Đại Chúng số 88 - phát hành ngày 16/12/2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


BỆNH ĐẬU MÙA (SMALLPOX)

(Hay là Bệnh Rổ Hoa)

Hoành Sơn Y Sĩ

Bệnh này rất nguy hiểm và gây hậu quả tai hại cho bệnh nhân suốt cả đời, đó là gương mặt bị rổ sẹo hay bị tuyệt tự suốt đời (nam giới). Bài này được viết ra có kèm theo kinh nghiệm trị bệnh của gia đình chúng tôi, nghĩa là dùng phương cách của người xưa để cho người bệnh khi lành bệnh mà gương mặt không bị rổ hoa. Quý bạn có thể ghi lại cho người thân khi bị bệnh này. Bệnh trị được nhưng rổ hoa rất khó trị nếu rổ sâu.

Bệnh này có từ ngày xưa, trên 4 ngàm năm hay hơn. Người ta khai quật những ngôi mồ xưa tại Ai Cập, Kim tự Tháp hay ngôi mộ của vua Ramses V ngườita thấy xác ướp khô đét đen đũi của Phareon Ramses V co những vết sẹo ăn sâu vào gương mặt. Vua đã bị bệnh rổ chằng chịt gương mặt của vua. Còn tại Ấn Độ, người ta biết họ có thờ vị Nữ Thần Đậu Mùa tên là: "Sitala", nữ thần này cưỡi ngựa trắng lại có hai sừng, tay vị thần cầm một cây chổi để quét bệnh ra khỏi người và một tay cầm bình nước lạnh, dùng để làm nguội mát người bệnh. Ngày lễ này thì dân Ấn họ ăn đồ nguội và cử quét rác để tỏ lòng biết ơn vị Thần mang danh hiệu là Sitala.

Từ Ai Cập nó lan tràn đến Trung Đông (mà bấy giờ gọi là Fertile Crescent: Vùng đất phì nhiêu hình Lưỡi Liềm), và từ đó lan đến Trung Hoa (vì vùng nay tiếp xúc với con buôn đi đi đến đến từ Trung Hoa). Năm 165 và 180 trước Tây lịch, bệnh này làm dịch tàn sát rất nhiều dân La Mã, có thể giết đến 4 - 7 triệu người (con số kinh sợ vào thời đó), vì Pháp toàn nước chỉ có vài triệu mà thôi, nghĩa là quét sạch một cư dân toàn nước). Bệnh này giết luôn cả Hoàng đế La mã là Marcus Aurelius. Lúc đó thế giới lầm bệnh này cho rằng nó từ Trái rạ mà ra, nhưng Bác sĩ gốc Ả rập, Al-Rhazi cho rằng bệnh Trái Rạ và bệnh đậu Mùa là hai bệnh khác nhau. Sau đó nó lan tràn cho đến thế kỷ 11 đến thế kỷ 14. Vua Anh quốc là Edward II sống sót, nhưng vua Miến Điện là Thadominbya thì chết ngắc.

TỪ đó cho đến năm 1620 thì cư dân tại Nam Mỹ trước khi Christopher Columbus đến thì dân khoảng 100 triệu sống tại Mexico, Nam Mỹ... Nhưng khi nhóm Columbus đến thì dân chúng tại những nơi nầy đếm chỉ còn gần 1.6 triệu (chưa đầy 2 triệu dân)... tất cả chết sạch vì bệnh Đậu Mùa cho nhóm thủy thủ lang bạc trôi sông lạc chợ mà Christopher Columbus mướn đi chung tàu đến chiếm Nam Mỹ và khám phá ra Tân thế Giới. Vua Aztec là Montezuma cũng bị bệnh đậu mùa này và không qua khỏi, thổ dân cho rằng bệnh này của dân da trắng gây nên cũng như ngày nay bệnh HIV / SIDA hay AIDS là do nhóm da trắng gây ra đầu tiên, và hiện nay tại Phi Châu nhóm da đen lãnh đủ còn nhóm da trắng có thuốc trị bệnh nên giảm bớt, để lại nhóm da đen trong vài chục năm nữa là quét sạch nhóm dân đen nầy.

Bệnh này nếu người nào nhiễm bệnh và lây nhẹ cho người chung quanh thì người chung quanh sẽ không bị bệnh. Như trường hợp bà Lady mary Wortley Montagu, vợ của đại sứ Anh tại Ottoman (nay một phần Thổ nhĩ kỳ), Bà biết được người Ả rập có cách trị bệnh này, bằng cách cho nhiễm bệnh. Cho nhiễm bệnh là người ta dùng vẫy bụi tróc ra từ người bệnh đậu mùa và cấy vào da mà họ làm trầy một chút. Vài tuần sau là người này sẽ bệnh nhưng sẽ khỏi từ từ vì chuẩn bị thuốc thang đầy đủ rồi, người ta hay người Ả Rập dùng bệnh đậu mùa của Bò thì tốt nhất vì Bò sẽ không gây chết nguời bằng người truyền cho người. Lady Montagu thấy lúc đó thành phố bị bệnh đậu mùa này và bà không vị lại, vì bà đã bị lúc còn nhỏ, gương mặt vẫn còn nhiều vết sẹo do bệnh này gây ra. Bà viết tho cùng cấy thức mà người Ả Rập gây bệnh cho người. Ngày nay ta gọi là: "Inoculation", dịch là chủng đậu. Bức thư của bà gởi về London thì cũng vừa lúc thành phố này bị bệnh, có người đọc được trong báo chí ấn hành ra và họ tìm đến nông thôn nhờ chỗ nào có thầy thuốc thú y dã trữ miếng vẫy nến của loại bò hay cừu. Như vậy là một người "wise man" (thông thái) gốc Ả Rập đã phát minh ra vấn đề chủng đậu này vào thế kỷ thứ 10 hay 11 tại vùng Thổ nhĩ Kỳ rồi lan đến toàn xứ Ả Rập... Triều đình Anh là Nữ hoàng Anne đứa con đã chết vì bệnh này, cho nên bà Caroline (nữ hầu tước quận Wales) không muốn thấy con mình sẽ chết vì đậu mùa, nên cho mời Bác sĩ của Bà Lady Monatagu đến tìm cách trị bệnh. Nhưng Hoàng Gia rất lo sợ, bèn gọi 6 tử tù đến với điều kiện: "làm theo công thức trị bệnh của bác sĩ của bà Lady Montagu, nếu không chết thì... tự do". Kết quả 6 tử tù dính bệnh, nhưng không chết và họ được tự do. Hoàng gia cũng chưa chắc ăn, nên cho gọi đến 4 đứa bé bằng tuổi Caroline trong Cô nhi Viện London, bác sĩ cho gây bệnh... và 4 đứa bé mồ côi nầy không chết vì bệnh, như thế công thức hay cách thức này hiệu quả. Hoàng gia đồng ý cho công chúa Caroline nhiễm bệnh. Và Hoàng gia đóng dấu ấn gọi là: "Royal Seal approve". Tại Hoakỳ tướng lãnh quân đội lừng danh tên là: George Washington cũng bị bệnh đậu mùa nhưng thoát khỏi, và ông ra lệnh cho toàn thể quân đội của ông chủng ngừa theo phương pháp của lady Montagu. Vị tướng này sau thành Tổng thống Hoakỳ đầu tiên của U.S.A.

Tại Anh quốc, Bác sĩ vườn là Edward Jenner cho biết những mục đồng nào mà có bò hay cừu bị bệnh đậu mùa thì những em bé mục đồng này không bao giờ bị bệnh đậu mùa truyền từ người sang nữa và không có vết sẹo gì hết. Còn cách thức của Bác sĩ riêng của Lady Montagu thì nó... hành hạ nhiều lắm, có khi bệnh nhân hết bệnh nhưng gương mặt thì nhiều sẹo vô cùng. Chính Bác sị này cấy cho hàng trăm trẻ em và người lớn trong quận làng mà ông hành nghề Bác sĩ nông thôn. Tin này lan đến Lodon, phương pháp này hay hơn phương pháp của Bác sĩ riêng Lady Montagu. Thế là danh từ: "vaccination" thay thế danh từ: "inoculaion". Danh từ vaccination nghĩa là gây bệnh từ loài vật cho người vì người sẽ được miễn nhiễm, còn danh từ inoculation là lây bệnh trực tiếp từ người sang người. Danh từ: "vaccination" lan tràn khắp Châu Âu., và Tổng tài Napoleon ra lệnh toàn thể quân sỉ Pháp bắt buộc phải chủng ngừa khi đi vào quân đội.

Năm 1805 bác sĩ tại biên giới Nga-Hoa, Khiatka, tất cả dân chúng tại tiểu bang này được chủng ngừa và tin tốt loan đến Trung Hoa. Lúc đó toàn thể dân chúng gần 4 triệu người được chủng đậu. Nhưng có một điều quan trọng lấy đâu... thêm vi trùng (đúng hơn là siêu vi trùng) chủng cho người? Vì bò rất ít khi bị bệnh này vì cơ thể nó... rất trâu bò... nghĩa là mạnh lắm, nhiều khi không phát ra được bệnh sau cùng là đành phải cấy bệnh người cho bò rồi lấy vẩy mũ bò mà làm thuốc cho người kế tiếp. Lúc đó họ chưa có phương pháp tạo vi trùng trong phòng thí nghiệm thành thử phải là... con ông cháu cha mới được làm bệnh này còn dân ngu khu đen... chết ráng chịu.

Tổng thống kế tiếp là Thomas Jefferson có mời tù trưởng Da đỏ quen thân đến chích thuốc cho bị bệnh đậu mùa, tù trưởng này tên là: "Chief Little Turtle" (Xếp Rùa Nhỏ).

Vì siêu vi trùng đậu mùa sống nhờ người truyên cho người, còn loài vật thì không bị chết. Muốn diệt bệnh đậu mùa thì đừng cho nó truyền từ người sang người. Muốn như vậy thì phải chủng ngừa. Nhờ phương pháp Pastuer biết cấy vi trùng loại bò trong phòng thí nghiệm và trộn thuốc làm cho siêu vi trùng yếu đi bằng thuốc hóa học hay bằng tia cực tím hay radiation... nên ngày nay chúng ta có thể chủng ngừa cho hàng trăm ngàn trẻ em đến hàng triệu mà không sợ thiếu thuốc chủng ngừa. Đến khi Liên hiệp Quốc, WHO dùng phương pháp này đến tận làng mạc xa xôi tại Bangladesh thì bệnh từ 20 ngàn người nay không còn người nào bị bệnh hết, tất cả được chủng từ khi còn nhỏ thơ.

Hiện nay trên thế giới có hai nơi còn giữ siêu vi trùng bệnh đậu mùa: 1.- tại Atlanta, Georgia,USA (Hoakỳ). Cơ quan này gọi là: CDC (Centers for Disease Control). 2.- tại Russian State Reasearch Center of Virology and Biotechnology ở Novosibirsk ở Siberia, Russia. Tại Atlanta, Georgia, cơ quan CDC chế ra một loại siêu vi trùng đậu mùa tinh nhuyễn thành bột phấn và Nga sô tại Siberia cũng vậy. Năm 1972, Soviet Union, United Sates, và Great Britain ký một hiệp ước Quốc tế với nhau là không được dùng siêu vi trùng bệnh đậu mùa này làm khí giới Vi trùng mà đánh giặc với nhau. Hàng triệu lọ thuốc chứa siêu vi trùng smallpox này cần phải hủy bỏ. Nhưng khi đế quốc Nga bị xụp đổ năm 1991, thì rất nhiều nhà bác học vi trùng Nga sô được mấy nước láng giềng mời đến làm việc cho những phòng thí nghiệm tối tân của họ. Trong đó có nước Iraq. Nước Iraq dặn riêng với các nhà bác học chiến tranh vi trùng là: "nhớ đừng quên mang theo những lọ vi trùng mà... các anh đã làm việc cho vụ đó." Đồng thời tại Atlanta, Georgia phòng thí nghiệm CDC được lệnh hủy bỏ hàng ngàn chai lọ chứa mẫu vi trùng cực độc được thi hành, nhưng khi tổng kiểm soát lại bằng máy vi tính computers thì người ta thấy có trên 100 lọ tinh chất bột vi trùng bệnh Than và bệnh đậu mùa được một cơ quan thầu đem đi phá hủy... không có ghi lại trong giấy tờ của họ và số lọ náy tìm không cách nào ra được vì đã ttrên 8 năm nay rồi.

Ngày nay với sự khám phá của Y khoa đi đến DNA, khoa học gia rất ngạc nhiên vì siêu vi trùng: "smallpox virus" rất đa dạng trong DNA. Tại sao vậy? Ta đã biết DNA là: "Deoxyribonucleic Acid". Siêu vi trùng này là một chuỗi (strand) của DNA bao bởi một loại protein như là được bảo vệ bởi protein này trong DNA vậy. Trong siêu vi trùng bệnh đậu mùa, smallpox nó có hàng trăm proteins khác nhau bao bọc DNA mà người ta biết được là 187 Genes. Còn siêu vi trùng bệnh SIDA hay AIDS chỉ có 10 genes mà thôi.

Tại Hoakỳ người ta không cón thấy ai bị bệnh đậu mùa vì cha chú đã chủng hết rồi. Nhưng nếu bệnh được tung ra trong chiến tranh vi trùng thì sẽ có hàng trăm ngàn người chưa được chủng ngừa bệnh này sẽ dính bệnh này và chết hay bệnh gây nặng và để lại vết sẹo ngàn năm trên gương mặt.

Bệnh đậu Mùa đến cơ thể bệnh nhân một cách âm thầm, không ai biết gì cả... cho đến khoảng 10 hôm sau, thì bệnh nhân thấy khó chịu, rồi nóng sốt lên vùn vụt, lên đến 104 độ F là thường. Lên đến cơn sốt này đa số bệnh nhân sẽ động kinh phải làm hạ sốt bệnh nhân bằng chườm nước đá trên đầu. Ngày xưa tại ViệtNam, người ta hay cạo gió cho mau ra Ban. Ban trổ ra thì sẽ bớt sốt và giảm bệnh luôn. Bệnh kèm với sốt cao độ là nhức đầu kinh khủng, nhức đến ói mửa, nôn ra toàn nước lỏng đầy mật đắng nghét cả miệng. Sau đó đau nhức lưng và bắp thịt đùi và vai nhức dữ dội... Lúc nầy Bệnh nhân tùy theo số mạng của mình: Nặng hay Nhẹ mà thôi. Bệnh Nhẹ thì có thể 10% bệnh nhân chết (thường là con nít). Còn bệnh nặng thì khoảng 30 - 40% bệnh nhân chết (con nít kể cả người lớn luôn). Sau đó là bước thứ ba bệnh đậu mùa (khoảng 6 ngày sau). Thình lình bệnh nhân thấy người phủ đầy mụn đỏ, ngứa rồi ngày sau thì nung mủ... Rồi bước thứ Tư thì hàng ngàn mụt nhọt này xẹp xuống và tạo vẫy. Bước kế tiếp là vẩy bóc ra để lại vết Sẹo. Sẹo sâu hay cạn là tùy... hồng phước bệnh nhân. Bác sĩ không có một phép lạ nào chận được chu kỳ tuần tự của bệnh đậu mùa khi bệnh nhân bi bệnh. Chỉ ngừa mà thôi, ngừa bằng chũng đậu từ lúc nhỏ thế thôi. Nếu không ngừa thì có ngày sẽ bị bệnh đậu mùa. Chết sống thì cũng tùy... hồng phúc bệnh nhân.

Như Vua Tự Đức của chúng ta vậy. Vua bị bệnh Đậu mùa từ thuở nhỏ, nên vua bị rổ chằng chịt và điều nguy hại cho vua Tự Đức là vua bị biến chứng. Vua không con nối dõi vì bị bệnh đậu Mùa gây nên sự tuyệt tự rồi.

Trở lại kinh nghiệm cá nhân. Chúng tôi ngày xưa, tại Saigon, lúc còn học Ykhoa năm thứ nhất thì gia đình có người Dì tên là Dì Năm.. Dì có đứa con gái tuổi 15, đang học tại trường dòng của MaSoeur tên là trường Saint Paul (đường Cường Để, Saigon). Cô gái này tên là Hương. Cô là em họ của chúng tôi. Cô Hương năm đó bị bệnh đậu mùa, nghỉ học trên 4 tuần lễ. Chúng tôi là vai anh họ nên có đến thăm. Nhà Dì trên đường Phạm ngũ Lão. Lên lầu thăm đứa em họ, thì Dì chỉ cho mình tôi vào thăm em mà thôi. Qua 2 lớp buồng. Điều lạ lùng là Dì đều dùng màn màu đỏ bao bọc hết tất cả cửa sổ, cửa lớn, cửa nhỏ... còn đèn thì Dì dùng đèn màu đỏ nho nhỏ (y như người Tàu họ thờ Ông Thần Tài với hai cây đèn điện màu đỏ vậy). Lúc đó em Hương hết nóng, vì ban đã trổ ra hết rồi... em đang uống thuốc tây của Bác sĩ gần đó đến cho. Tôi thấy thuốc cũng loại trụ sinh và kháng sinh cùng thuốc bổ mà thôi y như các bệnh viện dùng vậy. Người bệnh thì được ăn cháo đường.

Chúng tôi về nhà, tôi có nói điều này với cha mẹ chúng tôi trong buổi ăn cơm: "Má nè! Tại sao con thấy nhà Dì Năm trong phòng ngủ con nhỏ Huơng bao bọc toàn màn màu đỏ hết vậy? (người miền Nam khi gọi thân nhân vai thấp hơn là nhỏ này thằng nọ... không có ngụ ý khi dễ nhưng mà quen miệng như vậy rồi. Chính có lần tôi xuống Châu Đốc chơi thăm nhà bà chị họ, thì chị họ thường gọi tên là: "Thằng T... mầy muốn ăn canh chua bông điên điển hay không? Đó là lời quen miệng chớ không có ý khinh khi thằng này con nọ). Lúc đó Má tôi không trả lời được. Và tôi đến trường có hỏi Thầy dạy thì Thầy cũng... ớ luôn, không trả lời được.

Sau đó em Hương mạnh và đi học lại. Nhưng điều ngạc nhiên... Em Hương không bị một vết sẹo nào của Bệnh Đậu Mùa nữa! Mà bệnh Đậu Mùa ngày nay không chết nếu đem bệnh nhân tới Bác sĩ gấp... nhưng sẽ trổ Ban. Khi Ban Trổ là hết Bệnh và sẽ để lại vết Sẹo... mà người đời gọi là Bệnh Rổ Hoa. Bệnh Rổ có thể nhẹ hay nặng. Cho dù Nặng hay Nhẹ cũng đều để vết sẹo trên gương mặt. Bệnh nặng thì Rổ chằng chịt, sâu hoắm còn bệnh Nhẹ thì rổ lưa thưa, nhìn kỷ sẽ thấy. Còn em Hương thì không có một vết thẹo hay vết sẹo nào cả. Chúng tôi sau đó có hỏi lại lấn nữa đến Dì Năm: "Tại sao em Huong nó không bị vết sẹo nào hết vậy thưa Dì?". Dì Năm nói: "Đây là Dì nghe lại từ Bà Nội của Dì lúc Dì còn nhỏ, và có người trong dòng họ Dì bị bệnh này tại Châu Đốc và được người lớn tuổi bày vẻ như vậy. Cho nên Dì nhớ lại và làm y như vậy! Nhờ con Hương nó có phước đức nên nó không bị rổ, nếu nó bị rổ thì khó lấy chồng lắm con ạ!"

Điều này có thật! Chúng tôi mong ghi lại cho các bạn độc giả của Đại Chúng để nhớ lại một chuyện mà Ông bà di truyền lại cho con cháu. Bệnh sẽ không để lại Sẹo nhờ màn đỏ và màn đỏ ngăn nhiều làn sóng ánh sáng trong ban ngày...

Hoành Sơn Y Sĩ

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002