nghi vấn từ bán tượng âm Hán như đã nói ở phần đầu, thường chỉ được xử dụng trong ngôn ngữ văn học; thực tế trong giao tiếp người ta nói Pín cô thay vì Hở rẩn (hà nhân), Pín tồ thay vì Hở xử (hà xứ), Tiểm cải thay vì Hở Ku (Hà cớ) v.v...

Trường hợp các nghi vấn từ trong quốc ngữ cũng ngoại lệ, không có hẳn các từ chuẩn chung như thường thấy trong các ngôn ngữ phương Tây qua tất cả các câu hỏi, chỉ tùy nghi xử dụng như: Ai (hoặc người nào) – Gì (hoặc cái gì) – Đâu ( hoặc ở đâu, chỗ nào) – Bao giờ (hoặc khi nào, lúc nào) ... tất cả những từ này (chắc chắn cũng có nhiều trường hợp tương tự trong các ngôn ngữ khác) đều khó xác định tính tượng âm.

Phần Kết

Chứng minh được tính tượng âm của nghi vấn từ trong rất nhiều ngôn ngữ khác nhau, tất nhiên không đủ để tộc đều được chuẩn hóa từ âm những nghi vấn – nhưng đủ cho một kết luận đảo đề: loài người cùng có các âm nghi vấn giống nhau như là một loại ngôn ngữ thiên phú thể hiện bản chất hiếu kỳ – cầu học – cầu tiến của con người. Từ âm nghi vấn được chuẩn hóa thành nghi vấn từ nói riêng và từ khả năng phát âm linh hoạt bẩm sinh đến ngôn ngữ ngày càng đa dạng và phong phú, là một trong những thành quả tri thức được loài người thực hiện, thật ra chỉ là những triển khai trên một cái nền nhân bản đã được tạo hóa sẵn an bài ngay khi con người mở mắt chào đời. Trên cái nền nhân bản ấy, con người cũng sẵn có khả năng suy tưởng và âm nghi vấn cũng sẵn trên đầu môi như là một phương tiện hữu hiệu để tìm lời giải cho sự suy tưởng ấy. Thật vậy, ngôn ngữ nghi vấn bản năng có thể ví như chiếc chìa khóa thiên phú giúp mọi người có cơ hội đồng đều mở cửa và tùy nghi thụ hưởng kho tàng tri thức đã được đồng loại tích lũy qua hàng ngàn thế hệ, để bước lên những bậc thang vô tận của văn minh.

Phạm Đông Văn

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002