Đại Chúng số 89 - Mừng Giáng Sinh 2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


THU ĐẤT KHÁCH

Lữ Bằng

Paris thủ đô của ánh sáng, cái nôi của nhân quyền và là một trong những kho tàng văn hóa của nhân loại. Từ đồi Montmartre xuống vườn Luxembourg qua khu phố Latin đến những lâu đài, thành quách, thánh đường .... với những kiến trúc cổ, Paris như một bức tranh ấn tượng đầy màu sắc. Lạc vào Paris như lạc vào cõi thần tiên của những câu chuyện cổ tích. Những ngôi nhà xưa chạm trổ, san sát nhau đôi khi biến những con đường nhỏ thành con ngõ đan nhau, ở đó có những cửa hiệu, những quán café lúc nào cũng đông khách, và vỉa hè luôn rộn rã bước chân người. Paris càng lộng lẫy, rực rỡ muôn màu khi về đêm. Nhưng Paris quyến rũ hơn khi bước vào thu, mùa của tình yêu, mùa của hẹn hò, và cũng là mùa khai trường của lứa tuổi còn cắp sách. Những chiếc lá vàng ươm mình trong nắng tơ như những suối tóc vàng đang hong nắng. Hàng cây dọc bên bờ sông Seine soi mình trong bóng nước lững lờ, dòng sông ấy đã dệt lên những thiên tình sử.

Mùa thu là mùa dễ gợi cảm hứng cho văn nhân thi sĩ, cái se lạnh của thu làm xao xuyến lòng người viễn xứ nhớ về thu Sài Gòn, thu Hà Nội...

Người Việt xa quê hương lâu ngày lại càng khát khao và quý trọng văn hóa của dân tộc. Do đó việc cần thiết bảo tồn văn hóa là ý niệm nảy sinh trong tâm thức mỗi người Việt hải ngoại. Nhất là đối với những thế hệ sinh sau này ở hải ngoại dù được trau dồi học hỏin kiến thức sâu rộng của xứ người và đã đỗ đạt cao. Nhưng lớp trẻ ấy lại ít có dịp tìm hiểu sâu sa về cái bản sắc văn hóa cội nguồn của dân tộc mình. Đôi khi vì thiếu hướng dẫn hoặc chỉ tham khảo qua sách báo được viết ra qua cái nhìn của người ngoại quốc mang tính chủ quan mà sự khác biệt giữa hai nền tảng triết lý Đông và Tây vẫn còn lằn ranh, nên dễ bị ngộ nhận và sự đánh giá chưa chắc đã hoàn toàn đúng. Ngay từ những thế kỷ trước những người Việt ra được xứ người dù ở trong nhiều hoàn cảnh khác nhau nhưng vẫn có chung một mối ưu tư: từ khó khăn vật chất đến tinh thần, nhưng dù ở rải rác hay bị phân tán khắp nơi trên một đất nước hay khắp năm châu. Tiếng gọi dân tộc vẫn dẫn dắt họ tìm đến nhau để san sẻ tình quê hương trong cái bản sắc văn hóa để sưởi ấm nỗi cô đơn lạc lõng ở xứ người.

Cũng trong chiều hướng này như bao tổ chức, đoàn thể, hội đoàn khác ở khắp nơi hải ngoại. Câu lạc bộ Văn Hóa Paris dù khả năng và phương tiện vẫn còn giới hạn, nhưng những người yêu văn hóa vẫn băn khoăn thao thức đến tiền đồ văn hóa Việt Nam hải ngoại. Vì thực trạng của người Việt lưu vong thuộc những thế hệ tiền bối và đã đang lần lượt ra đi! Trong số đó câu lạc bộ cũng mất mát những trí thức văn ngh? sĩ lão thành như: nhà văn An Khê, nhà thơ Bằng Vân tức bs Trần Văn bảng, gs Nguyễn Xuân Nhẫn, gs Đoàn Đức Nhân, nhà biên khảo Lương Giang Phạm Trọng Nhân, bs Huỳnh Minh Châu, nghệ sĩ quái kiệt Trần Văn Trạch, nghệ sĩ tài danh Hữu Phước, nhạc sĩ dân tộc Michael Mỹ, nhạc sĩ dương cầm Đặng Trần Vận, nhà thơ Vũ Nguyên Bích, nhà thơ Hoa Tiên ... Do đó câu lạc bộ Văn hóa Paris dù chỉ là một nhóm người nhỏ bé nhưng đầy thiện chí đã cố gắng làm cái gạch nối giữa những thế hệ già trẻ của người Việt lưu vong còn quan tâm về văn hóa dân tộc.

Muốn quy tụ một cuộ họp mặt mọi người đông đủ để gặp gỡ nhau mạn đàm càng ngày càng khó. Vì ngoài những khó khăn về mặt địa lý, người Việt ở cách xa nhau, hơn nữa đa số đã cao tuổi. Còn phải kể đến những rạn nứt chắc phải có trong một quá trình lưu vong kéo dài trên 26 năm? Riêng Paris còn là mảnh đất tạm dung của những tâm hồn yêu tự do, quy tụ nhiều tinh hoa của nhân loại và của người Việt Nam nói riêng. Paris còn là cái nôi của tự do nên dòng tư tưởng nếu không phát sinh thì cũng được nuôi dưỡng và nẩy nở. Do đó mọi tư tưởng mọi khuynh hướng đều được mùa nở rộ. Cũng vì thế làn ranh tả hữu đôi khi giao nhau, mà người khó tính gọi là nhập nhằng! Trong giới chính trị của Pháp vẫn có ít người theo trong phái cực tả vẫn đượm chút tư tưởng phái hữu, và ngược lại có ít người theo khuynh hướng cực hữu vẫn có chút tả. Cái tả hữup được xoay theo sự biến chuyển của xã hội, nhất là vào những dịp có bầu cử quốc gia. Sự phóng khoáng tư tưởng trong cái nhìn của người bản xứ cũng ảnh hưởng đến tâm lý người Việt, nhất là đối với những cựu sinh viên ưu tú của VNCH thời trước gởi đi du học đã ở lâu đời trên xứ Pháp. Một phần trong số người này có chút tả theo kiểu xã hội, và từ họ dấy sinh lên phong trào phản chiến lan vào Việt Nam. Vài năm gần đây họ đã bắt đầu nhìn lại về đất nước và đã có nhiều bài viết của họ lên án chính quyền Hà Nội về Dân Chủ và Nhân Quyền rất gay gắt. Paris là mảnh đất tạm dung cho biết bao nhà trí thức, chính trị gia, văn nghệ sĩ Việt Nam tự do đến sau biến cố 75 và Paris còn là ổ của người cộng sản có từ lâu, di sản của thời thuộc địa. Tệ trạng rạn nứt, phân hóa trong hàng ngũ người Việt cộng sản ở Paris còn trầm trọng hơn phe quốc gia nhiều, vì sau khi bức tường Berlin và khối Liên Xô sụp đổ, họ trở nên bơ vơ mất phương hướng. Những tội ác được phơi bày, cộng sản trở thành một tội đồ của nhân loại. Người Việt theo cộng sản ở Paris không vì những lý tưởng như trước. Họ dùng cái mác cộng sản như vỏ bọc, cái ná chắn để tư lợi. Họ liên kết phe nhóm để tạo thế lực tranh quyền giành lợi nhuận trong những áp phe của thời kinh tế thị trường hiện nay. Vì đa dạng như thế nên muốn quy tụ những người Việt Quốc Gia quả là khó! Ơû Paris ít thấy những bài viết mạc sát nhau trên báo. Nếu không đồng một quan điểm với ai những nhà hoạt động chính trị, những trí thức văn nghệ sĩ vẫn tôn trọng nhau. Nhưng họ lại thường tẩy chay không tham dự và lại nhận lời đến họp mặt nhóm khác để ăn chung cùng thảo luận những đề tài liên quan đến đất nước và văn học, do đó đã chia bớt số người nổi tiếng, những khuôn mặt quen thuộc trong giới sinh hoạt. Hệ quả làm giảm tầm quan trọng của nhóm tổ chức mà họ muốn tẩy chay. Đây là cái bệnh của giới trí thức Việt Nam Paris. Câu lạc bộ Văn hóa Paris chính vì không có tầm vóc của một đoàn thể và không phe nhóm bè phái nên đã được những người Việt quốv gia Paris yêu mến.

Chiều chủ nhật 7/10/01 tại hội trường FIAP, 30-4-1975 rue Cabanis, Paris 14, khoảng 400 người trong giới trí thức văn nghệ sĩ từ Paris và khắp nơi về như Đức, Ý, Bỉ, Hòa Lan, Na Uy, Hoa Kỳ, Marseille, Borbeux, Nantes, Rennes và Lyon tới tham dự buổi sinh hoạt văn học nghệ thuật do câu lạc bộ Văn hóa Paris tổ chức với chủ đề: tác giả và tác phẩm "Thu Đất Khách", do những trí thức văn nghệ sĩ trình bày. Mùa Thu trong thi nhạc. Chương trình được điều khiển do hai nghệ sĩ Thúy Hằng và Nguyễn Đức Tăng. Mở đầu danh ca Thanh Hùng một thời vang bóng với huy chương vàng thập niên 60 biểu diễn bài Tình Nghệ Sĩ của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn, Từ Linh và Giọt Mưa Thu của nhạc sĩ Đặng Thế Phong, qua phần đệm dương cầm của nhạc sĩ Xuân Vinh và guitar của nhạc sĩ Mai nith. Tiếp theo là nhạc phẩm Không Còn Mùa Thu của nhạc sĩ Việt Anh do bs kiêm ca sĩ Tố Lan trình diễn, một giọng ca thiên phú rất truyền cảm lại thêm tài sắc vẹn toàn giúp cho Tố Lan chấp cánh vút cao trong làng văn nghệ Paris. Bác sĩ kiêm ca sĩ Phạm Đăng một giọng ca trầm ấm chỉ dành cho những buổi thính phòng đã ru hồn người qua bài Mùa Thu Paris thơ của thi sĩ Cung Trầm Tưởng, nhạc do nhạc sĩ Phạm Duy phổ. Giáo sư Quỳnh Hạnh (huy chương vàng trước 75) đàn tranh và diễn ngâm Thu Trong Ca Dao Việt Nam. Ks kiêm ca sĩ Tuyết Dung giọng ca vàng của dòng nhạc trữ tình, thính phòng Paris qua ca khúc Thu Hát Cho Người của nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển, gs kiêm nhạc sĩ Nguyễn Đình Tuấn diễn ngâm Bài Hát Mùa Thu của thi sĩ Đinh Hùng. Ca sĩ Mạnh Cường một giọng ca sáng chói trong các phòng trà Paris biểu diễn bài Mùa Thu Chết của Phạm Duy. Nữ nghệ sĩ Diệu Khánh được mệnh danh là Hồ Điệp của Paris diễn ngâm bài Giọt Lệ Thu của nữ sĩ Tương Phố với tiếng sáo của nghệ sĩ Trần Tam Nguyên. Buổi sinh hoạt hôm đó quy tụ nhiều khuôn mặt quen thuộc như: Nữ sĩ Nguyễn Thị Vinh, thành viên của Tự Lực Văn Đoàn, có những tác phẩm từng vang bóng một thời từ Oslo đến thuyết trình đề tài: Tự Lực Văn Đoàn: Ngôi Nhà, ánh sáng, thơ văn: "Mục đích của nhóm Tự Lực Văn Đoàn là gây phong trào Tự Lực về phương diện văn chương cũng như về phương diện xã hội. Về thơ văn nhóm chủ trương dùng những danh từ Việt Nam, tránh lệ thuộc vào Hán tự và những điển tích Trung Hoa, về phương diện xã hội kiểu ngôi nhà ánh sáng được khuyến khích xây dựng. Dãy nhà được dựng lên ở bãi Phúc Xá gần Hà Nội. Dùng ý niệm canh tân xứ sở để làm giàu cho văn chương và dùng văn chương để truyền bá lòng yêu nước. Không có một chủ thuyết nào vay mượn mà tồn tại mãi với một dân tộc". Nhà thơ Nữ Hoàng Xuyên Anh trong nhóm Thi Đàn Lạc Việt từ Cali đến đã trình làng tác phẩm: Nỗi Lòng Cô Phụ, Khung Trời Kỷ Niệm, do giáo sư Lê Mộng Nguyên (hàn lâm học sĩ, tác giả nhạc phẩm "Trăng Mờ Bên Suối") giới thiệu. Giáo sư Lê Mộng Nguyên đã làm khán giả bùi ngùi, có người không cầm được dòng nước mắt khi nghe kể những bất hạnh về cuộc đời nhà thơ Hoàng Xuyên Anh phải gánh chịu. Phải chăng thơ đối với Hoàng Xuyên Anh không những là nguồn an ủi, mà còn là một giải thoát niềm đau? Ở đây thơ đã đến với những tâm hồn đau khổ, do đó sự cao quý của thơ đã thăng hoa? Lần đầu tiên ba nhạc sĩ lão thành thời tiền chiến cùng xuất hiện trước khán giả để thổ lộ tâm tình nguồn gốc cảm hứng sáng tác về những nhạc phẩm được công chúng yêu thích suốt nửa thế kỷ. Nhạc sĩ Xuân Lôi (84 tuổi) với nhạc phẩm "Nhạt Nắng", và nhạc sĩ Trịnh Hưng với nhạc phẩm "Lối Về Xóm Nhỏ" qua sự trình bày của ks kiêm ca sĩ Kim Thu, con chim họa mi trong làng ca nhạc Paris. Nhà thơ Đỗ Bình đã giới thiệu thân thế và sự nghiệp hai tác giả là: Nữ điêu khắc Vương Thu Thủy với những tác phẩm triển lãm và nhà văn kiêm đạo diễn Trần Song Thu. "...sắn có bàn khéo léo cộng với tâm hồn nên VTT thể hiện tác phẩm qua cách phân bố ánh sáng và bóng tối tạo những đường cong đậm nhạt nổi bật trên hình tuợng giống như người mẫu. Nhưng nghệ thuật hẳn không dừng lại ở sự sao chép cho giống với hình mẫu, mà nó còn đòi hỏi óc sáng tạo của nghệ sĩ. Mặc dù xa quê hương đã lâu nhưng quê hương vẫn luôn in đậm trong ký ức của chị. Từ trường phái cổ điển tây phương, chị muốn tạc lại chút gì kỷ niệm thuở thiếu thời của quê hương qua ký ức. Những tác phẩm Trẻ Mục Đồng, Cô Lái Đò ... VTT đã thực hiện nó bằng cả tâm hồn. Chị phại vận dụng trí tưởng tượng làm trỗi dậy những hình ảnh thuở thiếu thời thay vì sao chép hình ảnh đó qua hình mẫu. Đây là việc khó đối với điêu khắc. Nhưng VTT đã thành công nhờ tấm lòng quê". Và nhà văn kiêm đạo diễn Trần Song Thu với tác phẩm: Hoàn Hôn Trong Mắt Em: " Trần Song Thu sinh năm 1945, tốt nghiệp điện ảnh trường đại học Minh Đức, sau năm 1975 TST đã học thêm điện ảnh ở Ấn Độ và đã từng làm đạo diễn một số phim ở đó. Hoàng Hôn Trong Mắt Em là những chuỗi hình ảnh ráp nối theo cách nhìn của nhà đạo diễn về những mẫu chuyện đời của một quê hương ly loạn trong thời chiến tranh. Những đổ vỡ, mất mát đã tạo nên những bi kịch mà hậu quả đến nay dù chiến tranh đã dứt mà tình người vẫn chưa hàn gắn được! Và những mảnh đời tha hương đầy nước mắt hòa lẫn những thắng cảnh đẹp của quê người.

Giáo sư Võ Thu Tịnh đã thuyết trình đề tài: Phong Trào Thơ Mới, Cuộc cách mệnh thi ca đầu thế kỷ XX: "Vào đầu thế kỷ XX, tiếp xúc với văn hóa Tây Phương, với sự xuất hiện của chữ quốc ngữ, bao nhiêu nền tảng kiên cố xã hội, chính trị, văn học của nước ta đều bị rung rinh, đổ vỡ. Đời sống hình thức, tư tưởng củng bắt đầu bi?n dạng và làm thay đổi nhịp rung cảm của nhân gian. Các văn nhân, thi sĩ bỗng nhận thấy cần phải thoát ra khỏi lề lối "văn dĩ tải đạo"

Chật hẹp của Nho Giáo, những quy luật khó khăn về thi ca, nhất là Đường luật, để cho những rung cảm của mình được diễn tả hào hứng, chân thành, phong phú hơn. Do đó phát sinh ra Phong Trào Thơ Mới" Họa sĩ Nguyễn Đức Tăng giới thiệu tác phẩm "Hoa Tâm" của nhà thơ Phương Du: Thơ là tâm linj giải thoát sầu đời: "Nhà thơ Phương Du Nguyễn Bá Hậu lên giới thiệu cuốn băng CD mới hoàn thành: Thi nhạc Tâm Hoa gồm những bài thơ đề cập đến tâm linh xen những bản thánh ca. Trong đó có những bài được viết theo thể ca Trù và hát Xẩm. Nhà thần học Nguyễn Tấn Phước giới thiệu nhà thơ nữ Ý Nga ở Canada với ba tác phẩm: "Trái Đắng Quê Nhà", "Góp Lửa", "Lục Bát Đấu Tranh": Theo nhà thơ Ý Nga: "Niềm hạnh phúc đi tìm trong văn chương hiện nay phải giải quyết được phần nào nỗi niềm bất hạnh của dân tộc ta." Người còn cầm bút có lương tâm, không thể phung phí thời giờ khai thác những tiểu thuyết "rẻ tiền" dâm ô, trụy lạc, hoạc sa ... tay vào những cùng hung, cực ác kiểu nói người nghe, đe người sợ của chế độ độc tài trong nước. Dù viết nghị luận, truyện, biên khảo, làm thơ hay gì chăng nữa, đều phải: Tự mình thức tỉnh mới mong đả thực được thiên hạ ... Viết trong bối cảnh hiện tại, lúc nào cũng lảng vảng chung quanh những bi thương của đất nước, những khổ đau của dân tộc, thì bổn phận của mỗi người cầm bút là phải làm sao cho mọi người mọi giới đều thấu hiểu nỗi khổ đau ấy." Thúy Hằng giới thiệu nhà văn kiêm họa sĩ Nguyễn Hữu Nhật, tác giả nhiều tác phẩm trước và sau 75 từ Oslo sang đã thuyết trình đề tài: Vai Trò Người Cầm Bút Lưu Vong. Trong đó ông có xác định khái niệm của hia chữ "lưu vong" có nghĩa "ra đi mà không trở lại quê cũ được". Theo ông người cầm bút lưu vong phải làm ba điều: (1) vuợt khỏi con người của mình (2) gửi đi một tín hiệu (3) viết về những vấn đề của người lưu vong qua các chủ đề chính trị, xã hội và gia đình. Nhân dịp này ông đã triển lãm một số tranh. Buổi sinh hoạt chấm dứt vào lúc 19g30-4-1975. Mọi người ra về mà lòng nghe ấm áp tình quê.

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002