Đại Chúng số 92 - Mừng Xuân Nhâm Ngọ 2002

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


NĂM NGỌ, TẢN MẠN CHUYỆN CON NGỰA
TRONG THI VĂN

Trương Quang

Thời gian thắm thoát trôi nhanh như bóng câu qua cửa sổ. “Xuân trước vừa qua mới độ nào”, hôm nay mùa xuân năm 2002 theo dương lịch lại đến. Cũng ngay vào lúc này, nơi cố hương Việt Nam và các nước phương Đông hân hoan đón mừng Tết Nguyên Đán là điểm mốc thời gian để tống tiển năm cũ Tân Tỵ và nghênh đón năm mới Nhâm Ngọ.

Từ 4000 năm trước, tiền nhân đã có nhận thức về vũ trụ và nhân sinh đều vận hành tuần hoàn, luân chuyển không ngừng theo vòng tròn khép kín. Yù niệm nhất quán đó cũng được áp dụng vào cách đo đếm thời gian theo chu kỳ 60, bằng hệ số 12 địa chi hối hợp với 10 thiên can. Như gọi tên năm Nhâm Ngọ, Nhâm là thiên can và Ngọ là địa chi.

Giản lược hơn, người bình dân chỉ cần nhớ cứ 12 năm là một giáp. Mỗi năm có 12 tháng (tháng 5 là tháng Ngọ). Mỗi ngày đêm có 12 giờ (giờ Ngọ là giữa trưa). Đễ dễ nhớ hơn, tiền nhân lại gán tên một con thú cho mỗi địa chi của năm, rồi mặc nhiên năm con thú trở thành biểu tượng cho từng năm.

Thử nhìn qua dung mạo của 12 con giáp: Tý là chuột, Sửu là trâu, Dần là cọp, Mẹo là mèo (Trung Hoa gán cho thỏ), Thìn là rồng, Tỵ là rắn, Ngọ là ngựa, Mùi là dê, Thân là khỉ, Dậu là gà, Tuất là chó, Hợi là heo.

Tuấn tú linh hoạt nhất phải là con ngựa. Cái vốn trời cho con ngựa rất tốt mã: Tai nghênh phong, bờm dựng thẳng, bốn chân rắn chắc loại “trường túc bất tri lao”, ngực nở bụng thon theo sau là đuôi dài óng mượt. Lông đuôi ngựa được làm dùng kéo đàn cò, đàn vĩ cầm phát ra tiếng réo rắc. Thế nhưng lại có điều nghịch lý trong câu tục ngữ: “TUỔI NGỰA KHÓ CÓ CHỒNG”, chẳng lẽ là do con tạo đánh ghen với cái đẹp sao?

Miền thảo dã Phi Châu, từng bầy ngựa vằn (Zebra) vẫn chiến đấu và sinh tồn giữa giang sơn của chó sói, cọp beo và sư tử. Ngựa nhà tuyên một màu, lông sáng trắng như bạc là ngựa kim, trắng mịn màng như lụa là ngựa bạch, lông đen láng như quạ  là ngựa ô. Hàng thứ cấp trong 12 con giáp phải gọi tránh đi, như là mèo đen thì gọi là mèo Mun, chó mực màu  trắng là chó cò, có sọc rằn ri là chó vện...Màu sắc có làm nên con ngựa không, hay là:

 

BẠCH MÃ PHI MÃ:

Công Tôn Long, một biện giả nổi tiếng trong Bách gia chư tử thời Chiến Quốc (khoảng 300 năm trước Tây Lịch) đã xây dựng học thuyết trên 21 tiên đề còn được lưu truyền đến  nay, nhiều người cho là nguỵ biện. Nhân đây xin nhắc lại một luận thuyết “Bạch mã phi mã” (ngựa trắng không phải là ngựa). Thiên bạch mã, sách Công Tôn Long tử có nói: “Ngựa là dùng để chỉ cái hình vậy. Trắng là dùng để chỉ cái sắc vậy. Tìm ngựa thì ngựa vàng ngựa đen đều có thể được. Tìm Ngựa Trắng thì ngựa vàng ngựa đen không thể được. Ngựa đã chọn vào màu sắc thì không còn là ngựa”.

Rõ ràng  đây là một chủ điểm triết học trong phạm trù yếu tính của sự vật, cần phân biệt giữa bản thể và thuộc tính. Tổng thể dung nạp được đặc thù, nhưng lấy đặc thù làm tổng thể là loại trừ tổng thể như sơ đồ bên đây:

Theo phép diễn dịch, ta có thể phát biểu trường hợp làm người ly hương của chúng ta: SINH VẬT BIẾT NHỚ CỘI NGUỒN. Con người biết nhớ cội nguồn, còn biết hành động vì cội nguồn. Như vậy con người đứng trong sinh vật và đứng trên mọi sinh vật. Ngày xưa tiền nhân mang chim trỉ sang nộp cống cho Tàu. Nó được nuôi và quí chuộng trong vườn Ngự Uyển. Con chim gốc Việt ấy chỉ đậu và làm tổ ở cành Phương Nam để ngóng về cố hương. Ngựa Hồ là ngựa hay ở Mông Cổ, được đưa về Tàu cho nhà quyền quí, cứ mỗi khi nghe hơi gió Bắc từ thảo nguyên thổi đến, ngựa hồ bỗng nghểng cổ hí vang như tiếng kêu than ray rứt vì nỗi nhớ quê: “Việt Điểu Sào Nam Chi. Hồ mã tê bắc phong” huống nữa là người.

Tiếng ngựa hí vang như còi xe cứu hoả, cùng với bộ răng cuốc bàn trắng nhở nhe ra để đe doạ, thật ra bộ răng loài ăn cỏ không có sở trường cắn xé như răng loài ăn thịt.  Cách chiến đấu tự vệ của ngựa là ngọn cước độc chiêu mạnh như sấm sét, đá ngược ra sau. AI CẢ GAN RỜ DÁI NGỰA là được lảnh đủ cú đá nghịch lân làm bể mặt bung sườn nếu trúng vào hạ bộ thì xem như đi đoong cái vưu vật truyền giống.

Từ bốn ngàn năm trước, khi con người đã thuần hoá được con ngựa, thì từ đó con vật đa năng, đa hiệu nầy được dùng kéo cày, bừa torng nông nghiệp, kéo xe độc mã, song mã, tứ mã...trong vận chuyển và là bạn cùng chết sống với người chiến sĩ trên trận địa. Đã làm thân trâu ngựa, con người còn  che hai bên mắt ngựa, buộc nó chỉ thấy được một lối đi trước mặt, cho ngựa quen đường cũ, dùng vào kéo xe thoe mãi một lộ trình. Tuỳ theo nhu cầu, con người đóng thêm móng sắt vào bàn chân ngựa, đặt yên trên lưng, trong giây cương vào mõm, đeo lục lạc đồng quanh cổ. Tiếng vó ngựa gõ dồn dập trên mặt đường hoà với tiếng lục lạc rổn rảng reo vui làm nức lòng người, dễ gây phấn chấn tăng thêm nhuệ khí. Trãi qua nhiều thế kỷ, quân kỵ mã là vua bộ chiến, thường áp đảo đối phương. Vó ngựa quân Nguyên Mông từng làm khiếp đảm và khuất phục nhiều dân tộc trên lục địa mênh mông suốt từ Á sang Aâu. Đoàn quân bách chiến bách htắng nầy phải chùng bước xâm lược trước giải đất nhỏ nhoi bởi lần thua đậm trước sức phản công vũ bão của quân dân Việt Nam do Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn thống lãnh. Tên người sáng rực trong tự điển danh nhân thế giới, với chiến công bẻ gảy danh hiệu vô địch của quân Nguyên.

Tài năng của ngựa còn ảnh hưởng sâu đậm đến thời đại cơ khí sau thế kỷ thứ 19, như gọi tên xe lửa là Iron hose, xe ô-tô là horseless carriage cà đến nay vẫn đo công suất bằng HP (hose power) tức mã lực. Gần đây, trong đệ nhị thế chiến, Nga Xô đã sử dụng hơn một triệu con ngựa vào mặt trận; cùng lúc ấy, Hoa Kỳ sử dụng 50,000 con ngựa là số lượng ngựa khiêm tốn nhất được dùng đến trong các nước lâm chiến.

Chiến mã gắn bó vào sinh mệnh của chiến binh, nên danh tướng Mã Viện, tức Phục ba tướng quân đời Đông Hán đã để đời một câu bất hủ: TRƯỢNG PHU ĐƯƠNG MÃ CÁCH KHOẢ THI. NINH KHẢ TỬ NHI NỮ, TỬ CHI THỦ HỒ? (bậc trượng phu nên lấy da ngựa bọc thây, há  lại chịu chết trên tay của da92n bà sao?). Lễ thôi nôi cho bé trai, có cúng con ngựa đất và cái cung cây dâu bắn tên cỏ bồng ra 8 hướng (TANG BỒNG HỒ THỈ) là thể hiệu chí hướng làm trai đó cho cậu bé.

Trong Chinh Phụ Ngâm khúc bằng Hán Văn của Đặng Trần Côn, bản dịch Nôm của bà Đoàn Thị Điểm có mấy câu thật hào hùng:

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa

Gieo thái sơn nhẹ tựa hồng mao

Giã nhà đeo bức chiến bào

Thét roi cầu vị ào ào gío thu

Chàng vốn kẻng trai, ngồi trên ngựa càng oai phong tuấn tú khác nào Triệu Tử Long trên trận Trường bản. Mô phỏng phong cách đó, cụ Nguyễn Đình Chiểu vẽ nên chân dung Lục Vân Tiên:

Vân Tiên đầu đội kim khôi,

Tay cầm siêu bạc mình ngôi ngựa ô.

Một mình nhắm trận xông vô...

Bất kỳ loại ngựa nào, dù ở Nam hay Bắc bán cầu, ngựa đều giống nhau về cách chạy theo quán tính bẩm sinh. Từ cách đi thong thả đến phóng như tên, đó là nước tế, nước kiệu và nước phi (the three natural gaits of a horse: the walk the trot the galop).

Ơû nước ta ngày trước, các nhà quyền quí và giàu có thường nuôi ngựa nên các cậu ấm cô chiêu sính cỡi ngựa tốt, giống như ngày nay thích lượn Dream II, lái mercedes để khoe mẽ. Đến buổi giao thời, lớp người nay ngoài lục tuần, có mấy ai đã từng được cỡi ngựa? Nếu không do dự tình cờ hay một cơ duyên được cỡi ngựa, như câu chuyện:

 

NÓ CỠI NGỰA:

Dịp hè năm 1958, nó được thằng Quảng là bạn học cùng khoá, rủ về chơi nhà ở Phú Yên, thuận tiện cho nó lên thăm đập Đồng Cam mới hoàn thành. Nó vừa hụt mất chuyến xe chót lên đập lại gặp lúc chị Ng...là chị thằng Quảng, vừa thắng yên cương cho ngựa để đi Đồng Cam trước mặt trời lặn, vì công vụ Ty Thông tin giao cho. Cha mẹ Quảng bảo cho nó đi cùng. Một phút do dự trước lễ giáo “nam nữ  thọ thọ bấtt thân”. Năm ấy tuổi nó vừa tròn 2 con giáp, Ng...sinh trước nó hai năm, nên nó đã gọi bằng chị, hình  như cách xưng hô nầy giúp cả  hai bước qua bức tường ngăn chia nam nữ. Rồi thằng Quảng đẩy nó lên yên, ngồi sau lưng chị Ng...

Ngựa khởi hành nước kiệu, nó ghì hai tay xuống yên cho khỏi chao đảo và giữ một khoảng cách cần có giữa hai thân mình.  Mặt trời đà gát núi, chị Ng...thúc ngựa nhanh; nó phải vòng hai tay đan chéo trước bụng chị Ng...để khỏi bật ngược ra sau. Đến nơi, chị gò cương dừng lại, bẽn lẽn quay lại nhìn nó. Nó rút vội hai tay về, bàn tay nó chẳng hề “ăn gian” mà sao thấy vô duyên lạ!...

Hôm sau, ngựa còn sẳn đó, nó quyết tập cỡi để vòng về nó ngồi trước mới là hợp cách. Nó thuận tay phải nên toan lên yên từ bên phải của ngựa. Bỗng chị Ng... giữ tay nó, cản lại:

_ Chớ...chớ!...lạng quạng là té méo mõ đấy! Thượng mã bao giờ cũng từ phía trái, đưa chân trái trụ lên bàn đạp thì mới quàng chân phải qua mông ngựa được chớ...mà khi ha mã cũng trụ chân lên bàn đạp tra rồi làm ngược lại. muốn cho ngựa phi thì siết chặt giây cương kéo cao đầu ngựa lên, cho đi thong thả thì mới nới lỏng cương ngựa. Nhớ nghen!...

Bài vỡ lòng cỡi ngựa chỉ có thế. Nó ngồi trên ngựa chạy nhong ba vòng bảy đỗi. Khi quay về, bên cạnh chị Ng... còn có thêm mấy cô ả đứng chờ sẳn. Nó khoái trá vươn vai tưởng mình là Phù Đổng, cũng vừa lúc mấy cô ả trêu nó:

Đồn rằng quan tướng có danh

Cỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai.

Ban khen rằng thế mới tài

Thưởng cho bụm thóc với hai đồng tiền.

Câu sau cùng, các cô ả nói khe khẻ, cười rúc rích cùng lúc với cái liếc  xéo vào nó rất tinh nghịch mà hớp hồn người. Oâi! Cặp mắt lá răm, lúc nhìn trộm càng dài có đuôi của các cô gái Phú Yên! Viết câu nầy nó mĩm cười một mình. Nó nhìn lại hai bàn tay ngày nào ngờ nghệch, chưa thuộc bài học thám hiểm vùng phì nhiêu như tổ tông người Mỹ đã làm trên đất nước nầy.

 

CHÀNG KIM, HỌ SỞ CÓ NGỰA RA SAO?

Cách thế phong lưu, nét đẹp hài hoà giữa người và ngựa tạo nên tác phong của Kim Trọng:

Dùng dằng nữa ở nữa về

Nhạc vàng đâu đã tiếng nghe gần gần

Trông chừng thấy một văn nhân

Lỏng buông tay khấu bước dần dặm băng

Đề huề lưng túi gió trăng

Sau lưng theo một vài thằng con con

Tuyết in sắc ngựa câu dòn

Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời

Nẻo xa mới tỏ mặt người

Khách đà xuống ngựa tới nơi tự tình.

Chàng Kim thấy bạn quen- đứng bên có 2 bà chị đẹp- đã xuống ngựa từ xa. Tất nhiên đã có mấy cậu lon ton giữ ngựa, chàng đến gần chào hỏi. Người thế ấy, ngựa thế ấy, lịch sự dường ấy, làm sao Thuý Kiều (sau nầy mới biết cả Thuý Vân nữa) chẳng phải lòng ngay lần đầu mặt mặt.

Đến Sở Khanh, thiu hào làng Tiên Điền thuật lại lời dụ khị của gã cù rũ Thuý Kiều trốn thoát lầu xanh, phong cách Sở Khanh đã bộc lộ:

...Rằng ta có ngựa truy phong,

Có tên dưới trướng vốn dòng kiện nhi.

Thừa cơ lén bước ra đi

Ba mươi sáu chước, chước gì là hơn?

Dầu khi gió kén mưa đơn

Có ta đây cũng chẳng cơn cớ gì...

Rõ nổ như pháo! Có ngựa đuổi  kịp gió sao để ngựa Tú Bà rượt kịp. Có ta đây, sao Sở Khanh “đã rẽ giây cương lối nào” bỏ rơi nàng Kiều một thân một ngựa để bị bắt trở về lầu xanh?

Cả hai bắt bồ rất khác nhau. Nói nôm na là nghệ thuật “chim gái”. Tục ngữ đã có  câu chí lý: Nhất thanh tân, nhì xần lân. Chàng Kim theo thượng sách thanh tân nên có nhiều lãi, “đã được cô em còn thêm cô chị” sắc nước hương trời. Có hơi quá lố đấy!

Còn xần lân là gần gủi, rà rê, tẩn mẩn như họ Sở chầu chực bên Kiều; có bố láo mồi chài cũng là hạng Marie Fontaine nghiêng thùng đổ nước. “Thuở trời đất nổi cơn gió bụi” thì hình ảnh nam nhi và chiến mã mới là thiên bi hùng ca. bữa tiệc tiễn chân chưa vơi ly rượu. Bài tống biệt hành chưa dứt tiếng đàn, chàng đã tót lên lưng ngựa xông pha trận mạc: Dục Aåm tỳ Bà Mã Thượng Thôi. Ở nhà người chinh phụ mãi ngóng trông, người ngựa có song toàn trở về? Xin đọc bài Mõi Mòn theo lối vấn đáp của của Thanh Tịnh:

Em ơi nhẹ cuốn bức rèm tơ

Tìm thử chân mây khói toả mờ

Có bóng tình quân muôn dặm ruổi

Ngựa hồng tung bụi cõi xa mơ?

Xa nhìn bên cõi trời mây

Chị ơi em thấy một cây liễu buồn

Bên rừng em hãy lặng nhìn theo

Có phải chăng em ngựa xuống đèo?

Chị ngỡ như cháng lên tiếng gọi

Trên mình ngựa hí lạc vang reo.

Bên rừng ngọn gió rung cây

Chị ơi! Con nhện lạc bầy kêu sương.

Tên chị ai gieo giữa gió chiều

Phải chăng em hỡi tiếng chàng kêu?

Trên dòng sông lặng em nhìn thử

Có phải chăng người của chị yêu?

Sông chiều đưa chiếc thuyền lan.

Chị ơi con sáo gọi ngàn bên sông...

Oâ kìa! Bên cõi trời đông

Ngựa ai còn ruỗi dặm hồng xa xa...

Này lặng em ơi lặng lặng nhìn

Phải chăng mình ngựa sắc hồng in?

Nhẹ nhàng em khẻ buông rèm xuống,

Chị sợ trong sương bóng ngựa chìm.

Ngựa hồng đã đến bên hiên,

Chị ơi! Trên ngựa chiếc yên...vắng người.

 

THIÊN LÝ MÃ:

Hàn Dũ (768-824) xuất thân tiến sĩ, ở Nam Dương. Bởi ông cương trực nên làm quan đời nhà Đường bị trất phế hai lần, ngèo vẫn cứ nghèo. Đến đời tống được truy tặng là Xương Lê Bá (Xương Lê là tổ quán của ông). Hàn dũ được khen là tản văn thánh thủ. Xin đơn cử đoạn tạp thuyết về Thiên Lý Mã sau đây (xin tạm dịch):

Đời có Bá Lạc rồi sau mới có ngựa Thiên Lý. Ngựa Thiên Lý thường có mà Bá Lạc không thường có. Cho nên tuy có ngựa hay cũng chỉ chịu nhục trong tay kẻ nô lệ, rồi cùng chết ở trong chuồng, bên máng, không đựơc khen là ngựa Thiên Lý. Ngựa vào dạng Thiên Lý, mỗi lần ăn có thể hết một thạch** lúa. Người nuôi ngựa không biết đấy là ngựa Thiên Lýmà nuôi thường, thành thử ngựa tuy có tài thiên lý mà ăn không được no, sức không đủ sung, tài không hiện ra ngoài. Dù muốn bằng sức ngựa thường cũng không được thay, còn mong gì đi được nghìn dặm? Cầm cương nó không phải phép, nuôi nó không cho ăn đủ, nó hí mà không hiểu ý nó; rồi lại giơ roi chỉ nó mà bảo rằng: “Trong thiên hạ không có ngựa hay!” Than ôi! Có thực là không có ngựa hay chăng? Chính là không biết ngựa đấy!

Bá Lạc họ Tôn tên Dương, người đời Tần mục công. Tôn Dương là ngôi sao sáng rất giỏi coi tướng ngựa, nên  được gọi là Bá Lạc.

Thạch bằng 100 thăng, khoảng 104 lít.

Tiểu luận về Thiên Lý mã  lời gọn mà ý sâu, hay nhất là câu đầu và câu chót. Hàn Xương Lê lấy ngựa làm ẩn dụ, thương cho mình không được dùng đúng với khả năng, thương cho những bậc tài ba mà không gặp tri kỷ.

Thật vậy, người có đảm lược mới dùng được ngựa hay. Tào Tháo có ngựa xích thố lông đỏ màu huyết dụ, Tháo giao cho các tướng thuần phục nó, đều bị nó nhảy lồng lên, tung cả bốn gió làm đổ nhào người cỡi gây ra tử thương; ai cũng cho là ngựa chứng bất trị. Tào Tháo bèn cho quan Vân Trường ngầm hiểu ý mượn ngựa để hại ông. Nào ngờ Quan Công khuất phục được ngựa xích thố. Có thừa dũng lược mới cỡi được ngựa xích thố, mới khoá nổi thanh long đao lập nên công nghiệp, lại có nghĩa khí trung liệt mới được thế nhân thơ phụng với danh hiệu Đức Quan Thánh.

Xin được dài dòng thêm về bậc cái thế anh hùng và con ngựa lừng danh sử sách là:

 

HẠNG VÕ VÀ NGỰA Ô TRUY

Dưới đời Tần Thuỷ Hoàng Đế, cạnh núi Đồ Sơn có con rồng đen hoá thành ngựa ô, hàng ngày nó đến thôn Nam Phụ gầm thét phá hoại mùa màng. Ai đến gần đều bị nó cắn và đá chết. Hạng Võ sau khi cử đảnh nặng nghi cân tại núi Vũ Vương trước mặt hai thủ lãnh Hoàn Sở và Vũ Anh, ông tìm đến Đồ Sơn, thần mã xông ra tấn công ông rất dữ, Hạng Võ túm được bộ cương ngựa ghì xuống, ngựa không vùng vẫy nỗi. Oâng phóng lên lưng và chạy nhanh như gió được 10 vòng. Ngựa mướt mô hôi, chịu tuân phục. Oâng đặt tên là Ô Truy. Dân làng Nam Phụ bày  tiệc khoảng đãi Hạng Vũ và Ngu Công đem gả người con gái nhan sắc tuyệt trần  tên Ngu Cơ cho ông.

Hạnh Võ và Lưu Bang đều khởi binh mỗi người một phương. Cùng mục đích  diệt nhà Tần bạo ngược, để cứu dân giúp nước. Lưu Bang tiến chiếm kinh đô Hàm Dương trước. Hạng Võ đến sau nhưng thế lực mạnh hơn gấp bội. Lưu Bang xin Hạng Vỏ cho về trấn thủ đất Quan- Trung. Oâng chiêu hiền đãi sĩ và tự xưng là Hán Vương. Hạng Võ đốt Hàm Dương, giết vua Tần tại thế là tử Anh, ông thiên đô về Bành Thành xưng là Sở Bá Vương. Từ đó Hán Sở tranh hùng có dư trăm trận để giành thiên hạ. Hán Vương tuy trói gà không chặt, nhưng nhờ mưu lược của Trương Lương, Hàn Tín nên dần dà chuyển yếu thành mạnh. Hạng Võ cậy vũ dũng sức đích muôn người nên khinh địch lại không chịu nghe lời can gián của quân sư Phạm Tăng nên làm mất lòng người, thế lực ngày một suy vi. Sở Bá Vương mất bành Thành, rút về cai hạ bị quân Hán bao vây khốn tại Cữu Lý Sơn. Bị lâm vào hiểm địa giữa trùng vây chim sẽ bay không lọt> Hạng  Võ vẫn suốt  ngày cự chiến đẩy lui 60 viên tướng Hán. Tiếng tiêu ảo não của Trương Lương từ núi Kê Minh vọng  đến khiến quân Sở thêm buồn hàng đêm bỏ trốn, tám ngàn đệ tử chỉ còn lại vài trăm. Sở Bá Vương quyết chọc thủng vòng vây về Giang Đông dựng lại cơ đồ. Oâng giả biệt Ngu Cơ, khuyên nàng bảo trọng, với tấm nhan sắc nàng ở lại đó tất sẽ được yêu vì. Khúc nhạc phủ theo điệu Sở Từ thật bi tráng được Sở Bá Vương ứng khẩu trước giờ ly biệt với Ngu Cơ:

Lực bạt sơn hề, khí cái thế

Thời bất  lợi hề, truy bất thệ

Truy bất thệ hề, khả nài hà?

Ngu hề ngu hề! Khả nại hà!

Dịch nghĩa:

Chí khí ta trùm trời, sức mạnh ta chuyển núi

Tiếc không được thời, ngựa truy hết lối.

Ngựa hết lối biết làm sao?

Ngu Cơ, Ngu Cơ! Biết làm sao!

Ngu Cơ tay nâng ly rượu biệt ly, hát khúc đáp lời:

Quân Hán đóng khắp mặt

Tiếng Sở bốn phương reo

Đại Vương chí khí tận

Còn mất thiếp xin theo

Dứt lời nàng tuốt gươm báu đâm vào cổ tự vận, nàng ở lại theo tình quân sớm ra đi! Trên lưng ngựa Ô Truy màu đen đã hoá đỏ vì máu, Hạng Võ tiến đến đâu quân Hán vây đến đó, đều bị lưỡi gươm ông đốn ngã như rạ. Hôm sau htoát khoỉ vòng vây, quân sĩ không còn chỉ còn hai tướng tâm phúc là Chu Lan và Hoàn Sở chạy theo, rồi cả hai đều kiệt sức, rồi cả hai đều tự vận để khỏi rơi vào tay địch. Chạy đến bến Ô Giang, Hạng Võ được đình trưởng mời xuống thuyền vượt qua sông. Bên kia là đất Giang Đông, ông lại hưng binh mấy chốc? Hạng Võ từ chối, vì ông biết trả lời sao về tám ngàn tử đệ đất nầy đã theo ông, ông bèn gởi ngựa Ô Truy qua sông thay cho ông chào dân chúng. Ngựa dặm châm không chịu xuống thuyền. Hạng Võ ngoái nhìn đoàn quân Hán  đã đuổi kịp mà không dám tiến tới, thấy dưới cờ có tướng Lã Mã Phụng. Ông gọi tên tướng nầy: “Ngày trước ngươi từng theo giúp ta, ta chưa có gì đền đáp thì ngươi theo phò Hán. Nay còn gặp lại ta tặng ngươi cái đầu của ta để mang về lãnh tước Vạn Hộ Hầu của Lưu Bang”. Dứt lời Hạng Võ tự dứt dầu mình cắm trên thanh gươm đưa tới.

Ngựa Ô Truy nhìn thân hình chủ tướng còn đứng sửng, bỗng nó hí vang trời rồi phóng thẳng xuống dòng Trường Giang sâu thẳm nước cuồn cuộn, mất tăm dạng. Ở tuổi 31, Hạng Võ đã chết rất kiêu hùng, cả Ngu Cơ và thần mã cũng không kém! Sự nghiệp tiêu ma vì ông chỉ dùng cái trí mà coi thường cái dũng, thành bại còn do một chữ thời.

Tuồng đời là một thiên bi kịch, nên “trai trẻ bao lăm mà đầu bạc!”. Đúng hơn, phải nói đời là bi hài kịch. Như câu chuyện mua vui dưới đây là vở hài kịch, nghe qua rồi bỏ ngoài tai cho gió bay đi (riêng những kẻ quen bốc thơm thì nên giữ lấy)

 

THƠ VỊNH CON NGỰA

Phú ông đã có 3 chàng rễ chữ nghĩa bề bề, làm thơ võ vẽ. Còn cô gái út đã gã cho một đám nhà giàu có nhưng ít học, thấy sao nói vậy. Nhân ngày Tết năm Ngọ, chàng rễ mới đem biếu cha vợ một con ngựa hay lắm. Trong bữa tiệc mừng xuân, phú ông nhìn vào con ngựa, tay ra bộ giật dây cương và miệng nói TRƯỜNG ĐỒ TRI MÃ LỰC.

Hiểu ý cha vợ ra đề làm thơ vịnh con ngựa hay, chàng rễ đã làm như vầy:

Trên không lá đào rơi

Cha tôi cỡi ngựa chạy xa vời

Chạy đi rồi chạy lại

Lá đào vẫn còn rơi

Chị cả đương ngồi đan áo len bên hòn non bộ, nghe chồng ngâm thơ mà ngơ ngẩn  để buông rơi cây kim xuống hồ nước non bộ. Chàng rễ thứ hai bắt ngay ý đó, liền tiếp vần:

Mặt nước rơi cây kim

Cha tôi cỡi ngựa chạy như chim

Chạy đi rồi chạy lại

Chiếc kim vẫn chưa chìm

Phú ông khoái chí, gật gù nhả khói thuốc lào. Lơ đểnh để tàn lửa bay vào ao hồ cừu ông đang mặc. Chộp được ý cậu rễ thứ ba lên giọng ngâm nga:

Than lửa đớp cái lông

Cha tôi cỡi ngựa chạy như  giông

Chạy đi rồi chạy lại

Cái lông vẫn chưa hồng.

Còn cậu rễ út bà phú hộ lo lắng, nhấp nhỏm đứng dậy, lỡ trôn đánh cái chịt...cậu rễ út đang tìm hiểu sự cố: “Trông theo mà thấy đâu nào. Hương thừa nhường hãy ra vào đâu đây (Truyện Kiều). Khi đã hiểu, cậu mừng quá, thưa rằng con đã có thơ:

Mẹ tôi xan cái địt

Cha tôi cỡi ngựa chạy xa tít

Chạy đi rồi chạy lại

Đít mẹ vẫn chưa khít...

Bà phú hộ nghe bài thơ đã bỏ đi một nước. Thế là tốc độ của ngựa ngang phản lực cơ siêu thanh, đến cậu út đã phá kỷ lục của hoả tiển. Bốc thơm như htế là tuyệt chiêu.

Nói tản mạn là nói chuyện bao đồng thiên hạ sự. “Lời quê chắp nhặt dông dài. Mua vui cũng được một vài trống canh” (Nguyễn Du)

Năm tị đi qua, mang theo chuyện xui xẻo do khủng bố ở New York ngày “Nine/one one”; năm Ngọ sẽ mang vận hên đến theo luật bù trừ liên tục của câu chuyện “TÁI ÔNG THẤT MÔ. Nhân dịp đầu xuân, kẻ viết bài nầy không quên cầu chúc các bạn trẻ đạt thành đại đăng khoa và tiểu đăng khoa, vui hát bài Lý Ngựa Ô cho Ngựa Anh Theo Trước, Võng Nàng Theo Sau. Kính lời gởi đến đồng hương lời chúc mừng Mã Đáo Thành Công trong hành trình lập thân và lập nghiệp.

Hartford, ngày đông chí năm 2001

Trương Quang

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002