Phụ bản Đại Chúng số 87 - phát hành ngày 1/12/2001

Trở về số 87

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


THƯ CỦA THÍNH GIẢ GỬI ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM HẢI NGOẠI

Philadelphia, ngày 25 tháng 11 năm 2001.

Kinh gởi: Ông Ngô ngọc Hùng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Hải Ngoại Tại Washington DC.

Kính thưa ông,

Tôi tên Nguyễn Hoa, địa chỉ 133 E, Allegheny Ave, Phila. PA 19134. Thính giả mang số máy (Rádio) 9732215. Năm nay tôi đã ngoài 70 tuổi, hàng ngày có thể nói nghe hầu hết chương trình phát thanh của quí Đài. Gần đây nghe ông Giám đốc lên đài thanh minh, giải thích về sự trong sáng của quí đài và số tiền cứu trợ lụt bão Việt Nam do bà Ngô thị Hiền chủ tịch Ủy Ban Tự do tôn giáo thu gom. Tội xin gởi đến ông sự góp ý trong hai vấn đề này:

HOẠT ĐỘNG CỦA ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM HẢI NGOẠI:

Mục đích, tôn chỉ của Đài chủ trương bất vụ lợi, không lệ thuộc bất cú tôn giáo, Đảng phái nào. Không biết có đúng không có dư luận cho rằng đài nầy do Họ Ngô, Ngô thị Hiền chủ xướng bỏ tiền ra lập đài. Em là Ngô ngọc Hùng đứng làm giám đốc đài. Nếu đúng, tôi xin thành kính biết ơn anh em họ Ngô đã cho chúng tôi được nghe tiếng Việt trên đất nước người. Và đáng phục một người phụ nữ như bà Hiền dám nghĩ, dám làm, nắm bắt được nhu cầu số đông thính giả nhất là lớp già như tôi.

Chúng tôi hiểu rằng trên đời chẳng mấy ai bỏ công, của ra làm một việc gọi là bất vụ lợi. "Bất vụ lợi" chẳng qua là một mỹ từ mà mục đích chính là để có tư lợi. Biết vậy chúng tôi vẫn hưởng ứng là vì đôi bên đều có lợi : Bà Hiền thu được tiền. Người Việt nghe được tiếng Việt cùng với hy vọng có phương tiện đấu tranh chống trả tuyên truyền của Cộng sản. Hãy thử làm một bài toán, mỗi gia đình muốn được nghe tiếng Việt thân yêu phải bỏ ra 40 Mỹ kim nhận một cái Radio. Dạng Radio này giá thị trường chắc chắn không đến số tiền nầy. Cái nghiệt ngã phải mua là do cái mánh gọi là "Làn sóng đặc biệt". Có lẽ trên toàn cầu không có nơi nào đủ khôn ngoan nghĩ ra cái "đặc bi?t" này. Ngoài tiền mua đài thính giả phải trả thêm tiền thuê nghe tiếng mẹ đẻ 85 Mỹ kim cho một năm, và phải trả trước. Tôi có trực tiếp hỏi vị đại diện phân phối Radio tại Philadelphia cho hay có khoảng 800 người đang sử dụng. Nếu tính các thành phố trên nước Mỹ được nghe đài Việt Nam Hải ngoại thì cũng có con số khá lớn. Tất nhiên họ Ngô cũng có chi phí như thuê đài địa phương, đặt máy móc, thuê người làm. Nhưng ngoài số tiền thính giả phải trả, tiền thu quảng cáo thương mãi, tiền tài trợ của chính phủ Mỹ trong danh nghĩa hoạt động bất vụ lợi (Non-profit) có lẽ có con số lợi nhuận cũng đáng kể. Tuy vậy, thính giả vẫn hoan hỷ đóng góp với ước ao đài tiếng nói Việt Nam Hải ngoại tồn tại và phát triển, xứng đáng làm nghĩa vụ truyền thông tiếng Việt trên đất nước người.

Những đài tiếng Việt đã có từ lâu trên đất Mỹ như Radio Little Saigon, Bolsa Radio, Quê Hương Radio đều phát trên làn sóng bình thường, tại Cali, một phần của TX và lân cận đều nghe được. Thính giả không đóng tiền, chẳng mua Radio "làn sóng đ?c biệt", chương trình hàng ngày các đài này khá phong phú. Thử nhìn lại thời gian qua Đài Hải ngoại chúng ta đã phục vụ thính giả như thế nào ? Chương trình phát thanh hàng ngày có những mục hữu ích như : Y học thường thức, Luật pháp phổ thông, tuổi thơ vui học, Địa lý thế giới, Cứu người vượt biển, các chương trình của học giả Vương Kỳ Sơn phụ trách. Tiếng Việt trong sáng, Đài BBC Luàn đôn, VOA, RFI, Quê Hương tuy phát lại chậm sau 12 hoặc 24 giờ các đài nầy đã phát, đôi lúc không còn giá trị thời gian tính về thời cuộc, nhưng có cũng hơn không. Trong lúc đó có những mục trong chương trình hàng ngày quá nhàm chán như : "Văn học dân gian của chú Trần Thiện" bình phẩm những đề tài trời ơi đất hỡi, người diễn đạt thiếu năng động hấp dẫn, chẳng ai muốn nghe, chẳng ai đóng góp mà đã kéo dài đến kỳ thứ trên 60. Mỗi tuần dành không biết bao nhiêu giờ đọc truyện, chuyện đá gà, làm mắm ruốc v.v... gọi là chuyện quê hương. Đọc một lần ghi âm phát đi phát lại 3, 4 lần trong tuần có khi liên tiếp hai, ba tuần trong tháng, lâu lâu còn phát lại nữa. Mỗi ngày 2 giờ "nhạc yêu cầu" tôi được nghe một nhân viên làm việc trong đài cho hay chẳng có ai yêu cầu nhạc. Có thể đúng, vì tất cả gia đình VN đều có dàn máy CD, DVD, Video... Thì giờ đâu phải gọi phone yêu cầu, chờ đợi. Người yêu cầu thường nghe như anh Hai cô đơn, chú Năm Ngã bảy, tặng người này người kia... Tuy vô hại, nhưng đây là chuyện không thật. Giờ ca nhạc cũng cần có, chỉ nên nói là giờ nhạc tuyển, vừa đỡ xướng ngôn viên, thính giả đỡ nghe tản mạn của XNV Sáu Ty và Nam Anh...

Chương trình của Đài phát hàng ngày từ 8 giờ sáng đến 10 giờ đêm và được phát lại ngay sau đó đến 8 giờ sáng hôm sau, thính giả tùy hoàn cảnh giờ giấc chọn để nghe. Một đề mục phát đi phát lại nhiều lần nhiều ngày chương trình trở nên quá nghèo nàn. Đài phát thanh là cơ quan truyền thông chuyển đến thính giả tin tức biến chuyển thời sự nóng bỏng nhất. Mỗi giờ đầu ngày ít nhất nên có một giờ tóm lược thời sự mới xảy ra, cuối ngày cuối tuần có tổng kết tin tức, sự kiện đáng chú ý trong ngày hay trong tuần, Đài phát thanh Hải ngoại mỗi ngày bắt đầu , sau khi chào Quốc kỳ, phát lại chương trích Việt NamTự Do, tiếp là nghe đọc truyện. Với sự tiến bộ khoa học hiện tại trên mạng Intemet hàng ngày không thiếu gì những điều mới lạ, tin tức nóng hổi khắp thế giới đáng chuyển đến người nghe, nhất là số đông thính giả già hạn chế về Anh ngữ, không xử dụng được Intemet, không nghe được đài Mỹ. Chỉ cần có người cập nhật hóa để phục vụ thính giả.

Với trình độ khả năng của ông Giám đốc thừa biết. Có lẽ vì tiết kiệm, vì lợi nhuận nên không có một ban biên tập để làm công việc cần thiết của cơ quan truyền thông như đã nói trên.

Một mục trong chương trình dù có hay, có hấp dẫn bao nhiêu cũng chỉ nên phát đi một lần (đã có hai lần lặp lại trong một ngày như đã nói trên) ngoại trừ những vấn đề có tính quan trọng. Nếu vì một lý do nào đó chẳng hạn không đủ ngân khoản hay để có lợi nhuận nhiều nên rút bớt lại giờ, tuyệt đối xin đừng cho thính giả ăn cơm nguội hay cơm thiu như đã xảy ra lâu nay.

Kính thưa ông Giám đốc, chúng ta đang ở trên một đất nước văn minh, tự do dân chủ. Thính giả rất thông cảm cảnh "làm dâu trăm họ" của quí Đài. Khen chê là lẽ thường. Được khen là điều qúi. Chê trách cũng là điều đáng quí hơn, vì trên đời chẳng có cá nhân, tổ chức nào toàn thiện cả, nhờ vào đây thấy được sai sót lỗi lầm để thay đổi sửa chữa. Không thuận ý với ông Giám đốc thì cho rằng âm mưu "đánh phá" và chụp cho cái nón cối tổ bố. Ra lệnh hay nhờ những người cò mồi ủng hộ lệnh của ông Giám đốc cấm những tên cái gọi là phá hoại "Đánhphá Đài" không được có ý kiến, không được gọi vào. Đài Cúp máy không cho phát lên làn sóng bưng bít người nghe. Thính giả sẽ sáng suốt thấy được đúng, sai. Không chấp nhận phát biểu của một thính giả vô ý thức bảo đài cứ "ngồi xổm" lên dư luận. Hay chính ông Giám đốc phát biểu: "Chó sủa mặc chó, đường ta ta cứ đi". Thưa ông Giám đốc, ông muốn nói ai là chó đây? Thái độ nầy biểu thị khinh miệt thính giả, loạn ngôn, vô trách nhiệm. Xin nhớ cho ông Ngô ngọc Hùng là vị Giám đốc đang ở trên đài phát thanh Hải ngoại trực tiếp điều hành trong giờ trả lời thính giả không phải một tên vô học đầu đường xó chợ. Thế nào gọi là phá hoại hay đánh phá Đài. Nghe ông nhắc đi nhắc lại báo Nhân Dân, Thanh niên, Saigon giải phóng, Hà Nội sẽ đăng những lời nói hay bài báo nào đó phê bình ông hay muốn làm sáng tỏ những nghi vấn lem nhem tiền bạc của chị em ông. Trái ý ông đều là những tên C/S nằm vùng. Ông đọc lui tới cho thính giả nghe những lời nhắn với ông trong điện thoại. Lời lẽ ấy thiếu nhã nhặn, thiếu tình tự khó nghe. Việc này dễ hiểu, chính vì ông tạo ra cắt phone, cấm không cho nói lên đài, bức xúc nên đã có lời lẽ khiếm nhã. Cách hành xử của ông có khác gì bọn C/S VN đâu. Trái ý Đảng là phá chủ nghĩa Xã hội, là diễn biến hòa bình v.v... Tư cách một người Giám đốc lãnh đạo Đài, một ngừơi có học xin dành cho ông tự kiểm. Thính giả sẽ chờ ông câu trả lời.

Một vấn đề cuối, ông Giám đốc nói: "Vì quyền lợi Cộng đồng, ông nhận làm Giám đốc Đài không nhận một đồng thù lao". Thưa ông, nhận hay không nhận là quyền của ông với chủ Đài. Thính giả đóng đủ tiền theo ấn định của Đài. Đó là chuvện gia đình giữa chị em ông (Ngô thị Hiền và Ngô ngọc Hùng)?

VẤN ĐỀ ỦY BAN TỰ DO TÔN GIÁO CHO VIỆT NAM:

Gần đây rộ lên thắc mắc hoài nghi số tiền đồng bào ủng hộ cứu trợ bão lụt Việt Nam do bà Ngô thị Hiền vận động quyên góp mà ông Giám đốc đài thanh minh giải thích nhiều giờ trên dài. Việc bà Ngô thị Hiền Chủ tịch Ủy Ban Tự Do tôn giáo kêu gọi đồng bào đóng góp cứu trợ là một việc làm đáng khen ngợi và khâm phục. Đây là một nghĩa cử quá cao đẹp tuyệt vời. Vấn đề đặt ra, Ủy Ban Tư Do Tôn Giáo cho Việt Nam là một tổ chức chính trị mục tiêu đấu tranh hay cùng với đoàn thể khác đấu tranh chống bạo quyền C/S đàn áp tôn giáo, nhân quyền. Tại sao lại bao biện đứng ra kêu gọi quyên góp thâu tiền cứu trợ bão lụt, trong thời gian nầy đã có nhiều tổ chức từ thiện của các tôn giáo cùng đứng ra làm việc này. Đài phát thanh, Ủy Ban Tự Do Tôn giáo kêu gọi quyên góp cũng chấp nhận được, nhưng khi có tiền tại sao không chuyển cho tổ chức từ thiện có trách nhiệm để chuyển về cho đồng bàn khốn khó ở VN. Tại sao bà chủ tịch ôm tiền, một mình một chợ bảo là đã gởi ông nầy, chỗ kia. Theo giải thích của ông Giám đốc Đài, bà chủ tịch Ngô thị Hiền là hoàn toàn trong sạch, đã được công khai hóa có chứng từ gởi ngân hàng tại Mỹ. Ngân hàng Mỹ chuyển đến ngân hàng Việt Nam, ông A, ông B nhận v.v... Cách giải thích nầy với người nước ngoài thì cũng tạm được, nhưng với người Việt chúng ta thì chưa đủ thuyết phục.

Thưa ông Giám đốc Ngô ngọc Hùng và bà chu tịch Ngô thị Hiền ai có thể tin được rằng Cha Lý đã nhận được mấy chục ngàn Đô la? C/S không bao giờ để cho Cha Lý nhận một số tiền to lớn như vậy ? Dù thật sự có số tiền từ ngân hàng Mỹ gởi về VN chắc chắn gì một cha Lý thật nhận mà rất có thể nhiều Cha Lý già; người nhà của bà chủ tịch hay cán bộ C/S nhận ai biết? Thưa ông Giám đốc, Việt Nam hiện tại không thiếu gì sự giả. Có Đô cái gì cũng có thể làm được. Bằng Tiến sĩ, Bác sĩ còn mua được huống hồ một vài bản chứng từ của ngân hàng tại VN. Hay giấy chưng nhận, chứng minh nhân dân mang tên bất cứ ai khi có tiền sai khiến. Tôi xin nêu ra đây một trường hợp tết năm rồi một hội tại Phila gởi về yểm trợ Thương phế binh một người chỉ 50USD, có một TPB bị lộ. Công an gọi lên bắt làm kiểm điểm, hỏi tiền đâu, ai gởi? Cu?i cùng Công an tịch thu gọi là bỏ vào quỹ. Một số tiền nhỏ mà C/S còn làm vậy. Số tiền quá lớn của bà chủ tịch chuyển về Việt Nam sự nghi vấn được đặt ra không phải là không có cơ sở.

Sau khi Bà Ngô thị Hiền chủ tịch và cô em gái hình như Tổng thư ký Ủy Ban TG về Việt Nam thăm gia đình, khi trở lại Mỹ, bà chủ tịch và cô em có lên đài tường trình chuyến đi VN gọi là dại diện UBTDTG trong phái đoàn chính phủ Bill Clinton thăm VN.

  1. Bà Hiền có đi VN trong thời gian phái đoàn Tổng thống Mỹ đi VN. Tôi theo dõi trên mạng Intemet cũng như báo chí thì phái đoàn của TT Bill Clinton chỉ có một phụ nữ Việt Nam nhưng người ấy không phải bà Ngô thị Hiền.

  2. Theo bà Hiền thời gian lưu lại VN đã gặp Cha Lý, Thầy Hoà nhiều lần, có đi thăm và ủy lạo một số tiền cho bệnh xá Kim Long Huế. Mời Cha Lý và Thầy Hòa làm cố vấn cho UBTDTG cho VN. Công an có mời bà chủ tịch lên làm việc biết bà là chủ tịch UBTDTG bà Hiền đã trực diện tranh đấu buộc C/S phải nhượng bộ. Đây là điều khó tin, chúng tôi đã biềt quá nhiều về C/S. Thính giả đã có nhiều nghi vấn thắc mắc nên đã đặt nhiều câu hỏi: Có thính giả hỏi: Ủy Ban Tự Do Tôn giáo, ngoài bà chu tịch gồm có những ai trong UB này? Đại hội nào bầu ra, tại đâu. Bà Hiền trả lời: "Chúng tôi tự bầu với nhau. Hôm đó có Tiến sĩ Vương Ý Như cũng như nhiều thính giả đặt nhiều câu hỏi, bà Hiền có phần lúng túng tuyên bố đài hết giờ để giải vây.

  3. Bà chủ tịch UBTDTG cho VN về Việt Nam sao lại đi nghênh ngang được vậy? Phái viên đài Á Châu Tự do, RFI có danh sách trong phái đoàn đến phi trường Nội bài Hà nội C/S không cho nhập cảnh phải lui. TT Bill Clinton có chương trình có viếng Huế. C/S sợ Tổng thống Mỹ gặp Cha Lý hay nhà đối lập khác nên nêu ra lý do an ninh để hủy bỏ. Bà Hiền trong phái đoàn sao đi lẻ tự do vậy?

Thực sự có UBTDTG cho VN là điều cần thiết. Nhưng muốn thực sự dấn thân cho tự do tôn giáo nói riêng và tự do cho toàn dân VN nói chung, chúng tôi xin nguyện ủng hộ hết mình. Để giữ nghĩa cử cao đẹp này xin bà chủ tịch đứng xa tiền bạc quyên góp, vì đã có những tổ chức mang tiếng mờ ám tiền bạc đã mất lòng tin của người đã từng tin tưởng ủng hộ.

Tuần rồi tôi có nghe trong giờ UBTDTG cùng với hai đệ tử của bà (hai đứa em dễ thương như bà thường nói) phụ họa nay gọi là "Ủy Ban Bác Ái và Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam". Được nghe bà nhắc đi nhắc lại hai từ BÁC ÁI. Chương trình của bà chắc đang dự kiến mở rộng vờng tay lớn. Tối thứ sáu 24/11/01 lại được nghe "Bác Ái và Tự Do Tôn Giáo" với "Ân nhân ủng hộ". Lại TIỀN. Không biết chuyện gì sẽ xẩy ra nữa đây? Xin bà và thính giả đề cao cảnh giác.

Thính giả ký tên

NGUYỄN HOA

Sao kính gởi:

  • Tuần báo Asian New tại Philadelphia.

  • Tuan báo Đại chúng vùng Hoa thịnh Đốn

  • Tuần báo Đời Mới tại Philadelphia

  • Bán nguyệt san Little Saigon

  • Linh mục Nguyễn hữu Lễ Tự Do TGTG.

  • Tiến Sĩ Vương Ý Như

  • Học giả Vương Kỳ Sơn

  • Tiến sĩ Nguyễn đìnhThắng UB Cứu người Việt biển

  • Ông Nguyễn Tường Thược

  • Đài phát thanh Quê Hương

  • Đài Radio Bolsa

  • Đài Radio Little Saigon - "Để rộng đường dư luận, góp ý xây dựng"

  • Ngô thị Hiền Chủ Tịch "UB Bác Ái Và TDTG" - "Để nghiên cứu"

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002