Đại Chúng số 90 - Ngày 15/1/2002

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


CON NGƯỜI VÀ VŨ TRỤ

Hoàng Quyên

CÓ THỂ TÁI TẠO THÂN THỂ NGƯỜI THÂN YÊU ĐÃ QUÁ VÃNG?

Con người khi chết vẫn còn nuôi niềm tin sống mãi... với ý nghĩ biết đâu một ngày nào đó khoa học sẽ giúp họ sẽ được sống lại... với thế gian. Các xác ướp ở Kim Tự Tháp hay ở các ngôi cổ mộ trên khắp nơi ở trên Địa Cầu này đã nói điều nguyện ước đó. Gần đây nhất các nhà khảo cổ đã khai quật một xác ướp còn nguyên vẹn tại tỉnh Giang Tây Trung Quốc.

Theo Tân Hoa Xã trích dẫn nhân viên viện khảo cổ địa phương cho biết, ngôi mộ này đã có cách đây 500 năm và thuộc về một người vợ lẻ của vua triều Minh (1368-1644). Mộ dài 190 cm và rộng 1m. Chiếc áo quan bên trong được bao bọc bằng một lớp vật liệu dày, làm từ đất sét và nhựa colofan.

Xác ướp này cao 155 cm, có làn da rất mịn màng, được bọc trong 8 lớp áo lụa, 3 lớp vải quấn chặt và 10 lớp vải bó. Cùng với xác ướp, người ta còn tìm thấy rất nhiều đồ tùy táng khác, trong đó có hai mặt ngọc bích rộng 70 cm, 5 chiếc nhẫn vàng và 65 đồng tiền vàng và bạc.

Fan Changsheng, Giám Đốc viện khảo cổ địa phương, cho biết, vào những năm 1970, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một mặt ngọc bích và một miếng ngọc bích nằm riêng biệt trong hai ngôi mộ hoàng gia thuộc đời Minh. Nhưng đây là phát hiện đầu tiên mà hai miếng ngọc quý hiếm như thế được tìm thấy trong cùng một ngôi mộ. Điều đó cho thấy chủ nhân của chúng là một nhân vật quan trọng trong vương triều. Theo đánh giá của các nhà khảo cổ, ngôi mộ này cung cấp nguồn tư liệu vô giá cho việc nghiên cứu lịch sử của tỉnh Giang Tây dưới thời Minh.

Và, cuối tháng 8 năm 2001 vừa qua - theo Lê Tâm ghi nhận lại từ các nguồn tin của giới khảo cổ, cũng như những người quan tâm đến lịch sử thế giới thời Trung Đại: dường như ngôi mộ chứa đầy của ải, vàng bạc, dược ẩn dấu trong bao nhiêu thế kỷ qua, của Thành Cát Tư Hãn. đã được tìm thấy.

Các nhà khảo cổ học đã được tìm thấy một khu lăng mộ đã được bao bọc bởi một bức tường, tại đó có hơn 60 ng0i mộ chưa từng được biết đến. Đây là một dấu hiệu rất khả quan để đoàn thám hiểm có thể lần thấy dấu vết nơi yên nghỉ trần thế của Thành Cát Tư Hãn , một trong những võ tướng lừng danh nhất trong lịch sử quân sự thế giớ, người đã bỏ mạng năm 1227 trong những hoàn cảnh rất éo le và bí mật.

Theo lời ông Ohn Woods, giáo sư sử học thuộc Đại Học Chicago, người đứng đầu ngành khảo cổ học gồm các chuyên gia người Mỹ và Mông Cổ, đã tìm tòi và khám phá miền thảo nguyên từ hơn một năm nay, thì "đây là một phát giác rất thú vị, vì những ngôi mộ này được đặt ở chính những nơi đã xảy ra các sự kiện quan trọng khác trong đời vị Đại Hãn."

Con người khi chết vẫn còn mơ ước được tận hưởng tất cả mọi điều sung sướng ở thế gian. Như lời tuyên bố của ông Woods là tại ngay đất Mông Cổ còn vô số những huyền thoại tuyệt vời về những của cải và các nàng trinh nữ bị chôn cùng người chết...

Lại nữa, mới đây trong năm 2001, người ta đã tìm thấy những bằng chứng mà Tần Thủy Hoàng muốn trẻ mãi không già - theo Nguyệt Minh tổng hợp lại - thì các nhà khảo cổ ở Tây An - Trung Quốc - mới đây đã khai quật được 13 con sếu bằng đồng thau, 2.200 tuổi. Nổi bật trong số đó là hình những con sếu đầu đỏ đang cưỡi mây bay lên thiên đàng, biểu tượng cho sự ham muốn được trường sinh của vị Hoàng Đế Trung Quốc đầu tiên - Tần Thủy Hoàng. Những con sếu này được tìm thấy gần hầm mộ chứa các chiến binh bằng đất nung của Tần Thủy Hoàng. Chúng tọa lạc trên những đám mây cũng được đúc từ cùng chất liệu, giống với hình tượng trong những câu chuyện cổ về các nàng tiên. Theo truyền thống của Trung Quốc, sếu được coi là loài chim mang đần điềm lành, mang lại sự trường thọ cho người già, và đến tận bây giờ, những món quà có tạc hình sếu vẫn còn rất quen thuộc với lớp người cao niên.

Tất cả những con sếu đồng này đều có kích cở bằng sếu thật. Một con trông về phía sau với cái cổ thẳng tắp, các con khác cúi đầu về phía trước hoặc đang tìn kiếm thức ăn.

Theo các nhà khảo cổ của Bảo Tàng Chiến Binh Đất, thành phố Tây An tỉnh Thiểm Tây, đây là lần đầu tiên Trung Quốc khai quật được các tác phẩm điêu khắc về động vật bằng đồng thau đứng riêng biệt. Nó sẽ giúp các nhà khoa học nghiên cứu về văn hóa đồng thau cách đây 5.000 năm, vì xưa nay các hình tượng động vật được tìm thấy chưa bao giờ đứng độc lập. Chúng thường là vật trang trí cho các chậu, vai hay bình bằng đồng.

Tần Thủy Hoàng là vị vua đầu tiên đã thống nhất Trung Quốc vào năm 221 trước Công Nguyên. Khát khao được trường sinh bất tử, ông thậm chí còn gửi những tín đồ đạo Lão vượt biển đi tìm thứ thuốc tiên ấy. Ông chết vì bệnh ở tuổi 49, vào năm 210 trước Công Nguyên, bốn năm trước khi để chế độ đầu tiên của Trung Quốc sụp đổ.

Từ lúc còn sống. Tần Thủy Hoàng đã bắt đầu xây dựng lăng mộ của mình với những căn hầm chứa các chiến binh bằng đất. Lăng mộ này nằm cách Tây An 30 Km về phía đông. Thi hài của ông được chôn ở đây.

Có thể người xưa nghĩ rằng rồi đây các "chắt chít" ta se đạt đến một trình đô văn minh cao, và chúng nó sẽ có thể làm ta tái sinh lại để tiếp tục được sống lại ở cõi trần này. Phải chăng là tổ tiên ta ngày xa xưa đã nghĩ đúng?! Theo lời các khoa học gia ngày nay khẳng định là "Tạo sinh vô tính chỉ còn là vấn đề thời gian" mà thôi.

Nguồn tin từ Luân Đôn loan tải như sau: "Mặc dù các tổ chức tôn giáo vãn còn đang ngỡ ngàng, chưa thống nhất phản ứng về mặt chống đối, nhiều khoa học gia cho rằng việc ứng dụng tạo sinh vô tính (cloning) là một tiến trình không thể phủ nhận được; và giới y sĩ thì tin rằng kỷ thuật này sẽ thúc đẩy tiến độ nghiên cứu về những phương thức trị bệnh mới.

Dù muốn dù không, tạo sinh vô tính là một vấn đềlớn trong các nghị trình chính trị và nghiên cứu khoa học, sẽ chiếm nhiều tựa đề lớn trong truyền thông, sẽ là đề tài của nhiều câu chuyện trong gia đình và một tương lai rất gần.

Cho dù là sự tạo sinh để giúp các đôi vợ chồng hiếm muộn có thể có con, hoặc sẽ tạo sinh nhằm cấy phôi(Embryos) để lấy tế tào mầm, , từ ngữ Cloning sẽ trở thành một tiếng nói quen thuộc của nhiều người, cho dù ngôn ngữ bẩm sinh của họ có khác biệt.

Từ ngữ này gợi nên hình ảnh những đoàn người giống nhau như đúc hoặc những cảnh vợ chồng già có bỏ tiền ra để tái tạo thân thể người thân yêu đã quá vãng.

Một công ty sinh học, có tên Advanced Cell Technology (ACT), mới đây đã công khai cho biết là đã tạo sinh được một phôi bào con người. Công luận đã có nhiều phản ứng trái ngược về tin trên: Có người tức giận, kẻ khác nghi ngờ, giới khoa học thì cho rằng còn quá sớm, chưa thể xác nhận đó là một thành công.

Ông Alan Coleman - thuộc PPL Therapeutics, tức cái công ty đã tạo ra con cừa Dolly, con vật được "clone" đầu tiên của thế giới năm 1996 - đã phát biểu "Vấn đề này chỉ còn là thời gian, có lẽ khoảng 5 năm năm nữa mà thôi." Cho rằng đó là một diễn biến đáng tiếc, ông nói: "Sẽ có người cố làm điều đó (tạo ra con người). Tôi nghĩ họ sợ thất bại và sợ rằng những người liều làm điều đó là những kẻ ít khi khả năng nhất, con người thực sự có khả năng thì sẽ không làm."

Nhiều khoa học gia khác, trong đó có bác sĩ Ann McLaren, thuộc viện Wellcome CRC Institute, Cambridge, Anh Quốc cho biết cuộc tạo sinh con người còn cần nhiều thời gian nữa, là vì hiện nay tiến trình này - mặc dù mới chỉ áp dụng cho loài vật - cũng đã tỏ ra nhiều sự bực tức. Ấy là chưa kể vấn đề đạo đức chắc chắn vẫn còn được tranh cãi rất nhiều trong vấn đề tạo sinh con người... "

(còn nữa)

Hoàng Quyên

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002