Đại Chúng số 92 - Mừng Xuân Nhâm Ngọ 2002

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


LÝ THUYẾT TAM DUY

B.S Hồ Chung Tú

Cho hạnh phúc lẫn đau thương của nhân loại

CĂN BẢN LÝ THUYẾT

Vũ trụ biến động không ngừng. Đơn vị vũ trụ như tế bào, con người, gia đình, xã hội, quốc gia, thế giới cũng biến động không ngừng. TAM DUY gồm DUY LÝ (DL), DUY VẬT (DV), DUY TÂM (DT), tác động trên mỗi đơn vị vũ trụ cũng liên tục thay đổi. Một khi đạt được quân bình TAM DUY, đơn vị vũ trụ phát triển điều hoà; bất quân bình TAM DUY sẽ đưa đến xáo trộn, huỷ diệt. Sống thuận hoà theo quân bình, biến động TAM DUY, loài người sẽ đạt được hạnh phúc, thế giới sẽ bình yên.

TÌM HIỂU VỀ THẾ GIỚI HỒI GIÁO

Khoảng 600 năm sau khi Thiên Chúa Giáo ra đời, Hồi Giáo thành hình do Muhammad sáng lập. Cho đến nay, tín đồ Hồi Giáo chiếm khoảng 22,3% tổng số tín đồ khắp thế giới; Thiên Chúa Giáo chiếm khoảng 41,9%, Aán Độ Giáo (Hinduism) chiếm 16,8%, Phật Giáo chiếm 7,3%. Phần còn lại là Lão Giáo, Khổng Giáo, Do Thái Giáo.

Tưởng cũng nên biết là tổng số tín đồ khắp thế giới có vào khoảng 4,2 tỉ trên tổng số dân khắp thế giới khoảng 4.4 tỉ. Điều nầy cho ta thấy sự quan trọng của tôn giáo trong đời sống của nhân loại, nhất là Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo, kế đến là Aán Độ Giáo và Phật Giáo.

 

MUHAMMAD LÀ AI?

Ông sinh ra ở Meca thuộc bán đảo Á Rập vào năm 570, mồ côi lúc 6 tuổi, không biết đọc hay biết viết. Lúc đó, dân ở Meca thờ rất nhiều thần. Ông có dịp tiếp xúc với tín đồ Thiên Chúa Giáo và Do Thái Giáo. Giáo điều của hai đạo nầy ảnh hưởng đến niềm tin và đạo đức của ông.

Đến năm 40 tuổi, ông tin là ông được Thượng Đế giao sứ mệnh truyền những giáo điều của Thượng Đế đến cho dân Ả Rập. Mỗi năm, nhiều người đến  đền thờ thân ở Meca hành hương đã giúp gia tăng buôn bán dịch vụ ở Meca. Việc truyền giáo của Muhammad có thể gây ảnh hưởng làm giảm số người hành hương nầy và giảm dịch vụ buôn bán ở Meca, cho nên ông đã bị chống đối kịch liệt. Sợ bị ám hại, ông và những người theo ông phải trốn sang Medina năm ông 52 tuổi. Dân ở Medina nghe ông truyền giáo, tôn sùng ông như  là người có sứ mệnh mang những điều của Thượng Đế đến cho dân.

Tám năm sau, Muhammed cầm đầu đội quân trở về chiếm Meca. Phá huỹ đền thờ các thần ở Meca. Việc làm nầy khiến cho nhiều dân Ả Rập tin ông là sứ thần (Prophet, messenger) hùng mạnh của Thượng Đế. Chỉ hai năm sau khi ông chết, phần lớn dân Ả Rập đã chấp nhận Đạo Hồi. Hồi Giáo (Islam) theo tiếng Ả Rập có nghĩa là phục tùng theo mệnh lệnh của Thượng Đế.

 

KINH KORAN, THÁNH KINH CỦA HỒI GIÁO

Thánh kinh của Hồi Giáo là Koran, có nghĩa là lời thuật lại. Người Hồi Giáo tin Koran gồm những giáo điều của chính Thượng Đế truyền lại cho Muhammad. Như chúng ta đã biết, Muhammad trước có tiếp xúc và chịu ảnh hưởng bởi tín đồ Do Thái Giáo và Thiên Chúa Giáo nên kinh Koran có nhiều quan điểm và giáo điều tìm thấy trong Thánh Kinh và Tân Ước Torah. Ông dạy phải kính trọng tín đồ Thiên Chúa Giáo và Do Thái Giáo. Người Hồi Giáo tin Muhammad là sứ thần cuối cùng của Thượng Đế sau Abraham và Jesus.

Giống như Thiên Chúa Giáo, Muhammad nói Thánh Kinh Koran là để dẫn dắt loài người. Kinh Koran ban đầu được viết bằng tiếng Ả Rập. Lúc sau nầy, kinh Koran được dịch ra các ngôn ngữ khác. Thánh Kinh Koran phối hợp Kinh Cựu Ước và Kinh Tân Ước. Người Hồi Giáo phải theo 5 điều răn quan trọng nhất:

1.         Phải lập lại: “Không có thần nào khác ngoài Thượng Đế và Muhammad là sứ thần của Thượng Đế”.

2.         Sùng bái 5 lần mỗi ngày, quay mặt về Meca, nơi sinh ra của Muhammad nhìn thấu được các giáo điều Hồi Giáo trong Kinh Thánh Koran.

3.         Cho tiền bạc, đồ ăn cho người cần đến.

4.         Nhịn ăn trong tháng chín của lịch Hồi Giáo; đây là tháng mà Muhammad nhìn thấu được các giáo điều Hồi Giáo trong Thánh Kinh Koran.

5.         Nếu có thể, phải đi hành hương về Meca tối thiểu một lần trong đời.

 

Những điều Thánh Kinh Koran răn dạy:

1.         Không dùng những hình tượng người hay sinh vật.

2.         Cấm rượu chè, cờ bạc.

3.         Không ăn thịt heo, được xem là không tinh khiết.

4.         Không nói láo, ăn cắp, ngoại tình, giết người. Giết người phải đền mạng. Nếu giết người vì tai nạn thì phải bồi thường cho thân nhân.

5.         Cho phép dùng nô lệ trong vài trường hợp. Nhưng Hồi Giáo khuyên nên giải phóng nô lệ. Nếu dùng nô lệ, phải đối xử với nô lệ nhân đạo. Muhammad làm gương bằng cách giải phóng nô lệ của ông.

6.         Kinh Koran cho phép lấy 4 vợ và phải đối đãi với 4 vợ ngang nhau.

7.         Kính trọng cha mẹ, che chở kẻ mồ côi, goá phụ. Giúp đở bố thí cho kẻ nghèo nhưng không được đem tài sản bố thí mà không kể gì đến người thân.

8.         Koran ca ngợi đức tính có niềm tin Thượng  Đế, lòng nhẩn nại, khoan dung, lương thiện, cần cù, danh dự, can đảm, đại lượng.

9.         Ngày nghĩ lễ là ngày sinh của Muhammad.

10.       Muhammad còn nhấn mạnh sự quan trọng của sự chiến đấu cho niềm tin. Ai chết vì niềm tin trong trận chiến sẽ được Thượng Đế ban phước khi lên Thiên Đàng.

11.       Koran lên án tính nóng, tàn bạo, không lương thiện.

12.       Chủ gia đình phải đối đãi với những người trong gia đình thân thiện, công bình. Vợ có quyền chống lại chồng đối xử ngược đãi.

Hồi Giáo dạy rằng đời sống trên cõi trần gian là giai đoạn thử thách và chuẩn bị cho đời sống vĩnh viễn sau khi chết. Thiên thần trên Thiên Đàng ghi nhận những điều xấu hay tốt của mỗi người. Chết là cửa ngõ để sang một thế giới vĩnh viễn. Người làm điều tốt sẽ có sổ ghi bên tay mặt; người đó sẽ được lên Thiên Đàng. Kẻ làm điều xấu, có sổ ghi bên tay trái; người đó sẽ xuống địa ngục, sẽ bị hành hạ như được ghi trong Thánh Kinh của Thiên Chúa Giáo.

 

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA HỒI GIÁO

Hồi Giáo không sùng bái Muhammad như Thiên Chúa Giáo sùng bái Jesus; không có hệ thống chức sắc trong đạo; không tôn thờ hình tượng. Trong các buổi lễ với Thượng Đế, chỉ có những người biết về đạo hướng dẫn buổi lễ. Ngày thứ Sáu của họ giống Jewish Sabbath và ngày Chủ Nhật của Thiên Chúa Giáo. Họ lau sạch mặt, tay, chân. Người chủ lễ quay mặt về hướng Meca, những người khác đứng sau lưng. Họ lập lại những giáo điều của Koran và ca tụng Thượng Đế, rồi khom lưng, quỳ xuống, áp mặt xuống đất.

 

SỰ BÀNH TRƯỚNG CỦA HỒI GIÁO

Khi Muhammad chết năm 632, lúc ông chỉ có 62 tuổi, quyền lãnh đạo được truyền cho bố vợ rồi bạn. Những người nầy gọi là Caliph, có nghĩa là kẻ kế vị sứ giả của Thượng Đế. Các Caliph tiếp tục chiếm đất đai, lập thành Đế Quốc Hồi Giáo. Chỉ trong vòng 100 năm, sau khi Muhammad qua đời, Đế Quốc Hồi Giáo mở rộng khắp bán đảo Ả Rập, sang tận Miền Tây Ấn Độ, Ai Cập, Palestine, Iran, Iraq, Bắc Phi Châu, chiếm Tây Ban Nha từ Đế Quốc Byzantine. Họ can trường ở trận chiến, nhưng trở nên khoan dung khi chiến thắng. Kẻ bại trận hoặc phải theo Hồi Giáo hoặc phải đóng thuế, nếu không muốn chết. Ai chịu đóng thuế thì sẽ giữ lại được đạo của mình.

 

SỰ TRANH CHẤP CỦA HỒI GIÁO

Vì sự tranh chấp, Hồi Giáo bị chia ra làm nhiều phái, mà hai phái chính là:

Một phái tin chỉ có Thánh Kinh Koran là trung  gian giữa Thượng Đế và tín đồ; phái thứ hai tin một người, thay vì Thánh Kinh Koran làm gạch nối này: Người đó sẽ có uy quyền lãnh đạo tôn giáo và lãnh đạo cả chính quyền. Sự tranh chấp phe phái nầy vẫn kéo dài đến ngày nay.

 

NỀN VĂN MINH HỒI GIÁO

Hồi Giáo xây dựng được một xã hội ổn định trong đế quốc rộng lớn Hồi Giáo. Caliph nắm quyền lãnh đạo cả về tôn giáo, quân sự, dân sự. Trong cơ cấu chính quyền đó, văn minh Hồi Giáo phát triển mạnh về kinh tế, giao thương, nghệ thuật, khoa học, toán, y khoa...Hồi Giáo biết tận dụng và phối hợp kiến thức về khoa học và triết lý của Hy Lạp, La Mã và Á Châu. Ảnh hưởng của nền văn minh nầy lan rộng sang Aâu Châu.

 

VÌ SAO ĐẾ QUỐC HỒI GIÁO SUY ĐỒI VÀ TAN RÃ?

Tranh chấp quyền hành xảy ra, Caliph lúc đầu được bầu, sau trở thành cha truyền con nối. Từ đó đưa đến việc tranh chấp quyền kế vị. Đế quốc bị chia làm ba vùng gọi là Caliphats: Baghdad, Cairo, Cordova, được lãnh đạo bởi 3 vị Caliph khác nhau. Sau ba trăm năm hưng thịnh từ 700 đến 1000, ngoại xâm bắt đầu tấn công vào Đế Quốc Hồi Giáo. Người Mông Cổ đã phá huỹ các trung tâm văn hoá ở Baghdad, giết chết đến 5 triệu người.

Năm 900, Seljuk Turks, Byzantine, Crusades và các tranh chấp nội bộ của Ả Rập làm xáo trộn cả vùng Đông Địa Trung Hải. Năm 1453, Ottoman, Turks chiếm Constatinople, chiếm Đế Quốc Byzantine và cả Đế Quốc Hồi Giáo, lập thành Đế Quốc Ottoman.

 

TAM DUY

Tóm lại, cả ba tôn giáo, Do Thái Giáo, Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo đều tôn thờ chung một Thượng Đế, đều có chung những giáo điều về đạo đức, nhưng Hồi Giáo hình thành một cách đặc biệt, giúp Hồi Giáo tránh được những khó khăn mà hai tôn giáo kia gặp phải: Người sáng lập Hồi Giáo Muhammad chỉ trong vòng 8 năm đã phối hợp được DT và quyền của quân đội DL để tấn công Meca, chiếm đất DV lập cơ sở cho Hồi Giáo với đầy đủ ba yếu tố DL, DV, DT.

Do Thái Giáo mặc dầu ra đời trước, nhưng vì tin rằng Thượng Đế chỉ có yêu thương và che chở người Do Thái, không ai có thể đại diện Thượng Đế, nên Do Thái đã bị La Mã tấn công, bị vua và nhân dân Aâu Châu chống đối. Do Thái không đạt được DV vì vua và chánh quyền không chấp nhận Do Thái nên Do Thái xem như không có đất dung thân; không đạt được DT vì tranh chấp quyền lực tinh thần với vua và chánh quyền. Do Thái vẫn tiếp tục tranh đấu gần 2000 năm để giành lại cho được mảnh đất Palestine DV, tạo cho được chính quyền DL, để tạo được thế quân bình TAM DUY.

Thiên Chúa Giáo cũng gặp khó khăn vì Jesus nhận là con Thượng Đế, đưa đến việc tranh chấp uy quyền thần thánh với vua La Mã, nên bị La Mã tấn công giống như  Do Thái. Cho mãi đến khi được chính quyền chấp nhận đạt được DV vì Thiên Chúa Giáo đã được chấp nhận vào mảnh đất La Mã và đạt được DT vì đã được nhận là tôn giáo chính. Kể từ đó, Thiên Chúa Giáo bắt đầu phát triển và bành trướng bởi vì Thiên Chúa Giáo chủ trương Thượng Đế cứu giúp mọi người nên được dân chúng ở xứ người chấp nhận: Thiên Chúa Giáo đã đạt được DV-DL ở vùng đất mới một khi được chính quyền ở nước mới chấp nhận.

 

NHỮNG NÉT ĐẶC BIỆT CỦA HỒI GIÁO

Vì Muhammad đạt được cả ba yếu tố DV-DL-DT, cùng lúc với việc tiến chiếm mở rộng lãnh thổ, nên Hồi Giáo như là một tôn giáo duy nhất trong lãnh thổ của Hồi Giáo, tránh được việc tranh chấp với các tôn giáo khác.

Chết cho niềm tin Hồi Giáo sẽ được ban phước lên Thiên Đàng nên người lính chiến đấu hăng say, giúp Hồi Giáo dễ chiến thắng.

Giới lãnh đạo Hồi Giáo và Chính Quyền là một, tránh được sự tranh chấp quyền lực giữa chính quyền và tôn giáo. Cho nên sự kết hợp DL, DV, DT thành TAM DUY càng chặc chẽ, cơ cấu lãnh đạo càng bền chặc.

Vì những ưu điểm trên, Hồi Giáo đã đạt được quân bình TAM DUY vững chắc nên Hồi Giáo phát triển nhanh chóng. Chỉ sau hơn 20 năm, kể từ ngày Muhammad bắt đầu truyền đạo, hầu hết dân Ả Rập đã chấp nhận Hồi Giáo.

Cấp lãnh đạo nắm quyền kiểm soát cả tôn giáo, quân đội, và dân sự. Từ đó Hồi Giáo đã phát triển kiến thức về kinh tế, giao thương, nghệ thuật, khoa học, toán, y khoa; phối hợp được kiến thức của Hy Lạp, La Mã, Á Châu và áp dụng các kiến thức đó để đem lại hạnh phúc cho dân Hồi Giáo

Đương nhiên, nắm quyền lãnh đạo cả tôn giáo DT, lẫn chính quyền DL, sẽ đưa đến độc tài và từ đó đưa đến sự bành trướng quyền lực, rồi tranh chấp quyền lực và dẫn đến sự chia rẽ giữa các Caliph; giữa phe chủ trương chỉ có Thánh Kinh Koran là  trung gian giữa Thượng Đế và tín đồ với phe chủ trương Caliph là mối trung gian đó. Sự độc tài cai trị, độc tài lãnh đạo tôn giáo và toàn bộ guồng máy dân sự đã làm suy giảm khả năng sáng tạo và phát triển của mỗi cá nhân, của xã hội và quốc gia (y như sự độc tài của cộng sản đã dẫn đến sự ngu muội và chết đói).

“Chết cho niềm tin trong trận chiến sẽ được Thượng Đế ban phước khi lên Thiên Đàng...” còn là mối nguy cơ đưa đến cuồng tín, người Hồi Giáo đã quên rằng Thựơng Đế tái tạo con người để phụng sự cho nhân loại và bảo vệ bản thân tránh khỏi sự huỹ diệt một cách vô lý. Con người là vốn quý, chỉ có con người tồn tại thì tôn giáo mới tồn tại. Nếu ai cũng nghĩ lấy cái chết để được lên Thiên Đàng thì tất cả loài người chỉ muốn chết thì còn ai để truyền giáo và còn ai đòi làm Thần Thánh và Thiên Sứ của Thượng Đế. Con người luôn tự mâu thuẩn với chính mình, mâu thuẩn với chính những điều răn của kinh thánh. Do đó, con người luôn chìm đắm trong đau khổ, chết chóc và tranh chấp triền miên. Chính vì lẽ đó mà Đế Quốc Hồi Giáo đã tan rã và suy đồi.

Tương quan giữa tôn giáo DT, và chính quyền DL là tương quan hổ tương, ảnh hưởng lẫn nhau. Tức đó là mối tương quan hổ trợ và tương kính một cách quân bình. Sự xâm phạm lẫn nhau giữa tôn giáo và chính quyền, giữa DT và DL sẽ làm TAM DUY mất quân bình sẽ đưa đến sự xáo trộn xã hội.

Tương quan TAM DUY còn là tương quan biến động. Những giáo điều của tôn giáo DT và cơ cấu quyền lực DL phải được liên tục điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp với sự biến động của xã hội trong tiến trình chung của loài người.  Tôn giáo để phụng sự nhân loại chứ không làm cản trở bước tiến của nhân loại.

B.S Hồ Chung Tú

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002