Đại Chúng số 89 - Mừng Giáng Sinh 2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


LẦN GIỞ TRƯỚC ĐÈN

Đặng Trần Huân

CHIẾN TRANH VIÊT NAM TOÀN TẬP

Tác giả Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, Nguyễn Đức Phương, tốt nghiệp khóa 27 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. Nghĩa là tuổi lính chưa lâu, kinh nghiệm chiến trường chưa nhiều. Nhưng cuốn sách dầy gần một ngàn trang của ông lại là một cuốn biên khảo quân sự công phu, đáng nể.

Cuốn sách gồâm bốn chương, chương đầu nhận định về bối cảnh lịch sử cuộc chiến, ba chương sau chủ yếu mô tả , nhận định về 53 trận đánh trên chiến trường Việt Nam từ trận Ấp Bắc1963 tới chiến dịch Hồ Chí Minh 1975. Do đó có thể gọi cuốn sách là những trận đánh chính trên chiến trường Việt Nam cũng được. Bởi vì còn thiếu những trận từ trước 1963, hoặc sau 30. 4. 75 vì cuộc chiến giữa phe tự do và cộng sản chưa hẳn là đã hết mà chuyển qua nhiều hình thái khác.

Trước khi hoàn thành cuốn sách, tác giả đã được rất nhiều sĩ quan cao cấp và trung cấp cộng tác, góp ý về nội dung các bài và tướng Trần Văn Trung hẳn đã đọc bản thảo trước khi đề tựa.

Nguyễn Đức Phương rất thận trọng trong vấn đề lựa chọn và sử dụng tài liệu. Ông rút kinh nghiệm việc tác giả Phạm Kim Vinh, nổi tiếng với những cuốn sách viết về QLVNCH, đã vô tình sử dụng tài liệu thân cộng (trang 66) hoặc lưu ý ngay trong Lờiø Nói Đầu "Hai yếu tố sử liệu và chính xác đó cần phải được đối chiếu và thẩm định thật kỹ lưỡng. Các sách vở của phương Tây thì rất nhiều nhưng phần lớn lại mang tính cách phiến diện, kém vô tư". (tr. 4). Một điều đáng khen khác là tất cả những bản đồ, sơ đồ ông đều sử dụng tiếng Việt khác với một số tác giả khác cứ dùng luôn những sơ đồ của Anh, Mỹ chẳng cần dịch lời chú thích hay địa đanh... cho tiện và đỡ mất công.

Với một công trình công phu như Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập không ai có thể đọc một hơi cho xong và có nhận xét mà phải có thì giờ nghiền ngẫm, đối chiếu cho chính xác. Tuy nhiên dù đọc sơ qua cũng có thể tìm thấy những lỗi lầm nhỏ đề nghị tác giả nên sửa lại. Chẳng hạn như tên thủ tướng Pháp là P. Mendès - France chứ không phải Mandès (tr. 930). Hay các đơn vị ngoại quốc Groupe Mobile phải dịch là Binh Đoàn Lưu Động thay vì Chiến Đoàn hay hay Liên Đoàn, I Field Force phải gọi là Lực Lượng I Dã Chiến chứ không phải Quân Đoàn I v.v... như một bạn đồng môn của tác giả đã nêu ra trong nội san Đa Hiệu số 61.

Dù sao thì cuốn Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập cũng là một cuốn sách quý trong những cuốn sách Việt ngữ viết về QLVNCH.

CTVNTT do Làng Văn xuất bản 2001, dày 960 trang, bìa các tông cứng, giá bán 45 mỹ kim. Liên lạc: Nxb Làng Văn * PO box 218 * Station AU * Toronto, Ontario M8Z 5P1 * Canada.

 

ÔNG TRÙM MAFIA ĐẦU TIÊN.

Tên đầy đủ cuốn sách ghi ngoài bìa là Ông Trùm Mafia Đầu Tiên Capo, do Nguyễn Thế Khanh dịch. Sách dày trên 500 trang như tên của nó là loại truyện xã hội đen tại Mỹ mà rất nhiều người đã biết qua tác phẩm nổi danh The Godfather (Bố Già) của nhà văn Mỹ gốc Ý Mario Puzo và đã được quay thành phim.

Nguyễn Thế Khanh cũng là người dịch tác phẩm The Last Don của Mario Puzo nói về ông trùm cuối cùng đang đăng báo. Nhưng cuốn sách mới phát hành lại nói về ông trùm đầu tiên và tác giả có thể là người Mỹ không dòng dõi Ý với tên là Peter Watson. Sách chia làm 5 phần khởi đầu từ năm 1879 kéo dài tới đầu thế kỷ 20. Bốn phần đầu khá dài, có phần tới gần 200 trang, mô tả những hoạt động đẫm máu của Mafia trên lành thổ Hoa Kỳ, nhưng tới phần cuối, phần 5, khá bất ngờ, hụt hơi đột ngột, chỉ vỏn vẹn 4 trang giấy vì ông trùm... chết.

Ông Trùm Mafia... là loại tiểu thuyết trinh thám, hồi hộp như phim với những cảnh bạo lực, những chuyện đâm thuê chém mướn hồi hộp gay cấn thành công về giải trí, đọc khỏi cần suy nghĩ. Có thể vì không coi như một tác phẩm văn học, nên tuy dịch giả có ghi ngoài bìa hai dòng bằng cả tiếng Anh và có lẽ tiếng Ý nhưng thiếu hẳn phần giới thiệu cần thiết về một tác phẩm nước ngoài nên cũng không biết đã được dịch từø Anh ngữ hay Ý ngữ và gốc gác tác giả ra sao? Dịch giả cũng không thống nhất cho nhan đề cuốn sách, ngoài bìa ghi Ông Trùm Mafia Đầu Tiên Capo, bìa sau thiếu chữ Capo và bên trong, trang 5, lại có tên là Chúa Trùm. Nên theo tên nào cho đúng?

Ông Trùm Mafia Đâàu Tiên Capo do tạp chí Con Ong Texas xuất bản, giá bán 19,50 mỹ kim. Địa chỉ liên lạc dịch giả: 701 King Row, # 90F * San Jose CA 95112.

 

NGÃ TƯ HOÀNG HÔN

Trung tá Nguyễn Quang Tuyến, người đã ở trong trại tù cải tạo của cộng sản gần 13 năm, và đã ở lại Việt Nam không xuất cảnh theo diện HO, được nhiều độc giả miền Nam biết tới từ trên 40 năm qua với bút hiệu Văn Quang. Sau những năm ở tùø và sống dưới chế độ cộng sản, năm 1990 ông đã viết xong Ngã Tư Hoàng Hôn, cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông, sau ngày 30. 4. 75. Và tháng 8. 2001, cuốn sách được Tủ Sách Tiếng Quê Hương, Virginia, Hoa Kỳ xuất bản.

Với bối cảnh và kinh nghiệm sống của tác giả dưới chế độ cộâng sản, Ngã Tư Hoàng Hôn có những nhân vật như Huy, sĩ quan QLVNCH đi tù trở về chờ đi Mỹ, Linh vợ ông Huy đã bỏ chồng khi chồng ở trong tù, bà Cúc người tình cũ của Huy nay đã là vợ của ông Tuân, phó giám đốc một công ty nhiều bổng lộc. Thế hệ con của Huy - Linh là Vân sống buông thả, ăn chơi cô là người tình của Khánh và anh cũng chính là con của bà Cúc với người chồâng cán bộ cao cấp. Qua câu chuyện rất nhiều tình tiết của loại tiểu thuyết từøng kỳ, Văn Quang đã mượn cái khung câu chuyện để mô tả những cảnh sống sa đọa, lọc lừa của Sài Gòn thời điểm đầu thập niên 90.

Tuy là một phóng sự tiểu thuyết vì có nhiều tính chất thời sự nhưng văn phóng sự của Văn Quang nay đã khác xưa, không có cái nghịch ngợm của tuổi trẻ, mà pha nhiều suy tư, nhiều trang hùng biện và triết lý với những nhận xét, phê phán chua cay về cuộc sống quanh ông. (Trường hợp nhiều nhà văn rất tình tứ khi còn trẻ, khi đã già dặn quay về với thiền và triết lý đã từng xẩy ra với nhiều nhà văn, có thể kể tạm như Doãn Quốc Sỹ, Lệ Hằng...)

Qua các nhân vật, Văn Quang đã để cho họ nói về xã hội, về chiếân tranh. Một vài trích dẫn điển hình:

Lời của Khánh:

Còn quốc gia của chúng tôi là Tiến quân ca. Tôi hát rằng "Đoàn quân Việt Nam đi, sao mà rách mướp, lê chân buồn đi trên đường gập ghềnh xa. Ngày ăn cháo tối đến tha hồ đói ..." (trang16).

Người đi tù cộng sản nghĩ về cái gọi trá hình là cải tạo:

Ông Huy đã nhìn thấy điều đó khi còn ngồi trong nhà tù được ngụy trang - hay gọi một cách đầy lòng nhân ái là "Trại Cải Tạo". Sựï ngụy trang trắng trợn đến nỗi tự nó là một sự khỏa thân thô tục không cần đến một lời bình luận nào (tr. 27).

Về những nơi ăn chơi đội lốt những hội, những tổ chức:

Câu lạc bộ làm quen đăng vài chục nam nữ thanh niên tìm bạn bốn phương với các sở thích yêu âm nhạc, thích thể thao, mê văn chương, khoái du lịch. Chỉ còn một thứ khoái không ai chịu nói thật (tr. 45).

Về quy luật chiến tranh ông cũng nhường lời cho nhân vật:

Anh không giết nó, nó giết anh. Vả lại không thiếu gì những thằng ngu nắm phần quyết định số phận chúng tôi. Chúng nó không bao giờ chịu cho chúng tôi ngừng tay bóp cò súng (tr. 90).

Tuy nhiên có thể vì tác giả sống lâu trong vùng ngôn ngữ cộng sản đã vô tình bị ảnh hưởng khi dùng từ hoàn chỉnh giống như cách dùng của người Hà Nội xã hội chủ nghĩa khá lạ tai đối với độc giả hải ngoại như trong câu A bà mẹ chẳng hơn gì nhưng "biết điều" và đóng vai bà mẹ "yêu con hoàn chỉnh" (tr. 149) Cũng có lỗi chính tả cần sửa lại như đáng lẽ phải viết bataillon vietnamien thay vì vietnamienne (tr. 94).

Về tiểu sử Văn Quang, nhà xuất bản giới thiệu ông đã "phục vụ trong nhiều đơn vị tác chiếân tại miền Bắc trước hiệp định Genève 1954" (tr 8) cần nói rõ. Thực ra sau khi tốt nghiệp khóa 4 Thủ Đức tháng 4. 1954, thiếu úy Nguyễn Quang Tuyến vào ngay Nha Trang làm huấn luyện viên tại Trường Huấn Luyện Hạ Sĩ Quan ở Suối Dầu, rồi Trường Biệt Động Đội ở Đồng Đế, trước khi sang ngành Tâm Lý Chiến..

Ngã Tư Hoàng Hôn dày 360 trang, giá 18 mỹ kim. Liên lạc: Tủ Sách Tiếng Quê Hương * PO Box 4653 * Falls Church , VA 22044, USA.

 

VĂN HỌC CỘNG SẢN

Văn Học Việt Nam Dưới Chế Độ Cộng Sản của Nguyễn Hưng Quốc xuất bản năm 1991 là cuốn biên khảo về văn học cộng sản từ 1945 tới 1990.

Sách gồm 4 phần. Phần 1 nói về các tổ chức văn học, chế độ kiểm duyệt, các trường dạy viết văn và mức thu nhập của giới cầm bút. Phần 2 phân tách ba giai đoan phát triển chia ra giai đoạn đầu từ khi cướp chính quyền tới hiệp định Geneva, giai đoạn từ khi đất nước chia đôi tới khi cộâng sản chiếm toàn lãnh thổ và giai đoạn 10 năm sau từ 1975 tới 1985. Phần 3 phân tách các thể loại văn học chính và phần cuối nói về giai đọan 1986 - 1990 mà tác giả coi là văn học đổi mới.

Cuốn sách biên soạn công phu, có những tài liệu cụ thể giúp độc giả hiểu tổng quát về sinh hoạt văn học cộng sản Việt Nam với những chứng liệu khả tín.

Là một tác giả biên khảo văn học có tiếng, Nguyễn Hưng Quốc chủ trương văn học phải đổi mới luôn luôn để theo kịp trào lưu thế giới mặc dù trào lưu đó hay dở thế nào. Vốn có sẵn một đường lối như vậy nên ông có những nhận xét tiêu biểu như sau:

"Có thể tóm tắt toàn bộ đặc điểm của nền văn học c?âng sản vào một chữ: chữ MỘT...; đều có chung MỘT phong cách: dễ hiểu, giản dị, thậm chí giản đơn; ..." (trang 339)

"Trong lãnh vựïc sáng tác văn học, trừø Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài ít nhiều có cố gắng cách tân bằng cách tiếp nhậân một số thủ pháp nghệ thuật phương Tâây, còn lại hầu hết những người khác, kể cả Dương Thu Hương, Lê Lựu, Ma Văn Kháng... đều chưa vượt được Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao hồi thập niên 30 về phương diện kỹ thuật dựng chuyện, kể chuyện" (tr. 365).

Nguyễn Hưng Quốc có những nhận xét sắc bén, vững chắc nhưng cuốn sách thành công chính là nhờ ông có được nhiều nguồn sách báo xuất bản từ trong nước để tham khảo và đánh giá. Nếu không có nguồn tài liệu phong phú ấy khó lòng hoàn thành được cuốân sách mà không vấp phải sự đoán mò, suy luận hay cảm tính. Vì giá trị của cuốn sách, nên nhà xuất bản Văn Nghệâ đã tái bản vào năm 1996. Nhưng cũng không thể đi xa hơn vì năm 2001 cuốn VHVNDCĐCS đã phải bán giảm giá 50%. Đó cũng là một dấâu hiệu không vui cho tình hình sách báo hải ngoại.

Văn Học Việt Nam Dưới Chế Độ Cộng Sản tái bản, giảm giá đặc biệt. Có bán tại nhà sách Văn Nghệ, 9351, Bolsa Ave * Westminster, CA, Hoa Kỳ.

 

ĐỔI MỚI VĂN HỌC

Trong "Thư Tòa Soạn" ở trang đầu tạp chí Việt số 8, tháng 7. 2001 xuất bản tại Úc, chủ nhiệm Phạm Việt Thủy giới thiệu rằng "Ba tên tuổi chỉ mới xuất hiện nhưng đã cố gắng làm mới cách viết: Hải Hà, Trần Nhật Thổ và Nguyễn Như Núi". Muốn biết sự đổi mới như thế nào phải đọc hết những tác phẩm đó. Tôi đã đọc hết. Và thấy cách viết không mới nhưng nội dung có lạ. Lạ ở chỗ trước đây văn chương Việt Nam ít có như thế, cố nhiên.

Truyệân Thần Bút chỉ có ba trang, Nguyễn Như Núi kể chuyện một hàn nho có chữ viết đẹp tuyệt vời không ai biết ông viết cách nào. Chỉ có một người biết là vợ ông ta. Bà chuẩn bị bàn, giấy viết, nghiên mực cho chồng và cả ngàn lần bà say sưa nhìn và ngưỡng mộ ông. Ông Núi viết như sau:

Ông đứng trước bàn, liếc qua nghiên mực, rồi nhìn đăm đăm vào tờ giấy đỏ. Rồi ông từ từ tụt quần xuống; mắt vẫn không rời tờ giấy. Dương vật của ông dài, như một quản bút tuyệt đẹp. Oâng cứ đứng như thế, định thần một lúc, rồi bỗng dưng, ông chấm đầu dương vật vào nghiên mực rồi khua tay vẫy nó lên mặt giấy, viết thoăn thoắt, hết chữ này đến chữ khác, nhanh và mạnh không thể tả, như người ta đẩy một cây viết lông. (trang 36).

Người đọc có thể ngỡ ngàng, không tin nhưng Nguyễn Như Núi kết luận ai không tin thì cứ đọc kỹ trong lịch sử Việt Nam và cả nước ngoài. Tôi cũng muốn đọc nhưng tác giả không nói cụ thể tên cuốn sách nào và kiếm chúng ở đâu?

Truyện Trà Sâm Và Một Đôi Dép của Hải Hà được viết bằng Anh ngữ, và bản in trên Việt là bản dịch. Thì ra tác giả không biết hay không thích viết tiếng Việt mà phải để Trần Tuệ Minh dịch lại, như khi dịch Tolstoy hay Hemingway vậy. Văn học cũ các tác giả thường dùng ngôi thứ ba và đặt tên các nhân vật cho dễ nhớù. Rồi nhiều tác giả dùng ngôi thứ nhất cho có vẻ thật. Và không đặt tên nhân vật mà chỉ gọi hắn, gã, y, v.v... Tới Michel Butor (hay Nathalie Sarraute ) thì "cách mạng" một bước là dùng ngôi thứ hai chứ không dùng ngôi thứ ba hay tôi, ta gì cả. Một bước nhảy vọt.

Nhân vật của Hải Hà, mới hơn nữa không có tên mà cũng không gã, không hắn mà chỉ là Chàng Anh, người vợ là Nàng Em, các nhân vật thế hệ sau là Con Chị Cả, thằng Con Giữa, thằng Con Út. Thằng Con Út này ra đời ngoài ý của cha mẹ vì phá thai không được.

Nó cũng là nhân vật đặc biệt. Dù mới năm tuổi đã rất "thần đồng", có những tư tưởng vô luân.

"Thằng Con Út tò mò lạ thường về tính dục. Khi ngủ chung giừơng với nhau, Con chị Cả phải xoay lưng về phía nó để khỏi bị nó đút bàn chân vào háng vào ban đêm. Chị ngủ nằm xấp để cặp vú chị khỏi bị nó rơ øvào lúc sáng sớm. Nó ôm mặt chị, đè môi nó lên môi chị.

Đừng!

Khi ngủ nó không rời tay khỏi con chim của nó. Thằng Em nói:

Không!

Chị nói

Jehova ghê tởm mày

Thì nó thầm thì

Xin lỗi Giê - hô - va

...lần nào cũng thế. (tr. 38, 39)

Truyện thứ ba, Dự Định Về Một Truyện Ngắn, của Trần Nhật Thổ thì chỉ là dự định và các nhân vật của truyện là một con chim đang khóc (mà lệ cứ chảy vu vơ, tr. 22). Nhân vật "tôi" hỏi chuyện con chim.

Những câu hỏi vu vơ... tràn dần ra theo hai khóe mắt. Một lát sau khi những câu hỏi vu vơ đã tràn hết ra ngoài và rơi lấp lánh xuống đất, có mấy đứa trẻ ăn mày xúm đến nhặt bỏ vào mồm, nuốt chửng, rồi lặng lẽ đi về phía biển (tr. 22)

"Vỏ ốc ơi, mày ăn gì đấy, mà cơn đóiù không nguôi?"

Và suốt ngày đêm, tôi cứ mãi thầm thì:

"Tôi ăn, thưa ngài, nước của những biển cả". (tr. 22)

Đó là những đoạn đặc biệt của ba truyện ngắn được giới thiệu là "làm mới cách viết". Về giọng văn cũng thấy bình thường như xưa nay. Có thể tôi chưa đủ trình độ thưởng thức cách viết truyện mới. Truyện dài nhất cũng chỉ 4 trang rữơi, xin mời độc giả tìm báo Việt để đọc trọn vẹn, xem có đồng ý với tôi hay là tôi còn quá lạc hậu.

Việt số 8, dày 288 trang, giá 9 mỹ kim. Có bán tại các tiệm sách Việt lớn.

 

SÁCH NHẬN ĐƯỢC

Chúng tôi đã nhận được:

NGUYỄN VĂN LƯỢNG. Tiếng Thị Phi. Tạp luận. Tác giả xuất bản, 312 trang, giá 12 mỹ kim. Liên lạc: 9715, Fremont Ave N. * Seattle WA 98103. VĂN PHAN. Tâm Hồn Và Nụ Môi. Tiểu thuyết, 250 trang, giá 15 mỹ kim. Địa chỉ tác giả: 10082 Central Ave * Garden Grove CA 92843.

Xin cám ơn các tác giả.

ĐẶNG TRẦN HUÂN

PO Box 3022 * Industry CA 91744

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002