Đại Chúng số 89 - Mừng Giáng Sinh 2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


BỆNH VI KHUẨN "EBOLA" LÀ GÌ?

Hoành Sơn Y Sĩ biên soạn

Bệnh nay Thế giới có biết đến vào năm 1976. Rồi đến 1979 thì Thế giới kinh hoàng thật sự vì có người mang bệnh đó vào Đức, Hoakỳ.

Lúc đó người ta thấy bệnh nhân tại xứ Phi Châu nhỏ là Zaire. Người ta thấy bệnh nhân chết với tứ chi ngũ tạng đều rỉ máu, người nào chôn nạn nhân sau đó vài ngày sau thì chết luôn. Có nguyên làng người ta phải bỏ đi chỗ khác. Nhá chức trách cho nhóm Ytế đến chôn xác, thì người ta mang mặt nạ, bịt mắt mũi rồi ngôi mộ được rãi vôi... Nhóm bác sĩ Không Biên Giới của Pháp đến tiếp tay trị bệnh. Nhưng tất cả đành bó tay vì bệnh này thuộc loại siêu vi trùng (virus).

Trở lại xứ Phí Châu. Ai cũng đều biết những xứ này rất nghèo. Chỉ trừ Nam Phi do người da trắng cai trị và có mỏ kim cương lớn nhất thế giới... Chợ búa Phi Châu cũng giống như những chợ nghèo trên thế giới. Ngôi chợ nhỏ, che nắng bằng những tấm nylon, ngồi trên sạp hay dưới đấy bụi mù. Đa dố bán trái cây và thịt thú rừng. Người dân Phi Châu hầu như họ thích ăn thịt thú rừng phơi khô, ViệtNam cũng vậy nhưng tại Phi Châu thì người ta phơi nguyên một con thú rừng khô rom. ViệtNam có danh từ như sau: "Mầy như con... khỉ khô vậy" hay là: "Cái khỉ khô... nè..." Vâng! xứ Phi Châu người ta phơi khô nguyên một con khỉ, đó là con khỉ khô không hơn không kém. Phơi khô, tứ chi rút khô lại, khỉ nhăn răng, cột bằng dây hay rễ cây rừng quấn lại... Rồi người mua về, cứ việc lột da và xé thịt khỉ khô mà ăn ngon lành, không cần nấu chín lại vì khỉ khô được phơi khô chín rồi, còn nếu không chín thì ráng chịu vậy...

Nên từ đó có nhiều bệnh phát sinh từ loại khô này mà ra.

1. - Bệnh xuất huyết Ebola là gì?

Nóng xuất huyết Ebola (Ebola hemorrhagic fever / gọi tắt là Ebola HF) rất nguy kịch cho bệnh nhân, thường thường là chết không cứu được. Truyền từ loài khỉ và loại chimpanzees, đến người với nhau. Thế giới biết đầu tiên từ năm 1976. Trước đó thì không có cả trên trăm năm nay. Kể từ khi Anh Quốc, Bỉ, Đức đô hộ những xứ thuộc Phi Châu này.

Do loại siêu vi khuẩn mang tên siêu vi Ebola. Tên được gọi là thấy phát xuất đầu tiên từ dòng sông thuộc xứ Congo (nay là Zaire). Đây là một loại vi khuẩn trong họ vi khuẩn RNA gọi là Filoviridae. Hiện nay có 4 loại vi khuẩn Ebola tấn công vào động vật như: Ebola Zaire, Ebola Sudan, Ebola Ivory Coast, còn loại thứ tư Ebola Reston chuyên tấn công vào loại khỉ hay vượn chưa tấn công vào người.

2. - Nguồn gốc xuất xứ vi khuẩn Ebola?

Hiện nay người ta chưa biết nguồn bệnh từ chỗ nào phát ra. Nhưng người ta biết trước đó nó tấn công vào động vật, như sư tử, rồi đến loại khỉ gọi là zoonotic (animal-borne) (nghĩa là tấn công vào loại động vật linh trưởng).

Và vi khuẩn vẫn còn trong lục địa Phi Châu. Sở dĩ người ta gọi loại vi khuẩn thứ tư là Ebola Reston, vì nó tấn công vào loại khỉ cynomologous (loại khỉ này thường thấy tại Sở Thú Saigon). Hoakỳ và Ý đại Lợi nhập giống khỉ này từ Philippines vào các phòng thí nghiệm trong nước để dùng vào sự thí nghiệm các loại thuốc trước khi tung ra cho dân chúng xài, như phấn son, thuốc kháng sinh, thuốc trụ sinh...

3. - Xảy ra bệnh dịch này từ đâu?

Hiện nay Y tế biết chắc những xứ sau đây: Congo (Zaire), Gabon, Sudan, Ivory Coast, và Uganda, nghe nói có sư xuất hiện tại Liberia, rồi sang bên Anh quốc do những y tá cứu thương mang về nước mình. Hiện nay tại Hoakỳ chưa có trường hợp nào hết, nhưng loại khỉ mà Hoakỳ nhập từ Philippines đã có bệnh và được giết sạch không chừa một con nào hết tại các phòng thí nghiệm đang nuôi chúng.

4. - Vi khuẩn Ebola lan tràn cách nào?

Đây là một sự tình cờ, người ta biết trước vi khuẩn này chỉ tấn công vào loài vật như sư tử, nai, khỉ chưa tấn công vào người. Nếu tấn công vào người là do một nguyên nhân nào mà Y khoa chưa đoán được, có thể do người Phi châu thích ăn khỉ khô và nấu nướng không được chín thịt lắm. Nghĩa là người lây bệnh do khỉ mang bệnh đến.

Sau khi nhập vào người, thế là lan tràn bệnh dịch kinh khủng này. Mắt mũi mồm, hậu môn đều tươm máu tươi ra từng cục từng cục, rồi sau đó máu đen ngòm. Lan truyền từ lúc người đụng vào chất lỏng như ói mửa hay máu đó.

5. - Bệnh nhân nhập viện được điều trị ra sao?

Định bệnh Ebola rất khó. Khi bệnh nhân nhập viện với những triệu chứng như nóng sốt, ngứa mắt và khô họng... như vậy bác sĩ cũng chưa biết tình ra sao. Cần rất nhiều mẫu thử nghiệm, như vậy không thể tính được với những nước nghèo như nước Phi Châu không đủ tiền khám nghiệm.

6. - Khi biết được vi khuẩn Ebola thì điều trị bệnh nhân ra sao?

Như đã nói trên, vi khuẩn virus, bất kỳ loại virus nào thì hiện nay nềân Y tế tối tân, kể cả cường quốc Anh Pháp Mỹ củng chưa có thuốc điều trị vi khuẩn nhập vào con người. Bệnh nhân nhập viện với chứng bệnh Ebola thì nhân viên Ytá hay Bác sĩ thường truyền nước biển cho bệnh nhân, cùng lắm vài loại thuốc trụ sinh hay kháng sinh mà thôi. Người ta mong bồi bổ sức khỏe bệnh nhân đủ sức chống cự vi khuẩn tự mình. Nhưng khi nhập viện và truyền máu cấp tốc thì bệnh nhân có thể hy vọng sống còn hơn là để ngoài đường. Bệnh nay bộc phát thường thân nhân đem bệnh nhân để nằm gần gốc cây chờ chết, họ sợ lây kinh khủng, nhưng cũng không thoát.

Sở dĩ bệnh nhân bị Ebola thường chảy máu mắt, hay rỉ máu khóe miệng... là vì vi khuẩn Ebola thường tấn công vào những màng máu mỏng trong làn da bệnh nhân. Màng máu mỏng này gọi là: "blood capillaries" (nơi này máu đen và máu đỏ trao đổi Oxygen với nhau tại t? bào cơ thể). Vì cơ thể toát mồ hôi, đại tiểu tiện toàn nước lỏng, nên cơ thể bị mất nước dinh dưỡng rất mau lẹ, bệnh nhân sẽ bị động kinh vì máu và dinh dưỡng đem không kịp lên não bộ. Bệnh nhân động kinh, chảy máu, nóng mê man... đến tình trạng này thì vô phương cứu chữa.

Vi khuẩn Ebola mang tên là: "Filoviruses" vì nó cuộn tròn như một lò xo với đuôi cuộn lại. Vào năm 1976 một nhà thương nhỏ tại Congo (nay là Cộng Hòa Zaires) kinh hoảng khi được báo cáo một làng nhỏ gần chân núi bị một chứng bệnh là người chết cấp tốc, thất khiếu chảy máu, người thân nhân đến tẩm liệm thì cũng bị bệnh luôn. Gần một làng nhỏ bị kinh hoàng thật sự. Vài giờ sau nhiều bệnh nhân nhập viện, rồi ngày sau thì Y tá bệnh viện bị bệnh luôn, mặc dầu họ mang bao tay và bịt miệng. Như vậy không ai dám đến gần bệnh nhân hết. Bệnh nhân chết trong tình trạng cô đơn, bỏ nằm một xó rồi nhóm lao công nhà thương đến bịt mặt mũi, rồi người ta đem vôi bột rãi đầy trên giường bệnh cùng sàn nhà... tất cả máu và nước lỏng tháo ra từ bệnh nhân... Rồi chôn vội vàng tại một góc xa nơi nhà thương này.

Tổng cộng bệnh dịch Ebola phát sanh ra làm chết đến 232 người, trên 2000 thú vật nhỏ như cừu, bò, méo,chó... Làng này tên là Kikwit, hướng Bắc Zaire.

Liên hiệp Quốc báo động. Thế là có một nhóm Bác sĩ cùng chuyên viên phòng thí nghiệm của Mỹ, Âu Châu bắt đầu đến nơi tìm nguồn gốc bệnh kinh hoàng thế kỷ này.

Mẫu máu được chuyển cấp tốc về Atlanta Hoakỳ nơi mang tên là CDC (Centers for Disease Control and Prevention) khoảng 13 giờ đồng hồ sau, thì Cơ quan này cho biết bệnh này do vi khuẩn mang tên là: "Filoviruses". Người ta dặt tên cho dễ nhớ là Ebola, vì làng này có dòng sông chảy ngang làng mang tên là Ebola River.

Nhóm còn lại đi đến làng này, hỏi từng người xem người nào bị bệnh này chết trước... nhóm này đi mãi vào rừng sâu. Đây là một nấm mồ của một người làm than củi, người này tuổi 42. Anh bị bệnh chết đầu tiên, nhưng lúc đó dân làng không biết anh mang một mầm bệnh truyền nhiễm chết người. 3 ngày sau đó thì toàn thể 12 người thân nhân của anh bị chết theo, gồm có vợ anh, 6 người con và nội ngoại sống trong nhà chung với người làm than này. Như vậy có 13 nấm mồ chôn gần chân núi, nơi người làm than cha truyền con nối này. Như vậy anh làm than này sẽ nhiễm bệnh trong vòng khoảng 10 miles quanh nơi sở của anh rồi. Nơi làm than rất dơ bẫn, vũng nước sình lầy, dòng sông cạn nước, nhiều cây chặt dang dở, một ụ dùng đốt than cháy nghi ngút khói... xung quanh xương thú vật hay thú rừng mà người làm than săn bắt được. Như vậy nhóm khoa học này loại bỏ vi khuẩn đến từ lá cây hay rau trái... như vậy có thể do một loại muỗi lạ nào đó truyền từ động vật sang người, cũng có thể do loài ruồi hút máu... hay mọt loài dơi hút máu động vật rồi hút máu người khi người làm than ngủ quên khi về đêm...

Họ giăng bẩy để bắt những con dơi, con chuột, côn trùng ngay cả vớt những con vật ly ti nhỏ bé lội trong vũng nước sình lầy... đánh số danh pháp, nơi chốn... Và bẫy được kiểm soát hàng ngày, mầu máu được rút ra từ những động vật nhỏ bắt được có loại họ xem tại chỗ bằng kính hiển vi, nếu thấy khác lạ thì được gởi cấp tốc sang Hoaky viện CDC hay viện Pasteur tại Paris Pháp... Tất cả không một dấu vết có loại vi khuẩn này.

Tình cờ một bác sĩ gốc Bỉ (Belgium) cùng nhóm thổ dân đi xa nguồn hơn nữa... họ thấy có 2 con khỉ đang rã xác ra trên cây... không một vết đạn bắn hay tên bắn.. Vậy con khỉ này chết vì lý do gì? Họ lấy máu thịt và miếng xương hàm, đùi gởi về những nơi nói trên. Thì Viện CDC tại Atlanta/ Hoakỳ cho biết đây là vi khuẩn Ebola gây sự chết người thành bệnh dịch. Như vậy anh làm nghề than đã ăn trúng một con khỉ có mang vi khuẩn này. Nhưng từ vi khuẩn con khỉ sang con người thì vẫn là một dấu hỏi khá lớn. Tại Philippines sau đó 2 năm cũng báo cáo về trung tâm CDC có trường hợp như vậy. Như vậy lệnh báo động ban ra cho khắp phòng thí nghiệm toàn quốc Hoakỳ, nơi nhập những con khỉ từ Philippines để làm thí nghiệm phải được giết sạch. Trên 800 con khỉ được giết sạch trong vòng 2 ngày.

Rồi sau đó tại Zaires, lan đến Sudan... rồi sau đó biến mất không một dấu vết. Chưa tìm ra thuốc trị loại vi khuẩn này thì bệnh biến mất. Nay, tháng 12 năm 2001 thì bệnh bộc phát tại Gabon mang tên Ebola. Người chết không thuốc trị, bệnh viện kinh hoàng một chu kỳ thăm viếng của Tử Thần mang danh Ebola vẫn còn ngự trị tại vùng đất đau thương của dân Phi Châu này... Khoa học Y Khoa đang bó tay với vi khuẩn: "Filoviruses, Ebola".

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002