Đại Chúng số 92 - Mừng Xuân Nhâm Ngọ 2002

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


MỘT NGÀN LẺ MỘT CHUYỆN MÙA XUÂN

Mộng Tuyền Nữ Sĩ

Ông Hồ Hửu Cát Brookhurst Westminster Orange County. CA: Tôi thường nghe hoặc đọc được từ "Trừ Tịch" nhưng không biết cái nghĩa của từ ngữ này. Bà cụ biết xin chỉ giáo cho. Năm mới chúc bà khang an, trường thọ.

* Đêm Ba Mươi ta thường quen gọi là Ba Mươi Tết. Đêm này sau khi cúng vào khêm - rước thần thánh, ông bà tổ tiên và đón đợi Giao Thừa. Thời gian này gọi là đêm Trừ Tịch, còn gọi là “Đại Nguyệt Dạ". Ngày cuối năm gọi là Tuế Trừ. Tục bắt trẻ em thức đợi đón Giao Thừa để chào mừng Năm Mới và vui mừng tiếp nhận thêm một tuổi. Tập quán này gọi là "Thủ Tuế Bất Thụy."

Bà Vương Hường Thị Lainie St. West Covina, CA. Bà cụ giải thích hộ về ngày Nguyên Đán. Xin mừng tuổi bà cụ và cầu xin bà cụ sống lâu trăm tuổi.

* Ngày Mồng Một tháng Giêng gọi là Nguyên Đán còn gọi là Nguyên nhật. Đây là ngày đầu năm được xem là quan trọng nhất, còn được gọi là "Quá Niên". Ngày nay gọi là Xuân Tiết.

Ông Trần Việt (qua Quỳnh Liên Lawn Berry Ter. Silver Spring MD. ) Bà cụ có nhớ bài Mùa Xuân trong Thơ Tứ Thời của Ngô Chi Lan không ? Nếu có xin bà cụ nhắc hộ.

* Bài thơ đó như sau:

Khí trời ấm áp đượm hơi sương

Thấp thoáng lâu đài vẻ ác vàng

Rèm liễu líu lo oanh hót gió,

Giậu hoa phấp phới bướm châm hương.

Ông Đỗ Phú Quí 49th st. Philadelphia (Qua Chu Center Rd. Drexel Hill.PA. Bà cụ có nhớ về tục Thiếp Môn Thần không ? Xin bà cụ chỉ giáo cho.

* Thiếp môn thần có nghĩa là Thần giữ cửa. Nguyên là trước thời Tần trong các vị thần được thờ có thần giữ cửa. Có điều lúc bấy giờ vị thần giữ cửa chưa có tên tuổi của vị thần này. Mãi đến nhà Hán mới có tên tuổi nhất định. Nguyên do là đời nhà Hán có một người vẽ hình dũng sĩ cổ đại có tên Thành Khánh. Cũng có người lại vẽ Kinh Kha là một dũng sĩ hành thích Tần Thủy Hoàng. Hai vị thần có tên tuổi này được dán ngoài cửa trước mặt nhà. Kịp đến Nam Bắc triều người ta lại thay bằng hình Thần Dư, Ức Lỗi. Qua đời Đường thay bằng thần Tần Thúc Bảo, Uât Trì Cung. Lại đến thời Ngũ Đại người ta lại mang Chung Quì vào hàng môn thần. Sau này, thời cận đại, có nhiều người dán hình ba ông sao: Phúc, Lộc, Thọ hoặc Bồ Tát Thần Tài... Tất cả những vị thần ghi bên trên hoặc để giữ cửa tống khứ ác chướng tà ma đón rước bằng an thịnh vương.

Ông Vũ Viết San Jose: Tại sao người Trung Hoa coi mình như trung tâm vũ trụ?

* Từ thời thượng cổ người Trung Hoa đã có quan niệm như vậy rồi. Lý do nước Tàu nằm ở phía nam của nước Yên vì nước Yên ở về phía bắc và nằm ở phía bắc nước Việt vì nước Việt ở phía nam. Thật ra, bất cứ quốc gia nào cũng có thể coi mình như là trung tâm, như Tư Mã Bưu ở thế kỷ thứ lll đã từng lý giải: “Thiên hạ thì vô cùng, và vì cái vô cùng đó mà trung tâm có thể ở bất kỳ nơi nào, cũng như ta vẽ hình vòng tròn thì bất cứ điểm nào trên vòng tròn đó cũng xem như là điểm khởi đầu cả.

Ông Hoàng Hữu Triết Humble TX. Tôi còn nhớ trong Kinh thi có bài: "Kích Nhưỡng Ca" như sau:

Nhật xuất nhi tác

Nhật nhập nhi tức

Tạc tỉnh nhi ẩm

Canh điền nhi thực

Đế lực ư ngã

Hà hữu tai.

Đây có phải là ca dao của người Trung Hoa không?

* Đúng. Đây là câu ca dao đầu tiên của người Trung Hoa. Bài này của người thời Đế Nghiêu làm ra. Tuy nhiên về tính cách nguyên thủy của nó còn làm cho người ta hoài nghi vì có nhiều chữ mà thời Đế Nghiêu chưa có ai biết dùng đến như "nhi tác, nhi tức hay Hà hữu tai... Vì vậy mà các nhà nghiên cứu về văn học chưa xác quyết được. Có người bàn rằng: "Nếu nó không phải là câu ca dao thì có thể người sau thêm bớt vào, do vậy nó cũng là câu giả thác của hậu nhân vậy.”

Nghĩa của bài này như sau: "Mặt trời mọc thì làm việc. Mặt trời lặn thì nghỉ. Đào lấy giếng mà uống, cày lấy ruộng mà ăn. Sức vua giúp ta thì không hề có.”

Cụ Hà Túc Đạo Westmister Orang County: Tết năm "Con Rắn" tôi có đến nhà một cụ thuộc hàng túc nho trước là mùng tuổi Năm Mới sau là để cùng nhau đàm đạo, thú thật với bà cụ, chúng tôi mỗi năm chỉ có một dịp thăm nhau nhằm ngày tết nhứt. Trong câu chuyện nhàn đàm ông cụ túc nho họ Hàn hỏi tôi về các câu: a/ Ngựa Có Trứng. b/Ngựa Vàng Trâu Đen Là Ba Con và c/ Con Ngựa Bồ Côi Chưa Từng Có Mẹ xuất xứ từ dâu? Tôi không thể trả lời về câu hỏi này thì cũng vừa lúc khách đến Chúc Tết lại kéo đến, nên đợi đành đến đầu năm Con Ngựa đến thăm sẽ nhờ cụ Hàn giải thích hộ. Nhưng tiếc thay năm Nhâm Ngọ này thì nhà túc nho họ Hàn đã vân du tiên cảnh, nên phải nhờ bà cụ (nếu biết) xin giải hộ cho. Kính cẩn cảm ơn bà cụ nhiều.

* Đó là những câu trong 21 luận đề vể tư tưởng của Công Tôn Long. Như câu thứ 5 nói về luận đề "Con Ngựa Có Trứng. Câu thứ 18 nói về luận đề "Con Ngựa Vàng Trâu Đen Là Ba Con" và câu 20 chỉ về luận đề Con Ngựa Bồ Côi Chưa Từng Có Mẹ... Đây là các luận đề có tính triết lý của Công Tôn Long chỉ về tính tương đối. Ví như nói về "Con Ngựa Bồ Côi" nghĩa chính của nó là con ngựa không có mẹ nhưng mà khi con ngựa có mẹ thì chẳng thể gọi nó là mồ côi được, mà gọi là con ngựa, con ngựa đực, con ngựa cái, con ngựa kim, con ngựa ô...

Ông Hồ Văn Đồng Virginia: Tôi thường nghe người ta thường nói: "Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy". Vậy ý của câu này là sao?

* "Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy" có nghĩa: Một lời đã phóng ra thì dù bốn ngựa cũng không thể nào đuổi bắt theo kịp." Câu này thánh nhân muốn răn bảo ta, trước khi muốn nói ra điều gì hãy đắn đo trước, để khỏi phải ân hận sau này.

Ông Du Vĩnh Sanh Monterey Park: Thế nào là tính tự nhiên của Đạo? Bà cụ biết không?

* Nó là tính khách quan. Đó là tự nhiên của Đạo vốn được hiểu như vậy. Nó thật mộc mạc, thật thuần phác, nó không bị nhào nặn. Nó sinh ra vạn vật nhưng không kể công, không dục vọng mà cũng chẳng chú tăm vào một mục đích nữa. Nó vẫn thản nhiên lạnh lùng như không hề biết chung quanh mình như thế nào, nó cũng không hề tiếc rẻ, nó cũng chẳng hề uất hận... thậm chí đền thản nhiên lạnh lùng"không vì kẻ rét mướt mà dẹp bỏ đi mùa đông". "Đạo" sinh ra muôn vật trong trời đất, nhưng không bao giờ cho đ là vật của chính mình sinh ra. Nó vô tình đến nỗi "coi vạn vật chẳng khác nào loài chó rơm" như trong Đạo Đức Kinh đã viết. Thế cho nên người có "Đạo" học theo tính khách quan, không can dự, cứ tự nhiên sinh sinh, hóa hóa... Lão Tử đã nói: "Trời được một mà trong.Đất được một mà yên. Thần được một mà linh." Ấy đó là tính tự nhiên của Đạo.

Mộng Tuyền

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002