Đại Chúng số 89 - Mừng Giáng Sinh 2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


BÀI CA HUẾ - NỖI BUỒN CHƯA PHAI

Kỹ sư Sagant Phan

Hàng năm vào tháng 12 cuối năm, hầu hết các cửa hàng tại đây đều tưng bừng bán hàng mùa Christmas. Còn Saigon ngày xưa hay ngày nay, người ta bày bán hàng từ tháng 11 rồi.

Nhớ lại ngày xưa, còn đi học. Trường tôi gần nhà thờ Đức Bà thì không khí càng rộn rịp hơn, nhưng đâu phải mọi chuyện đều dễ như vậy. Mấy Thầy dòng mà tụi tôi gọi là Sư Huynh cho học trò chuẩn bị thi cuối năm. Cho nên học trò chúng tôi thưởng thức lể Noel bằng nữa con mắt còn nửa bên kia thì phải lo học thi cuối năm, nếu nhắm hết thì bị rớt là cái chắc.

Rồi ngày kia vào quân ngũ, đóng tại tiền đồn miền Cao Nguyên, thì tiếng vọng nhó thương thành đô càng lúc càng xa vời. Nơi đây quanh năm chỉ có màu xanh núi rừng, không hẳn xanh ma cũng không hẵn xám. Núi thì có cái khô khan, có cái bị cháy đen đúa vì bị bom thả xuống, bom lửa cháy đến nay không còn một ngọn cỏ nào mọc nổi. Lửa hóa học nhân tạo cháy mãnh liệtù đá còn tan huống chi cây cối, người bạn huynh đệ chi binh cùng tiền đồn biên giới. Anh gốc Huế. Nhưng gốc Huế với giọng nói thuộc vùng đất Thần Kinh nên giọng không nhà quê chi cho lắm. Lúc chân ướt chân ráo từ thành đô hoa lệ, lên cao nguyên trình diện BTTM/ QĐ II, rồi chuyển tới lui hoài, cuối cùng là chỗ này, chỗ có ngài Ngự thì tận cùng rồi, chẳng lẽ sự vụ lệnh chuyển thằng tôi sang vài cây số xa hơn đây thì đụng xứ Miên rồi? Chẳng lẽ lá số Tử Vi của mình có số xuất ngoại? Chỗ có ngài Ngự là chỗ của thằng Huế này đó.

Lúc trình diện xếp đồn, nói đúng hơn là căn cứ Hỏa lực, xếp cười hì hì: "rồi anh sẽ gặp thằng Thần kinh rồi anh biết..." . Nghe xếp nói thì hơi... ơn ớn chẳng lẽ mình gặp hằng bị bệnh điên khùng? Thần kinh mà? Gặp thằng bị bệnh thần kinh thì chết...lãng xẹt...lựu đạn đầy hầm, súng đạn cầm riết chai đôi tay nó mà lên cơn điên thì chạy làm sao cho kịp?

Nhưng sau đó thấy mới thích nó. Ngài Ngự đúng là tay phong trần. Hình dáng người anh lính chiến, ngồi trầm ngâm ngó xuống xa lộ Biên Hòa, với chiếc nón sắt nằm sóng soài, súng gác ngang đùi...Anh, người lính chiến đó đang canh chừng cho những người đồng đội của anh được một giấc ngủ ngon. Đời lính chiến thèm giấc ngủ ngon lắm. Giấc ngủ ngon này lúc nhớ lại mình thấy như mơ hồ. Có lời mẹ re võng, tiếng tàu dừa gió thổi nghe xoàn xoạt. Lúc đó năm tuổi không chừng. Người lính chiến thèm ngủ một giấc trẻ thơ. Còn anh, người lính chiến này đang canh gác cho đồng đội ngủ một giấc ngàn thu vĩnh biệt. Anh là lính ngồi canh gác tại nghĩa trang Quân đội Biên Hòa. Anh với gương mặt khắc khổ ngàn đời. Người lính chiến này được điêu khắc gia tên Thu tạc anh , người ta chọn anh trong hàng ngàn người lính chiến mang màu áo rằn ri nhảy dù. Sau đó anh trở thành bất tử. Vâng, sau đó anh cũng gục ngã nơi chiến trường. Bảo vệ cho tụi tôi đi học. Rồi sau này, tụi tôi cũng phải vào quân đội cho xong nợ tang bồng hồ thĩ mang nặng đôi vai.

Ngài Ngự với gương mặt khắc khổ như anh lính chiến tượng đồng canh gác ngoài nghĩa trang Biên Hòa...Nhiều lúc nhìn nó mà thấy mình thẹn mình. Gương mặt nó mới đúng là thằng lính chiến đấu ngoài biên cương. Còn gương mặt mình...V âng! Y như thằng trốn quân dịch vậy. Được 24 giờ phép, từ căn cứ Hỏa lực ngoài ải địa đầu biên giới núi rừng cao nguyên, về thị xã Pleiku...mặc áo quần thường dân vô tội, y như anh học trò vậy...là lần nào tôi cũng bị Quân cảnh đón rước xe jeep...về đồn. Họ tình nghi tôi là thằng..trốn quân dịch. Đưa giấy tờ thì họ...vâng họ cũng là huynh đệ chi binh mà. Họ, Quân cảnh đâu có tin giấy tờ tôi đưa ra, họ nói..: "nhiều giấy tờ xem còn thấy thiệt hơn giấy tờ của anh mà! ". Họ nói như vậy thì hết đường mà cãi. Chẵng lẽ được 24 giờ phép, mình phải mang áo quần xung trận là: "nón sắt gài chặt, lưới ngụy trang, bao lô nặng trĩu nào cơm xấy, cá mòi hộp, chai xì dầu nhỏ, đội vớ, tay cầm súng M 16 đôi mắt láo liên ...và một đống đạn cho mình xài dư đã 3 ngày? ". Nếu ăn mặc như vậy thì Quân cảnh tin là cái chắc nhưng...chính mình sẽ là thằng bị bệnh thần kinh rồi.Thà ở trại sướng hơn ăn mặc kiểu này. Vả lại xếp đâu có cho mình đem súng ống ra thành phố? Bộ muốn thanh toán...tình địch hay sao? Mà tình địch mình thiếu gì, vâng! Y như kinh sách tôi học vậy. Thiên thần ở khắp mọi nơi..thì tình địch tôi cũng ở khắp mọi nơi. Vào quán cà phê, uống được nửa ly nghe chưa hết bản nhạc buồn của Khánh Ly với bài gì mà có quan tài buồn, xác người trôi sông..., thì thấy cô hàng cà phê quá đẹp. Người tình của tôi đây rồi, cô hàng cà phê nói nhỏ nhẹ và cười thật tươi..Như vậy đúng 100 % rồi em ơi! Em đúng là người tình của tôi rồi. Còn tình địch của tôi đâu ? Kia kìa, nó đang ngồi thừ lừ góc quán kìa. Nhưng nó còn đang đi học mà! Sao thằng này đi học hoài...mà chưa thấy ra trường để đi lính vậy hả? Nhìn mái tóc thư sinh của nó...mà tôi muốn đè nó xuống mà..cạo trọc quá.

Đến một quán bán sách, ngó hoài không biết mỏi, nhiều quyển sách hay quá. Ước gì mình mua đầy ba lô mà trở lại núi rừng đọc những loại này thì không còn thấy cô đơn nữa rồi. Núi rừng dầy kịt cây là cây. Bắc ống dòm nhìn sâu vào rừng thì thấy một màn đêm đen kịt. Chắc chắn là kẽ địch của tôi đầy nghẹt trong đó rồi. Căn cứ nghe trống trãi đìu hiu, nghe hoang vắng lạ thường. Súng lớn căn cứ có 5 cây, hư hết 2 rồi. Chờ phụ tùng cơ phận sửa chữa mà Saigon chưa thấy trả lời, cả năm nay rồi. Bắên ầm ì vong vọng nơi xa, còn nơi nầy nghe đinh tai nhức óc. Nhưng nghe riết rồi cũng như không có vậy. Súng bắn kệ súng, còn mình thì rửa rau lo nồi cơm nho nhỏ cho mình ăn trọn ngày. Rau rừng thiếu gì, còn thịt rừng thú rứng đâu ở gần nơi có súng đạn. Lâu lâu, về đêm thì có con hoẵng, nhỏ bằng chó con..chạy lạc đến ngoài hàng rào dây kẻm nơi dưới chân đồi. Nó kêu nghe thảng thốt lắm..thì trên nầy, ông lính già Thượng sĩ chặc lưỡi nói một mình: "Đêm nay có tụi nó về cho mà coi! ". Người lính lâu năm họ có nhiều điều tin dị đoan, nhưng 10 lần thì trúng hết chín rưỡi rồi. Có thằng thiếu nợ Câu lạc Bộ mà chữ ký thiếu chịu của nó gần hơn nửa quyển sổ...Tôi nói: "Chắc mầy trúng số thì mới trả hết số nợ này, tại sao họ ngu cho mầy thiếu nhiều quá vậy hã? ".Nó trả lời tỉnh queo: "Không cho tao ký thì tháng tới tao không trả ". Rồi ngày kia, tự dưng nó móc tiền không biết dấu chỗ nào mà nó trả sạch không còn một cái gì thiếu nữa...thì ông lính già tặc lưỡi nói một mình: "Rồi, nó đi nữa rồi" ...Lúc đó tôi nghểnh ngãng: "Nó đi đâu! chẵng lẽ được về Saigon? ". Thượng sĩ già làm thinh. Quả thiệt, cuối tuần. Sáng chúa nhật. Mọi ngày như mọi ngày. Nấu ăn, canh gác, giặc đồ, phơi đồ, rồi nấu ăn,xuống hầm nằm dài trên vỏng xanh nylon chua lè, nghe lại tape nhạc có tiếng ca sĩ Khánh Ly hát với bài hôm nay đi nhặt xác người, quan tài buồn...quen thuộc...làm lối xóm quen thuộc luôn. Lối xóm khích vách, nghĩa là đong đưa võng mạnh một chút...là đụng lối xóm liền, rồi nấu ăn, rồi giặc áo quần, rồi canh gác, rồi ăn cơm một mình...quen thuộc như mọi ngày. Thứ hai như chúa nhật vậy. Lâu lắm căn cứ này có một Trung úy cha cố đạo được gởi lên đây, vài tuần thì được gởi trã lại thành đô, nhưng nằm dài chỏng cẳng trong quan tài buồn của Khánh Ly đó. Đạn pháo của tụi nó trong rừng sâu hay từ núi thật xa, xa đến 30 cây số. Nằm trong ngoại quốc rồi. Nhưng bắn rất hiệu quả hơn súng của tụi tôi. Tụi nó dùng thứ 130 mà, còn mình dùng 105 loại Đệ Nhị Thế Chiến còn sót lại trong kho phế thải của Hoakỳ. Đạn:" đề pa" đâu có nghe được tiếng nổ đi...vì quá xa mà. Nhưng đạn tới sân đồn thì nghe rõ ràng. Kinh thiên động địa. Cha tuyên úy được trở về: "bình an dưới thế cho người thiện tâm." ...Vâng! Hôm đó, cuối tuần, sáng chúa nhật mọi ngày như mọi ngày nó đi phơi áo quần thì đạn tới. Thật êm không nghe được từ nơi xa, nhưng xuống sân đồn thì kinh thiên động địa. Nó sẽ được về lại Saigon, nằm thẳng cẳng ..." bình an dưới thế cho người thiện tâm ".

Còn tnằng bạn Ngài Ngự gốc Huệ của tôi như sau ...Anh nói Huế là xứ buồn. Mưa gió liên miên. Lạnh từ núi rừng mang đến đây. Mưa trắng trời đất. Trên trời màn trắng, dưới này nước trắng ào ào. Nhưng Huế buồn nhất là bài ca xứ Huế. Dĩ nhiên là như vậy.

Vào những ngày cuối cùng cao nguyên. Đêm đã khuya, tiếng pháo ì đùng nổ nơi căn cứ Hỏa lực bạn, trên này nhóm truyền tin của chúng tôi làm việc không ngừng nghỉ. Gương mặt mệt mỏi và đanh lại. Truyền tin chạy rè rè tiếng nói được mất còn...xè xè...Đội pháo của chúng tôi cũng liên tiếp nhả đạn không ngớt. Vào những nơi mà người bạn gọi. Như vậy nhóm biệt động quân bảo vệ cho chúng tôi cũng bị chận đánh khắp nơi. Không biết bắn vào chỗ nào, vì quá nhiều nơi cần bắn. Đại úy trưởng đồn gọi chúng tôi lại, lúc đó vào khoãng 1 giờ khuya. Giờ hoàng đạo của Cộng sản, vì lúc này sương mù dâng lên cao rất nhiều. Phi cơ không tài nào bay lên được. Đại úy gọi chúng tôi lên phòng hành quân. Ông là người xương xẩu, khô đeo như cá khô vậy. Tướng có số sát quân, nhưng từ khi tôi về đây thì không thấy người nào về quân khu 5 cả (Miền Nam chúng ta có 4 quân khu, quân khu 5 được gọi là nơi về cõi Thiên đàng) Ông tánh tình chịu chơi, ngay thẳng và cương quyết. Vì không biết nịnh bợ xếp, nghĩa là không viết biếu xén cho xếp nên từ Đại Úy bị lọt lon xuống Thiếu Úy. Như vậy 3 lần liên tiếp rồi, lên lon toàn tại mặt trận... Người bạn thân cùng khóa của ông giờ đây là Trung tá và ngồi chễm chệ tại thủ đọ Saigon. Có lần ông gặp lại người bạn cũ tại Bộ Tổng Tham Mưu, thì tên này đổi thái độ: "Chào Đại Úy, lúc này sức khỏe ra sao rồi". Có nghĩa là ông phải chào lại thằng bạn bằng cấp bậc: "Kính chào Trung tá! Lúc này chúng tôi vẫn khỏe"... Đó cuộc đời là như vậy đó.

Ông đại Úy gọi 3 thằng chúng tôi rồi nói nhỏ: "Đồn mình có thể không chịu nổi tụi nó rồi! Nhưng ráng tới đâu hay tới đó. Mấy anh là 3 người, vậy tôi chia nhóm lính mình ra làm 3 phần như vầy như vầy... Đồn ngoài sau lưng rất cao hiểm trở, vì ngày xưa thuộc đồn của tụi Pháp để lại. Tụi Pháp có cho cắt xuống núi sâu một mặt phẳng, nghĩa là sau lưng không ai leo lên được nhưng có thể nhảy xuống được... coi chừng gãy chhân mà thôi.

Nếu tụi nó đánh trước mặt và over-run căn cứ này thì chính tôi sẽ cho một số bích kích pháo bắn sau lưng núi. Khi nào mấy anh đếm đến trái thứ 5 thì nhớ nhảy xuống hố núi này nghen... rồi mấy anh ráng về trình diện Quân đoàn II rồi tính sau còn tui sẽ ở lại với 6 người... quyết ăn thua đủ với tụi này... còn anh Trung Úy Thảo, anh rành tiếng Anh, anh nhớ gọi máy siêu tần số... ráng gọi Thiếu tá Smith tại Dakto cho tôi, nhớ nói ông Smith cho dồn vài đợt B 52 dùm nghen. Đây là code như vầy như vầy..."

Chúng tôi không nói thêm một lời nào nữa, vô ích thôi. Chúng tôi chào đại Úy rồi thằng Huế bật khóc. Khi ra tời ngoài hầm thì thằng Huế chỉ miệng nói: "Đụ mạ tụ bây..." Chúng tôi biết thằng Huế chưởi nhóm... bộ đội xâm mình: "Sanh Bắc tử Nam". Khoảng 2 giờ khuya, thì đồn tới phiên rồi. Một loạt pháo mà đếm không nổi bao nhiêu trái, bao nhiêu hướng. Khói thuốc súng, miểng văng xào xào khắp nơi. Góc đồn súng đại liên M 60 nổ như bắp rang, rồi mình cài nổ từng bựng sáng ngời. Trên trời thì ánh sáng hỏa châu của một phi cơ nào đó thả sáng dùm. Chúng tôi kỵ chuyện này, vì tụ nó ở ngoài bóng đêm thấy rõ nhóm trên đồi chạy núp bắn nhốn nháo. Tần số của tụi nó bắt nghe rõ nồm nộp. Say pháo như lần say pháo vậy, bắn và bắn mà thôi, cho tới khi nào nghe một cái bụp hì mới biết mình bị... nếu bị nhẹ thì cứ choi tiếp, hàng trăm đạn pháo đến hàng ngàn, sau đó tiếng xung phong còi thổi ngoài hàng rào... rồi súng khắp nơi bốn phía nổ... tiếng AK, tiếng M16 tiếng súng phong lựu... Khẩu cà nong của căn cứ bị trúng đạn 130 của địch từ chỗ nào mà không biết, lật tung hết, khói súng cay mùi máu...

Rồi chúng tôi đếm tiếng thứ 5 của bích kích pháo mà chính Đại Úy trưởng đồn bắn cho tụi tôi rút ra rừng sâu đen thẳm ngoài kia. Nhưng Đại Úy ông lầm, hướng này tụi nó đông còn hơn cửa ngõ chánh tiền đồn nhưng lệnh ban ra tiếng thứ 5 dứt thì nhóm chúng tôi phóng xuống hố rất sâu, đen thẳm... Nhưng phải phóng xuống vì lệnh mà. Tôi nghe tiếng chưởi thề nơi góc tối xa: "Đụ mạ tụi bây..." Tiếng nói của thằng người Huế nghe không vô trong lúc này. Rồi tụi nó đón chúng tôi, rồi quăng luụ đạn... rồi phóng chạy vào rừng sâu... Nhưng thằng người Huế, lại mang máy truyền tin gọi Thiếu Tá Smith vì tên bạn kia bị rồi... phải chạy thật xa thoát khỏi bom B 52 sẽ tới trong vài phút. Tui Bắc phương kia cũng vậy...

Rồi mỗi người mỗi ngã.

Thấm thoát gần 20 năm rồi.

Vừa rồi tại thủ đô tị nạn của người Việt, Santa Ana, hai đứa gặp nhau một cách tình cờ tại tiêm Phở. Kỷ niệm vùn vụt không hẹn mà đổ ngợp trời.

Tôi đến nhà thằng Huế chơi vào cuối tuần sau. Ngài Ngự nói rằng: "Huế buồn nhất là những bài ca Huế, nó khác xa những bài ca trên thế giới. Nghe một lần là nhớ hoài, nhớ nổi buồn thê lương. Cũng gần giống như một tờ báo tại Saigon có nói về đề tài như sau: "Nỗi buồn ca Huế"...

Hồi trước 75, ai đã từng nghe ca Huế hẳn sẽ không quên những dư âm ngọt ngào của những lời ca một thời vang bóng. Sau này ca Huế được trình diễn trên sông Hương, và được coi là: "một sản phẩm văn hóa hấp dẫn", rồi trở thành một loại trình diễn nghệ thuật phục vụ du khách. Thế nhưng hiện nay hoạt động văn hóa sôi động về đêm ở Huế đang bị: "xuống cấp" trầm trọng về phẩm chất trình diễn, gây ảnh hưởng không tốt, bị dư luận xã hội và du khách phản ứng khá gay gắt.

Đâu rồi ca Huế?

Hằng đêm, khoảng 7 giờ đến 10 giờ đêm,trên đoạn đường Lê Lợi, tại 2 địa điểm: số 5 Lê Lợi và bến Tòa Khâm (nay là công viên Ba Tháng Hai), hàng trăm du khách rộn ràng tấp nập vào ra trong tiếng nói cười, tiếng chưởi rủa ồn ào của đám "cò" ca Huế, Những cô ca sĩ vận trang phục áo dài với đủ mọi loại màu sắc khiến người ta dễ dàng nhận ra đó là "điểm tập hợp" chính cho những "sô" biểu diển Ca Huế. Cô Thu Hương, một ca sĩ ca Huế cho biết:"

_ Mỗi đêm bọn em diễn 2 sô, mỗi sô được 30 ngàn tiền thù lao diễn. Thỉnh thoảng lúc cao điểm khách có yêu cầu, bọn em có thể biểu diễn "sô" thứ ba, nhưng hiếm lắm.

Ban ngày Cô Thu Hương đi làm ở một cơ quan văn hóa, ban đêm đi diễn Ca Huế để kiếm thêm thu nhập. Cô cho rằng Ca huế là một cái nghề dễ kiếm tiền nhất mà nhiều người muốn nhảy vô. Hùng - một tay "trùm" tổ chức Ca Huế (thường gọi là "chủ sô ") cho biết:

_ Chứ nhiều "cò" và "chủ" sô quá, không có ăn, một sô diễn "tui" chỉ thu khoảng 300 ngàn thôi, đó là chưa kể tiền thù lao cho diễn viên, nhạc công, lệ phí ra vào bến và các khoản khác.

Tại Bến Tòa Khâm, môt du khách từ Saigon ra, có vẻ am hiểu về Ca Huế, than phiền:

_ Tôi không ngờ một chương trình Ca Huế lại dỡ thậm tệ như vậy. Trước đây tôi đã từng nghe Ca Huế trên sông Hương và vẫn còn nhớ mãi cái cảm xúc khi bước chân vào khoang thuyền. Có cái gì đó lâng lâng khó tả... Bây giờ người ta cắt xén thời gian biểu diễn, đưa những tiết mục tân nhạc như "Thương về Miền Trung", "Huế tình yêu của tôi"... vào chương trình biểu diễn Ca Huế. Tự nhiên được nghe Tân nhạc một cách ngang xương làm mình như bị dội một gáo nước lạnh khi đang say ngủ vì nghe ca Huế vậy"

Một phóng viên từng đi khá nhiều đêm để tìm hiểu những chương trình biểu diễn ca Huế trên sông ghi nhận rằng có những gương mặt "ca sĩ" Ca Huế cách đây chưa đầy một năm y thị còn bán hàng rong ở chợ Đông Ba hay y thị... bán nước mía ở vỉa hè đường Lê Lợi. Nay nhào vào biểu diễn. Đôi khi muốn hợp: "thời trang", y thị thường thêm giọng Bắc vào cuối bài ca biểu diễn Huế, làm cho khách mộ điệu như: "từ cung trăng" rớt xuống.

Bà Thanh Tâm, một nghệ sĩ lão thành trong làng Ca Huế nói rằng: "Tôi thấy mấy cô ca sĩ trẻ mà thương quá, họ chỉ tập tành vài ba bài hát rồi... "xông lên đường" biểu diễn. Nếu gặp khách am hiểu về Ca Huế, họ yêu cầu "mấy o" hát nghe lại những bản Ca Huế trữ tình mà sâu kín tâm hồn như: "Nam Ai, Nam Bình, Cổ Bản, Tứ Đại Cảnh... thì: "làm răng" mà hát được?

Vì thấy mấy cảnh trái mắt như vậy, nên bà Thanh Tâm thường nại tuổi tác lớn mà từ chối những người du khách Việt kiều không biết nghê thuật thâm sâu của bản Ca Huế. Bà Kiều Oanh, các Ông Võ Quê, Trần Kích... những bậc thầy trong làng Ca Huế, cũng lui về hậu trường, thỉnh thoảng có khách mộ điệu quen biết vài chục năm trước mời thì mới trình diễn.Trong phạm vi thành phố Huế, hiện có 4 đơn vị được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ Ca Huế như sau: "Trung Tâm Văn Hóa Thông Tin Tỉnh, Nhà Văn Hóa Huế, Đoàn ca Kịch Huế, và Đoàn Truyền Thống Huế". Nhưng có rất nhiều nhóm ca sĩ và nhạc công hoạt động "tự do" cùng các "chủ sô". đấy là chưa kể các đội ngũ rầm rộ "cò" chuyên nghiệp, hoạt động ầm ỉ. Bấ cứ một ông "xe thồ", xích lô hay "xe ôm" cũng có thể trở thành một tay "Cò" ca Huế như: Miễn là có tay trong tay ngoài với các khách sạn hạng 3, 4, sao hay tầm cỡ tại thành phố Huế như: "Hương Giang, Century, Morin..." nhằm tổ chức các "sô" cấp tốc cho khách hưởng tiền thù lao chênh lệch với giá cắt cổ là 500 ngàn đồng một sô diễn trở lên. Chính như vậy có mấy tay "Cò" như "cò Hòa", "cò Xuyên", "cò Bông"... có dư đất để thoải mái tiền bạc. Một ông chủ thuyền "Rồng" chuyên có màn ca Huế trên sông Hương cho biết:

_ " Tất cả tụi tôi đều biết tui "cò" ăn chặn tiền du khách, nhưng để yên thân sống,tụ tôi đành bấm bụng nói ra thì bị trả thù, bị "lật thuyền"

Kết thúc cuộc du lịch thì du khách được nhét vào túi một dĩa Ca Huế "CD" ép mua với giá cắt cổ như: "70 ngàn đồng" hay "50 ngàn đồng" cho băng casette với phẩm chất... nghe một lần "thì băng bị hư rối". Còn nếu mua tại Chợ hay tại tiệm thì một CD tầm cở hát nhiều bài bản rất hay chỉ có "vài ngàn" là cao giá rồi.

Vào mùa cao điểm khách du lịch như mùa hè thì thiếu ca sĩ "ca Huế", nên các khách sạn phải chạy đôn chạy đáo, chạy tở mở tìm các ca sĩ biết ca một hay hai bài bản Ca Huế là được rồi, nhiều khi du khách ngoại quốc nghe ca mà cười vì giọng Ca Huế ca rất cao và xuống rất thấp. Còn nhiều nơi có tệ nạn xảy ra là nhiều du khách trên thuyền trên sông Hương họ đâu cần Ca Huế nguyên bản, họ cần chuyện khác và ca sĩ cũng không cần Ca Huế cho đúng điệu. Hai bên cần chuyện mà không thuộc thưởng thức nghệ thuật Ca Huế.

Nguời bạn xứ Huế, một thời chinh chiến có nhau và ngậm ngùi kể lại... như vậy: "Đù má... tau mất hết rồi". Núi Ngự Bình trước tròn sau méo, Sông An Cựu nắng đục mưa trong" ...

Kỹ sư Sagant Phan

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002