Đại Chúng số 87 - phát hành ngày 1/12/2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


HIỆU NĂNG & NGHỆ THUẬT CỦA THƠ

(CONCRETE POETERY)

Khổng Đức Đinh Tấn Dung

(Tiếp theo và hết)

Kỷ niệm vật và cái mà chúng ta gọi là thông điệp có sự khác biệt rõ ràng. Mẫu điển hình của ngôn từ thông điệp là thư từ gửi qua bưu điện, nó được gửi đi và đòi hỏi người nhận phải chú ý. Nó tạo ra sự đàm thoại, dùng thời gian để đọc và phúc đáp. Thư tín có công dụng thông báo và trao đổi tư tưởng. Từ bản mô tả trên đầu trụ đá đến trang giấy bằng phẳng hiện đại thành sự phát triển sách vở chính là kỷ niệm vật tiến triển đến thông điệp. Cho nên người ta lkhông thể đề xuất cá yêu cầu của bản ghi trên trụ đá là"chớ ngạc nhiên tôi"(Astonish me!) đối với một tiểu thuyết bán chạy.

Một trong những ý hướng sáng tạo thơ loại "Concrete Poetery" là muốn thơ tách rời khỏi sách vở và đưa nó từ thông điếp thành ra kỷ niệm vật. Một tập thơ giống như một cái thư, một tiểu thuyết luận văn mangtính thông điệp, chỉ vì nó không có biểu hiện rõ ràng. Nó không gợi ý cho độc giả đến một nơi nào, mà chỉ có ý định chỉ cho độc giả tự chọn lấy một vị trí nào tùy theo sự suy tư và cảm xúc của họ. Nó đáng để cho độc gia tiêu phí thì giờ, và còn có thể dẫn dắt thái độ phán đoán sự tiêu phí.

Do tiêu chuẩn phán đoán hàm lượng như vây, thơ loại "Concrete Poetery" điển hình không mang tính chất như một thông điệp; chúng ta phải nhận định rằng mục đích của nó là nhắm thàng một "kỷ niệm vật".

EYELVELEYE

(Bài thơ của Ronald Johnson)

Bài thơ của R.Johnson là một thí dụ hơoi cực đoan. Nhìn qua nó giống như một từ, nhưng khi chúng ta đọc nó theo qui ước bình thường thì nó biểu hiện thành một chuổi gồm ba từ, từ thứ nhất giống như từ thứ ba, "eye level" (nhìn ngang tầm mắt) , nhắc nhở độc giả đối diện với tình huống một hàng mẫu tự, và "level eye" thì lại dẫn tới một sự liên tưởng mờ hồ. Sư lặp đi lặp đi lặp lại tử "eye" nhắc chúng ta đưa mắt theo trinh tựtừ trái ssang phải, và ý thức được tính cách đối xử của mỗi tự hình. Sự điều chỉnh tức khắc đưa lại hậu quả:hai con mắt trên trang giấy như thìn thẳnh và chúng ta. Một khi mô hình thị giác tạo được sự hài hòa, chúng ta lại phát hiện chuổi mẫu tự kết hợp lại thành 6 chử E nối liền thành hàng; và hai cột chôn vững chãi của chữ Y đối trọng cân bằng với hai chữ I. Nó như hai hàng rào ngăn chặn làm nổi bật lên từ EVE (là đêm). Toàn thể tự hình có sự đối xứng nhịp nhàng, và đưa chúng ta đến sự mải mê mặc tưởng mối liên hệ giữa EVE và EVE. Trong khi đầu óc như nửa tĩnh nửa mê tự ý nhập hết vào đối tượng,  đó là phương pháp thưởng ngoạn hữu hiệu nhất. Suy luận là buông thả mọi sự trang bị, hay ít nhất làm cho nó suy nhược không hư hỏng đến sự trôi dạt của hình tượng.

Rõ ràng cái thái độ mà thí dụ vừa rồi đòi hỏi, không phải là đề cao cảnh giác rằng khi tập quán khi đọc một bài thơ hay thì đạt được sự kích thích. Mà đúng hơn là như khi chúng ta ngắm một áng mây trôi lơ lửng trên không trung giữa mùa hè vớpi một đầu óc hoàn toàn thanh thản nghỉ ngơi. Vàthực tế bầu không khí thích hợp cho loại thơ "Concrete Poetery là ở ngoài quyển sách này, mà ở trong khung cảnh sinh hoạt thực tế. Trong khung cảnh đó nó có thể lôi kéo một số độc giả chú ý vì bị hấp dẫn về cái hiện tượng lạ lùng khó hiểu mà dừng chân giây lát suy tư, rồi sau như có cơ may nào đó mà tư tưởng nó được kích động nhẹ nhàng hay thấm thía sâu xa. Mary Ellen Solt khi bàn đến thơ của Ferdinamd Kriwet, chỉ ra rằng ông ta có con mắt tinh đời thấy được tính chất của phù hiệu trên mặt văn tự giống như bản quảng cáo, chính diện của phòng ốc, vật tàng trử, bảng tiêu chuẩn giá xe, đồ vật trên đường hay trên sân bay cũng có đầy đủ tính chất như vậy.

Người sáng tạo ra loại thơ "Concrete Poetery" cùng với những nhà nghệ thuật đồng ý hướng với họ đều có một nguyện vọng duy nhất là thoát ly ra khỏi sự cô lập không tương thông của xã hội. Sự không tương thông bắt đầu từ thời văn nghệ Phục Hưng, nghệ thuật không phải sáng tác theo một môi giới đặt định nào và cũng không lệ thuộc một địa phương nào. Chính vì vậy mà các họa sĩ lẩn tránh các bức tường trắng của czc phòng triển lãm, các việb bảo tàng; thi nhân cũng không còn mê hoặc tính trung lập của trang giấy trắng và mơ tưởng sao cho tác phẩm của họ là mặt hàng được thông thương trên thị trường hằng ngày, hay như hoạt động hành hương, thú tiêu khiển vui chơi, hay là một ngẫu tượng, một áp phí... Và giống như nhà điêu khắc kéo một đường cày trên bãi sa mạc hay dùng các miếng plastic xây dựng đền đài như trò chơi con trẻ. Các thi nhân hy vọng rằng trong sự tái thiết mạch lạc của ngôn từ sẽ khiến cho hình tượng ngôn từ triển khai được sự hùng biện là mục đích của họ.

Khổng Đức Đinh Tấn Dung

(Trích dịch từ New Essays on the Psychology of Art của Rudolf Arnheim)

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002